CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Biến số nghiên cứu
2.3.1.1. Đặc điểm văn hóa, xã hội của sản phụ đẻ non
- Tuổi của sản phụ: tính theo tuổi, chia thành các nhóm: < 20; 20 đến 24;
25 đến 29; 30 đến 34 và ≥ 35.
- Nghề nghiệp: chia thành 4 nhóm: cán bộ, viên chức; công nhân; nông dân; nghề khác (buôn bán, nội trợ,...).
- Nơi sinh sống: chia thành 2 vùng là thành thị và nông thôn.
- Trình độ văn hóa: là bậc học cao nhất đã tốt nghiệp của sản phụ, chia thành 4 nhóm: đại học trở lên; trung cấp, cao đẳng; cấp I, II, III; Không đi học.
- Dân tộc: chia thành 2 nhóm: Kinh; Thiểu số.
2.3.1.2. Đặc điểm tuổi thai, trọng lượng thai khi sinh
- Tuổi thai: tính theo tuần dựa vào ngày đầu của kỳ kinh cuối hoặc dự kiến sinh trên kết quả siêu âm thai 3 tháng đầu hoặc theo ngày chuyển phôi/
IUI. Tuổi thai được chia thành 4 nhóm: Cực non (22 tuần - 27 tuần 6 ngày);
Rất non (28 tuần – 31 tuần 6 ngày); Đẻ non trung bình (32 tuần - 33 tuần 6 ngày); Đẻ non muộn (34 tuần - < 37 tuần).
- Trọng lượng thai khi sinh: tính theo gam, chia thành 4 nhóm: < 1000 gam, 1000 - < 1500 gam, 1500 - < 2500 gam, ≥ 2500 gam. Em quy ước: Đối với sản phụ mang đơn thai, trọng lượng thai khi sinh được giữ nguyên. Đối với sản phụ mang đa thai, trọng lượng thai khi sinh là trung bình của trọng lượng các thai khi sinh.
2.3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ đẻ non tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2021 - 2022.
2.3.2.1. Đặc điểm lâm sàng
- Triệu chứng cơ năng: đau bụng; ra máu âm đạo; ra nước âm đạo; ra dịch âm đạo; khác (đau đầu, nặng chân, nặng mặt, …)
- Triệu chứng thực thể:
+ Cơn co tử cung: tần số cơn co tính bằng số cơn co tử cung trong 10 phút.
+ Biến đổi CTC: tính độ mở CTC.
2.3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng
- Tình trạng ối: dựa vào kết quả siêu âm thai lúc vào viện. Giá trị số lượng nước ối bình thường dựa vào chỉ số ối (AFI) (5 ≤ AFI < 25) (cm) hoặc góc ối lớn nhất MVP (2 ≤ MVP ≤ 8) (cm).Gọi là đa ối khi AFI ≥ 25 cm hoặc
MVP > 8 cm. Gọi là thiểu ối khi AFI < 5 cm hoặc MVP < 2 cm [32], [33].
- Tình trạng bánh rau: dựa vào kết quả siêu âm thai lúc vào viện.
- Tình trạng thiếu máu: dựa vào kết quả xét nghiệm Tổng phân tích tế bào máu lúc vào viện.
- Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu: dựa vào kết quả xét nghiệm Tổng phân tích nước tiểu lúc vào viện có Nitrit niệu, Protein niệu, Hồng cầu niệu, Bạch cầu niệu.
2.3.3. Một số yếu tố liên quan đến mức độ đẻ non tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2.3.3.1. Một số yếu tố liên quan giữa đặc điểm chung của sản phụ với mức độ đẻ non
- Tuổi sản phụ - Nghề nghiệp
2.3.3.2. Một số yếu tố liên quan giữa tiền sử bệnh tật của sản phụ với mức độ đẻ non
- Bệnh lý mạn tính của sản phụ: bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, bệnh về máu, bệnh thận – tiết niệu, bệnh đái tháo đường, viêm nhiễm toàn thân.
- Bệnh lý sản phụ khoa: Rau tiền đạo, tiền sản giật, rau bong non … 2.3.3.3. Một số yếu tố liên quan giữa tiền sử sản phụ khoa của sản phụ với mức độ đẻ non
- Số lần mang thai: tổng của số lần đẻ đến thời điểm hiện tại.
- Tiền sử đẻ non.
- Tiền sử sảy, nạo, hút thai.
- Khoảng thời gian giữa 2 lần đẻ: là khoảng cách giữa lần đẻ này với lần đẻ ngay trước đó.
- Khoảng thời gian giữa 2 lần sinh (IPI): là khoảng thời gian từ khi đẻ lần trước đến khi bắt đầu mang thai lần tiếp theo. IPI = Khoảng thời gian giữa 2 lần đẻ - Tuổi thai.
- Bất thường tử cung: dị dạng, tử cung đôi, tử cung hai sừng, u xơ tử cung, … 2.3.3.4. Một số yếu tố liên quan giữa đặc điểm quá trình mang thai với mức độ đẻ non
- Số lượng thai: tính đến thời điểm vào viện
- Cường độ công việc: là mức độ hoạt động thể lực trong công việc.
- Công việc đòi hỏi phải đứng
- Làm việc nhà: nấu cơm, rửa bát, quét nhà …
- Số giờ làm việc
- Viêm nhiễm sinh dục dưới khi mang thai: là tình trạng trong quá trình mang thai, sản phụ xuất hiện ra khí hư mùi hôi, màu sắc biến đổi (vàng, xanh, trắng đục, …), ngứa ngáy, đau rát, xét nghiệm khí hư cho kết quả các tác nhân gây bệnh viêm sinh dục dưới.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai: là tình trạng trong quá trình mang thai, sản phụ xuất hiện tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu nhiều lần, xét nghiệm nước tiểu có Nitrit niệu, Protein niệu, Hồng cầu niệu, Bạch cầu niệu.