Biện pháp 3. Tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp giải thích nhằm giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi

Một phần của tài liệu Giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 5 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trường mầm non thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 81 - 85)

Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.2. Một số biện pháp giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học

3.2.3. Biện pháp 3. Tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp giải thích nhằm giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi

* Mục tiêu

Giúp trẻ 4-5 tuổi nhận thức cụ thể, chính xác sử dụng từ phản ánh đùng bản chất của sự vật, tính chất, các hiện tượng có trong TPVH mà bằng lời đơn thuần không lột tả được. Qua đó làm giàu vốn biểu tượng, rèn kĩ năng bao quát, quan sát, NNML cho trẻ.

* Nội dung

Giúp trẻ 4-5 tuổi hiểu nghĩa của từ trong TPVH thì đôi khi nếu chỉ DH theo đơn thuần không có sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học sẽ khó đem lại lợi ích.

Vì thế, việc dùng phương tiện trực quan kết hợp dùng lời giải thích giúp trẻ hình thành và củng cố NN cho bản thân.

TPVH phản ánh “bức tranh ngôn ngữ” giàu âm thanh, hình ảnh sinh động và màu sắc tạo thuận lợi cho trẻ lĩnh hội TPVH. Tuy nhiên, khả năng nhận thức, vốn kinh nghiệm, kĩ năng sống chưa nhiều ở trẻ nên rất cần đến phương tiện trực quan để trẻ dễ hình dung hơn các đối tượng mà ngôn từ nghệ thuật trong TPVH phản ánh.

Ví dụ: Khi nói “long lanh”, “trong suốt” của giọt sương mà tác giả Xuân Tửu tả trong bài “Giọt sương”, GV cho trẻ quan sát hình ảnh “giọt sương” đậu trên cánh hoa, ngọn cỏ, hoặc qua video để trẻ hình dung cụ thể nghĩa của từ, qua đó GDNN ML cho trẻ.

* Cách thực hiện

GV dùng phương tiện trực quan giúp trẻ 4-5 tuổi hiểu chính xác, cụ thể các ngữ nghĩa của từ.

GV cần tùy thuộc vào từ ngữ cần hình thành cho trẻ để lựa chọn phương tiện trực quan phù hợp như:

Sử dụng file âm thanh.

Sử dụng video.

Sử dụng vật thật, tranh ảnh, hành động minh họa.

Trước khi đưa TPVH đến với trẻ, GV cần đọc kĩ tác phẩm, xác định các từ cần giải nghĩa cho trẻ hiểu.

GV đọc, kể diễn cảm cho trẻ nghe 1-2 lần để trẻ cảm nhận biết ND của bài thơ, câu chuyện. Lần 2, GV nên cho trẻ kết hợp quan sát tranh minh họa ND bài thơ, câu chuyện để trẻ dễ nhớ ND bài thơ/câu chuyện.

Trò chuyện cùng trẻ về ND TPVH qua hệ thống các câu hỏi tăng dần mức độ.

Ví dụ: Với bài thơ “Giữa vòng gió thơm

GV đặt câu hỏi:

Con hãy cho cô biết khi bà ốm, bé đã làm gì vậy? Trẻ trả lời: bé quạt cho bà ngủ.

Con hãy cho cô biết câu thơ nào miêu tả điều đó vậy? Trẻ trả lời: “Bàn tay nhỏ nhắn/phe phẩy quạt nan”.

Con hãy cho cô biết quạt “phe phẩy” là quạt như thế nào nhỉ?

GV cho trẻ quan sát chiếc quạt nan bằng vật thật hoặc hình ảnh và giới thiệu, quạt nan là chiếc quạt được đan từ các nan tre. Sau đó GV quạt nhẹ nhàng, đồng thời giải thích cho trẻ hiểu, quạt “phe phẩy” là quạt đều tay, nhẹ nhàng tạo thành một làn gió nhẹ, gợi kông gian yên tĩnh thể hiện quan tâm, chăm sóc của bé đối với bà.

GV trao đổi:

Các con hãy cho cô biết khi bé quạt cho bà thì chiếc màn như thế nào các con nhỉ? (rung rinh góc màn).

Các con hãy cho cô biết con hiểu “Rung rinh” là như thế nào?

GV có thể dùng động tác quạt dùng quạt quạt nhẹ vào vật gì đó làm nó chuyển động để trẻ hiểu được sự chuyển động đó chính là “rung rinh”

GD NNML cho trẻ qua TP “Em yêu nhà em” của tác giả Đàm Thị Lam Luyến, muốn trẻ hiểu được đúng nghĩa từ “líu lo” ở câu “Chẳng đâu bằng chính nhà em/ Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo”, GV đặt câu hỏi:

Các con hãy cho cô biết con hiểu “Líu lo” là như thế nào?

Để trẻ hiểu được đúng nghĩa từ “líu lo”, GV giải thích “líu lo” là tiếng chim hót rất vui tai và cho trẻ nghe video âm thanh tiếng chim hót. Do vậy, GV cho trẻ xem video tiếng chim hót líu lo kết hợp dùng lời giải thích, trẻ hểu đúng nghĩa của từ trong TPVH qua đó GD được NNML cho trẻ.

VD: Trong giờ kể chuyện

Đề tài truyện: “Bài học đầu tiên của Gấu”

Để giờ học đảm bảo được mục tiêu dạy học của bài đòi hỏi GV phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan. Cụ thể là GV phải chuẩn bị đầy đủ số tranh hoặc hình ảnh phù hợp với đặc điểm tình hình, phù hợp với trẻ, phù hợp ND truyện.

Tranh 1: Gấu con xin phép mẹ đi chơi

Tranh 2: Trên đường đi Gấu con va phải giỏ nấm của Sóc Tranh 3: Gấu con xin lỗi bạn Sóc

Tranh 4: Trên đường đi Gấu con bị rơi xuống hố sâu Tranh 5: Gấu con cảm ơn bác voi đã giúp đỡ mình

Tranh 6: Gấu con trở về nhà và kể lại mọi việc cho mẹ nghe

Khi sử dụng một đồ dùng DH nào bao giờ cũng kèm theo lời nói của GV. Lời nói của GV giúp định hướng trẻ quan sát vào cái bản chất, cái cần thiết của đối tượng.

Lời nói GV và sử dụng kết hợp, linh hoạt, sáng tạo đồ dùng trực quan trong DH có vai trò thúc đẩy, hỗ trợ nhau. Sự kết hợp này thay đổi phụ thuộc vào mục đích thực hiện, ND bài và chất lượng của đồ dùng trực quan. Do đó, GV cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng DH đặc biệt là đồ dùng trực quan để trẻ quan

sát, qua đó GV đặt những tương tác với trẻ qua trò chuyện hỏi đáp gợi mở để trẻ hợp tác, giao lưu trò chuyện cùng cô. Bắt đầu câu hỏi từ đơn giản đến câu hỏi khó giúp trẻ hiểu bài và giúp NN của trẻ được hoàn thiên hệ thống các từ của trẻ được phát triển.

Chuẩn bị đầy đủ phương tiện trực quan để DH GV nên làm. Do đó, GV cần xây dựng kế hoạch cụ thể, với bài này cần những đồ dùng trực quan nào, cần bao nhiêu và sử dụng sao cho hợp lí, đảm bảo mục đích của bài học, đúng thời điểm để GV khai thác, truyền thụ kiến thức một cách hợp lý, giúp trẻ quan sát thuận tiện, tránh đưa đồ dùng trực quan ra hàng loạt, cùng một lúc làm phân tán, không tập trung gây mất sự chú ý của trẻ.

Ví dụ: Khi dạy trẻ làm quen với Toán Đề tài: Hình chữ nhật, hình cầu.

Đối với bài dạy này để trẻ nhận biết, phân biệt được hình chữ nhật, hình cầu thì GV cần chuẩn bị đủ những hình chữ nhật, hình cầu cho GV và trẻ. Sau đó khi GV giới thiệu về hình nào, GV giơ hình đó lên cho trẻ nhìn và kết hợp với câu hỏi trao đổi:

Các con ngoan trả lời trên tay cô có những hình gì đố các con nào giỏi biết được nhỉ?

Hình này có màu gì các con nhỉ?

Con nào giỏi, thông minh hãy lấy hình giống cô nào?

Hình cô đang cầm này có đặc điểm gì các con nhỉ?

Các con hãy cho cô biết con thấy những đồ vật nào trong lớp mình giống hình này?

Sau khi dạy xong về hình tròn GV phải cất hình tròn vào rổ và lấy hình chữ nhật, sau khi xong hình chữ nhật mới sử dụng đến hình tròn cho trẻ quan sát và đàm thoại; tránh trường hợp lấy nhầm đồ dùng trực quan.

VD: Đề tài: Truyện: Cáo, Thỏ và Gà Trống

Trước khi dạy tiết học này GV cần chuẩn bị đầy đủ số tranh; đĩa; băng ghi hình; các con rối phù hợp ND từng đoạn trong các TPVH. GV cần xác định

rõ thao tác vận dụng, thời gian vận dụng, cách dùng phương tiện trực quan này trong DH dùng trong lần kể thứ hai hoặc có thể dùng mặt nạ, con rối để đàm thoại cùng trẻ. Tuy nhiên, không được lạm dụng đồ dùng trực quan ngay từ lần kể thứ nhất.

* Điều kiện thực hiện

Cần nghiên cứu và đưa ra các cách để vận dụng các phương tiện trực quan có hiệu quả cho GV

Trong vận dụng phương tiện trực quan phải đáp ứng các ND cần và đủ.

Nếu thiếu đồ dùng trực quan trong các giờ học thì hiệu quả của giờ học khó đạt được hiệu quả cao. Vì vậy GV phải chuẩn bị đồ dùng trực quan cụ thể vì nếu không có các phương tiện trực quan để trẻ quan sát thì trẻ sẽ khó biết và nói hết được nội dung mà GV muốn truyền tải đến.

Phương tiện trực quan kết hợp với câu hỏi gợi mở của GV góp phần để trẻ hiểu các ND quan trọng có trong bài học. Qua đó trẻ tiếp thu bài học nhanh và nhớ lâu hơn góp phần GD NNML.

Trẻ 4-5 tuổi do tâm lý thích tìm tòi, tìm hiểu những gì gần gũi xung quanh mình. Vì vậy, dựa trên từng ND của từng bài cụ thể ở mỗi chủ đề, mỗi ND, đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng đơn vị nhà trường để lựa chọn các loại hình phù hợp.

Một phần của tài liệu Giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 5 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trường mầm non thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)