Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN TIẾN TỚI ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA SẢN PHỤ ĐẺ NON TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
TỔNG QUAN
Đại cương về đẻ non
Theo Tổ chức Y tế thế giới, đẻ non được định nghĩa là những trẻ sinh ra còn sống trước tuần thứ 37 của thai kỳ [59] Tại Việt Nam, theo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tuổi thai đẻ non là từ khi đủ 22 tuần đến trước khi đủ 37 tuần thai kỳ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng [6]
Các tài liệu trên thế giới đưa ra nhiều cách phân loại đẻ non khác nhau nhưng theo WHO có 3 cách phân loại phổ biến nhất là theo tuổi thai, theo cân nặng và theo nguyên nhân Theo tuổi thai, đẻ non được phân ra 3 loại: Đẻ non rất sớm (trước 28 tuần), Đẻ non sớm (từ 28 đến trước 32 tuần), Đẻ non trung bình và muộn (32 tuần đến trước 37 tuần) Theo cân nặng, đẻ non cũng được phân ra 3 loại: cân nặng đặc biệt thấp ( 0,05
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa tiền sử đẻ non với mức độ đẻ non
Nhận xét: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tiền sử đẻ non với mức độ đẻ non, với p > 0,05
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa tiền sử sảy thai, nạo hút thai với mức độ đẻ non
Tiền sử sảy, nạo hút thai
Nhận xét: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tiền sử sảy thai, nạo hút thai với mức độ đẻ non, với p > 0,05
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa khoảng thời gian giữa 2 lần sinh với mức độ đẻ non
Tuổi thai Khoảng thời gian giữa
Nhận xét: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm khoảng thời gian giữa 2 lần sinh với mức độ đẻ non, với p > 0,05
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa bất thường tử cung với mức độ đẻ non
Nhận xét: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm đặc điểm tử cung với mức độ đẻ non, với p > 0,05
3.3.4 Một số yếu tố liên quan giữa đặc điểm quá trình mang thai với mức độ đẻ non
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa số lượng thai với mức độ đẻ non
Nhận xét: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm số lượng thai với mức độ đẻ non, với p > 0,05
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa cường độ công việc với mức độ đẻ non
Rất nặng nhọc - Đôi khi nặng nhọc
0,877 Không nặng nhọc - Không đi làm
Nhận xét: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm cường độ công việc với mức độ đẻ non, với p > 0,05
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa công việc đòi hỏi phải đứng với mức độ đẻ non
Nhận xét: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm đặc điểm công việc đòi hỏi phải đứng với mức độ đẻ non, với p > 0,05
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa làm việc nhà với mức độ đẻ non
Có làm và không được hỗ trợ
Có làm và được hỗ trợ
Nhận xét: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm làm việc nhà với mức độ đẻ non, với p > 0,05
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa số giờ làm việc với mức độ đẻ non
Nhận xét: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm số giờ làm việc với mức độ đẻ non, với p > 0,05
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa viêm nhiễm sinh dục khi mang thai với mức độ đẻ non
Nhận xét: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tình trạng viêm nhiễm sinh dục khi mang thai với mức độ đẻ non, với p > 0,05
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai với mức độ đẻ non
Nhận xét: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai với mức độ đẻ non, với p > 0,05.
Một số yếu tố liên quan đến mức độ đẻ non tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ đẻ non tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan, được thực hiện trên 155 sản phụ sau đẻ non từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 12 năm
2022 Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi có một số ý kiến bàn luận như sau
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm văn hóa, xã hội của sản phụ đẻ non
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.1 cho thấy: Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 25- 29 tuổi (chiếm 36,8%), có 7,7% sản phụ dưới 20 tuổi và 18,1% sản phụ từ 35 tuổi trở lên Tuổi trung bình của nhóm sản phụ nghiên cứu là 27,8 ± 6,229 Tuổi cao nhất là 45 và thấp nhất là 16 tuổi Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Thanh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm đẻ non là 25- 29 tuổi (38%) [21] Đây là nhóm tuổi sinh đẻ nên có số lượng sản phụ đến viện nhiều nhất là hoàn toàn phù hợp
Về nghề nghiệp: Nhóm sản phụ có nghề nghiệp nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,4%, nhóm sản phụ là cán bộ, viên chức chiếm tỷ lệ thấp nhất trong nghiên cứu (3,9%) Kết quả của chúng tôi khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Thanh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nhóm sản phụ có nghề nghiệp tự do chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,6% [21] Có sự khác nhau này là do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là một bệnh viện nằm trên địa bàn vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nghề chính là nông dân nên tần suất gặp ở nhóm nông dân cao hơn, trong khi đó Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là bệnh viện đặt tại thủ đô của Việt Nam nên phát triển và mở rộng, tạo nhiều cơ hội cho các sản phụ ở mọi ngành
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm văn hóa, xã hội của sản phụ đẻ non
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.1 cho thấy: Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 25- 29 tuổi (chiếm 36,8%), có 7,7% sản phụ dưới 20 tuổi và 18,1% sản phụ từ 35 tuổi trở lên Tuổi trung bình của nhóm sản phụ nghiên cứu là 27,8 ± 6,229 Tuổi cao nhất là 45 và thấp nhất là 16 tuổi Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Thanh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm đẻ non là 25- 29 tuổi (38%) [21] Đây là nhóm tuổi sinh đẻ nên có số lượng sản phụ đến viện nhiều nhất là hoàn toàn phù hợp
Về nghề nghiệp: Nhóm sản phụ có nghề nghiệp nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,4%, nhóm sản phụ là cán bộ, viên chức chiếm tỷ lệ thấp nhất trong nghiên cứu (3,9%) Kết quả của chúng tôi khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Thanh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nhóm sản phụ có nghề nghiệp tự do chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,6% [21] Có sự khác nhau này là do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là một bệnh viện nằm trên địa bàn vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nghề chính là nông dân nên tần suất gặp ở nhóm nông dân cao hơn, trong khi đó Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là bệnh viện đặt tại thủ đô của Việt Nam nên phát triển và mở rộng, tạo nhiều cơ hội cho các sản phụ ở mọi ngành nghề có thể đến sinh đẻ tại viện, bên cạnh đó, sự phát triển của nền kinh tế xã hội cũng làm gia tăng những người phụ nữ làm kinh doanh và các nghề tự do
Về nơi sinh sống: Tỷ lệ sản phụ sống ở nông thôn là 47,7%, nhiều nhất là sản phụ sinh sống ở thành thị với 52,3% Do nghiên cứu tiến hành tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đặt tại thành phố Thái Nguyên và chất lượng khám và chữa bệnh đang ngày càng tăng, tỷ lệ sản phụ xung quanh khu vực đến viện với số lượng lớn Bên cạnh đó, các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh của các tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc cũng đang ngày càng phát triển và mở rộng, các sản phụ thường khám thai tại cơ sở y tế gần nơi sinh sống, chỉ khi được phát hiện bệnh lý trong quá trình mang thai hoặc có tiên lượng nặng mới chuyển lên Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, nên số lượng sản phụ sinh sống tại vùng nông thôn khám và điều trị tại bệnh viện cũng giảm
Về trình độ văn hóa: Nhóm sản phụ đẻ non học hết cấp I, II, III chiếm tỷ lệ cao nhất là 51,6%, thấp nhất là nhóm sản phụ không đi học (11%) Chúng tôi có thể giải thích rằng: hiện nay, với đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước nên tỷ lệ sản phụ không đi học chiếm một lượng rất ít Bên cạnh đó, ở nhóm học hết cấp I, II, III chưa quan tâm nhiều đến vấn đề chăm sóc sức khỏe như các nhóm còn lại vì nhiều lý do khác nhau: gánh nặng kinh tế, hoàn cảnh gia đình khó khăn khi thôi học sớm để đi làm
Về dân tộc: Tỷ lệ sản phụ đẻ non dân tộc Kinh chiếm 54,8% cao hơn dân tộc thiểu số (45,2%) Lý giải điều này do dân tộc Kinh là dân tộc chiếm đa số và Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nằm tại trung tâm thành phố, nơi có nhiều dân tộc Kinh sinh sống
4.1.2 Đặc điểm tuổi thai, trọng lượng thai khi sinh
Về tuổi thai, bảng 3.2 cho thấy: Nhóm tuổi thai từ 34 tuần - 36 tuần 6 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 70,3%, nhóm tuổi thai 22 tuần - 27 tuần 6 ngày chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,9% Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng, Lục Thị Xuân, Nguyễn Thị Giang và cộng sự tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2020, nhóm tuổi thai chiếm tỷ lệ cao nhất là 34 tuần - 36 tuần 6 ngày (62,6%) [15] Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với tác giả Nguyễn Duy Ánh, trong số những trẻ đẻ non, có 84% nằm trong tuổi thai từ 32 tuần đến 36 tuần,
10 % nằm trong tuổi thai 28 - < 32 tuần và 5 % trước 28 tuần tuổi thai [3] Điều này được giải thích là do [26]:
- Trong những tháng cuối thai kỳ, cơ tử cung phát triển mạnh và trở nên mẫn cảm hơn với cơn co tử cung, cùng với đó là sự tăng dần của oxytocin receptor, prostaglandin, sự giảm dần của progesteron…
- Thai phát triển nhanh trong những tháng cuối làm cơ thể bà mẹ phải thay đổi để thích ứng với quá trình thai nghén Nếu như mẹ mắc một số bệnh mạn tính như bệnh tim, thiếu máu … sẽ làm tăng nguy cơ đẻ non
- Một số bệnh lý như rau tiền đạo, rau bong non, tiền sản giật, … thường xảy ra vào những tháng cuối thai kỳ
Về trọng lượng thai khi sinh: Sản phụ đẻ non cân nặng thai khi sinh trong khoảng 1500 - < 2500 gam chiếm tỷ lệ cao nhất 52,3 %; trong đó, sản phụ có cân nặng thai khi sinh < 1000 gam và 1000 - < 1500 gam tương đương nhau, cùng chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,5 % Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng, Lục Thị Xuân, Nguyễn Thị Giang và cộng sự tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2020, sản phụ có cân nặng thai khi sinh < 1000 gam và 1000 - < 1500 gam chiếm tỷ lệ thấp, lần lượt là 4,9 % và 8,9% [15] Lý giải điều này là do hai nghiên cứu đều tiến hành tại cùng 1 địa điểm là Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, tỷ lệ đẻ non nhóm cân nặng đặc biệt thấp và rất thấp đều chiếm tỷ lệ thấp vì do khả nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân tại bệnh viện còn hạn chế, nên tỷ lệ những sản phụ có tuổi thai này chuyển lên các bệnh viện tuyến trên còn khá lớn.
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ đẻ non tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2021 – 2022
4.2.1 Đặc điểm lâm sàng của sản phụ đẻ non khi vào viện
Trong các triệu chứng cơ năng với các sản phụ đẻ non, sản phụ vào viện có ≥ 2 triệu chứng như đau bụng kèm ra máu hoặc ra nước hoặc ra dịch âm đạo, chiếm tỷ lệ cao nhất (67,1%), tiếp theo là triệu chứng đau bụng (21,3%) Kết quả của chúng tôi khá phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Thanh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, triệu chứng ra nước âm đạo chiếm tỷ lệ cao nhất (51,3%), tiếp theo là triệu chứng đau bụng (47,3%) [21] Chúng tôi có thể giải thích rằng: sản phụ đẻ non vào viện với sự kết hợp của nhiều triệu chứng, phối hợp với nhau, các dấu hiệu này là những dấu hiệu chuyển dạ sớm do sự xuất hiện của các cơn co tử cung, xóa mở cổ tử cung hoặc vỡ ối non, vỡ ối sớm gây ra nên thường gặp ở các sản phụ đẻ non trong các nghiên cứu Dấu hiệu ra nước âm đạo là dấu hiệu của hiện tượng vỡ ối non và vỡ ối sớm, để lại nhiều nguy cơ cho sản phụ và thai nhi như đẻ non, chuyển dạ kéo dài, nhiễm khuẩn ối, suy thai và nhiễm trùng sơ sinh
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 79,4% sản phụ có cơn co tử cung khi vào viện; tần số cơn co tử cung thưa khi vào viện gặp nhiều nhất (27,7%), tiếp theo là tần số 1 (27,1%) và không có cơn co tử cung (20,6%) Kết quả của chúng tôi khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Thanh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, có 92,7% sản phụ có cơn co tử cung khi vào viện; tần số cơn co tử cung khi vào viện nhiều nhất là tần số 2 (34%), tiếp theo là tần số 1 (33,3%) và tần số 3 (17,3%) [21] Sở dĩ có sự khác biệt này là vì trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Thanh, đối tượng nghiên cứu bao gồm những sản phụ đẻ non có thai sống, thai không dị dạng, đảm bảo có chuyển dạ đẻ non và loại trừ sản phụ có rau tiền đạo, u xơ tử cung Trong khi đó, nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng nghiên cứu lấy cả sản phụ có chuyển dạ và chưa chuyển dạ lúc vào viện, lấy cả sản phụ rau tiền đạo, u xơ tử cung vào nghiên cứu Do vậy, tỷ lệ tần số cơn co tử cung thưa, tần số 1 và không có cơn co tử cung còn cao Nhiều nhà nghiên cứu cho thấy rằng sự thay đổi ở cổ tử cung cho dù không có các triệu chứng lâm sàng khác cũng có thể dự đoán được nguy cơ đẻ non Cổ tử cung mở ra không có triệu chứng lâm sàng sau 3 tháng giữa là một trong những yếu tố để đánh giá nguy cơ đẻ non cho dù một số bác sỹ lâm sàng cho rằng đó chỉ là thay đổi giải phẫu bình thường
Sự thay đổi cổ tử cung thể hiện bằng hiện tượng xóa mở cổ tử cung là một dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán và tiên lượng điều trị đẻ non Kết quả của chúng tôi cho thấy tỷ lệ sản phụ đẻ non lúc vào viện có cổ tử cung mở 1- 2 cm chiếm tỷ lệ cao nhất là 49,7% Có 29,7% sản phụ có cổ tử cung mở >
2 cm Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Thanh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tỷ lệ sản phụ đẻ non lúc vào viện có cổ tử cung mở 1- 2 cm chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,3% Có 18% sản phụ có cổ tử cung mở 3- 4 cm [21] Việc theo dõi để phát hiện sự thay đổi ở cổ tử cung là yếu tố quan trọng để chẩn đoán và tiên lượng dọa đẻ non cũng như đẻ non Tuy nhiên việc thăm khám cổ tử cung cần hạn chế thực hiện ở bệnh nhân đẻ non, đặc biệt những trường hợp màng ối đã có tổn thương vì dễ có nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và thai, do đó phương pháp siêu âm đánh giá cổ tử cung có nhiều ưu điểm hơn, vừa an toàn, vừa cho kết quả chính xác
Nghiên cứu của Cook năm 1996 tiến hành theo dõi dọc tình trạng cổ tử cung bằng siêu âm đầu dò âm đạo ở những thai phụ 18 đến 30 tuần mang thai con so hoặc con rạ sau đó đẻ đủ tháng Chiều dài và đường kính cổ tử cung được đo ở tất cả các thai phụ trong nhiều tuần Một nghiên cứu khác ở bệnh viện Parkland, thăm khám thường quy để đo chiều dài cổ tử cung ở 185 thai phụ từ 26 đến 30 tuần Các nghiên cứu đều cho thấy khoảng 25% thai phụ có cổ tử cung bị mở 2 – 3cm đẻ non trước 34 tuần [3] Những nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự và kết luận độ mở cổ tử cung có thể được coi là một yếu tố dự đoán đẻ non
4.2.2 Đặc điểm cận lâm sàng của sản phụ đẻ non khi vào viện
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở biểu đồ 3.2 cho thấy, có 60,6% trường hợp bình thường trên siêu âm, thiểu ối chiếm 29%, đa ối chiếm 10,3% Kết quả của chúng tôi khá phù hợp so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng, Lục Thị Xuân, Nguyễn Thị Giang và cộng sự tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2020, có 72,4% trường hợp bình thường trên siêu âm, thiểu ối chiếm 19,5%, đa ối chiếm 2,4% [15] Tuy nhiên có sự khác biệt nhiều giữa các tỷ lệ Điều này có thể giải thích do thời điểm nghiên cứu của 2 nghiên cứu là khác nhau
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.5 cho thấy, sản phụ có bánh rau bình thường chiếm 88,4 %; sản phụ có bánh rau bất thường chiếm 11,6 % Kết quả của chúng tôi khác so với nghiên cứu của Phùng Văn Thuyết tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tất cả các sản phụ đẻ non tham gia vào nghiên cứu đều có tình trạng bánh rau bình thường [25] Điều này có thể giải thích do cỡ mẫu nghiên cứu khác nhau, trong nghiên cứu của tác giả Phùng Văn Thuyết, số lượng sản phụ đẻ non tham gia nghiên cứu là 50 sản phụ, trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi là 155 sản phụ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sản phụ không thiếu máu chiếm 80,6%, 19,4% trường hợp có thiếu máu trong đó tỷ lệ thiếu máu nhẹ chiếm 17,4%, thiếu máu vừa là 1,9% và không có sản phụ nào thiếu máu nặng và rất nặng Kết quả của chúng tôi khá phù hợp so với nghiên cứu của Nguyễn
Thị Hồng, Lục Thị Xuân, Nguyễn Thị Giang và cộng sự tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2020, sản phụ không thiếu máu chiếm 83,7%, 16,3% trường hợp có thiếu máu trong đó tỷ lệ thiếu máu nhẹ chiếm 8,9%, thiếu máu vừa là 7,4% [15]
Các trường hợp thiếu máu vừa trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu rơi vào sản phụ sinh sống tại nông thôn không bổ sung sắt trong quá trình mang thai Ngoài ra các trường hợp thiếu máu nhẹ hay gặp ở sản phụ là do sự tăng nhu cầu sắt cho mẹ và thai nhi trong thai kỳ Vì vậy, việc bổ sung sắt khi mang thai là rất cần thiết cho mẹ và thai nhi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sản phụ có nhiễm khuẩn tiết niệu khi vào viện chiếm tỷ lệ cao là 63,2 %; mặt khác, sản phụ không nhiễm khuẩn tiết niệu chiếm tỷ lệ thấp hơn là 36,8 % Kết quả này là khác so với nghiên cứu của Phùng Văn Thuyết tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, có 6/50 sản phụ (12%) bị nhiễm khuẩn tiết niệu [25] Sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu nghiên cứu khác nhau, nghiên cứu của chúng tôi có 155 sản phụ đẻ non tham gia nghiên cứu, trong khi nghiên cứu của Phùng Văn Thuyết có 50 sản phụ đẻ non tham gia vào nghiên cứu Những viêm nhiễm ở đường tiết niệu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng toàn thân làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ, thai nhi và làm tăng nguy cơ đẻ non Do vậy, để hạn chế những viêm nhiễm này cần tuân thủ những biện pháp dự phòng như vệ sinh cá nhân, vệ sinh giao hợp và duy trì lối sống lành mạnh
4.3 Một số yếu tố liên quan đến mức độ đẻ non tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Qua nhận xét một số yếu tố liên quan đến mức độ đẻ non tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, gồm 155 sản phụ sau đẻ non với 4 nhóm yếu tố liên quan chính là: đặc điểm chung của sản phụ; giữa tiền sử bệnh tật của sản phụ; tiền sử sản phụ khoa của sản phụ và đặc điểm quá trình mang thai, chúng tôi có một số ý kiến bàn luận như sau
4.3.1 Một số yếu tố liên quan giữa đặc điểm chung của sản phụ với mức độ đẻ non
Bảng 3.7 cho thấy: Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là < 35 tuổi (chiếm
81,9%) Nhóm tuổi hay gặp nhất ở từng nhóm đẻ non đều giống nhau, đó cũng là nhóm tuổi < 35 tuổi, chiếm tỷ lệ lần lượt theo nhóm tuổi thai 22 tuần – 31 tuần 6 ngày và 32 tuần – 36 tuần 6 ngày là 85% và 81,5% Với mức ý nghĩa thống kê p = 1 > 0,05, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi sản phụ với mức độ đẻ non
Kết quả này không phù hợp với nghiên cứu của Yan Li (2022): có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi sản phụ với tình trạng đẻ non, với p < 0,001 [61] Điều này có thể giải thích rằng, trong nghiên cứu của Yan Li, cỡ mẫu gồm 3.006.989 phụ nữ mang thai năm 2019 và 3.039.922 phụ nữ mang thai năm 2018, còn cỡ mẫu của chúng tôi là 155 sản phụ, sự chênh lệch này là rất lớn Trong nghiên cứu của chúng tôi, sản phụ < 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, đây là nhóm tuổi sinh đẻ nên có số lượng sản phụ đến viện nhiều nhất là hoàn toàn phù hợp
Bảng 3.8 cho thấy: Sản phụ là cán bộ, viên chức chiếm tỷ lệ (15,5%) thấp hơn so với nhóm các nghề còn lại Bên cạnh đó, cũng chính nhóm này thấp hơn so với nhóm các nghề còn lại ở từng nhóm tuổi thai 22 tuần – 31 tuần 6 ngày và 32 tuần – 36 tuần 6 ngày chiếm tỷ lệ lần lượt là 10% và 16,3% Không có sự khác biệt giữa các nghề nghiệp với mức độ đẻ non với mức ý nghĩa thống kê p = 0,741 > 0,05