1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN LÝ VỐN ODA TRONG DỰ ÁN “CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

82 666 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 486,5 KB

Nội dung

- Tác giả Thái Chuyên với bài viết “Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồnvốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA” đưa ra giải pháp về giải quyết vốnđối ứng sao cho đáp ứng kịp thời với vốn ODA.

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 VỐN ODA VÀ QUẢN LÝ VỐN ODA 6

1.1 Vốn ODA và Dự án ODA 6

1.1.1 Khái niệm vốn ODA và Dự án ODA 6

1.1.2 Đặc điểm vốn ODA 6

1.1.3 Phân loại ODA 8

1.1.4 Vai trò và tác động của ODA 9

1.2 Quản lý vốn ODA 14

1.2.1 Nội dung quản lý, sử dụng vốn ODA 14

1.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả Dự án ODA 17

1.2.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng ODA của Dự án 19

1.3 Một số quy định pháp lý và kinh nghiệm thực tế về quản lý ODA và dự án ODA ở việt nam 24

1.3.1 Một số quy định pháp lý về quản lý vốn ODA và Dự án ODA 24

1.3.2 Một số kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quản lý ODA và Dự án ODA 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ODA TRONG DỰ ÁN “CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC” Giai đoạn 2007-2013 29

2.1 Giới thiệu về Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” 29

2.1.1 Thông tin tổng quan về Dự án 29

2.1.2.Nguồn vốn đầu tư của Dự án 32

Trang 2

2.1.3 Cơ cấu quản lý của Dự án 33

2.1.4 Cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với các Dự án hợp phần 34

2.2 Thực trạng quản lý sử dụng vốn ODA trong Dự án "Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc" 36

2.2.1 Hình thức quản lý Dự án 38

2.2.2 Tình hình tiến độ thực hiện của Dự án 39

2.3 Đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng vốn ODA của Nhật Bản cho dự án "Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc" 51

2.3.1 Về mức độ phù hợp của Dự án 52

2.3.2 Tính hiệu quả 53

2.3.3 Về tính tác động của Dự án 54

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN ODA TRONG DỰ ÁN “CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC” Giai đoạn 2014-2017 56

3.1 Bối cảnh và phương hướng thực hiện Dự án trong thời gian tới 56

3.1.1 Bối cảnh Dự án trong giai đoạn 2014 – 2017 56

3.1.2 Phương hướng thực hiện Dự án trong thời gian tới (2014 -2017) 58

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA trong Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” 60

3.2.1 Nhóm giải pháp tổng thể 61

3.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể 69

3.2.3 Các giải pháp khác 72

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 ADB Ngân hàng Phát triển châu Á

3 Ban QLDA Ban quản lý dự án

4 Bộ GTVT Bộ Giao thông vận tải

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa các loại hình và các tiêu chí đánh giá 23

Bảng 2.1: Quản lý vận hành và khai thác công trình 38

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp khái quát vốn đầu tư 39

Bảng 2.3: Tổng mức đầu tư dự kiến của Dự án 40

Thoát nước và xử lý nước thải Vĩnh Yên 40

Bảng 2.4: Tổng mức đầu tư dự kiến của Dự án 41

hợp phần Mở rộng hệ thống cấp nước Vĩnh Yên 41

Bảng 2.5: Tổng mức đầu tư dự kiến của Dự án Đầu tư 43

xây dựng công trình cải tạo lưới điện trung áp thị xã Vĩnh Yên 43

Bảng 2.6:Tổng mức đầu tư dự kiến của Dự án đầu tư 44

công trình lưới điện trung áp Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc 44

Bảng 2.7: Tổng mức đầu tư dự kiến của Dự án 45

Đường trục Trung tâm Khu đô thị mới Mê Linh 45

Bảng 2.8: Mức độ giải ngân từng năm 51

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Giai đoạn phụ của Dự án 17Hình 1.2: Đánh giá hiệu quả và hiệu suất của một Dự án ODA 20Hình 2.1: Cơ cấu, tổ chức của Ban QLDA 34

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được hiểu là sự hỗ trợ, giúp đỡ vềmặt tài chính của các nước phát triển, được thực hiện trực tiếp hoặc thông quacác tổ chức quốc tế liên Chính phủ, cho các nước nghèo và đang phát triển đểphát triển kinh tế - xã hội ODA là một khoản vay ưu đãi, gồm viện trợ khônghoàn lại và cho vay ưu đãi Tuy nhiên, về bản chất ODA là một khoản nợ củaquốc gia, cần quản lý sử dụng vốn hiệu quả và không để lại gánh nặng nợ nầncho đất nước

Là nguồn vốn với nhiều ưu đãi về thời gian vay, thời gian ân hạn, lãisuất, ODA đóng vai trò quan trọng bổ sung nguồn vốn đầu tư Dự án phục vụphát triển kinh tế-xã hội ở nước ta Hơn nữa, cùng với quá trình phát triển đấtnước, các điều kiện liên quan đến vay, sử dụng ODA ngày càng ngặt nghèohơn Quản lý ODA một cách hợp lý, có khoa học, không chỉ gây dựng đượclòng tin đối với nhà tài trợ, nhà đầu tư, mà còn giúp đảm bảo được tiến độ,chất lượng và hiệu quả của Dự án…

Là một trong tám tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồngthời là một khu vực công nghiệp trọng điểm của Đồng Bằng sông Hồng, TỉnhVĩnh Phúc đã thu hút thành công một số Dự án FDI lớn, như Toyota vàHonda Tuy nhiên, trong các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, cũngnhư theo chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Vĩnh Phúc đứng trước yêu cầu to lớnnhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nhiều hơn FDI và cácnguồn lực xã hội cho phát triển kinh tế địa phương, kể cả hệ thống cơ sở hạtầng kết nối thành phố Vĩnh Yên với trung tâm Hà Nội

Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” ra đời và thực

hiện nhằm đáp ứng nhu cầu trên Đây là Dự án dài hạn 20/3/2037), do UBND tỉnh Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư, sử dụng nguồn ODAđược tài trợ bởi tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JICA (The JapanInternational Cooperation Agency)

Trang 7

(20/3/2007-Theo đó Dự án tổng thể bao gồm 07 hợp phần như sau:

(1) Dự án hợp phần đường trục trung tâm đô thị mới Mê Linh ( Giaiđoạn I: 41m mặt cắt, Giai đoạn II mặt cắt 100m);

(2) Dự án hợp phần mở rộng hệ thống cấp thoát nước Thành phố Vĩnh Yên.(3) Dự án hợp phần thoát nước và xử lý nước thải thành phố Vĩnh Yên.(4) Dự án hợp phần thoát nước và xử lý nước thải thị xã Phúc Yên.(5) Dự án hợp phần cải tạo lưới điện trung áp Thành phố Vĩnh Yên.(6) Dự án cải tạo lưới điện trung áp Thị xã Phúc Yên

(7) Hợp phần mềm hỗ trợ giúp tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực thuhút, quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đặc biệt là các Doang nghiệpNhật Bản; cải cách chính sách thu hút đầu tư; cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhà đầu

tư trong quá trình đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc

Tổng 7 Dự án hợp phần trên gồm khoảng 4500 tỷ đồng, được chiathành 2 giai đoạn đầu tư, nhưng thực hiện mục tiêu chung là cải thiện môitrường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

Do nhu cầu tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý Dự án dùng vốn ODA vàhiện chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế quản lý

ODA trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, vì vậy, sự lựa chọn đề tài: “Quản lý vốn

ODA trong Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” –Thực

trạng và giải pháp” là có ý nghĩa cao cả về thực tế và khoa học quản lý ở

nước ta nói chung, cho địa phương nói riêng

2 Tình hình nghiên cứu

Đã có một số nghiên cứu về ODA cả về lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam

- Tác giả Lê Thanh Nghĩa với đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vàquản lý vốn ODA ở Việt Nam” đã đưa ra được những giải pháp chung choviệc quản lý vốn ODA trong đó tập trung nhất vào việc đẩy nhanh công tácgiải ngân vốn

Trang 8

- Tác giả Thái Chuyên với bài viết “Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồnvốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)” đưa ra giải pháp về giải quyết vốnđối ứng sao cho đáp ứng kịp thời với vốn ODA.

- Trong bài viết “Bàn về quản lý vốn ODA ở Việt Nam” của tác giả HồHữu Tiến trên tạp chí khoa học và công nghệ Đà Nẵng lại tập trung vào việcquản lý hiệu quả vốn ODA từ cơ quan cấp cao

Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn nhiều vấn đề chưa có lời giải đáp cuốicùng hoặc đang phát sinh trong quản lý ODA, nhất là trong bối cảnh ViệtNam đã bước vào nhóm các nước phát triển trung bình

Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” sẽ kéo dài trong

vòng 11 năm từ 2007 đến 2017, sau đó sẽ thực hiện trả nợ đến năm 2037.Trong quá trình triển khai Dự án, có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnhhưởng đến hoạt động sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA, nhưng chưa hềđược nghiên cứu Vì vậy, cần có những nghiên cứu mới thích hợp nhằm nắmbắt, đánh giá quá trình quản lý ODA và đề xuất biện pháp thiết thực để có thể

sử dụng vốn hiệu quả hơn trong những năm còn lại của Dự án, cũng như rút ranhững kinh nghiệm cho những Dự án ODA khác của địa phương và cả nước

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát của đề tài này là tìm hiểu, nghiên cứu và thông quathực trạng sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA của Dự án “Cải thiện môitrường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” từ đó đề xuất một số quan điểm và giải phápnhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn ODA của Dự án trong thời giantới, góp phần tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý ODA cả nước

- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

+ Góp phần hệ thống hóa và phân tích khái quát một số vấn đề lý luận

về pháp lý về ODA và quản lý ODA ở Việt Nam;

Trang 9

+ Đánh giá thực trạng và các vấn đề đặt ra về quản lý ODA trong

khuôn khổ Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc”;

+ Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần giải quyết những tồn tại và bấtcập trong quản lý ODA của Dự án; qua đó góp phần hoàn thiện cơ chế quản

lý ODA cả nước trong thời gian tới

4 Chủ thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Chủ thể nghiên cứu của đề tài đứng trên góc độ là người thụ hưởngthảnh quả của một dự án ODA đưa ra những phân tích, đánh giá và đóng gópmột số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA của Dự án

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế quản lý sử dụng vốn ODAtrong giai đoạn 2007 - 2013 của Dự án Đây là một vấn đề nghiên cứu cầnthiết giúp đem lại lợi ích cho việc quản lý vốn ODA trong giai đoạn tiếp theo

và thực hiện việc trả nợ

Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến sử dụng vốn tại Dự án

“Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc”.

Thời gian: từ năm 2007-2037

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết dự kiến sử dụng cácphương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:

Các thông tin liên quan đến việc nghiên cứu việc sử dụng vốn ODA của

Dự án cũng như việc quản lý hoạt động sử dụng vốn đó như thế nào

- Phương pháp phân tích – thống kê – mô tả:

Đề tài phân tích thực trạng quản lý sử dụng vốn ODA trong Dự án “Cảithiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” trong gian đoạn 2007 – 2013, từ đóthống kê những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhâncòn tồn tại trong hoạt động quản lý sử dụng vốn ODA của Dự án

Trang 10

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhưphương pháp phân tích – tổng hợp, so sánh – đối chiếu, phương pháp suy luậnlogic, khái quát hóa, và kế thừa khoa học.

6 Những đóng góp của luận văn

Thứ nhất, Bổ sung, hoàn thiện các vấn đề lý luận về quản lý sử dụng

nguồn vốn ODA trong các dự án ODA

Thứ hai, Phân tích có hệ thống thực trạng thực trạng quản lý sử dụng vốn

tại dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” một số năm gần đây Qua

đó sẽ đánh giá toàn diện về các kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhâncủa những tồn tại

Thứ ba, Đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao

hiệu quả quản lý sử dụng vốn ODA tại dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnhVĩnh Phúc”

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Vốn ODA và quản lý vốn ODA

Chương 2 Thực trạng quản lý vốn ODA trong Dự án“Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” giai đoạn 2007-2013.

Chương 3 Giải pháp tăng cường quản lý vốn ODA trong Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” giai đoạn 2014-2037.

Trang 11

CHƯƠNG 1 VỐN ODA VÀ QUẢN LÝ VỐN ODA

1.1 Vốn ODA và Dự án ODA

1.1.1 Khái niệm vốn ODA và Dự án ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được hiểu là sự hỗ trợ, giúp đỡ vềmặt tài chính của các nước phát triển, được thực hiện trực tiếp hoặc thông quacác tổ chức quốc tế liên Chính phủ, cho các nước nghèo và đang phát triển đểthực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội thông qua các hình thứcviện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi

Dự án ODA: Là Dự án phát triển kinh tế - xã hội mà nguồn lực tàichính đảm bảo cho việc thực hiện Dự án là nguồn vốn ODA

Chương trình ODA: Là chương trình phát triển kinh tế - xã hội (thựchiện trong thời gian khá dài; với khá nhiều mục tiêu và chúng có tính vĩ mô;diễn ra trên phạm vi khá rộng; liên quan đến khá nhiều đối tượng ) vớinguồn lực tài chính thực hiện được đảm bảo là nguồn vốn ODA Thực chấtcủa một chương trình ODA là một Dự án ODA lớn, trong đó tập hợp nhiều

Dự án cụ thể hợp thành

1.1.2 Đặc điểm vốn ODA

Với bản chất là vốn cho vay ưu đãi của các nước công nghiệp phát triển và

tổ chức tài chính quốc tế cung cấp cho các nước đang phát triển, ODA có những đặcđiểm sau:

Thứ nhất, ODA là nguồn vốn hợp tác phát triển Trước kia, ODA được

coi như một nguồn viện trợ ngân sách của các nước phát triển dành cho cácnước đang phát triển Cho nên ODA mang tính tài trợ là chủ yếu Tuy nhiêntrong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, thì hình thành nên quan niệm mới vềODA Người ta cho rằng nguồn vốn ODA là nguồn vốn hợp tác phát triển của

Trang 12

các nước phát triển, các tổ chức quốc tế với các nước đang phát triển ODA

bỏ ra thì sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên: bên viện trợ và bên tiếp nhận Cácnước phát triển khi cung cấp ODA thì sẽ nâng cao vị thế của mình trên trườngquốc tế, tạo ra thị trường rộng lớn để tiến hành đầu tư trực tiếp Còn các nước đangphát triển thì có điều kiện cải tạo cơ sở hạ tầng thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Như vậy với quan niện mới này thì sẽ tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốnODA Bên viện trợ coi ODA không phải là nguồn vốn cho không mà là khoảncho vay hợp tác, còn bên tiếp nhận không phải là nhận không nguồn vốn này

mà đó là một khoản vay và phải có nghĩa vụ trả nợ, tuy nhiên nguồn vốn vaynày có nhiều ưu đãi

Thứ hai, ODA là nguồn vốn có nhiều ưu đãi, so với các nguồn vốn

khác trong cơ cấu vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại thấpnhất là 25% Ngoài ra, ODA luôn dành cho bên vay các điều kiện ưu đãi như

ưu đãi về lãi suất, thời gian trả nợ, thời gian ân hạn Thông thường, nguồn vốnODA có lãi suất thấp nhỏ hơn 3%; Thời gian cho vay dài thường là 30-40năm; Thời gian ân hạn dài từ 5-10 năm

Y u t không ho n l i ếu tố không hoàn lại được tính theo công thức: ố không hoàn lại được tính theo công thức: àn lại được tính theo công thức: ại được tính theo công thức: được tính theo công thức: c tính theo công th c: ức:

Trong đó:

GE: Yếu tố không hoàn lại

R: tỷ lệ lãi suất hàng năm

a : Số lần trả nợ trong năm ( theo điều kiện của bên tài trợ)

d : tỷ lệ chiết khấu của mỗi kỳ d = (1 + d’ )1/a - 1

d’ : tỷ lệ chiết khấu của cả năm ( theo thông báo của OECD hoặc cácthỏa thuận của bên tài trợ)

Trang 13

G : thời gian ân hạn.

M : thời hạn cho vay

Ngoài ra tính ưu đãi của ODA còn được thể hiện ở chỗ nó chỉ dànhriêng cho các nước đang và chậm phát triển vì mục tiêu phát triển cộng đồng

Thứ ba, ODA là nguồn vốn có nhiều ràng buộc và có thể làm tăng gánh

nặng nợ cho quốc gia Cùng với những lợi ích mà ODA mang lại cho các

nước tiếp nhận và nước viện trợ, ODA luôn bị ràng buộc trực tiếp hoặc giántiếp Đi kèm với ODA bao giờ cũng có những ràng buộc nhất định về mụcđích, điều kiện sử dụng vốn vay, trong đó có đối tượng thầu, máy móc, laođộng… thực hiện dự án Ngoài ra, nước nhận viện trợ còn phải đáp ứng cácyêu cầu của bên cấp viện trợ, như thay đổi chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế,thay đổi thể chế chính trị cho phù hợp với mục đích của bên tài trợ

Hơn thế nữa, đối với các khoản tín dụng ưu đãi, với thời gian dài 30-40năm thì thời gian cho vay càng dài, các nước tiếp nhận phải chịu khoản chênhlệch tỷ giá càng lớn Thực tế nhiều năm qua trên thế giới đã chỉ rõ: cái đượccoi là lợi ích của các khoản vay ODA, như lãi suất thấp, thời hạn cho vay dàingày hôm nay không thể bù lại được những thiệt hại to lớn do đối tượng vàđiều kiện thầu dự án hẹp, khiến tăng chi phí Dự án và sự thay đổi bất lợi về tỷgiá hối đoái trong tương lai Vì vậy, nếu như nước tiếp nhận không có chínhsách quản lý nợ thận trọng sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ

1.1.3 Phân loại ODA

Có nhiều tiêu chí để phân loại các khoản ODA như:

1.1.3.1 Căn cứ theo hình thức cung cấp, ODA bao gồm:

- ODA không hoàn lại: Là hình thức cung cấp ODA không phải hoàntrả lại cho nhà tài trợ, tức cho không bên tiếp nhận;

- ODA vay ưu đãi: Là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất,thời gian ân hạn và thời gian trả nợ;

Trang 14

- ODA vay hỗn hợp: Gồm ODA vay ưu đãi và không hoàn lại.

1.1.3.2 Căn cứ theo nhà cung cấp các khoản tài trợ, ODA được chia thành:

- ODA song phương: Là ODA của Chính phủ tài trợ trực tiếp cho một

Chính phủ khác (thông thường là Chính phủ nước giàu tài trợ cho Chính phủ

nước nghèo);

- ODA đa phương: Là các khoản ODA của nhiều Chính phủ cùng đồng

thời tài trợ thông qua các tổ chức quốc tế liên Chính phủ toàn cầu (IMF, WB,

các tổ chức Liên hợp quốc ) và khu vực (ADB ) tài trợ.

1.1.3.3 Căn cứ theo cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng nguồn vốn, ODA được chia thành:

- ODA cấp phát trực tiếp: Là cá Dự án ODA được Nhà nước cấp phát trựctiếp toàn bộ vốn từ NSNN và chủ các Dự án không phải hoàn trả vốn cho NSNN;

- ODA cho vay lại: Là các Dự án mà chủ Dự án nhận vay lại vốn ODA

từ NSNN (thông qua hợp đồng vay lại giữa Bộ Tài chính và chủ đầu tư) để

đầu tư theo các mục tiêu đã định Chủ Dự án phải hoàn trả vốn vay lại choNSNN theo các điều kiện và điều khoản đã thống nhất trong hợp đồng chovay lại;

- ODA cấp phát một phần, cho vay lại một phần: Là các Dự án một

phần vốn được Nhà nước cấp phát và một phần vốn (thường là một cấu phần)

được Nhà nước cho vay lại Tương tự như trên thì chủ Dự án có trách nhiệmphải hoàn trả phần vốn vay lại cho NSNN theo đúng nội dung hợp đồng chovay lại

1.1.4 Vai trò và tác động của ODA

Trang 15

Chưa kể đến sự trợ giúp về mặt tổ chức, kỹ thuật cũng như đào tạo cán bộtrong quá trình thực hiện các Dự án Hơn nữa, vốn ODA được tài trợ chonhững công trình, dự án vào những lĩnh vực đòi hỏi lượng vốn lớn, đồng thời

ưu tiên cho những mục tiêu mang tính xã hội cao mà không coi trọng mụctiêu lợi nhuận Do đó, vốn ODA có vai trò rất lớn trong quá trình phát triểnmột cách toàn diện kinh tế - xã hội của quốc gia Điều đó được thể hiện:

Thứ nhất, Bổ sung nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong nước.

Đối với các nước đang phát triển, vốn là điều kiện tiên quyết cho quátrình đầu tư phát triển Vốn đầu tư từ các nguồn trong nước trên cơ sở tích lũynội bộ nền kinh tế còn rất hạn chế Vì vậy cần bổ sung bằng nguồn vốn từngoài nước, trong đó vốn ODA là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nhu cầuvốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.Chẳng hạn, trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá của các nướcĐông á, viện trợ nước ngoài đã có vai trò quan trọng trong đáp ứng nhu cầucho vốn đầu tư thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (CNH-HĐH) ĐàiLoan, trong thời kỳ đầu thực hiện CNH-HĐH đã dùng viện trợ và nguồn vốnnước ngoài để đáp ứng gần 50% tổng khối lượng vốn đầu tư trong nước Saukhi nguồn tiết kiệm trong nước tăng lên, Đài Loan giảm dần sự lệ thuộc vàoviện trợ Còn Hàn Quốc nhờ có mối quan hệ đặc biệt với Mỹ nên có đượcnguồn viện trợ rất lớn, từ năm 1953 đến 1961 Hàn Quốc đã nhận được 4 tỷ

USD - ODA (tương đương 20 tỷ USD hiện nay) Các khoản này là điều kiện

hết sức quan trọng, tạo đà cho các nước cất cánh vào những năm 1980

Thứ hai, tăng khả năng thu hút FDI và thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nước.

Để có thể thu hút được các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài bỏ vốn đầu

tư vào một lĩnh vực nào đó thì phía nước nhận đầu tư đó phải đảm bảo cho họ

Trang 16

có một môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn như: cơ sở hạ tầng vững chắc,giao thông hiện đại, thuận tiện, hệ thống chính sách pháp luật ổn định đảmbảo cho nhà đầu tư có lợi với tỷ suất lợi nhuận đầu tư đạt hiệu quả cao Muốnvậy, Nhà nước cần phải tập trung vào việc nâng cấp, cải thiện và xây dựngmới cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính ngân hàng Một khi môi trường đầu tưđược cải thiện sẽ tăng sức hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩyđầu tư trong nước tăng và dẫn đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế Mặtkhác, việc sử dụng nguồn vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạođiều kiện kích thích các nhà đầu tư trong nước tập trung hơn vào sản xuấtkinh doanh, phát triển kinh tế xã hội đất nước Rõ ràng, ODA ngoài việc bảnthân nó là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các nước đang phát triển vàchậm phát triển, nó còn có tác dụng nâng cao khả năng thu hút dòng vốn FDI,tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước cho các nước tiếp nhận,góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

Thứ ba, Tạo điều kiện tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực

Kèm theo dòng vốn ODA cho các nước tiếp nhận, các khoản ODA cònđem lại công nghệ, kỹ thuật hiện đại, trình độ chuyện môn và phương thứcquản lý tiên tiến Đồng thời, bằng nguồn vốn ODA, các nhà tài trợ còn ưu tiênđầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mà đó là đầu tư cho sự phát triểnlâu dài Đây là những lợi ích cơ bản, lâu dài mà ODA đem lại cho các nướcnhận tài trợ

Thứ tư, Góp phần cải thiện thể chế và cơ cấu kinh tế

Cải thiện thể chế và cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển là chìakhoá tạo ra bước nhảy vọt trong chiến lược xoá đói giảm nghèo và tăngtrưởng kinh tế Tuy nhiên, việc cải thiện được thể chế và cơ cấu kinh tế củamột nước là chuyện không dễ dàng gì, nhất là đối với những nước đang pháttriển, đang cần một lượng vốn lớn để điều chỉnh Do đó, Chính phủ các nướcnày lại phải dựa nhiều vào nguồn vốn ODA từ bên ngoài Thực tế đã cho

Trang 17

thấy, ODA đã giúp đỡ rất nhiều nước đang phát triển trong việc cải cách thểchế và cơ cấu kinh tế của mình Trong giai đoạn 1987-1989, Nhật Bản đãcung cấp 61.700 triệu JPY để hỗ trợ hoàn thiện thể chế và cơ cấu kinh tế cho

26 nước châu Phi, còn trong giai đoạn 1990-1992, Nhật đã bỏ 600 triệu USDviện trợ cho Mông Cổ, Peru và các nước khác ở Châu Á, Trung và Nam Mỹ.Trong giai đoạn từ 1993-1995, Nhật Bản đã dành một khoản viện trợ tổngcộng khoảng gần 700 triệu USD để hỗ trợ điều chỉnh thể chế và cơ cấu kinh tế ởcác nước đang phát triển Đây cũng là loại hình hỗ trợ được thế giới thừa nhận

Thứ năm, Thúc đẩy tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo và nâng cao các chỉ tiêu xã hội

- Thúc đẩy tăng trưởng

Mối quan hệ giữa ODA và tăng trưởng bình quân đầu người ở các nướcđang phát triển không phải dễ dàng nhìn thấy được Trên thực tế, một số nướcnhận viện trợ rất nhiều nhưng tăng trưởng vẫn chậm chạp trong khi một sốkhác nhận ít hơn nhưng lại tăng trưởng rất nhanh Vì vậy, viện trợ có thúc đẩytăng trưởng hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng sử dụng nguồn vốn đócũng như thể chế quản lý của nước tiếp nhận là tốt hay tồi Tác động tích cựccủa ODA còn có thể lớn hơn nhiều khi nước tiếp nhận có những chính sáchđúng đắn để đảm bảo cho các khoản tiền này được sử dụng đúng mục đích,đạt hiệu quả cao Chẳng hạn như, ưu tiên sử dụng nhằm tạo ra nguồn lực hoặcnguồn đầu tư cho các dự án công cộng, góp phần tăng khả năng sinh lời củađầu tư tư nhân hoặc đầu tư cho phát triển nguồn lực con người chứ không nêndùng để trang trải các chi tiêu thường xuyên của Chính phủ

- Xoá đói giảm nghèo

Một trong những mục tiêu chính của ODA là giảm tình trạng đói nghèo

ở các quốc gia đang phát triển Các nước này có thể coi nguồn ODA là giảmtình trạng đói nghèo ở các quốc gia đang phát triển Các nước này có thể coinguồn ODA là một “cơ hội” để nâng cao chất lượng cuộc sống của số ngườinghèo Quá trình xoá đói giảm nghèo có mối quan hệ chặt chẽ với tăng thu nhập

Trang 18

đầu người Với các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh, thu nhập củanhững người nghèo sẽ được nâng lên, mức độ nghèo đói sẽ giảm xuống.

- Nâng cao các chỉ tiêu xã hội

ODA tác động tới tăng trưởng và từ đó làm nâng cao mức sống ngườidân, nâng cao chất lượng chăm sóc y tế, từ đó sẽ làm tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ

tử vong trẻ sơ sinh và góp phần cải thiện các chỉ tiêu xã hội Đặc biệt, mộttrong những chỉ tiêu xã hội quan trọng nhất được cải thiện khi có nguồn vốnODA là chỉ tiêu phát triển con người - HDI

1.1.4.2 Những ảnh hưởng tiêu cực có thể có của ODA

Bên cạnh những mặt tích cực, nguồn vốn ODA còn có thể có một sốmặt hạn chế sau:

Một là, Đi kèm với khoản viện trợ là các ràng buộc của bên viện trợ.

ODA dù là song phương hay đa phương đều là công cụ của bên viện trợ

để buộc bên tiếp nhận phải có những ràng buộc kèm theo về mặt chính trị haykinh tế Do đó, trong quá trình tiếp nhận, bên tiếp nhận cần phải tìm hiểutường tận những ràng buộc đó để cân nhắc và đưa ra quyết định đúng đắntrong việc tiếp nhận và sử dụng nguồn ODA sao cho có hiệu quả cao nhất vàgiảm thiểu được những ràng buộc không có lợi cho quốc gia

Hai là, Có thể làm mất cân đối trong cơ cấu kinh tế xã hội.

Điều này có thể xảy ra khi một số nước xuất hiện tình trạng ODA tậptrung quá nhiều vào khu vực trọng điểm như các Thành phố lớn, các nơitương đối phát triển, từ đó sẽ tạo ra sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấukinh tế xã hội của các quốc gia và làm cho khoảng cách giữa thành thị vớinông thôn, giữa người giàu với người nghèo ngày một tăng thêm

Ba là, ODA kéo theo gánh nặng trả nợ.

Trang 19

ODA không phải là nguồn vốn dễ kiếm cũng không phải là khoản chokhông Trong cơ cấu ODA, phần viện trợ không hoàn lại chiếm một tỷ lệ

không lớn (25% tổng số tín dụng là tối đa), còn lại là các khoản viện trợ tuy

có thời gian vay tương đối dài nhưng số lượng vay lại lớn nên số phải trảnhiều Đối với các quốc gia biết sử dụng tốt và hiệu quả nguồn vốn vay thìgánh nặng trả nợ là không đáng kể nhưng đối với các quốc gia có hiệu quả sửdụng không cao thì nguồn vốn ODA thật sự là một gánh nặng trả nợ nặng nềbởi vay thì nhiều, sử dụng thì kém làm cho nguồn trả nợ không có, đấy làchưa kể đến nhân tố rủi ro của tỷ giá hối đoái khi đồng tiền của các khoảnviện trợ thường do bên cung cấp quy định

1.2 Quản lý vốn ODA

1.2.1 Nội dung quản lý, sử dụng vốn ODA

Để các Dự án ODA hoạt động có hiệu quả, có tác dụng thiết thực trongviệc hỗ trợ quốc gia đó phát triển kinh tế xã hội, không để lại gánh nợ nần,các quốc gia thường tiến hành các nội dung công việc sau:

1.2.1.1 Lập Dự án ODA

Để có thể nhận được các khoản ODA, các cấp, các đơn vị có liên quanphải lập các Dự án một cách chi tiết, cụ thể thông qua các bản luận chứngkinh tế kĩ thuật, thiết kế chi tiết… Điều quan trọng hơn là các thiết kế Dự ánnày phải được thẩm định chặt chẽ, toàn diện, khách quan, đánh giá được hiệuquả trước mắt cũng như lâu dài của Dự án Vì thế, nhiều Chính phủ yêu cầubắt buộc phải phải trích một tỉ lệ phần trăm nhất định kinh phí Dự án trangtrải cho các khâu công việc nói trên, đặc biệt là khâu thẩm định

1.2.1.2 Thực hiện đấu thầu dự án ODA

Với công việc này thì các phần thi công, mua sắm máy móc, trang thiết

bị dư án… phải được đấu thầu để chọn ra nhà thầu tốt nhất.Đấu thầu không chỉ bó

Trang 20

hẹp với các đối tác trong nước mà còn mở rộng cho các đối tác nước ngoài theoLuật Đấu thầu và phù hợp cam kết điều kiện thầu của bên cung cấp ODA.

1.2.1.3 Lập cơ quan chuyên trách quản lý ODA

Nhất thiết phải thành lập cơ quan chuyên trách của Chính phủ để quản

lý ODA Kinh nghiệm cho thấy, để có thể quản lý sử dụng tốt các khoản ODAthì chúng phải được tập trung về một đầu mối thống nhất.Cơ quan này vừa làngười tổng hợp nhu cầu ODA, vừa là người thực hiện phân phối và giám sáttrực tiếp việ sử dụng các khoản ODA Đồng thời, đây cũng là người thu hồicác khoản nợ của Dự án sau này

Cơ quan này có thể nằm trong Bộ Tài Chính hoặc trực thuộc Chínhphủ Trong cơ quan này có các bộ phận tham mưu, như bộ phận chuyên theodõi viện trợ không hoàn lại, bộ phận chuyên theo dõi các khoản vay, bộ phậnquản lý quỹ trả nợ Chính phủ

1.2.1.4 Thực hiện phân cấp quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các khoản ODA

ODA của các Dự án phải được sử dụng đúng mục tiêu và nội dung đãđược phê duyệt Do vậy, chúng phải được kiểm tra chặt chẽ thường xuyên đểchống các hiện tượng sử dụng sai mục đích, lãng phí, tham nhũng… Đồngthời, qua kiểm tra, kiểm soát để nhằm đảm bảo cho cho các khoản ODA giảingân đúng tiến độ

Nếu tất cả các khoản ODA đều được quản lý vào một mối duy nhất củaChính phủ trung ương thì sẽ đảm bảo được yêu cầu tập trung thông nhất cao,nhưng dễ dẫn đến tình trạng thiếu sâu sát, cụ thể Đặc biệt là trong điều kiện

có nhiều Dự án ODA khác nhau với quy mô lớn…thì việc quản lý tập trungtrở nên khó khăn Do đó, trong quản lý ODA, nhiều quốc gia đã thực hiệnphân cấp cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương…phổ biến là:

- Chính phủ Trung ương quản lý:

+ Danh mục các Dự án có sử dụng vốn ODA hàng năm của quốc gia

Trang 21

+ Quản lý trực tiếp các Dự án quan trọng (nhóm A).

+ Quản lý trực tiếp các Dự án có mức quy mô vốn ODA lớn

+ Các dự án có liên quan đến một số ngành và lĩnh vực như: xây dựngthể chế chính sách, luật pháp…

- Các ngành, địa phương quản lý chủ yếu là các Dự án không quantrọng (Nhóm B), có quy mô tương đối nhỏ, trong các ngành, lĩnh vực thôngthường…

- Các tổ chức đơn vị trực tiếp thụ hưởng ODA thì có trách nhiệm tổchức, quản lý, điều hành…các quy trình công việc cụ thể theo đúng như cácnội dung được ghi cụ thể trong từng Dự án

Bên cạnh đó, cũng như các Dự án khác, Dự án ODA được coi như mộtchuỗi các hoat động hay quy trình có mục đích gồm 4 giai đoạn:

- Hình thành, chuẩn bị, thẩm định, phê duyệt

- Chuẩn bị thực hiện và lập kế hoạch

- Triển khai

- Đánh giá, kết thúc

Mỗi giai đoạn của vòng đời Dự án lại có thể được chia ra nhiều giaiđoạn hay quy trình phụ, chi tiết hơn với mục đích nâng cao khả năng kiểmsoát quá trình quản lý Một số công việc được hoàn thành hay các mốc nhưhoàn thành lập kế hoạch Dự án…đánh dấu ranh giới giữa các giai đoạn phụ.Đây là cơ sở cho việc xem xét, đánh giá tiến độ Dự án Có thể hình dung giaiđoạn phụ của Dự án qua hình 1.1:

Trang 22

Hình 1.1: Giai đoạn phụ của Dự án

( Nguồn : Cẩm nang theo dõi và đánh giá, Bộ kế hoạch và đầu tư)

Như vậy, để quản lý hiệu quả Dự án còn cần thiết phải tiến hành là:

• Thiết lập khung cơ sở để phát triển tiến trình thực hiện Dự án

• Cung cấp tiếp cận hệ thông trong quản lý Dự án

• Cung cấp “ ngôn ngữ” chung cho quá trình quản lý Dự án

• Góp phần nâng cao hệ thống thông tin, phối hợp và kiêm soát

1.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả Dự án ODA

Hiệu quả của một Dự án ODA bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố từ phíabên tài trợ cũng như bên nhận tài trợ Cụ thể:

1.2.2.1 Các nhân tố thuộc bên tài trợ:

Việc cung cấp ODA thường đi kèm với những điều kiện ràng buộc vềmặt kinh tế chính trị nhất định nào đó Do đó, hiệu quả ODA cũng chịu sự tácđộng và chi phối của các nhân tố kinh tế - chính trị từ các nhà tài trợ, cụ thể:

Hình thành, thiết

kế, thẩm định, phê

duyệt

Chuẩn bị thực hiện, lập kế hoạch Triển khai Đánh giá, kết thúc

Thành lập Ban Quản lý

Dự án

Xây dựng cấu trúc tổ chức, quy trình

Lập kế hoạch và lịch trình Dự án

Sau khi được duyệt và

cấp vốn

(Giai đoạn phụ)

Trang 23

- Chiến lược cung cấp ODA trong từng thời kì của các nước tài trợdành cho các nước nhận viện trợ là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vàgiảm nghèo đói ở những nước đang phát triển và tăng cường lợi ích chiếnlược và chính trị của các nhà tài trợ đối với các nước tiếp nhận viện trợ.

- Ngân sách hàng năm mà Chính phủ các nước tài trợ dành cho cácnước nghèo thông qua con đường hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Các cơchế, điều kiện cung cấp và chính sách quản lý nguồn ODA của các nước tàitrợ hoặc các tổ chức cung cấp ODA đa phương Khi các cơ chế chính sáchnày thay đổi thì lập tức nó ảnh hưởng đến hiệu quả ODA đối với quốc gianhận tài trợ và cả các nước và tổ chức tài trợ

- Mối quan hệ kinh tế, chính trị giữa nhà tài trợ và nước nhận tài trợ Vìmối quan hệ này thay đổi sẽ kéo theo hàng loạt những thay đổi khác tronghoạt động tài trợ

1.2.2.2 Các nhân tố thuộc bên nhận tài trợ

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chínhthức xét từ góc độ này bao gồm các nhân tố cơ bản:

- Thể chế chính trị: nếu thể chế chính trị trong các nước ổn định sẽ góp

phần nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA Ngược lại nếu thể chế chínhtrị trong nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ vay mượn ODAgiữa các bên, dẫn đến những thay đổi về số lượng ODA, cơ cấu ODA

- Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô: Các chính sách kinh tế vĩ mô ổn định

như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, thuế, đầutư… ổn định sẽ góp phần nâng cao hiệu quả ODA

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quá trình điều chỉnh luồng vốn ODA: Các văn bản này ổn định, ít thay đổi, phù hợp với

thông lệ quốc tế có hiệu lực thi hành cao sẽ giúp nâng cao hiệu quả ODA vàngược lại

Trang 24

- Năng lực và trình độ quản lý ODA các cấp: Nếu năng lực quản lý các

cấp được nâng cao sẽ nâng cao hiệu quả, không cản trở hiệu quả nói chung

- Nhận thức của các cấp về ODA: Nhận thức đúng về ODA; ODA là

nguồn vay nợ, không phải cho không là điều cần thiết để nâng cao công tácquản lý, tính trách nhiệm của các cơ quan các cấp

- Mô hình tổ chức quản trị, điều hành nguồn vốn ODA: Mô hình từ

trung ương đến địa phương cần hợp lý phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn vàthông lệ quốc tế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả ODA

1.2.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng ODA của Dự án

Nghị định 38/2013/NĐ-CP xác định: đánh giá Dự án là hoạt động định

kỳ, xem xét toàn diện, có hệ thống và khách quan về tính phù hợp, hiệu quả,hiệu suất, tác động và mức độ bền vững của chương trình, Dự án để có nhữngđiều chỉnh cần thiết và rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng cho giaiđoạn thực hiện tiếp theo và áp dụng cho các chương trình, Dự án khác Cácthông tin cũng được sử dụng để rút ra những bài học kinh nghiệm khi hoạchđịnh chiến lược, lập kế hoạch và chuẩn bị cho các Dự án đầu tư mới trongtương lai.Công tác đánh giá được thực hiện tại 4 giai đoạn trong chu trình đầutư: đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kì, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động

Như vậy, có 5 tiêu chí được sử dụng trong đánh giá là mức độ phù hợp,hiệu quả, hiệu suất, tác động và tính bền vững Mối quan hệ tương quan giữacác tiêu chí được thể hiện ở biểu sau:

Trang 25

Hình 1.2: Đánh giá hiệu quả và hiệu suất của một Dự án ODA

(Nguồn: FASID (2000) Monitoring and evaluation based on the project cycle

management method Hiệp hội Nghiên cứu và phát triển Quốc tế TOKYO – Nhật Bản)

1.2.3.1 Tính hiệu suất

Hiệu suất đo lường mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và các sản phẩmđầu ra , cả định tính và định lượng Đây là thuật ngữ kinh tế cho biết Dự án ODA sửdụng các nguồn lực với chi phí thấp nhất có thể đạt được các kết quả mong muốn.Điều này thường đòi hỏi phải có nhiều phương pháp lựa chọn để so sánh với mục

Các yếu tố đầu vào

Nhu cầu của các bên

tham gia và kết quả dự kiến

Hiệu quả

Tính bền vữngTác động và mức độ phù hợp

Hiệu suất

Trang 26

tiêu là đạt được cùng một đầu ra, từ đó lựa chọn quy trình hiệu suất nhất Khi đánhgiá hoặc theo dõi hiệu suất, cần xem xét các câu hỏi sau:

- Chi phí cho các hoạt động có hiệu suất không?

- Các kết quả và mục tiêu có đạt được theo đúng tiến độ đề ra hay không?

- Đầu tư có được thực hiện hiệu suất nhất với các phương án khác hay không?Tính hiệu suất liên quan đến tiến độ triển khai thực hiện dự án về thờigian, tốc độ giải ngân…

1.2.3.2 Tính hiệu quả

Hiệu quả là thước đo mức độ đạt được các kết quả và mục tiêu của mộthoạt động phát triển Khi đánh giá hiệu quả của một Dự án ODA, cần xem xétcác câu hỏi sau:

- Mức độ các kết quả và mục tiêu đạt được hoặc có khả năng đạt được?

- Những nhân tố chính tác động đến việc đạt được hay không đạt đượccác kết quả và mục tiêu?

1.2.3.3 Tính tác động

Tác động đề cập đến những thay đổi tích cực và tiêu cực do hoạt độngphát triển tạo ra, trực tiếp hoặc gián tiếp, chủ ý hay không chủ ý Khái niệmnày liên quan đến các tác động và hiệu ứng chính bắt nguồn từ hoạt động dựatrên các chỉ số xã hội ,kinh tế , môi trường và các chỉ số phát triển khác Khixem xét tác động phải dựa trên các kết quả đạt được do vô tình hay hữu ý vàphải tính đến tác động tích cực và tiêu cực của các nhân tố bên ngoài như thayđổi các điều kiện thương mại và tài chính Khi đánh giá tác động của một Dự

án ODA cần xem xét các câu hỏi sau:

- Những gì đã xảy ra như một kết quả của Dự án ODA?

- Hoạt động đầu tư đã tạo ra những sự khác biệt thực sự nào đối với đốitượng thụ hưởng?

- Có bao nhiêu người chịu tác động của hoạt động đầu tư?

Trang 27

1.2.3.4 Mức độ phù hợp

Mức độ phù hợp đề cập đến mức độ thích hợp của Dự án ODA đối vớicác ưu tiên và chính sách của nhóm đối tượng, quốc gia đối tác và nhà tài trợ.Khi đánh giá mức độ phù hợp cần xem xét các câu hỏi sau:

- Mục tiêu và mục đích của Dự án ODA có còn phù hợp hay không vàmức độ phù hợp đến đâu? Có nhất quán với mục đích tổng thể và đạt đượccác mục tiêu của Dự án hay không?

- Các hoạt động và các sản phẩm đầu ra của Dự án ODA có nhất quánđối với các tác động và hiệu ứng dự kiến hay không?

1.2.3.5 Tính bền vững

Tính bền vững liên quan đến việc xác định liệu các lợi ích của Dự ánODA có khả năng tiếp tục được duy trì sau khi nguồn vốn của nhà tài trợ chohoạt động đầu tư đã kết thúc Dự án ODA cần đảm bảo tính bền vững về môitrường và tài chính Khi đánh giá tính bền vững của một Dự án ODA cần xemxét các câu hỏi sau:

- Mức độ duy trì các lợi ích của Dự án ODA sau khi nguồn vốn tài trợkết thúc?

- Những nhân tố chính nào tác động đến việc đạt được hay không đạtđược tính bền vững của Dự án?

Tuy nhiên, không nhất thiết phải xác định tất cả các tiêu chí trên trongmột lần đánh giá Nhìn chung, đánh giá kiểm tra các vấn đề về “hiệu quả”, “mức độ phù hợp”, “tác động”, và “ tính bền vững” Vấn đề “hiệu suất” thườngđược giải đáp thông qua quá trình theo dõi hoặc đánh giá giữa kỳ cụ thể, xéttheo chu trình của Dự án ta có biểu sau:

Trang 28

Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa các loại hình và các tiêu chí đánh giá

Đánh giában đầu

Theodõi

Đánh giágiữa kỳ

Đánhgiá kếtthúc

Đánh giátác động

(Nguồn: FASID (2000) Monitoring and evaluation based on the project cycle

management method Hiệp hội Nghiên cứu và phát triển Quốc tế TOKYO – Nhật Bản)

Theo đó, có thể thấy:

- Đánh giá ban đầu hay đánh giá đầu kỳ (một số nhà tài trợ còn gọi làthẩm định) được thực hiện ngay khi bắt đầu một Dự án ODA, tập trung vàotính phù hợp của Dự án

- Đánh giá giữa kỳ thường do nhóm chuyên gia đánh giá độc lập phốihợp với cán bộ quản lý tiến hành, tập trung đánh giá tính phù hợp, hiệu quả vàhiệu suất

- Đánh giá kết thúc hay đánh giá cuối kỳ được thực hiện ngay sau khi

Dự án kết thúc, có thể do các chuyên gia đánh giá độc lập hoặc Ban QLDAhoặc cả hai phối hợp tiến hành Trọng tâm của đánh giá là tính hiệu quả vàbền vững

- Đánh giá tác động hay đánh giá sau Dự án thì do các chuyên gia đánhgiá độc lập tiến hành, thường trong vòng 3 năm kể từ khi đưa Dự án vào khaithác, sử dụng với trọng tâm là hiệu quả, tác động và tính bền vững của Dự án

Tóm lại, đánh giá được tiến hành định kỳ và khách quan đối với một

Dự án ODA đang thực hiện hoặc đã hoàn thành Mục đích là để xác định mức

độ phù hợp và hoàn thành các sản phẩm đầu ra và các kết quả của Dự án, hiệu

Trang 29

suất phát triển, hiệu quả, tác động và tính bền vững Đánh giá phải cung cấpcác thông tin đáng tin cậy và hữu dụng, tạo điều kiện rút ra các bài học kinhnghiệm cho quá trình ra quyết định của nước tiếp nhận viện trợ và nhà tài trợ

1.3 Một số quy định pháp lý và kinh nghiệm thực tế về quản lý ODA và dự án ODA ở việt nam

1.3.1 Một số quy định pháp lý về quản lý vốn ODA và Dự án ODA

Trong quản lý vốn ODA và Dự án ODA cần phải tuân thủ những quyđịnh pháp lý về quản lý vốn ODA và Dự án ODA, bao gồm:

Nghị định 38/2013 NĐ-CP, ngày 23 tháng 4 năm 2013 về quản lý và sửdụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãicủa các nhà tài trợ

Quyết định 12/2008/QĐ-BXD, ngày 26 tháng 9 năm 2008 về ban hànhquy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính (ODA) của BộXây dựng

Thông tư số 218/2013/TT-BTC, ngày 31 tháng 12 năm 2013 của BộTài chính về quản lý tài chính đối với các chương trình, Dự án sử dụng nguồnvốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các nhàtài trợ

1.3.2 Một số kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quản lý ODA

và Dự án ODA

Nước ta là một nước đang phát triển, do vậy, việc tiếp nhận nguồn tàitrợ ODA góp phần không nhỏ trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đạihóa đất nước Quản lý vốn ODA hiệu quả, ngoài những kinh nghiệm trong nước,chúng ta có thể tham khảo những kinh nghiệm từ các nước trên thế giới như:

* Thái Lan

Đối với hạn mức vay và trả nợ hàng năm, Chính phủ Thái Lan đã xác định mọi khoản vay không được tính là nguồn thu ngân sách, nhưng các

Trang 30

khoản trả nợ phải tính vào các khoản chi để cân đối ngân sách quốc gia hàngnăm Chính phủ Thái Lan thường khống chế: Mức vay nợ không được vượtquá 10% thu ngân sách và mức trả nợ bằng 9% kim ngạch xuất khẩu hoặc20% chi ngân sách Chính phủ Thái Lan luôn quy định rõ nguYên tắc trong

sử dụng nguồn vốn ODA, cụ thể: (1) Mỗi dự án bắt buộc phải có khoản chi về

tư vấn (chiếm khoảng 4% đến 5% trị giá của dự án) và việc thuê tư vấn thìphía tư vấn phải là những công ty tư vấn có trình độ, năng lực thực sự về thiếtlập các luận chứng về kinh tế-kỹ thuật, phải thiết kế chi tiết thực hiện dự án,mua sắm các trang thiết bò có tính năng kỹ thuật hiện đại với giá cả hợp lý

Chính những chính sách trên đã giúp Thái Lan luôn trả nợ đúng hạn,thu hút được nhiều nguồn vay và phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội

* Malysia

Từ những năm 1980, viện trợ nước ngoài lại đóng vai trò lớn trong việcgia tăng về các kỹ năng chuyên môn, về lập kế hoạch dự án, thực thi và đánhgiá dự án, phân tích chính sách, phát triển thể chế, phát triển kỹ năng trongcông nghệ và lĩnh vực nghiên cứu triển khai Viện trợ nước ngoài, với vai trònhư vậy đã trở thành đòn bẩy đưa Malaysia vượt qua điểm xuất phát thấp củanền kinh tế

Thành công trong việc sử dụng nguồn viện trợ ODA ở Malaysia xuấtphát từ việc tập trung hóa trong quản lý nhà nước Văn phòng Kinh tế Kếhoạch cùng với Bộ Ngân khố đóng vai trò chủ yếu trong việc lập kế hoạch vàquản lý hành chính đối với nguồn viện trợ nước ngoài Văn phòng này đảmnhận các chức năng chủ yếu là đưa ra mục tiêu, chính sách, kế hoạch ở cấptrung ương; chịu trách nhiệm phê duyệt chương trình dự án và quyết địnhphân bổ ngân sách phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia Còn Bộ Ngân khốchịu trách nhiệm điều phối những vấn đề liên quan đến tài chính và kế toán.Việc thực hiện các dự án liên quan đến ODA, cùng việc đánh giá kết quả thực

Trang 31

hiện, cũng như có các kiến nghị thay đổi nếu cần thiết, đều được hai cơ quannày phối hợp rất hiệu quả “Trái tim” của Văn phòng Kinh tế Kế hoạch là Bộphận lập Kế hoạch kinh tế Bộ phận này tập hợp những nhân sự có trình độ vàdày dặn kinh nghiệm trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến ODA.

Bộ phận này còn đóng vai trò là Ban thư ký Chương trình Viện trợ kỹ thuậtnước ngoài của Malaysia, cố vấn cho Uỷ ban Đầu tư nước ngoài

Trong việc phân cấp quản lý ODA, Malaysia có sự phân định rõ ràng

về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Giữa các cơ quan này có sựphối hợp chặt chẽ và có chung một quan điểm là tạo điều kiện thuận lợi tối đacho các ban quản lý dự án để thực hiện các dự án đúng tiến độ, áp dụng cácthủ tục trình duyệt nhanh gọn nhằm giảm bớt phí cam kết Những hợp phầnnào trong dự án khó thực hiện, Chính phủ Malaysia chủ động đề nghị với nhàtài trợ hủy bỏ hợp phần đó

Hiện nay, Malaysia áp dụng khá thành công công nghệ thông tin trongcông tác theo dõi, giám sát các cơ quan liên quan đến quản lý vốn ODA bằngcách đưa toàn bộ các đề nghị thanh toán lên mạng Nhờ cách quản lý minhbạch như vậy, nên Malaysia trở thành một trong những “điểm sáng” về chốngtham nhũng

Bên cạnh đó, việc phân cấp tốt trong quản lý tài chính cũng là một lý

do tạo nên sự thành công của Malaysia trong việc thu hút, quản lý và sử dụngODA Những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án tại Malaysia cũngđược giải quyết ngay tại các bang, do ban công tác phát triển bang và hộiđồng phát triển quận, huyện xử lý, chứ không phải trình lên tận Chính phủ,hay các bộ chủ quản Sự phân cấp này trong quá trình thực hiện dự án sẽ giúpcho tiến độ dự án không bị ngưng trệ vì chờ phê duyệt Các đơn vị này sẽ chịutrách nhiệm trực tiếp với chủ dự án khi có bất cứ sai sót nào xảy ra trong quátrình thanh tra Phân chia quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng như vậy không

Trang 32

những nâng cao hiệu quả của đồng vốn ODA, mà còn giúp nâng cao trình độquản lý của các cán bộ ở cấp địa phương.

Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác dẫn tới thành công trong quản

lý và sử dụng ODA ở Malaysia Đó là:

- Sự phối hợp giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ trong trong hoạtđộng kiểm tra, giám sát các dự án ODA, mà nội dung đánh giá tập trung chủyếu vào việc so sánh hiệu quả của dự án với kế hoạch, chính sách và chiếnlược, nâng cao công tác thực hiện và chú trọng vào kết quả

- Có sự tham gia của khu vực tư nhân vào thực thi dự án đặc biệt trongcác dự án kết cấu hạ tầng, năng lượng và công nghiệp

- Đặc biệt là văn hóa chịu trách nhiệm của các cán bộ quản lý ởMalaysia

* Indonesia

Chính phủ Indonesia tuyên bố nguyên tắc chỉ vay tiếp dự án mới khi đãthực hiện xong dự án cũ, thể hiện rõ quyết tâm sử dụng thật sự hiệu quả vàgiải ngân đúng tiến độ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức Bên cạnh đó, Chínhphủ cũng nhấn mạnh nguyên tắc, vay ODA phải đảm bảo độ an toàn cao Đốivới các dự án ODA có sử dụng vốn lớn, yêu cầu phải có chuyên gia tư vấn làđiều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo tính hiệu quả của dự án

Bộ Tư pháp Indonesia cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút,quản lý và sử dụng các dự án ODA, vì Bộ Tư pháp là cơ quan đưa ra ý kiến

về pháp lý đối với các dự thảo Hiệp định vay vốn nước ngoài Mục đích của

cơ chế điều phối này là tránh sự trùng lặp trong hoạt động hợp tác

* Châu Mỹ La Tinh

Việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA đều có tính hai mặt: nếu sử dụng có hiệu quả, nguồn vốn này sẽ giúp nước tiếp nhận giải quyết đượcnhững vấn đề về mặt kinh tế-xã hội cần thiết và đồng thời giúp nền kinh tế-xã

Trang 33

hội phát triển Tuy nhiên, sử dụng không có hiệu quả hoặc không đúng mụcđích thì nó không những không thúc đẩy được nền kinh tế-xã hội tăng trưởng

và phát triển mà còn tạo ra gánh nặng về nợ nước ngoài cho các nước tiếpnhận Điều này được thể hiện cụ thể ở những nước thuộc khu vực Châu Mỹ

Vốn ODA thực chất là nguồn vốn vay ưu đãi về lãi suất và thời gianhoàn trả nợ từ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế dành cho các nướckém phát triển vay nhằm phục vụ cho công tác phát triển kinh tế xã hội VốnODA cho các nước đang phát triển bên cạnh mặt tích cực vẫn tồn tại các rủi

ro và điều kiện rang buộc từ nhà tài trợ Việc sử dụng nguồn vốn ODA cóhiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ chế quản lý, khả năng hấp thụ vốnODA của nước tiếp nhận và điều kiện, thủ tục của nhà tài trợ Từ những thànhcông và thất bại một số nước tiêu biểu nhận viện trợ ODA trên thế giới sẽ lànhững kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thu hút, quản lý và sử dụng vốnODA để phát triển kinh tế xã hội

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ODA TRONG DỰ ÁN “CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC”

Giai đoạn 2007-2013 2.1 Giới thiệu về Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc”

2.1.1 Thông tin tổng quan về Dự án

* Tên đầy đủ của Dự án: “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc”; tên tiếng Anh: “Vinh Phuc Investment Climate improvement”.

* Chủ quản đầu tư của Dự án là : UBND tỉnh Vĩnh Phúc

* Chủ đầu tư của Dự án theo các hợp phần như sau : Hợp phần điện:Công ty điện lực 1 Hợp phần đường Mê Linh: Sở xây dựng Vĩnh Phúc Hợpphần cấp và xử lý nước thải: Công ty cấp và xử lý nước thải

* Nhà tài trợ: Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JICA (The JapanInternational Cooperation Agency)

* Hình thức quản lý: Ban quản lý Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư

tỉnh Vĩnh Phúc” được ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc thành lập và giao

nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động của Dự án từ khâu thiết kế, tư vấn cho đếnmời thầu, giải ngân Hình thức và việc thành lập Ban QLDA theo hướng dẫncủa Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư của Vĩnh Phúc

và chỉ đạo của Tỉnh Ban QLDA báo cáo tình hình hoạt động của mình lên Sở

Kế hoạch và Đầu tư và sau đó được Sở xem xét và trình lên UBND tỉnh

* Dự án tổng thể bao gồm 7 hợp phần như sau:

(1) Dự án hợp phần đường trục trung tâm đô thị mới Mê Linh (Giai

đoạn I: 41m mặt cắt, GĐ II: mặt cắt 100m): Xây dựng tuyến đường cắt ngangkhu đô thị mới Mê Linh nối liền đường Bắc Thăng Long - Nội Bài với đườngquốc lộ 2 (tại xã Đạo Đức) Tuyến đường có chiều dài 14,95km mặt cắt giaiđoạn I là 41m, giai đoạn II là 100m

Trang 35

(2) Dự án hợp phần mở rộng hệ thống cấp nước Thành phố Vĩnh Yên:

Đầu tư xây dựng công trình thu nước thô 50.000m3/ngày đêm và trạm bơm34.000m3/ngày đêm tại xã Sơn Đông (Lập Thạch); xây dựng trạm xử lý côngsuất 30.000m3/ngày đêm tại xã Việt Xuân (Vĩnh Tường) Xây dựng 3kmtuyến ống nước thô, 75km tuyến ống phân phối nước

(3) Dự án hợp phần thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Vĩnh

Yên: Xây dựng trạm xử lý nước thải tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên vớicông suất 5.000m3/ngày đêm Xây dựng 16 km tuyến ống thoát nước chung

và 18,5 km mạng lưới nước thải

(4) Dự án hợp phần cải tạo lưới điện trung áp Thành phố Vĩnh Yên:

Cải tạo lưới điện trung áp Thành phố Vĩnh Yên sang vận hành ở cấp điện áp22kV và 35KV, xoá bỏ đường dây 6KV và 10KV nhằm nâng cao độ tin cậycung cấp điện cũng như chất lượng điện năng và phù hợp với quy hoạch lướiđiện của Vĩnh Phúc cũng như quy hoạch của ngành điện

(5) Dự án cải tạo hệ thống cấp điện thị xã Phúc Yên: Hợp phần này

nhằm cải tạo lưới điện trung áp Thị xã Phúc Yên sang vận hành ở cấp điện22KV và 35KV, xoá bỏ các đường dây 6KV và 10KV nhằm nâng cao độ tincậy cung cấp điện cũng như chất lượng điện năng phù hợp với quy hoạch lướiđiện của Vĩnh Phúc cũng như quy hoạch của ngành điện

(6) Dự án hợp phần thoát nước và xử lý nước thải thị xã Phúc Yên (giai

đoạn II) xây dựng nhà máy xử lý nước thải với công suất 17.000 m3/ngày đêm(trong đó có 6.000 m3 nước thải công nghiệp, xây dựng hệ thống ống nướcthải và các trạm bơm chuyển bậc, xây dựng hệ thống ống thoát nước và cốnghộp đồng bộ, đảm bảo xử lý triệt để

(7) Hợp phần mềm hỗ trợ giúp tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực thu

hút, quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đặc biệt là doanh nghiệp Nhật

Trang 36

Bản; cải cách chính sách thu hút đầu tư; cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tưtrong quá trình đầu tư tại Vĩnh Phúc.

* Mục tiêu của Dự án

- Cải thiện môi trường đầu tư thông qua cải tạo, nâng cấp và xây dựngmới hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên một khu vực lớn và trung tâm tỉnh nhằmđáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bên cạnh đó rút ngắn thờigian của các nhà đầu tư từ Hà Nội - Vĩnh Phúc, nối liền hệ thống các khucông nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh, tạo cơ sở hạ tầng giao thông quantrọng để cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

- Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp nước, thoátnước và xử lý nước thải, cấp điện) để phát triển các cụm công nghiệp, khu dulịch dịch vụ và thu hút đầu tư

- Cải tạo mở rộng, nâng công suất, chất lượng hệ thống cấp nước Thànhphố Vĩnh Yên hiện có, đáp ứng nhu cầu dùng nước sạch phục vụ sinh hoạt,sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của nhân dân và các thành phần kinh tế trongvùng Dự án

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước Thành phố Vĩnh Yên và Thị xãPhúc Yên nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm, gây ngập úng cục bộ, cải thiệnmôi trường nâng cao đời sống nhân dân

- Cải tạo, nâng công suất lưới điện trung áp thành phố Vĩnh Yên và thị

xã Phúc Yên nhằm ổn định về điện năng phục vụ sinh hoạt, sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ và khắc phục tình trạng mất an toàn về điện trong vùng Dự án

- Từng bước điều chỉnh, hạn chế những tồn tại, bất cập hiện nay trongcông tác thu hút đầu tư, cải thiện dịch vụ hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trìnhtìm hiểu, triển khai xây dựng, sản xuất kinh doanh tại Vĩnh Phúc nhằm thuhút các nhà đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đầu tư vào tỉnh, trọng tâm là cácdoanh nghiệp Nhật Bản

* Thời hạn dự kiến thực hiện Dự án

- Chuẩn bị đầu tư 2003 - 3/2007 (đã hoàn thành tính đến 31/3/2007)

Trang 37

- Đấu thầu chuẩn bị tư vấn nước ngoài, bồi thường giải phóng mặtbằng, tái định cư, thiết kế chi tiết, đấu thầu quốc tế, ký hợp đồng xây lắp vàcung cấp 4/2007 - 2010.

- Khởi công, xây lắp, nghiệm thu và đưa vào sử dụng 2011 - 2017

2.1.2.Nguồn vốn đầu tư của Dự án

* Cơ cấu vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư của cả hai giai đoạn là 4.444,796 tỷ đồng, trong đóvốn ODA chiếm 85%: 3778,0766 tỷ đồng và vốn đối ứng chiếm 15%:666,7194 tỷ đồng

Theo Hiệp định vay vốn số VNXIV-5 đại diện Chính phủ Việt Nam vàNhật Bản đã ký kết ngày 30 tháng 03 năm 2007 về Dự án “Cải thiện môitrường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” với những điều khoản cơ bản sau:

(1) Giá trị vay: 11.718.000.000 JPY

(2) Phạm vi sử dụng khoản vay: Nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng Kinh tế

-Xã hội, đường giao thông, điện, cấp nước và xử lý nước thải ( bao gồm cáchạng mục xây lắp và tư vấn)

(3) Lãi suất và thời gian trả nợ:

a Về lãi suất vay:

i) Tiền gốc I (gồm khoản tài trợ cho các hạng mục xây dựng đường, cấpnước, điện, dịch vụ tư vấn) được tính lãi suất 1.3%/năm trên tổng số tiền gốc được giải ngân

ii) Tiền gốc II (gồm khoản tài trợ cho hạng mục xây dựng công trìnhnước thải) được tính lãi suất 0,75%/ năm trên tổng số tiền được giải ngân chomục đích trên

iii) Phí dịch vụ được tính trên số tiền được giải ngân với tỷ lệ 0,1%

b Về thời gian trả nợ:

i) Thời gian trả hết là: 30 năm trả lãi năm

Trang 38

ii) Ngày bắt đầu: vào ngày 20 /03/ 2020 đến 20/03/2037

iii) Kế hoạch trả: 1 năm trả hai lần vào ngày 20/03 và 20/09 của năm.Tuy nhiên đây là điều kiện tài chính giữa hai Chính phủ Đối với từng

Dự án hợp phần cụ thể, tỉnh Vĩnh phúc phải vay lại hoặc được cấp phát theocác quy định hiện hành về quản lý và sử dụng và khoản vay nợ nước ngoàicủa Chính phủ sẽ được nêu cụ thể ở phần dưới đây

2.1.3 Cơ cấu quản lý của Dự án

Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA được thành lập theo quyết định số 1358/QĐ-CT ngày 11/5/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh về thành lập Ban quản

lý Dự án Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, gồm:

Lãnh đạo Ban: Giám đốc và 02 Phó Giám đốc

Các bộ phận chuyên môn gồm:

(1) Văn phòng Ban QLDA;

(2) Phòng Tài chính và kế toán;

(3) Phòng kỹ thuật;

(4) Phòng Môi trường – Xã hội;

(5) Trung tâm dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư và xúc tiến đầu tư.

Cụ thể được thể hiện trong sơ đồ sau:

Trang 39

Hình 2.1: Cơ cấu, tổ chức của Ban QLDA

(Nguồn: Ban quản lý Dự án)

2.1.4 Cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với các Dự án hợp phần

Theo biên bản thỏa thuận giữa UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Bộ Tài Chính(Vụ Tài Chính đối ngoại) ký ngày 03/08/2007 đã làm việc về cơ chế tài chínhtrong nước áp dụng đối với các Dự án hợp phần thuộc Dự án tổng thể cải

Giám đốc

Phó giám đốc thường trực

Tổ cấp nước

Tổ điện

Phòng Môi trường và Xã hội

Phòng Tài chính

Tổ kế toán

Văn phòng

Tổ hậu cần

Tổ quản lý nhân sự

Tổ tham vấn cộng đồng

và di dời

Tổ đánh giá Tác động môi trường

Tổ kế hoạch tài chính

Tổ phát triển nguồn nhân lực

Trang 40

thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, các Dự án hợp phần được cấp phát

và phải vay lại như sau:

Dự án hợp phần không có khả năng hoàn vốn được áp dụng cơ chếngân sách cấp phát theo quy định hiện hành gồm các Dự án hợp phần sau:

* Dự án hợp phần đường trục trung tâm đô thị mới Mê Linh (Áp dụng

cơ chế tài chính sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ Điều 12 khoản

1, NĐ134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 Các công trình Dự án đầu tư cơ sở

hạ tầng, phúc lợi xã hội và các Dự án thuộc lĩnh vực khác không có khả năngthu hồi vốn trực tiếp và là đối tượng chi của Ngân sách nhà nước, bao gồm cảtrường hợp Ngân sách địa phương được vay lại vốn vay nước ngoài từ ngânsách TW để cấp cho chương trình, Dự án: được cấp phát từ vốn vay nướcngoài theo cơ chế cấp phát vốn ngân sách nhà nước)

* Dự án hợp phần thoát nước và xử lý nước thải Thành Phố Vĩnh Yên(Áp dụng có chế cấp phát theo quy định tại thông tư 108/2003/TT-BTC ngày07/11/2003 của Bộ Tài Chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các

Dự án vệ sinh môi trường sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA)

• Các Dự án vay lại (Dự án có khả năng hoàn vốn)

Có 3 Dự án vay lại (là những Dự án có khả năng hoàn vốn lại) là những

Dự án sau:

* Dự án cải tạo hệ thống cấp thoát nước Thành phố Vĩnh Yên

* Dự án cải tạo lưới điện trung áp Thành phố Vĩnh Yên

* Dự án cải tạo lưới điện trung áp Thị xã Phúc Yên

Điều kiện vay lại cụ thể đối với từng Dự án hợp phần:

Kết quả thẩm định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam: PMU đã làmviệc với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (cơ quan được Bộ Tài Chính ủyquyền) về việc thẩm định và đề xuất cơ chế cho vay lại Ngày 20/05/2008Ngân hàng PTVN đã có văn bản thẩm định số 1746/NHPT-VNN về việcthẩm định lại Dự án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc vay vốn JICA

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban quản lý dự án (2007-2013), Báo cáo tình hình thực hiện Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thực hiện Dự án" “"Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
13. Đinh Trọng Thịnh (2006), Tài chính quốc tế, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính quốc tế
Tác giả: Đinh Trọng Thịnh
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2006
14. Hồ Hữu Tiến (2009), “Bàn về vấn đề quản lý ODA ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 2, tr.31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về vấn đề quản lý ODA ở Việt Nam”, "Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng
Tác giả: Hồ Hữu Tiến
Năm: 2009
15. Nguyễn Văn Tiến (2007), Giáo trình tài chính quốc tế, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chính quốc tế
Tác giả: Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2007
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12/2/2007 hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Dự án Khác
3. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 61/QĐ-BTC ngày 02/11/2006 về việc ban hành một số định mức chỉ tiêu áp dụng cho cho các dự án chương trình có sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Khác
4. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 218/2013/TT-BTC, ngày 31 tháng 12 năm 2013 về quản lý tài chính đối với các chương trình, Dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ Khác
5. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định 12/2008/QĐ-BXD, ngày 26 tháng 9 năm 2008 về ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính (ODA) Khác
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 131/2006/NĐ- CP ngày 9 tháng 11 năm 2006 về Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Khác
7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định 38/2013 NĐ-CP, ngày 23 tháng 4 năm 2013 về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ Khác
8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và JICA (2007), Hiệp định vay vốn số VNXIV-5 ký kết ngày 30/7/2007 Khác
9. Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Quyết định số 1358/QĐ-CT ngày 11/5/2007 V/v: Thành lập Ban quản lý Dự án “Cải thiện môi trường đầu Khác
10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 Khác
11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 Khác
12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w