1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh

120 656 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Việc học là công việc cả đời dù bạn ở vị trí nào, nhưng không ai có thể tự mình tìm tòi, học hỏi mà không cần tham khảo bất cứ tài liệu nào. Bởi vây, hôm nay mình xin giới thiệu cho các bạn 1 tài liệu vô cùng quý giá và bổ ích. Mong là sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong quá hình học tập cũng như làm việc. Chúc các bạn thành công

Trang 1

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 3

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH), vốn đầu tưluôn được xem là vấn đề nan giải đối với các nước đang phát triển Làm thế nào huyđộng được nguồn vốn (cả nguồn vốn bên trong lẫn nguồn vốn bên ngoài) để đápứng được yêu cầu của công cuộc CNH-HĐH luôn là thách thức đối với các nướctrên con đường thoát ra khỏi đói nghèo Vì lẽ đó, cuộc cạnh tranh giữa các nướccũng như các địa phương trong một quốc gia nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư ngàycàng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết

Để phát triển kinh tế một trong những yếu tố quyết định đó chính là các hoạtđộng đầu tư Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư chỉ tập trung vào những nơi có môitrường kinh doanh lành mạnh, đủ sức cạnh tranh, nơi có những chính sách ưu đãi,khuyến khích cho những nhà đầu tư…Việc thu hút được các nguồn vốn đầu tư càngkhông phải là một vấn đề dễ dàng gì trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khókhăn như hiện nay Nó có thể được xem như là một cuộc cạnh tranh quyết liệt mà ở

đó người chiến thắng là quốc gia hay địa phương nào biết xây dựng một môi trườngđầu tư tốt

Quảng Ninh có vị trí địa lý chiến lược, có kết nối với hai thành phố lớn củaViệt Nam và với Trung Quốc Thành phố Hạ Long chỉ cách Thủ đô Hà Nội 150 km,cách sân bay quốc tế Nội Bài 120 km, và chỉ cách hệ thống cảng biển Hải Phòng,sân bay Cát Bi khoảng 80 km Dọc đường bờ biển dài 250 km của Quảng Ninh cónhiều địa điểm phù hợp để xây dựng cảng nước sâu Trong số 25 tỉnh vùng biêngiới của Việt Nam, Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên biển vàtrên bộ với Trung Quốc, là cửa ngõ giao thương Việt Nam - Trung Quốc - ASIAN thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, thu hút vốn đầu tư

Trong những năm qua, mặc dù môi trường kinh doanh của tỉnh Quảng Ninh

đã có những thay đổi tích cực song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng caocủa các nhà đầu tư Nhận thức được tầm quan trong đó, thời gian qua tỉnh QuảngNinh đã có nhiều cố gắng để cải thiện môi trường đầu tư, thể hiện qua chỉ số đánh

Trang 5

giá chất lượng môi trường đầu tư (PCI) của tỉnh Kết quả PCI Quảng Ninh quanhững năm gần đây như sau: Năm 2009: 60,81 điểm, xếp hạng 26, thuộc nhóm tốt.Năm 2010: 64,41 điểm, xếp hạng 7, thuộc nhóm tốt Năm 2011: 63,25 điểm, xếphạng 12, thuộc nhóm tốt Năm 2012 Quảng Ninh đứng thứ 20/63 tỉnh, thành phốtrên toàn quốc Quảng Ninh đã trở thành tỉnh được đánh giá là có môi trường đầu tưtốt Song trên thực tế môi trường đầu tư kinh doanh tại Quảng Ninh vẫn còn nhiềutồn tại chưa thực sự thông thoáng, hấp dẫn đối với nhà đầu tư Chỉ số năng lực cạnhtranh (PCI) của tỉnh trong các năm không ổn định và nhiều chỉ số thành phần thấp

đã tạo nên lực cản trong thu hút đầu tư Trong đó nổi cộm là một số quy hoạch chấtlượng còn thấp, tầm nhìn hạn chế, quản lý quy hoạch thiếu nhất quán, thường cóđiều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho nhà đầu tư Cơ chế chính sách khuyến khích,đầu tư sản xuất, kinh doanh ban hành chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh Kết cấu hạ tầngkinh tế- xã hội nói chung ở các khu, các cụm công nghiệp nói riêng còn thiếu Thủtục hành chính còn phiền hà, cơ chế phối hợp giải quyết công việc còn nhiều bấtcập Để trở thành một trong 10 tỉnh thành có môi trường đầu tư tốt nhất cả nướcQuảng Ninh cần phải có những chính sách, giải pháp để giải quyết những vấn đề

còn tồn tại Chính vì lý do đó mà em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Quảng Ninh” với mong muốn được nghiên cứu và phân tích

các thực trạng về môi trường đầu tư, từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm cải thiệnmôi trường đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh để nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnhthu hút đầu tư góp phần vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trang 6

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết những vấn đề:

- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về về đầu tư và cải thiện môi trườngđầu tư tại một địa phương, một tỉnh

- Phân tích tình hình, hiện trạng các nhân tố môi trường đầu tư của tỉnhQuảng Ninh giai đoạn 2006-2011, qua đó rút ra những kinh nghiệm cho giai đoạn

2012 - 2020

- Phân tích các nhân tố tác động đến môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Ninh

- Đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu

tư vào phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh từ nay đến 2020

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Về đối tượng nghiên cứu

- Về mặt lý luận: các nội dung cơ bản về môi trường đầu tư và sự cần thiếtcủa việc cải thiện môi trường đầu tư đối với việc thu hút đầu tư phục vụ tăng trưởng

và phát triển kinh tế - xã hội

- Về mặt thực tiễn: Thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Quảng Ninh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: môi trường đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh

- Phạm vi về thời gian: đánh giá môi trường đầu tư tỉnh Quảng Ninh giaiđoạn 2007 - 2012 và đề xuất giải pháp để cải thiện môi trường đầu tỉnh Quảng Ninhđến năm 2020

- Phạm vi về nội dung: đánh giá thực trạng môi trường đầu tư tại tỉnh QuảngNinh trên số liệu thu thập từ thực tế và trên sự đánh giá khách quan được thực hiệnqua quá trình khảo sát đánh giá từ phía doanh nghiệp và nhà đầu tư trên địa bàn tỉnhQuảng Ninh

4 Những đóng góp của luận văn

- Hệ thống hoá những cơ sở lý luận và thực tiễn về môi trường đầu tư

- Đánh giá được thực trạng môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Ninh

Trang 7

- Xây dựng các quan điểm phương hướng và đề xuất các giải pháp cải thiệnmôi trường đầu tư phù hợp với tình hình cụ thể của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn

2012 -2020; Đưa ra những kiến nghị để góp phần hoàn thiện chính sách của Đảng

và Nhà nước nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư để phát triển nền kinh tế ở cácđịa phương trong quá trình CNH - HĐH đất nước

- Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể là tài liệu hữu ích cho các nhà hoạchđịnh chính sách tỉnh Quảng Ninh trong việc cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh

6 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung luận văn kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về môi trường đầu tư cấp tỉnh

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Phân tích thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Quảng Ninh

Chương 4: Các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Quảng Ninh

Trang 8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CẤP TỈNH

1.1 Môi trường đầu tư

1.1.1 Khái niệm môi trường đầu tư và môi trường đầu tư cấp tỉnh

Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạtđộng nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồnlực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó Trong quá trình đầu tư đó, môi trường đầu tư làmột yếu tố vô cùng quan trọng Nó đóng vai trò như một chất xúc tác ban đầu đốivới nhà đầu tư trong quá trình đưa ra quyết định có bỏ vốn hay không Trước tiên,

ta nên hiểu môi trường đầu tư là gì?

Môi trường đầu tư được xem xét, nhìn nhận dưới nhiều góc độ, phạm vi khácnhau Nếu xét trên phạm vi nhất định, có thể nghiên cứu môi trường đầu tư của mộtquốc gia, của một địa phương, môi trường đầu tư trong nuớc, môi trường đầu tưquốc tế, môi trường đầu tư của một doanh nghiệp, một ngành Nếu xét môi trườngđầu tư trên từng khía cạnh yếu tố cấu thành của nó thì ta có môi trường tự nhiên,môi trường kinh tế, môi trường văn hoá xã hội, môi trường chính sách pháp luật,môi trường chính trị… Chính vì vậy, trong thực tiễn và lý luận có nhiều quan niệmkhác nhau về môi trường đầu tư và sau đây là một số khái niệm về môi trường đầu

tư tiêu biểu:

- Môi trường đầu tư được hiểu là tổng hợp các yếu tố, điều kiện về phápluật, kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực thịtrường và cả các lợi thế của một quốc gia… có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngđầu tư của các nhà đầu tư tại một quốc gia

- Môi trường đầu tư là một tập hợp các yếu tố có tác động tới các cơ hội, các

ưu đãi, các lợi ích của các doanh nghiệp khi đầu tư mới, mở rộng sản xuất kinhdoanh, các chính sách của chính phủ có tác động chi phối tới hoạt động đầu tưthông qua chi phí, rủi ro, cạnh tranh…

Những yếu tố có tác động đến lợi ích của các nhà đầu tư mà có thể dự tính,được phân loại dựa trên các yếu tố có liên hệ tương tác lẫn nhau như các vấn đề về

Trang 9

cơ sở thượng tầng hay vĩ mô liên quan tới kinh tế, ổn định chính trị, các chính sách

về ngoại thương và đầu tư nước ngoài mà ta thường gọi là kinh tế vĩ mô Một hệthống luật pháp hiệu quả và minh bạch, đây là vấn đề các nhà đầu tư quan tâm nhất,

đó là các thủ tục khi tiến hành kinh doanh, nguồn nhân lực, quyền sở hữu tài sản, hệthống thuế, tài chính và một số quy định liên quan tới môi trường, y tế, an ninh vàcác vấn đề khác liên quan tới cộng đồng Yếu tố không kém phần quan trọng đó là

số lượng và chất lượng vật chất cơ sở hạ tầng kỹ thuật như điện, nước, giao thôngvận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính ngân hàng, trình độ lao động…

Như vậy, môi trường đầu tư dù tiếp cận ở những góc độ nào cũng đều đề cậpđến môi trường tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư,những yếu tố, điều kiện có ảnh hưởng, tác động đến sự tồn tại và phát triển của cácdoanh nghiệp Do đó có thể khẳng định: Môi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố

và điều kiện khách quan, chủ quan bên ngoài, bên trong của doanh nghiệp hay cácnhà đầu tư, có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếpđến hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư

Còn môi trường đầu tư cấp tỉnh là tập hợp các yếu tố đặc thù của địa phươngnhằm tạo ra cơ hội, động lực cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh Môitrường đầu tư cấp tỉnh là một bộ phận của môi trường đầu tư quốc gia Vì thế:

- Bị chi phối bởi môi trường đầu tư quốc gia như hệ thống pháp luật, thể chế

và các chính sách của quốc gia

- Có tính cạnh tranh giữa các địa phương về kết cấu hạ tầng, vị trí địa lý vàcác chính sách

Trang 10

Tiềm lực tài chính và năng lực quản lý kinh doanh của DN

Thu hồi VĐT và Tái đầu tư

Trang 11

1.1.2 Đặc điểm của môi trường đầu tư

1.1.2.1 Tính khách quan của môi trường đầu tư

Không có nhà đầu tư hay doanh nghiệp nào có thể tồn tại một cách biệt lập

mà không đặt mình trong một môi trường đầu tư kinh doanh nhất định, ngược lại,cũng không thể có môi trường đầu tư nào mà lại không có nhà đầu tư hay đơn vị sảnxuất kinh doanh Ở đâu có hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh thì ở đó sẽ hìnhthành môi trường đầu tư, môi trường đầu tư tồn tại một cách khách quan, nó có thểtạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho các nhà đầu tư Môi trường đầu tưmột mặt tạo ra các ràng buộc cho các hoạt động đầu tư, mặt khác tạo ra những cơhội thuận lợi cho các nhà đầu tư

1.1.2.2 Môi trường đầu tư có tính tổng hợp

Tính tổng hợp ở chỗ nó bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có quan hệ qua lạiràng buộc lẫn nhau Số lượng và những bộ phận cấu thành cụ thể của môi trườngđầu tư tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội, trình độ quản lý và ngaychính những bộ phận cấu thành môi trường đầu tư

1.1.2.3 Môi trường đầu tư có tính đa dạng

Môi trường đầu tư là sự đan xen của các môi trường thành phần, các yếu tốcủa môi trường thành phần có tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, do đó khinghiên cứu và phân tích môi trường đầu tư phải xem xét tổng thể trong mối tươngquan giữa các môi trường thành phần và các yếu tố với nhau, hơn nữa giữa các môitrường lại có đặc trưng riêng của từng loại

1.1.2.4 Môi trường đầu tư có tính động

Chỉ có thể nghiên cứu bản chất của từng yếu tố thuộc môi trường trongnhững điều kiện nhất định, còn thực tế các yếu tố này luôn vận động không ngừngcùng với sự tồn tại và phát triển của tự nhiên, xã hội và kinh tế Môi trường đầu tưtác động đến hoạt động của doanh nghiệp và bản thân hoạt động của doanh nghiệpcũng phản ứng lại các tác động của môi trường và góp phần làm thay đổi môitrường đầu tư Do vậy, doanh nghiệp khi tiếp nhận các tác động của môi trường đầu

tư cần xem xét cách thức phản ứng trở lại để có thể cải thiện môi trường theo hướng

có lợi cho hoạt động của mình

Trang 12

1.1.2.5 Môi trường đầu tư có tính hệ thống

Môi trường đầu tư là tổng thể bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, bản thân cácyếu tố đó luôn có mối quan hệ qua lại và tương tác lẫn nhau theo từng cấp độ vàphạm vi khác nhau Mỗi sự thay đổi của một yếu tố cấu thành đều tác động lên cácyếu tố còn lại và tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh Cho nên, doanhnghiệp thường tiến hành phân loại các yếu tố ảnh hưởng, dự đoán sự ảnh hưởng lẫnnhau giữa các yếu tố và dự báo sự ảnh hưởng đến từng lĩnh vực hoạt động của mình

1.1.2.6 Môi trường đầu tư có tính cạnh tranh

Hoạt động đầu tư về bản chất là hoạt động kinh tế với mục tiêu là thu về lợiích lớn hơn so với các nguồn lực đã bỏ ra Đầu tư được tiến hành ở những khu vựclãnh thổ nhất định, mỗi khu vực có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhaucho nên sẽ ảnh hưởng nhất định đến kết quả đầu tư Bên cạnh đó, khi các dự án đầu

tư vận hành không chỉ mang lại lợi ích cho nhà đầu tư mà nó mang lại cả lợi ích chonơi tiếp nhận đầu tư chính vì thế các hoạt động cải biến môi trường đầu tư của cácđịa phương thường phải tạo ra sức hấp dẫn để thu hút các nguồn đầu tư Lãnh đạocác địa phương đều thấy được sự cần thiết của hoạt động đầu tư do đó tích cực đưa

ra những cơ chế, chính sách thông thoáng hơn so với các địa phương khác để thuhút đầu tư vào địa phương mình Do đó, muốn hấp dẫn các nhà đầu tư thì môitrường đầu tư cần có tính cạnh tranh

1.1.3 Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư

1.1.3.1 Yếu tố tự nhiên

Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng,tài nguyên khoáng sản Những yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng thu hút nguồnvốn đầu tư tập trung vào các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng và

du lịch Nếu địa phương nào sở hữu những yếu tố tự nhiên thuận lợi sẽ dễ dàng thựchiện cơ chế cởi mở để khai thác sẽ tận dụng được lợi thế để chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng khai thác lợi thế so sánh

1.1.3.2 Yếu tố kinh tế

Là những yếu tố như tổng giá trị sản phẩm quốc dân, tốc độ tăng trưởng kinh

tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, thu nhập của người lao động

Trang 13

Tổng giá trị sản phẩm quốc dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập củangười lao động chi phối đến ngân sách chi tiêu của người tiêu dùng là một yếu tố ảnhhưởng đến cầu của thị trường và ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp Còn các yếu tố như lãi suất, chính sách tiền tệ, lạm phát hay tỷ giá hốiđoái ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn và quy mô vốn kinh doanh của doanhnghiệp do đó ảnh hưởng đến khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.3.3 Yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật có thể hiểu là hệ thống giao thông vận tải - đường bộ,đường sông, đường biển, đường sắt, đường hàng không, hệ thống liên lạc viễnthông, hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các công trình công cộngphục vụ sản xuất kinh doanh v.v… Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại có tầmquan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế, vì nó đảm bảo vận tải nhanh chóngvới chi phí thấp, đảm bảo liên lạc thông suốt kịp thời, cung cấp đủ điện nước chomọi ‘hoạt động của nền kinh tế

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự hấpdẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoàiFDI Theo kết quả khảo sát 25 nước trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương chothấy những chỉ tiêu cụ thể như số máy điện thoại trên 100 người dân, mức độ hiệnđại của hệ thống thông tin liên lạc, chất lượng của đường bộ, đường sắt… là mộttrong những điều kiện được xem xét để duy trì FDI ở các nước này

Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường sá, cầu cống, khotàng, bến bãi mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng,các công ty kiểm toán, tư vấn Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này,môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Ngoài ra, hiệu quả hoạtđộng của các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt của các ngành công nghiệp

hỗ trợ, sự tồn tại các đối tác tin cậy để các công ty nước ngoài có thể liên doanh liênkết cũng là những yêu cầu rất quan trọng cần phải được xem xét đến

1.1.3.4 Yếu tố văn hoá xã hội

Yếu tố này gắn bó với đặc điểm của cộng đồng dân cư ở từng địa phương, nóbao gồm các thành phần như cấu trúc dân số, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hoá,

Trang 14

giáo dục, đặc tính tâm lý, cơ cấu nghề nghiệp… là những yếu tố cơ bản hình thànhcầu thị trường và quy mô thị trường về sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ do đó ảnhhưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm Bên cạnh đó chính các yếu tố nàyảnh hưởng đến trình độ nhận thức của con người từ đó quyết định chất lượng củađội ngũ nhân lực - một trong những yếu tố đầu vào quan trọng phục vụ cho quátrình đầu tư và quyết định kết quả đầu tư.

1.1.3.5 Yếu tố chính sách pháp luật

Chính sách pháp luật là công cụ để nhà nước kiểm soát và điều tiết nền kinh

tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, tạo môi trường đầu tư bền vững, đảmbảo quyền lợi cho các nhà đầu tư Một số những chính sách nhà đầu tư hay quan tâmnhư chính sách tiền tệ, chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách khuyến khíchđầu tư… Nhà đầu tư thường quyết định bỏ vốn vào nơi nào có chính sách kinh tếmềm dẻo, linh hoạt, nơi có nhiều chính sách đãi ngộ tạo điều kiện thuận lợi cho họ

Luật và các quy định có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thu hút vốn đầu tư

Nó là các nguyên tắc, quy định mang tính bắt buộc các cá nhân, tổ chức, các nhà đầutư… phải tuân thủ khi tham gia vào bất kỳ một thị trường, lĩnh vực nào đấy Chẳnghạn như, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật khuyến khíchđầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài… Quốc gia nào có hệ thống pháp luậtchặt chẽ, nghiêm minh cũng sẽ là điều kiện hấp dẫn đối với nhà đầu tư

1.1.3.6 Yếu tố chính trị

Sự ổn định chính trị có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng cóhiệu quả nguồn vốn đầu tư Tình hình chính trị không ổn định, đặc biệt là thể chếchính trị thay đổi đi liền với nó là sự thay đổi của luật pháp sẽ làm cho mục tiêu vàphương thức kinh doanh của nhà đầu tư cũng bị thay đổi theo, lợi ích kinh tế bị suygiảm, họ phải gánh chịu một phần hay toàn bộ các thiệt hại đó, làm mất lòng tin củacác nhà đầu tư Mặc khác, khi tình hình chính trị không ổn định, Nhà nước không đủkhả năng kiểm soát hoạt động của các nhà đầu tư Các nhà đầu tư hoạt động theo mụcđích riêng, không theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nướcnhận đầu tư dẫn tới hiệu qủa sử dụng vốn không cao Kinh nghiệm cho thấy, khi tìnhhình chính trị bất ổn thì các nhà đầu tư sẽ ngừng đầu tư hoặc không đầu tư nữa

Trang 15

1.1.3.7 Sự thân thiện và thái độ ứng xử của chính quyền đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp

Ngoài các yếu tố đã nêu trên, sự thân thiện và thái độ ứng xử của chínhquyền địa phương đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cũng ảnh hưởng địa đếnmôi trường đầu tư tại địa phương Việc chính quyền luôn biết trân trọng, lắng nghe

và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư, thực sự đồng hànhcùng nhà đầu tư, DN trong toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh tại địaphương; biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong điều kiện cho phép các quy định,chính sách liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư sẽ góp phần cảithiên môi trường đầu tư tại địa phương đó

1.2 Sự cần thiết cải thiện môi trường đầu tư cấp tỉnh

Sự cần thiết cải thiện môi trường đầu tư xuất phát đồng thời từ hai phía: từchính nhà đầu tư và cũng từ nơi nhận đầu tư Mọi hoạt động đầu tư suy cho cùngđều nhằm mục đích chính là lợi nhuận Để thu được lợi nhuận cao nhà đầu tưthường tìm kiếm những thị trường có môi trường đầu tư tốt và có tính rủi ro thấp.Địa phương nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nguồn tài nguyên thiên nhiênphong phú, điều kiện cơ sở hạ tầng hiện đại, nguồn lao động có tay nghề cao, có độingũ các nhà lãnh đạo năng động, sáng tạo, có các chính sách ưu đãi, khuyến khíchcác nhà đầu tư… sẽ thu hút được vốn đầu tư nhiều hơn và ngược lại

Mặt khác, cải thiện môi trường đầu tư không chỉ đem lại lợi ích cho nhà đầu

tư, mà còn đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho chính nơi nhận vốn đầu tư Cải thiệnmôi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư khai thác lợi thế so sánh để phát triểnkinh tế địa phương, giúp quá trình CNH-HĐH của địa phương được đẩy nhanh hơn.Việc cải thiện môi trường đầu tư, giúp cho các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả hơn,

mở rộng được quy mô sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, gópphần vào trong công tác xoá đói giảm nghèo của địa phương Đối với nguồn vốnđầu tư của nhà đầu tư nước ngoài còn giúp địa phương tiếp cận học hỏi với côngnghệ kỹ thuật hiện đại, bí quyết quản lý, tạo động lực thúc đẩy công cuộc cải tổ nềnkinh tế: về thể chế chính sách, về thuế, về thủ tục hành chính, về hệ thống thông tinđối ngoại, về chính sách điều hành vĩ mô

Trang 16

Hiện nay, hầu hết các địa phương đều hạn hẹp nguồn vốn để đáp ứng chiếnlược và mục tiêu phát triển kinh tế mà địa phương đã đề ra Chính vì thế sự cạnh

tranh giữa các địa phương trong thu hút vốn đầu tư ngày càng gay gắt Để thu hút

được ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, bản thân các địa phương cầntạo ra những điều kiện hấp dẫn và gợi ra được những kết quả tốt đẹp mà chủ đầu tư sẽnhận được trên địa phương của mình Vì lẽ đó, dựa trên chính sách đầu tư chung củaNhà nước và điều kiện cụ thể, các địa phương tiến hành nhiều biện pháp, chính sách

ưu đãi đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư ở bên ngoài địa phương Ở phạm vi hẹp tỉnhQuảng Ninh cần phải tạo ra môi trường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp hoạtđộng còn mở rộng ra đó là phải thiết lập được môi trường đầu tư thuận lợi, thiết lậpđược “luật chơi” để các nhà đầu tư tiềm năng có thể tìm kiếm được lợi nhuận, trongkhi vẫn đảm bảo các lợi ích của nhà nước, địa phương và của người dân

Vậy có thể kết luận, đầu tư là nhân tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng vàphát triển kinh tế Cải thiện môi trường đầu tư tốt sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư,

từ đó giúp tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương Đầu tư tác động lêntăng trưởng kinh tế ở cả hai mặt tổng cung và tổng cầu, với điều kiện cơ cấu đầu tưhợp lý (Nguyễn Văn Phúc và các tác giả, 2005)

1.3 Các phương pháp và tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư

1.3.1 Đánh giá môi truờng đầu tư thông qua các yếu tố cấu thành

Đánh giá thông qua các yếu tố cấu thành là phương pháp đánh giá môitrường đầu tư một cách tổng hợp trên tất cả các phương diện về điều kiện tự nhiên,tình hình kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hoá xã hội, hệ thống luật pháp và chính trị.Phân tích các yếu cấu thành để thấy được sự chuyển biến của nó trong thời gianqua Thực trạng của các yếu tố cấu thành sẽ là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội vàthách thức đối với môi trường đầu tư Phương pháp này mang đến cho nhà đầu tưmột cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng môi trường đầu tư trước khi ra đưa đếnquyết định của mình

Việc đưa ra quyết định đầu tư của các doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiềunhân tố của môi trường đầu tư, song có thể nói căn cứ để các doanh nghiệp so sánh

Trang 17

lựa chọn đầu tư giữa các quốc gia, giữa các vùng lãnh thổ trong cùng một quốc gia

là họ dựa trên các yếu tố về mặt vị trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên; cơ sở

hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cungcấp năng lượng, cấp thoát nước, các công trình công cộng phục vụ sản xuất kinhdoanh như cảng biển, sân bay; hệ thống các cơ chế chính sách và những quy địnhcủa nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh như chính sách tài chính,chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách pháttriển kinh tế nhiều thành phần; quy mô thị trường; sự ổn định về an ninh, điều tiết

và đánh thuế, tài chính và ngân hàng, trình độ lực lượng lao động các thủ tục hànhchính liên quan đến đầu tư Đây cũng chính là các nhân tố cấu thành nên môitrường đầu tư của một quốc gia hay một địa phương

1.3.2 Đánh giá môi trường đầu tư thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI

1.3.2.1 Tổng quan về PCI

PCI - chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng Thương mại và Côngnghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam(VNCI) hợp tác xây dựng từ năm 2005 nhằm đánh giá, xếp hạng môi trường kinhdoanh và chính sách phát triển tư nhân của các tỉnh, thành phố trên cả nước có tínhđến những điều kiện khác biệt về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy mô thị trường giữa các tỉnh Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI được xây dựng nhằm lý giảinguyên nhân tại sao trên cùng một quốc gia một số tỉnh lại tốt hơn những tỉnh khác

về mức tăng trưởng và sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân Chỉ sốPCI xếp hạng năng lực cạnh tranh các tỉnh trên thang điểm 100 và bao gồm 10 chỉ

số thành phần phản ánh những khía cạnh quan trọng khác nhau của môi trường kinhdoanh cấp tỉnh, những khía cạnh này chịu tác động trực tiếp từ thái độ và hành độngcủa cơ quan chính quyền địa phương

Thứ bậc xếp hạng trong bảng chỉ số PCI chỉ có ý nghĩa tương đối Điềuquan trọng sau chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI là chính quyền mỗi địaphương phải lấy cảm nhận của DN và nhân dân địa phương mình như là một công

Trang 18

cụ giám sát về điều hành, quản lý KT-XH từ đó nỗ lực cải cách để xây dựng đượcmột môi trường đầu tư thật sự thông thoáng Ở nhiều quốc gia, thay vì xemGDP/đầu người là bao nhiêu để đánh giá sự thành công trong điều hành, quản lý thìchỉ số hạnh phúc và hài lòng của dân chúng được ưu tiên hàng đầu PCI chính làdạng chỉ số như vậy, đo sự hài lòng của DN với quản trị địa phương.

1.3.2.2 Các chỉ số thành phần

- Chi phí gia nhập thị trường: Chỉ số thành phần này đo lường thời gian và

mức độ khó, dễ mà doanh nghiệp trải qua để đăng ký kinh doanh, xin cấp đất vàhoàn tất các giấy phép cần thiết để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh

- Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: Chỉ số thành phần này

đo lường mức độ khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc tiếp cận đất đai vàmặt bằng cho kinh doanh Năm 2006, chỉ số thành phần này đã được cải tiến bằngcách thêm một khía cạnh phân tích mới Đó là mức độ ổn định trong sử dụng đất

+) Khía cạnh thứ nhất phản ánh tình trạng doanh nghiệp có giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất hay không, có đủ mặt bằng thực hiện những yêu cầu mở rộng kinhdoanh hay không, doanh nghiệp có đang thuê lại đất của doanh nghiệp nhà nước không

và đánh giá việc thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại địa phương

+) Khía cạnh thứ hai mới bổ sung trong năm 2006 bao gồm đánh giá cảmnhận của doanh nghiệp về những rủi ro trong quá trình sử dụng đất (ví dụ như rủi ro

từ việc bị thu hồi đất, định giá không đúng, thay đổi hợp đồng thuê đất) cũng nhưthời hạn sử dụng đất

- Tính minh bạch và tiếp cận thông tin: Đo lường khả năng doanh nghiệp có

thể tiếp cận được các kế hoạch của tỉnh và văn bản pháp lý cần thiết cho công việckinh doanh của mình, tính sẵn có của các văn bản này, tính có thể dự đoán được củacác quy định và chính sách mới, việc các quy định đó có được đưa ra tham khảo ýkiến doanh nghiệp trước khi ban hành hay không, và mức độ phổ biến của trangweb tỉnh

- Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước: Đo lường thời

gian mà các doanh nghiệp phải bỏ ra khi chấp hành các thủ tục hành chính, cũng như

Trang 19

mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơquan pháp luật của tỉnh thực hiện việc thanh tra, kiểm tra Như vậy, chỉ số này đề cậpđến hai khía cạnh của chi phí thời gian: thời gian giải quyết các vấn đề liên quan đếnthủ tục hành chính và thời gian làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra.

- Chi phí không chính thức: Đo lường các khoản chi phí không chính thức

mà doanh nghiệp phải trả và các trở ngại do những chi phí không chính thức nàygây ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc trả những khoản chi phíkhông chính thức có đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộNhà nước có sử dụng các quy định của địa phương để trục lợi hay không

- Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: Đo lường tính sáng tạo,

sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũngnhư trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân,đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đôi khi chưa rõràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp Mức độ linh hoạt trongkhuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanhnghiệp tư nhân; lãnh đạo Tỉnh sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trởngại đối với cộng đồng doanh nghiệp; Cảm nhận của DN về thái độ của chínhquyền tỉnh đối với khu vực tư nhân…

- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Đo lường các dịch vụ của tỉnh để phát triển

khu vực tư nhân như xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật chodoanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, phát triển và cung cấp các dịch

vụ công nghệ cho doanh nghiệp

- Đào tạo lao động: Chỉ số thành phần này phản ánh mức độ và chất lượng

những hoạt động đào tạo nghề và phát triển kỹ năng do tỉnh triển khai nhằm hỗ trợcho các ngành công nghiệp địa phương cũng như tìm kiếm việc làm cho lao độngđịa phương

- Thiết chế pháp lý: Chỉ số thành phần này phản ánh lòng tin của doanh

nghiệp tư nhân đối với các thiết chế pháp lý của địa phương, việc doanh nghiệp cóxem các thiết chế tại địa phương này như là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh

Trang 20

chấp hoặc là nơi mà doanh nghiệp có thể khiếu nại những hành vi nhũng nhiễu củacán bộ công quyền tại địa phương hay không.

1.3.2.3 Đặc điểm phương pháp tiếp cận của chỉ số PCI

Thứ nhất, chỉ số PCI khuyến khích chính quyền các tỉnh cải thiện chất lượng

công tác điều hành bằng cách chuẩn hóa điểm số xung quanh các thực tiễn điềuhành kinh tế tốt sẵn có tại Việt Nam mà không dựa trên các tiêu chuẩn điều hànhkinh tế lý tưởng nhưng khó đạt được, o đó đối với từng chỉ tiêu, có thể xác địnhđược một tỉnh “ngôi sao” hoặc tỉnh đứng đầu của chỉ tiêu đó, và về lý thuyết bất kỳtỉnh nào cũng có thể đạt được điểm số PCI tuyệt đối là 100 điểm bằng cách áp dụngcác thực tiễn tốt sẵn có

Thứ hai, bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các điều kiện truyền thống ban

đầu (các nhân tố cơ bản đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong một tỉnh và gần nhưkhông thể thay đổi trong ngắn hạn như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy mô của thịtrường và nguồn nhân lực), chỉ số PCI giúp xác định và hướng vào các thực tiễnđiều hành kinh tế tốt có thể đạt được ở cấp tỉnh

Thứ ba, bằng cách so sánh đối chiếu giữa các thực tiễn điều hành với kết

quả phát triển kinh tế, chỉ số PCI giúp lượng hóa tầm quan trọng của các thựctiễn điều hành kinh tế tốt đối với thu hút đầu tư và tăng trưởng Nghiên cứu chỉ

ra được mối tương quan giữa thực tiễn điều hành kinh tế tốt với đánh giá củadoanh nghiệp, và sự cải thiện phúc lợi của địa phương Mối liên hệ cuối cùngnày đặc biệt quan trọng vì nó cho thấy các chính sách và sáng kiến thân thiện vớidoanh nghiệp khuyến khích họ hoạt động theo hướng đem lại lợi ích cho cả chủdoanh nghiệp, người lao động và cộng đồng thông qua tạo thêm việc làm và tăngthu nhập cho cả nền kinh tế

Thứ tư, các chỉ tiêu cấu thành chỉ số PCI được thiết kế theo hướng dễ hành

động, đây là những chỉ tiêu cụ thể cho phép các cán bộ công chức của tỉnh đưa racác mục tiêu phấn đấu và theo dõi được tiến bộ trong thực hiện Các chỉ tiêu nàycũng rất thực chất vì được doanh nghiệp nhìn nhận là các chính sách then chốt đốivới sự thành công của công việc kinh doanh

Trang 21

- Sau khi nhận được trả lời của doanh nghiệp, việc xử lý số liệu bằng cáccông cụ thống kê để giảm thiểu sai số gây ra bởi tỷ lệ phản hồi chưa cao của cácdoanh nghiệp Các thông tin thu được thông qua điều tra doanh nghiệp này được sửdụng để tạo thành “dữ liệu mềm” Ngoài ra, nghiên cứu PCI còn thu thập số liệuthông qua phuơng pháp xin ý kiến chuyên gia, sử dụng bộ câu hỏi so sánh và dùngmột số số liệu thống kê để tính toán một số chỉ số tạo thành “dữ liệu cứng”.

-Chính sách phát triển kinh tế tư nhân 11,1% 17,2% 15%

Chi phí thời gian để thực hiện quy

(Nguồn: Báo cáo PCI)

- Sau khi thu thập và xử lý số liệu, việc tính toán để xây dựng chỉ số tổnghợp PCI được thực hiện bằng cách chuẩn hóa điểm các chỉ tiêu của 64 tỉnh/thành

Trang 22

phố theo, sau đó tính điểm số của các chỉ số thành phần, gắn trọng số cho mỗi chỉ

số thành phần và tính toán chỉ số PCI tổng hợp

Thời điểm điều tra thường diễn ra vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 6 hàngnăm và kết quả được công bố thời điểm cuối năm Kết quả PCI cuối cùng là tổnghợp từ 10 chỉ số thành phần và được phân thành 6 nhóm: Rất tốt, tốt, khá, trungbình, tương đối thấp và thấp

1.3.2.5 Ý nghĩa của chỉ số

Thứ nhất: Đối với doanh nghiệp

Tuy vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về PCI và chắc chắn cũng còn hạn chếnhưng PCI là một dự án nghiên cứu nghiêm túc, được thực hiện bởi những chuyêngia có năng lực và sử dụng các công cụ nghiên cứu khoa học Do đó, kết quả PCI đã

và đang được nhiều tổ chức, cá nhân đón nhận và sử dụng một cách đa dạng Đốivới các nhà đầu tư, chỉ số này cũng là một nguồn thông tin tham khảo đáng tin cậytrước khi đưa ra quyết định đầu tư vào địa phương nào Dựa vào những kết quảđánh giá tổng hợp của chỉ số PCI trên toàn bộ 64 tỉnh thành, doanh nghiệp có thể cócái nhìn tổng quát về môi trường đầu tư của các địa phương, thuận lợi và những khókhăn gì mà nhà đầu tư sẽ gặp phải nếu tiến hành đầu tư

Thứ hai: Đối với các cấp chính quyền địa phương

Đối với chính quyền địa phương, chỉ số PCI giúp chính quyền nhận ra đượcđiểm mạnh, điểm yếu của địa phương mình trong công tác điều hành kinh tế, tạo áplực thúc đẩy cải cách; chỉ ra những sáng kiến, chính sách tốt để các tỉnh tham khảo,học hỏi

1.4 Kinh nghiệm của một số quốc gia và tỉnh thành trong cải thiện môi trường đầu tư

1.4.1 Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Thư nhất: Hoàn chỉnh cơ chế chính sách về đầu tư theo hướng thông thoáng, hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và dễ kiểm soát

Đà Nẵng đã không ngừng nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi, điều chỉnh và hoànthiện hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận

Trang 23

lợi cho hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư theo đúng định hướng, chiến lượcphát triển KT-XH thành phố đã đặt ra Xây dựng, thiết lập một mặt bằng pháp lýchung áp dụng cho cả nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước (bao gồm cảđầu tư của khu vực kinh tế tư nhân), nhằm tạo lập một môi truờng đầu tư bình đẳng

và ổn định; đồng thời áp dụng một số quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phùhợp với nhà đầu tư

Đa dạng hoá các hình thức hoạt động đầu tư giữa kinh tế tư nhân với cácthành phần kinh tế khác, cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình phát triểnKT-XH của thành phố theo hướng đơn giản hoá các sắc thuế, từng bước áp dụng hệthống thuế chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Xây dựng hệthống thuế khuyến khích đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng nâng cao tỷ lệ nội địahoá sản phẩm, cho phép các dự án sản xuất nguyên liệu phụ trợ phục vụ hàng xuấtkhẩu được hưởng ưu đãi tương tự như các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu.Bảo hộ có thời hạn hợp lý và hiệu quả đối với một số sản phẩm quan trọng

Kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn liên quan đến vấn đề đất đai,giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Xoá bỏ các rào cản đốivới các nhà đầu tư tư nhân trong việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất để liêndoanh với nước ngoài

Nghiên cứu cách giải quyết phù hợp đối với các yêu cầu của nhà đầu tư khicần thế chấp giá trị quyền sử dụng đất đã được giao hoặc cho thuê dài hạn để vayvốn đầu tư của các tổ chức tín dụng trong nước

Thứ hai: Đẩy mạnh cải cách hành chính

Đã Nẵng đã không ngừng đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng “mộtcửa, một đầu mối” nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tưthuộc khu vực kinh tế tư nhân bằng các biện pháp sau đây:

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước củathành phố trong quản lý hoạt động đầu tư; phân định rõ quyền hạn, nhiệm vụ củatừng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh; duy trì thường xuyên

Trang 24

việc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với cácdoanh nghiệp trên địa bàn.

Cải tiến mạnh thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư theohướng tiếp tục đơn giản hoá việc cấp giấy phép đầu tư, mở rộng phạm vi các dự

án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư Quy định rõ ràng, công khai các thủ tụchành chính, đơn giản hoá và giảm bớt các thủ tục không cần thiết; kiên quyết xử

lý nghiêm khắc các trường hợp sách nhiễu, tiêu cực, cửa quyền và vô tráchnhiệm của cán bộ công quyền

Thứ ba: Xây dựng các dự án gọi vốn đầu tư

Xây dựng các dự án gọi vốn đầu tư đến năm 2020 để định hướng và kêu gọicác nhà đầu tư trong và ngoài địa bàn thành phố tham gia vào các dự án đầu tư này

Chú trọng vào hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút các dự án đầu tư mới vàcác hoạt động hỗ trợ nhà đầu tư để triển khai hiệu quả các dự án đầu tư đang hoạtđộng Biểu dương và khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp, nhà đầu tư có thànhtích xuất sắc trong kinh doanh, có đóng góp thiết thực vào xây dựng thành phố.Đồng thời phê phán và có hình thức xử lý nghiêm đối với những trường hợp viphạm pháp luật

Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch và danh mục dự án gọi vốn nhằmđảm bảo tính minh bạch, ổn định và có thể dự đoán trước được, đồng thời tạo điềukiện cho các nhà đầu tư trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư Điều này làm cơ sở đểthực hiện chương trình vận động đầu tư Những thông tin về mục tiêu, địa điểm,hình thức, đối tác thực hiện dự án trong danh mục phải đảm bảo độ chính xác và tincậy cao

Khi ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư mới, cần đưa ra các danhmục những dự án mà các doanh nghiệp muốn đầu tư bên cạnh các dự án mà thànhphố khuyến khích đầu tư Quá trình lựa chọn đối tác đầu tư cần chú ý đến các tiêuchuẩn: có thiện chí đầu tư nghiêm túc và lâu dài, có đủ năng lực tài chính để thựchiện dự án đầu tư, có khả năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể

Thứ tư: Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ

Trang 25

Có thể nói sự phát triển trong lĩnh vực dịch vụ cơ sở hạ tầng là nhân tố quantrọng cho quá trình phát triển bền vững đối với hoạt động đầu tư Đà Nẵng đã chútrọng xây dựng và phát triển hệ thống các dịch vụ hỗ trợ đặc biệt trong lĩnh vựcnăng lượng, giao thông, viễn thông và cơ sở hạ tầng thông tin.

Giảm dần mức giá hàng hoá và dịch vụ, đặc biệt là giá các dịch vụ là chi phíđầu vào của sản xuất như điện, nước, viễn thông, giá thuê mặt bằng, gia tăng các ưuđãi về thuế và tài chính

Xây dựng các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp để thực hiện các dịch vụ tưvấn về quản lý và kinh doanh đáp ứng các nhu cầu của các nhà đầu tư như: tưvấn về hoạch định chiến lược kinh doanh, bồi dưỡng kiến thức quản lý về tàichính, sản xuất, marketing, nhân sự; cung cấp thông tin về thị trường, kháchhàng, hỗ trợ xúc tiến thương mại; giới thiệu và tư vấn về các nguồn vốn đầu tư

để các nhà đầu tư lựa chọn

Thứ năm: Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư

Đà Nẵng đã phát triển một chiến lựơc tổng thể các hoạt động xúc tiến trên cơ

sở tính đến mục tiêu phát triển kinh tế toàn diện của thành phố.Những hoạt độngxúc tiến phù hợp là thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo đối với các nhà đầu tư,qua đó nhận biết được ý kiến của họ về môi trường đầu tư để có những chính sách,biện pháp cải thiện phù hợp Đối với các dự án đang triển khai, tổ chức các buổilàm việc trực tiếp giữa nhà đầu tư, lãnh đạo địa phương để nhanh chóng giải quyếtcác vướng mắc, rào cản trong các giai đoạn thực hiện dự án

Cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư cũng là cạnh tranh trong lĩnh vực xúctiến, vận động đầu tư Để hoạt động này hiệu quả, các cơ quan chuyên trách đã triểnkhai và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về nhu cầu của nhà đầu tư Xây dựng hệthống thông tin về môi trường đầu tư làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách,quản lý hoạt động đầu tư, mở rộng truyền thông đến các nhà đầu tư (về các yếu tố

về kinh tế vĩ mô, các quy định, chính sách khuyến khích đầu tư, các cơ hội đầu tưtiềm năng, các dự án mới gọi đầu tư) Xây dựng một hệ thống phần mềm quản lý dữliệu về nhà đầu tư, trao đổi thông tin hai chiều giữa Sở Kế hoạch và đầu tư và nhà

Trang 26

đầu tư Từ đó, thành phố có chính sách mời gọi hợp lý trên cơ sở cân nhắc điều kiệncủa các nhà đầu tư và lĩnh vực, ngành nghề thành phố cần đầu tư.

1.4.2 Kinh nghiệm của Bắc Ninh

Thứ nhất: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Chỉ đạo việc công khai dữ liệu thủ tục hành chính của từng ngành; thực hiệntốt mô hình một cửa liên thông hiện đại ở các ngành cấp tỉnh nhất là trong lĩnh vựcđầu tư, xây dựng, đất đai; theo dõi, đánh giá chất lượng của cơ chế một cửa hiệnđại; đánh giá công tác cải cách hành chính đối với các sở, ngành, UBND huyện, thị

xã, thành phố; đổi mới lề lối làm việc, tạo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp,nhà đầu tư trong và ngoài nước

Thứ hai: Nâng cao chất lượng quy hoạch

Quy hoạch sử dụng đất có tầm nhìn lâu dài, phục vụ cho quá trình phát triểntrong tương lai của tỉnh Công bố công khai quy định sử dụng đất, quy hoạch xâydựng, công tác giải phóng mặt bằng, đổi mới quản lý ở các cụm công nghiệp, thựchiện tốt việc hỗ trợ các nhà đầu tư trong công tác khảo sát địa điểm, cung cấp thôngtin quy hoạch, giải quyết các thủ tục đầu tư xây dựng; đồng thời kiểm tra việc sửdụng đất, quy hoạch theo đúng quy định

Thứ ba: Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin

Nâng cao chất lượng của cổng thông tin điện tử tỉnh và các website tại các

sở, ban, ngành; đánh giá và chỉ rõ những hạn chế, hỗ trợ và yêu cầu thực hiện biệnpháp khắc phục tại từng Website, nhất là đối với các nội dung thông tin về quyhoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chínhsách, quy định của nhà nước, của tỉnh; hệ thống mẫu đơn, tờ khai, cách thức thựchiện thủ tục hành chính cho nhà đầu tư đối với từng ngành, từng lĩnh vực

Thứ tư: Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính

Đẩy mạnh ứng dụng, nâng cao chất lượng hệ thống quản lý chất lượng ISO9001-2008; kiểm tra định kỳ các quy trình liên quan đến giải quyết thủ tục hànhchính cho người dân và doanh nghiệp; niêm yết công khai quy trình tại trụ sở, công

bố thông tin tại cổng thông tin điện tử của tỉnh, Website của ngành, của cơ quan

Trang 27

thông tin đại chúng về quy trình của từng thủ tục đã đựơc công nhận đạt tiêu chuẩn

hệ thống quản lý chất lượng để nhân dân, doanh nghiệp giám sát thực hiện

Thứ năm: Nâng cao chất lượng lao động

Đào tạo nguồn nhân lực chất luợng cao, nâng cao chất lượng đào tạo của cáctrường, trung tâm dạy nghề; kết nối, hỗ trợ các nhà đầu tư trong công tác đào tạo vàtuyển dụng lao động; giải quyết tốt các vấn đề đình công, hướng dẫn các nhà đầu tưnâng cao trách nhiệm xã hội, giải quyết tốt các quyền lợi của người lao động, xử lýkịp thời và phòng ngừa các vấn đề bức xúc của người lao động Có kế hoạch đàotạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công tác theo dõi, quản lý dự án

Thứ sáu: Thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích nhà đầu tư

Thực hiện các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư phù hợp với quyđịnh chung của pháp luật và tính chất đặc thù của địa phương: chẳng hạn hỗ trợ lãisuất sau đầu tư đối với các các dự án đầu tư vào các lĩnh vực mà tỉnh đặc biệtkhuyến khích, hỗ trợ kinh phí cho nhà đầu tư trong đào tạo lao động…

Thứ bảy: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước, đồng thời huy độngthêm các nguồn lực khác để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội đồng

bộ, hiện đại để tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư

1.4.3 Kinh nghiệm của Singapore

Báo cáo môi trường kinh doanh toàn cầu 2013 (Ease of Doing Business) màNgân hàng Thế giới (WB) vừa công bố xếp Singapore ở vị trí đầu bảng Đây là nămthứ bảy liên tiếp đảo quốc sư tử đứng thứ nhất thế giới về môi trường đầu tư kinhdoanh Để có được những thành công đó ta có thể kể đến một số nguyên nhân chínhnhư sau:

Thứ nhất: Quản trị tốt

Singapore nhấn mạnh sự lãnh đạo chính trị mạnh mẽ trong việc điều hànhnền kinh tế và thực hiện các chính sách kinh tế quan trọng Điều này giúp giảmthiểu các rủi ro về chính sách và chính trị đối với các nhà đầu tư nước ngoài làm ăntại Singapore Theo Tổ chức tư vấn rủi ro chính trị và kinh tế (PERC), năm 2010,

Trang 28

Singapore là nước đứng thứ hai về mức độ ít rủi ro nhất trong khu vực Đông Nam

Á Singapore có nhiều chỉ số tốt, đặc biệt trong các lĩnh vực như sự ổn định củaChính phủ, ổn định xã hội, hiệu quả của Chính phủ trong việc thực thi các chínhsách kinh tế, và chất lượng chính sách của Chính phủ

Thứ hai: Giám sát, điều hành thận trọng hệ thống tài chính

Trong những năm qua, Ủy ban Tiền tệ Singapore (MAS) đã áp dụng một

số biện pháp giúp giảm thiểu rủi ro hệ thống tài chính, với các quy định phù hợpvới thông lệ quốc tế tốt nhất Trong một số trường hợp, như quy định tỷ lệ antoàn vốn tối thiểu của các ngân hàng, quy định chặt chẽ hơn các tiêu chuẩn quốc

tế Nhờ đó, hệ thống tài chính vận hành ổn định, ngay cả khi diễn ra cuộc khủnghoảng tài chính toàn cầu

Thứ ba: Đa dạng hóa cấu trúc kinh tế và các thị trường xuất khẩu

Singapore vừa duy trì một nền sản xuất cạnh tranh toàn cầu, sản xuất hànghóa có giá trị gia tăng cao, vừa tạo ra sức cạnh tranh trong các ngành dịch vụ, baogồm các ngành xuất khẩu, du lịch và các dịch vụ tài chính

Thứ tư: Xây dựng chính sách tài chính hợp lý

Các chính sách tài chính hợp lý, thận trọng, “liệu cơm gắp mắm” và duytrì các nguồn thu ổn định, đa đạng, nhằm giảm thiểu các rủi ro tài chính Điềunày giúp Singapore có nguồn lực tài chính để hạn chế các cú sốc khi có tác động

từ bên ngoài

Thứ năm: Xây dựng chương trình phát triển tổng thể tốt

Là phải vạch ra được chương trình phát triển tổng thể và nhanh chóng triểnkhai chương trình ấy thành hiện thực Nhà nước cần phải có những chính sách nhấtquán nhằm bảo đảm sự ổn định và liên tục của dòng chảy phát triển; đơn giản hóa

và vi tính hóa thủ tục hành chính nhằm tăng khả năng cạnh tranh về thu hút vốn đầu

tư nước ngoài; chiến lược quy hoạch nhằm cân bằng sự phát triển giữa thành thị vànông thôn

Thứ sáu: Phải chuẩn bị tốt nguồn nhân lực

Trang 29

Bảo đảm lực lượng lao động được trang bị tốt cả về kỹ năng nghề nghiệp lẫntrình độ ngoại ngữ, tin học để có thể nhanh chóng nắm bắt được những tiến bộ khoahọc, kỹ thuật trên thế giới.

1.4.4 Một số nhận xét và khả năng vận dụng cho Quảng Ninh

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh bạn có thể rút ra một số nhậnxét liên quan đến vấn đề cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Ninh đó là:

- Một là: Cải cách hành chính được xác định là khâu đột phá nhằm đảm bảo

phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết côngviệc của Nhà nước với các tổ chức và công dân

- Hai là: Cải tiến và chuyên nghiệp hoá công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư:

chủ động xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư trong nước và ngoài nước,danh mục các dự án trọng điểm để kêu gọi đầu tư nhằm giới thiệu cho các nhà đầu

tư hiểu biết rõ thêm về Quảng Ninh và những cơ hội thuận lợi khi nhà đầu tư đếnsản xuất kinh doanh tại Quảng Ninh

- Ba là: Hoàn thiện Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh

Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 làm nền tảng cho việc thu hút đầu tưvào tỉnh

- Bốn là: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực: làm tốt việc đào tạo

nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Công tác đào tạo cần phải gắn với nhu cầucủa nhà đầu tư, xây dựng mô hình kết hợp giữa đơn vị đào tạo và doanh nghiệp.Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp cho các doanhnghiệp nhỏ và vừa

- Năm là: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội Đẩy mạnh công tác

xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo thuận lợi về hệ thống giao thông, hệ thống cungcấp nước, cung cấp điện ổn định; các hệ thống thoát nước thải; các công trình phụtrợ tạo ra hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ

- Sáu là: Tiến hành rà soát, xem xét thu hồi đất đối với các dự án triển khai

chậm, dự án treo,…hình thành “Quỹ đất sạch” để tạo điều kiện thuận lợi cho nhàđầu tư sớm có địa điểm để đầu tư sản xuất kinh doanh Phối kết hợp chặt chẽ trong

Trang 30

công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất để giao cho nhà đầu tư trong thờigian ngắn nhất.

Kết luận chương 1

Cải thiện Môi trường đầu tư của tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm, là nhiệm vụ của

cả hệ thống chính trị - xã hội, của các cấp, các ngành, người dân trong tỉnh; phảinhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề cải thiện môi trường đầu tư đối vớiviệc tăng cường thu hút đầu tư phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Chính vìthế đòi hỏi phải nghiên cứu một cách hệ thống những lý luận cơ bản về cải thiệnmôi trường đầu tư, tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư qua đóđưa ra được những nhận xét liên quan đến môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Ninhtrong hiện tại và tương lai

Trang 31

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Khi nghiên cứu vấn đề: “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Quảng Ninh”những câu hỏi được đặt ra là:

Một là, môi trường đầu tư tỉnh Quảng Ninh hiện nay như thế nào? Việc cải

thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn từ bên trong lẫn bên ngoài đểphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt hiệu quả chưa? Sử dụng nguồn vốn đầu tư

có đúng mục đích không?

Hai là, môi trường đầu tư tỉnh Quảng Ninh có những hạn chế gì, nguyên

nhân của những hạn chế đó?

Ba là, Thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Quảng Ninh thể hiện như thế nào

thông qua các yếu tố cấu thành và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI?

Bốn là, tỉnh Quảng Ninh đã làm gì để cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh ? Năm là, Quảng Ninh cần phải làm gì để cải thiện môi trường đầu tư ?

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong đề tài là quan điểm duy vật,biện chứng duy vật lịch sử để thấy rõ mối tương quan giữa các hiện tượng kinh tế -

xã hội trong trạng thái vận động Nó cho phép phân tích, đánh giá một cách kháchquan các vấn đề nghiên cứu Sử dụng phương pháp này cho thấy mọi sự vật hiệntượng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệphổ biến với các hiện tượng sự vật xung quanh Vấn đề cải thiện môi trường đầu tư

có liên quan đến nhiều yếu tố như các cơ chế chính sách của nhà nước, sự phối hợpcủa các cơ quan có liên quan, tác động về đặc thù vị trí địa lý tại Quảng Ninh

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu và thuthập trực tiếp từ các đơn vị tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống

Trang 32

kê Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu

sơ cấp lại thường phức tạp, tốn kém Để khắc phục nhược điểm này, người ta khôngtiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể mà chỉ chỉ điều tra 1 số đơn vịgọi là điều tra mẫu

Số liệu sơ cấp sử dụng trong luận văn được tiến hành thu thập thông quaphương pháp Điều tra bằng phiếu hỏi (Anket) Đề tài tiến hành điều tra 100 doanhnghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI nhằm khảo sát thực trạng môi trường đầu

tư của tỉnh Quảng Ninh bằng bộ câu hỏi soạn thảo sẵn như: mức độ đáp ứng các nhàđầu tư về thủ tục hành chính, về cơ sở hạ tầng, những thuận lợi và khó khăn trongthực hiện đầu tư (phiếu đính kèm)

+) Hạn chế của phương pháp: Số liệu điều tra là hạn chế vì chỉ điều tra một

số nhà đầu tư,

+) Ưu điểm: Do là hệ thống câu hỏi soạn sẵn nên dễ dàng thống kê và xử lýthông tin

2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều

lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhanh như: Từ các sách, công trình nghiên cứu, các báocáo khoa học về vấn đề cải thiện môi trường đầu tư; từ Nghị quyết Đại hội Đảngtỉnh Quảng Ninh; Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ninh; Kế hoạchxúc tiến đầu tư giai đoạn 2012 - 2020, Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranhcủa tỉnh Quảng Ninh Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh về tình hìnhthu hút đầu tư qua các năm 2006 - 2012, báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về cácchính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên điạ bàn tỉnh Quảng Ninh

Tài liệu thu thập được gồm:

Các công trình khoa học đã được nghiên cứu, các luận văn đề tài:

+) Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam;

+) Môi trường đầu tư thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại TP.

Hồ Chí Minh;

Trang 33

- Các tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết hoạt động đầu tư của Việt Nam(trong đó có tỉnh Quảng Ninh) Các kinh nghiệm thực tiễn của một số tỉnh về cảithiện môi trường đầu tư: Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bà Rịa -VũngTàu, Singapore tạitrang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (www.mofa.gov.vn);trang web của Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh, Website: www pcivietnam.org

và pcilaocai.vn

- Các tài liệu, số liệu tình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giaiđoạn 2006 -2012

- Các tài liệu liên quan khác

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quảnghiên cứu có liên quan đến đề tài Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả

sẽ tiến hành phân tích thực trạng môi trường đầu tư ở tỉnh Quảng Ninh, đồng thờithấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác điềutra đạt hiệu quả hơn

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính.Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cầnthiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh, môi trường đầu

tư của tỉnh Quảng Ninh qua các năm So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, cáchiện tượng kinh tế xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chấttương tự nhau

Trang 34

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm

- Phương pháp so sánh gồm các dạng:

+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch

+ So sánh qua các giai đoạn khác nhau

+ So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến

2.2.4.3 Phương pháp đồ thị

Đồ thị là phương pháp chuyển hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị.Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thị nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêunghiên cứu Đồ thị sẽ giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận và phân tích thông tin

2.2.5 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Qua phương pháp này giúp cho luận văn có được các thông tin chính xác,mang tính hệ thống Kết quả này sẽ giúp tác giả đưa ra được các ý kiến đóng góp sátvới thực tiễn

Trong đề tài áp dụng phương pháp này để phỏng vấn các chuyên viên, cán bộlãnh đạo Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh về quá trình triển khaicông tác chuyên môn: Đánh giá về trình độ, phẩm chất, năng lực hiện tại của cán bộtại Ban; hệ thống quản lý về số liệu, chính sách hiện tại để thu hút đầu tư có gì bấtcập, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác Ở đây tác giả đã trực tiếp phỏngvấn 5 cán bộ, trong đó có 1 đồng chí lãnh đạo ban, 02 đồng chí trưởng phòng và 02cán bộ chuyên viên

Nội dung phương pháp: trực tiếp gặp đối tượng được phỏng vấn theo bảngcâu hỏi soạn sẵn Áp dụng khi hiện tượng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thậpnhiều dữ liệu, khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn và cóthể trả lời nhanh được

Ưu nhược điểm: do gặp mặt trực tiếp nên quá trình phóng vấn có thể thuyếtphục được đối tượng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tượng về các câu hỏi, có thểdùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trướckhi ghi vào phiếu điều tra Tuy nhiên phương pháp này cần có thời gian tiếp cận

Trang 35

người được phỏng vấn, trong quá trình triển khai đã kết hợp giao tiếp xã hội vàtranh thủ ngoài giờ hành chính để tránh làm mất thời gian làm việc của cán bộ đượcphỏng vấn

Biện pháp nâng cao hiệu quả của phỏng vấn cá nhân trực tiếp: Kỹ năng đặtcâu hỏi phải khéo léo, tinh tế; không để cho quan điểm riêng của mình ảnh hưởngđến câu trả lời của đáp viên; phải trung thực (không bịa ra câu trả lời, bỏ bớt câu trảlời để tự điền lấy cho nhanh); phải có kỹ năng giao tiếp

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh từ 2006 - 2011

2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quảng Ninh

3 Chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh

4 Vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp FDI

5 Vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp trong nước

6 Doanh thu của doanh nghiệp FDI

7 Doanh thu của doanh nghiệp trong nước

8 Diện tích đất công nghiệp

9 Chỉ số PCI và các chỉ số thành phần

Trang 36

Chương 3 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG NINH

3.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Quảng Ninh

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Việt Nam giành độc lập, chính quyền

về tay nhân dân Năm 1963 với nền tảng là khu Hồng Quảng và tỉnh Hải NinhChính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập tỉnh Quảng Ninh Theo cách đặtcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh, tên tỉnh là ghép tên của hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh

cũ Diện tích của toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km² Tính đến năm 2011, dân

số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt 1,172 triệu người người, mật độ dân số đạt 192người/km² Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 9,2 % QuảngNinh có 14 đơn vị hành chính gồm: thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái, thànhphố Uông Bí, thành phố Cẩm Phả, thị xã Quảng Yên và 09 huyện (trong đó cóhuyện đảo Cô Tô); có 186 xã, phường, thị trấn; có 22 dân tộc anh em (người kinhchiếm 89%) Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất của Việt Nam

▪ Vị trí địa lý: Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam.

Phía tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phíatây nam giáp tỉnh Hải Dương và tỉnh Hải Phòng, phía bắc giáp Trung Quốc với cửakhẩu Móng Cái

▪ Điều kiện tự nhiên

- Địa hình: Địa hình Quảng Ninh mang tính chất là một vùng miền núi,

trung du và ven biển, hình thành 3 vùng tự nhiên rõ rệt: vùng núi có diện tích gần3.000 km2, chiếm 41%; vùng hải đảo 619 km2, khoảng 10,0%

- Khí hậu: Quảng Ninh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ khôngkhí trung bình trong năm từ 21- 23oC, lượng mưa trung bình hàng năm 1.995mm,

độ ẩm trung bình 82 - 85% Do tác động của biển, khí hậu Quảng Ninh nhìn chungmát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạtđộng kinh tế khác

Trang 37

- Tài nguyên thiên nhiên

- Đất đai: Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào với 601.000 ha, trong đó 50.364 hađất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất cóthể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả

- Tiềm năng đất lâm nghiệp của tỉnh khá lớn Rừng để sản xuất, kinh doanhchiếm 80% (chủ yếu rừng trung bình và nghèo) với tổng trữ lượng 4,8 triệu m3không đủ đáp ứng nhu cầu của tỉnh Rừng đặc sản hiện chỉ có 10.000 ha Đất chưathành rừng không còn lớn, có thể hình thành các vùng gỗ nguyên liệu và cây đặcsản quy mô lớn để cung cấp gỗ trụ mỏ, gỗ dân dụng và cung cấp cho nguyên liệuchế biến lâm sản của địa phương

- Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản phong phú gồm có: Than, đá vôi, đấtsét, gạch ngói, các mỏ cao lanh… được phân bố rộng khắp trong tỉnh

3.2 Đánh giá thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Quảng Ninh thông qua các yếu tố cấu thành

3.2.1 Yếu tố tự nhiên

3.2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, trong vùng kinh tếtrọng điểm phía Bắc, có vị trí địa lý khá thuận lợi cho giao lưu kinh tế văn hóa vàkhoa học kỹ thuật với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh Bắc Bộ, cả nước và quốc tế QuảngNinh còn là cửa ngõ thông ra biển của cả vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trung

du miền núi phía Bắc Phía Bắc tỉnh có hơn 18,8 km đường biên giới trên bộ và 191

km đường biên gới trên biển giáp với Trung Quốc Quảng Ninh là một trong 28 tỉnhthành có biển, với 250 km bờ biển, 2077 đảo (chiếm 2/3 số đảo của Việt Nam).Quảng Ninh có bốn cảng biển quốc tế (Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai,Vạn Gia), bakhu kinh tế cửa khẩu (Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh) trong đó có Cửakhẩu quốc tế thành phố Móng Cái tiếp giáp với vùng duyên hải rộng lớn NamTrung Quốc; có các cảng nước sâu như Cái Lân, Cửa Ông, Hòn Nét thuận tiệncho giao thông biển

Trang 38

Chính từ những yếu tố địa lợi này đã giúp cho Quảng Ninh có được nhữnggiá trị khác biệt đem đến những cơ hội để phát triển kinh tế bền vững mà khôngphải địa phương nào cũng có được Đó là dịch vụ du lịch, biên mậu, hậu cần cảngbiển, đánh bắt nuôi trồng chế biến thuỷ hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đóngtàu, sản xuất vật liệu xây dựng và là trung tâm nhiệt điện lớn nhất Việt Nam Là mộttỉnh vùng biên, Quảng Ninh có thể phát triển dịch vụ thương mại và vận tải giữaViệt Nam - Trung Quốc - ASEAN, thu hút các dự án đầu tư vào khu kinh tế củakhẩu Móng Cái Xét về vị trí địa lý, giá trị thương mại quốc tế này được chia thànhthương mại qua biên giới và thương mại qua đường biển Thương mại qua biên giớivới Trung Quốc đạt 6 tỷ USD chiếm 50% tổng giao dịch thương mại của QuảngNinh Giá trị thương mại này đóng góp 500 tỷ VNĐ vào GDP ngành vận tải và khovận Thương mại qua biên giới với Trung Quốc đi qua 3 cửa khẩu: Bắc Luân, KaLong, Vạn Gia (Móng Cái); Hoành Bồ (Bình Liêu) và Bắc Phong Sinh (HảiHà).Thương mại đường biển qua các cảng Cái Lân, Hòn Gai, Cẩm Phả

Quảng Ninh là tỉnh miền núi - Duyên hải, địa hình chia ra : vùng đồi núi,vùng trung du đồng bằng, vùng biển đảo, hơn 80% diện tích đất là đồi và núi, ít cónhững khu đất thật bằng phẳng gây khó khăn cho trồng cây nông nghiệp, có ít diệntích để xây dựng các đô thị lớn và phát triển sở hạ tầng của tỉnh

3.2.1.2 Nguồn tài nguyên thiên nhiên

a Tài nguyên đất

Quảng Ninh có diện tích tự nhiên 6.102 km2, chiếm 1,84% tổng diện tích củaViệt Nam, là tỉnh có diện tích lớn nhất trong vùng đồng bằng sông Hồng Quảngninh có quỹ đất dồi dào với 611.081,3 ha, trong đó 75,370 ha đất nông nghiệp đangđựoc sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phùhợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.Trong tổng diệntích đất đai toàn tỉnh, đất nông nghiệp chỉ chiếm 10%, đất có rừng chiếm 38%, diệntích chưa sử dụng còn lớn (chiếm 43,8%) tập trung ở vùng miền núi và ven biển,còn lại là đất chuyên dùng và đất ở

Trang 39

b Tài nguyên rừng

Quảng Ninh có trên 388.000 ha đất rừng với độ che phủ đạt 51,0% cao hơnnhiều so với tỷ lệ 39,7% của cả nước Rừng Quảng Ninh có thảm động thực vậtphong phú, gồm 1027 loài thực vật và 120 loài động vật Rừng ở Quảng Ninh chủyếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài Gỗ quí hiếm

có lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ Các loại thuộc

họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre, ngoài ra còn có: mây, song, dượcliệu, quế, cánh kiến đỏ các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn,phi lao, quế, cao su, keo tai tượng Nhìn chung vùng rừng giàu và trung bình chủyếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, phân bố trên các dãy núi cao thuộc vùngbiên giới Việt - Trung

Rừng Quảng Ninh cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vậtnhư: Voi, hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim.Trong số đó có một số các loài đang gặp nguy hiểm như gấu ngựa và rái cá đangđựơc bảo tồn ở vườn quốc gia Vịnh Bái Tử Long

Quảng Ninh có diện tích đất rừng lớn nhất so với các tỉnh khác trong vùngkinh tế trọng điểm Bắc Bộ Điều này mang lại cơ hội phát triển ngành lâm nghiệpcùng với cơ hội nhận tài trợ từ chương trình REDD + (các nước phát triển có mứcphát thải cao trả tiền cho công tác bảo vệ rừng , một cách để bù đắp cho lượng phátthải) Đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực khai thác nông sản, sảnxuất nhiên liệu sinh học, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng vì đây là những lĩnhvực đầu tư vẫn chưa được khai thác triệt để Nguồn nguyên vật liệu giá rẻ cũng giúp

ra tăng giá trị cho doanh nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ bán cho dukhách, sản xuất bột giấy để xuất khẩu, sản xuất đồ gia dụng để cung cáp cho nhàhàng và khách sạn trên địa bàn tỉnh

c Tài nguyên biển

Quảng Ninh có 250 km đường bờ biển và trên 6.100 km2 ngư trường trên40.000 ha bãi triều, và hơn 20.000 ha diện tích eo biển và vịnh Những khu vực này

là nơi sinh sống của nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như: Tôm, cua, hàu, bàongư, sò huyết và sái sùng một đặc sản của Vân Đồn Điều này tạo ra cơ hội lớn cho

Trang 40

thu hút đầu trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phục xuấtkhẩu Tỉnh cũng có thể phát triển thêm các cơ sở chế biến thực phẩm giá trị cao tậndụng lợi thế về thuỷ sản

d Tài nguyên khoáng sản

Quảng Ninh được thiên nhiên ban tặng tài nguyên khoáng sản phong phú đặcbiệt là than, vật liệu xây dựng và nước khoáng

- Than: than khai thác tại Quảng Ninh chiếm trên 90% tổng sản lượng than

cả nước Quảng Ninh có bể than lớn cung cấp chủ yếu là than mỡ (anthraxit) vớihàm lượng cac- bon cao Tổng trữ lượng ước đạt khoảng 8,8 tỷ tấn trên diện tíchkhoảng 1.000km2 (130 km chiều dài và 6-10 km chiều rộng) từ Đông Triều đếnCẩm Phả Trong đó, khoảng 3,6 tỷ nằm ở độ sâu 0 đến âm 300m

- Khoáng sản phi kim phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: Quảng Ninh cónhiều đá vôi, đất sét và cao lanh Các khoáng sản này là tài nguyên quan trọngthúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất VLXD của tỉnh

Bảng 3.1: Các loại khoáng sản chính phục vụ ngành công nghiệp VLXD

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh)

- Nước khoáng: các địa phương Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên

Yên) và Đồng Long (Bình Liêu) có nguồn nước khoáng uống được Ngoài ra, còn

có các suối nước nóng ở Cẩm Phả với hàm lượng khoáng cao có tác dụng trị liệu vàphục vụ du lịch.- Các khoáng sản khác: ngoài ra, Quảng Ninh còn có trữ lượng nhỏimenit ở Móng Cái, sắt ở Hoành Bồ và Vân Đồn, phốt pho - Hoành Bồ và ĐôngTriều, vàng ở Tiên Yên và Hải Hà

Ngày đăng: 26/06/2014, 22:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), “Kỷ yếu 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, Nhà xuất bản Thống nhất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu 20 năm đầu tư nước ngoài tại ViệtNam
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống nhất
Năm: 2008
10. PGS.TS Thái Bá Cẩn (2004), “Làm gì để cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán số 6 (11)- 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm gì để cải thiện môi trường đầu tư ở ViệtNam
Tác giả: PGS.TS Thái Bá Cẩn
Năm: 2004
18. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2006), “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạchphát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010
Tác giả: Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2006
22. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006 về việc phê duyệt "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xãhội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
25. Trương Thị Minh Sâm (2004), “Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệuquả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất
Tác giả: Trương Thị Minh Sâm
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 2004
1. Edmund Malesky và các tác giả (2005), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005 của Việt Nam, Báo cáo đầy đủ, VNCI, Hà Nội Khác
2. Edmund Malesky và các tác giả (2006), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2006 về môi trường kinh doanh của Việt Nam, Báo cáo tóm tắt, VNCI, Hà Nội Khác
3. World Bank (2004), Người dịch Vũ Cương và các tác giả, Báo cáo phát triển thế giới 2005 - Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người, Nhà xuất bản Văn hóa -Thông tin, Hà Nội Khác
9. Triệu Hồng Cẩm (2003), Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế TPHCM, TPHCM Khác
11. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII(2010), Báo cáo chính trị Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2010- 2015 Khác
12. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt- TS Từ Quy Phương (2004), Giáo trình Kinh tế Đầu tư, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội Khác
13. Niên giám thống kê Trung ương, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2011 14. GS.TS. Dương Thị Bình Minh, PGS.TS. Sử Đình Thành & TS. Hà Thị Ngọc Khác
15. GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội Khác
16. Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ninh Khác
17.Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến 2020 Khác
19. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, 2010 Khác
20. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Ngân hàng dữ liệu về môi trường đầu tư tỉnh Quảng Ninh, 2008 Khác
21. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, Kế hoạch xúc tiến đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 Khác
23. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trược tiếp nước ngoài ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
24. Nguyễn Thị Thơm (2008), Cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư, giải quyết việc làm ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 01/2008 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sơ đồ minh họa môi trường đầu tư - Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh
Hình 1.1 Sơ đồ minh họa môi trường đầu tư (Trang 10)
Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2011 - Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh
Hình 3.1 Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2011 (Trang 44)
Bảng 3.4: Lao động đang làm việc trong các ngành Kinh tế quốc dân Tổng - Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh
Bảng 3.4 Lao động đang làm việc trong các ngành Kinh tế quốc dân Tổng (Trang 53)
Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI giai đoạn 2007- 2011 Năm - Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh
Bảng 3.6 Tổng hợp kết quả chỉ số PCI giai đoạn 2007- 2011 Năm (Trang 59)
Hình 3.3: Kết quả so sánh 9 chỉ số thành phần PCI giữa tỉnh Quảng Ninh với tỉnh tốt nhất và tỉnh kém nhất năm 2011 - Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh
Hình 3.3 Kết quả so sánh 9 chỉ số thành phần PCI giữa tỉnh Quảng Ninh với tỉnh tốt nhất và tỉnh kém nhất năm 2011 (Trang 60)
Bảng 3.7: Chi phí gia nhập thị trường giai đoạn 2007-2011 Năm Điểm Nhỏ nhất Trung - Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh
Bảng 3.7 Chi phí gia nhập thị trường giai đoạn 2007-2011 Năm Điểm Nhỏ nhất Trung (Trang 61)
Bảng 3.10: Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất năm 2010-2011 Chỉ tiêu - Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh
Bảng 3.10 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất năm 2010-2011 Chỉ tiêu (Trang 65)
Bảng 3.12: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin năm 2010- 2011 Chỉ tiêu - Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh
Bảng 3.12 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin năm 2010- 2011 Chỉ tiêu (Trang 67)
Bảng 3.14: Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước năm 2010 -2011 - Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh
Bảng 3.14 Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước năm 2010 -2011 (Trang 70)
Bảng 3.15 : Chi phí không chính thức giai đoạn 2007-2011 Năm Điểm Nhỏ nhất Trung vị Lớn - Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh
Bảng 3.15 Chi phí không chính thức giai đoạn 2007-2011 Năm Điểm Nhỏ nhất Trung vị Lớn (Trang 72)
Bảng 3.18: Tính năng động và tiên phong của chính quyền địa phương năm 2010-2011 - Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh
Bảng 3.18 Tính năng động và tiên phong của chính quyền địa phương năm 2010-2011 (Trang 74)
Bảng 3.20: Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp năm 2010-2011 - Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh
Bảng 3.20 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp năm 2010-2011 (Trang 76)
Bảng 3.21: Đào tạo lao động giai đoạn 2007- 2011 Năm Điểm Nhỏ - Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh
Bảng 3.21 Đào tạo lao động giai đoạn 2007- 2011 Năm Điểm Nhỏ (Trang 79)
Bảng 3.22: Đào tạo lao động năm 2010-2011 Chỉ tiêu - Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh
Bảng 3.22 Đào tạo lao động năm 2010-2011 Chỉ tiêu (Trang 80)
Bảng 3.23: Thiết chế pháp lý giai đoạn 2007-2011 - Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh
Bảng 3.23 Thiết chế pháp lý giai đoạn 2007-2011 (Trang 82)
Bảng 3.24: Thiết chế pháp lý năm 2010-2011 Chỉ tiêu - Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh
Bảng 3.24 Thiết chế pháp lý năm 2010-2011 Chỉ tiêu (Trang 83)
Bảng 3.25 : Vốn đầu tư thực hiện theo giá hiện hành tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005 - 2011 - Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh
Bảng 3.25 Vốn đầu tư thực hiện theo giá hiện hành tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005 - 2011 (Trang 86)
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu KTXH tỉnh Quảng Ninh đến 2020 - Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh
Bảng 4.1 Các chỉ tiêu KTXH tỉnh Quảng Ninh đến 2020 (Trang 97)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w