Một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ đẻ non tại bệnh viện trung ương thái nguyên và một số yếu tố liên quan (Trang 35 - 39)

Tác giả Nguyễn Thị Hồng và cộng sự (2022) khi nhận xét tình hình kết quả đẻ non tại BVTWTN năm 2020 cho thấy nhóm tuổi 20 - 35 chiếm tỉ lệ cao nhất 84,6%. Sản phụ sống ở nông thôn chiếm 55,3%. Tuổi thai 34 - < 37

tuần chiếm tỷ lệ cao nhất 62,2%. Có 19,5% trường hợp thiểu ối. Tỷ lệ sản phụ có thiếu máu chiếm 16,3%. Trong số 123 trẻ non tháng sinh ra có 56 trẻ nằm cùng mẹ, 67 trẻ chuyển khoa nhi điều trị, 6 trẻ tử vong sau sinh. Trẻ có trọng lượng sơ sinh từ 1500 – 2499 gram chiếm tỷ lệ cao nhất 53,7%. Trong tổng số 67 trẻ chuyển nhi điều trị, suy hô hấp chiếm 35,8%, vàng da chiếm 9,0%. Trẻ mắc kết hợp từ hai bệnh trở lên chiếm tỷ lệ 55,2% [15].

Tác giả Nguyễn Thị Minh Thanh khi nghiên cứu một số yếu tố liên quan đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2019 cho thấy: Có 13 yếu tố liên quan đơn biến đến đẻ non là: nghề nghiệp tự do (OR= 1,65; 95%CI: 1,03- 2,65); trình độ văn hóa từ cấp 3 trở xuống (OR= 1,70; 95%CI: 1,03- 2,78);

tiền sử mang thai ≥ 2 lần (OR= 2,16; 95%CI: 1,18-3,95); tiền sử đẻ non (OR=

5,11; 95%CI: 2,62-9,97); tiền sử mổ lấy thai (OR= 3,11; 95%CI: 1,83-5,27);

có ra máu âm đạo trong quá trình mang thai (OR= 1,84; 95%CI: 1,06-3,20);

tiền sử viêm nhiễm sinh dục (OR= 1,58; 95%CI: 1,04-2,40); nơi khám đầu tiên tại phòng khám tư (OR= 3,00; 95%CI: 1,33-6,78); nơi khám đầu tiên tại trung tâm y tế (OR= 4,59; 95%CI: 1,41-15,76); đa ối (OR= 3,84; 95%CI: 1,55- 9,70);

rỉ ối (OR= 2,87; 95%CI: 1,62- 5,10); vỡ ối hoàn toàn (OR= 4,54; 95%CI: 2,56- 8,07); viêm nhiễm sinh dục dưới khi mang thai (OR= 1,98; 95%CI: 1,86- 3,10). Có 8 yếu tố liên quan đa biến đến đẻ non là: nghề nghiệp tự do (OR=

1,92; 95%CI: 1,07-3,44); tiền sử đẻ non (OR= 3,87; 95%CI: 1,75-8,58); tiền sử mổ lấy thai (OR= 2,92; 95%CI: 1,74-4,93); nơi khám đầu tiên tại trạm y tế (OR= 2,79; 95%CI: 1,12-6,99); đa ối (OR= 4,09; 95%CI: 1,50-11,18); rỉ ối (OR= 3,31; 95%CI: 1,81-6,04); vỡ ối (OR= 3,96; 95%CI: 2,11-7,44) và viêm nhiễm sinh dục dưới khi mang thai (OR= 1,99; 95%CI: 1,09-3,66) [21].

1.4.2. Một số nghiên cứu trên thế giới

Theo tác giả Erigene Rutayisire và cộng sự khi nghiên cứu về các yếu tố bà mẹ, sản khoa và phụ khoa liên quan đến đẻ non ở Rwanda năm 2023 cho thấy: tỷ lệ đẻ non là 13,8%. Tuổi mẹ > 35 đến 49 tuổi (OR = 2,00; 95%CI =

1,13–3,53), phơi nhiễm khói thuốc thụ động khi mang thai (OR = 1,91; 95%

CI = 1,04–3,51), tiền sử nạo phá thai (OR = 1,89; 95% CI = 1,13–3,15), vỡ màng ối sớm (OR = 9,30; 95% CI = 3,18–27,16) và tăng huyết áp khi mang thai (OR = 4,40; 95% CI = 1,18–16,42) được xác định là các yếu tố nguy cơ độc lập đối với đẻ non. Do đó, nghiên cứu này khuyến nghị sàng lọc trước sinh định kỳ để xác định và theo dõi chặt chẽ những nhóm có nguy cơ cao này, nhằm tránh những tác động ngắn hạn và dài hạn của đẻ non [35].

Theo tác giả Innocent B. Mboya và cộng sự khi tiến hành nghiên cứu về các yếu tố dự đoán đẻ non, cho thấy tỷ lệ đẻ non từ trung bình đến muộn cao hơn ở những bà mẹ vị thành niên (OR = 1,23; 95%CI: 1,09-1,39), có trình độ học vấn tiểu học (OR = 1,28; 95%CI: 1,18-1,39), khám thai không đầy đủ (<4) (OR = 2,55; 95 %CI 2,37-2,74), ối vỡ non (OR = 1,80; 95%CI 1,50-2,17), sinh con nhẹ cân (OR = 8,08; 95%CI: 7,46-8,76). Tuổi mẹ, trình độ học vấn, rau bong non cho thấy không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với sinh cực non và rất non. Ảnh hưởng của khám thai <4 lần, rau tiền đạo, nhẹ cân và tử vong chu sinh rõ rệt hơn đối với trẻ sinh rất non và cực non so với trẻ đẻ non từ trung bình đến muộn. Đáng chú ý, tỷ lệ OR cực cao của đẻ non rất non và cực non là ở những trẻ nhẹ cân (OR = 38,34; 95%CI: 31,87-46,11) [40].

Các tác giả Tafere Birlie Ayele và Yikeber Abebaw Moyehodie (2023) khi nghiên cứu về tỷ lệ đẻ non và các yếu tố liên quan của bà mẹ sinh con tại bệnh viện công khu vực phía đông Gojjam, Ethiopia phát hiện ra rằng: Trong số 615 bà mẹ, 13,2% đẻ non. Chăm sóc trước sinh (OR = 2,87; 95%CI = (1,67 - 5,09)), trình độ học vấn của mẹ (OR = 2,79; 95%CI = (1,27 - 6,67)), trình độ học vấn của chồng (OR = 2,11; 95%CI = (1,10 - 4,18)), thu nhập trung bình hàng tháng của gia đình(OR = 1,95; 95% CI = (1,05 - 3,75)), quy mô gia đình (OR = 0,15;

95% CI = (0,03 - 0,67)), đa thai (OR = 3,30; 95%CI = (1,29 - 8,69), ối vỡ (OR = 6,46; 95%CI = (2,52 - 18,24)), tiền sử bệnh mạn tính (OR = 3,94; 95%CI

= (1,67 - 9,45)), dương tính với HIV (OR = 6,99; 95% CI= (1,13 - 44,65)), xuất

huyết trước khi sinh (OR = 3,62; 95% CI= (1,12 - 12,59)), tăng huyết áp do mang thai (OR = 3,61; 95% CI= (1,19 - 11,84)), phương thức sinh (OR = 7,16;

95% CI = (2,09 - 29,29)) và thời điểm bắt đầu chuyển dạ (OR = 0,10; 95% CI = (0,03 - 0,29)) đã được tìm thấy có liên quan đáng kể với đẻ non. Để giảm thiểu tỷ lệ đẻ non tập trung vào các yếu tố quan trọng này, việc xác định kịp thời các tai biến sản khoa, tăng cường sàng lọc sớm HIV và các thai kỳ có nguy cơ cao như đa thai, tăng huyết áp thai kỳ và xuất huyết trước khi sinh là rất quan trọng [57].

Nghiên cứu của Yan Li về dự đoán đẻ non ở Hoa Kỳ cho rằng: trình độ học vấn cao hơn của phụ nữ mang thai [cử nhân (OR = 0,82; 95%CI: 0,81–

0,84); thạc sĩ trở lên (OR = 0,82; 95%CI: 0,81–0,83)], thừa cân trước khi mang thai (OR = 0,96; 95%CI: 0,95–0,98) và béo phì (OR = 0,94; 95%CI:

0,93–0,96) và chăm sóc trước khi sinh (OR = 0,48; 95%CI: 0,47–0,50) có liên quan đến giảm nguy cơ đẻ non, trong khi tuổi ≥ 35 (OR = 1,27; 95%CI: 1,26–

1,29), chủng tộc da đen (OR = 1,26; 95%CI: 1,23–1,29), nhẹ cân trước khi mang thai (OR = 1,26; 95%CI: 1,22–1,30), hút thuốc khi mang thai (OR = 1,27; 95%CI: 1,24–1,30), bệnh tiểu đường trước khi mang thai (OR = 2,08;

95%CI: 1,99–2,16), tăng huyết áp trước khi mang thai (OR = 2,22;

95%CI: 2,16–2,29), tiền sử đẻ non (OR = 2,95; 95%CI: 2,88–3,01) và đa thai (OR = 12,99; 95%CI: 12,73–13,24) có liên quan đến việc tăng nguy cơ đẻ non [61].

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ đẻ non tại bệnh viện trung ương thái nguyên và một số yếu tố liên quan (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)