Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng ODA của Dự án

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ VỐN ODA TRONG DỰ ÁN “CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 25 - 30)

Nghị định 38/2013/NĐ-CP xác định: đánh giá Dự án là hoạt động định kỳ, xem xét toàn diện, có hệ thống và khách quan về tính phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, tác động và mức độ bền vững của chương trình, Dự án để có những điều chỉnh cần thiết và rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng cho giai đoạn thực hiện tiếp theo và áp dụng cho các chương trình, Dự án khác. Các thông tin cũng được sử dụng để rút ra những bài học kinh nghiệm khi hoạch định chiến lược, lập kế hoạch và chuẩn bị cho các Dự án đầu tư mới trong tương lai.Công tác đánh giá được thực hiện tại 4 giai đoạn trong chu trình đầu tư: đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kì, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.

Như vậy, có 5 tiêu chí được sử dụng trong đánh giá là mức độ phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, tác động và tính bền vững. Mối quan hệ tương quan giữa các tiêu chí được thể hiện ở biểu sau:

Hình 1.2: Đánh giá hiệu quả và hiệu suất của một Dự án ODA

(Nguồn: FASID (2000) Monitoring and evaluation based on the project cycle management method. Hiệp hội Nghiên cứu và phát triển Quốc tế TOKYO – Nhật Bản)

1.2.3.1. Tính hiệu suất

Hiệu suất đo lường mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và các sản phẩm đầu ra , cả định tính và định lượng. Đây là thuật ngữ kinh tế cho biết Dự án ODA sử dụng các nguồn lực với chi phí thấp nhất có thể đạt được các kết quả mong muốn. Điều này thường đòi hỏi phải có nhiều phương pháp lựa chọn để so sánh với mục

Mục đích

Mục tiêu

Các kết quả

Các sản phẩm đầu ra

Các hoạt động

Các yếu tố đầu vào

Nhu cầu của các bên tham gia và kết quả dự kiến

Hiệu quả

Tính bền vững Tác động và mức độ phù hợp

tiêu là đạt được cùng một đầu ra, từ đó lựa chọn quy trình hiệu suất nhất. Khi đánh giá hoặc theo dõi hiệu suất, cần xem xét các câu hỏi sau:

- Chi phí cho các hoạt động có hiệu suất không?

- Các kết quả và mục tiêu có đạt được theo đúng tiến độ đề ra hay không? - Đầu tư có được thực hiện hiệu suất nhất với các phương án khác hay không? Tính hiệu suất liên quan đến tiến độ triển khai thực hiện dự án về thời gian, tốc độ giải ngân…

1.2.3.2. Tính hiệu quả

Hiệu quả là thước đo mức độ đạt được các kết quả và mục tiêu của một hoạt động phát triển. Khi đánh giá hiệu quả của một Dự án ODA, cần xem xét các câu hỏi sau:

- Mức độ các kết quả và mục tiêu đạt được hoặc có khả năng đạt được? - Những nhân tố chính tác động đến việc đạt được hay không đạt được các kết quả và mục tiêu?

1.2.3.3. Tính tác động

Tác động đề cập đến những thay đổi tích cực và tiêu cực do hoạt động phát triển tạo ra, trực tiếp hoặc gián tiếp, chủ ý hay không chủ ý. Khái niệm này liên quan đến các tác động và hiệu ứng chính bắt nguồn từ hoạt động dựa trên các chỉ số xã hội ,kinh tế , môi trường và các chỉ số phát triển khác. Khi xem xét tác động phải dựa trên các kết quả đạt được do vô tình hay hữu ý và phải tính đến tác động tích cực và tiêu cực của các nhân tố bên ngoài như thay đổi các điều kiện thương mại và tài chính. Khi đánh giá tác động của một Dự án ODA cần xem xét các câu hỏi sau:

- Những gì đã xảy ra như một kết quả của Dự án ODA?

- Hoạt động đầu tư đã tạo ra những sự khác biệt thực sự nào đối với đối tượng thụ hưởng?

1.2.3.4. Mức độ phù hợp

Mức độ phù hợp đề cập đến mức độ thích hợp của Dự án ODA đối với các ưu tiên và chính sách của nhóm đối tượng, quốc gia đối tác và nhà tài trợ. Khi đánh giá mức độ phù hợp cần xem xét các câu hỏi sau:

- Mục tiêu và mục đích của Dự án ODA có còn phù hợp hay không và mức độ phù hợp đến đâu? Có nhất quán với mục đích tổng thể và đạt được các mục tiêu của Dự án hay không?

- Các hoạt động và các sản phẩm đầu ra của Dự án ODA có nhất quán đối với các tác động và hiệu ứng dự kiến hay không?

1.2.3.5. Tính bền vững

Tính bền vững liên quan đến việc xác định liệu các lợi ích của Dự án ODA có khả năng tiếp tục được duy trì sau khi nguồn vốn của nhà tài trợ cho hoạt động đầu tư đã kết thúc. Dự án ODA cần đảm bảo tính bền vững về môi trường và tài chính. Khi đánh giá tính bền vững của một Dự án ODA cần xem xét các câu hỏi sau:

- Mức độ duy trì các lợi ích của Dự án ODA sau khi nguồn vốn tài trợ kết thúc?

- Những nhân tố chính nào tác động đến việc đạt được hay không đạt được tính bền vững của Dự án?

Tuy nhiên, không nhất thiết phải xác định tất cả các tiêu chí trên trong một lần đánh giá. Nhìn chung, đánh giá kiểm tra các vấn đề về “hiệu quả”, “ mức độ phù hợp”, “tác động”, và “ tính bền vững”. Vấn đề “hiệu suất” thường được giải đáp thông qua quá trình theo dõi hoặc đánh giá giữa kỳ. cụ thể, xét theo chu trình của Dự án ta có biểu sau:

Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa các loại hình và các tiêu chí đánh giá

Đánh giá ban đầu

Theo dõi Đánh giá

giữa kỳ Đánh giá kết thúc Đánh giá tác động Mức độ phù hợp ● ● ● ● ○ Hiệu quả ♦ ● ○ ● ● Hiệu suất ♦ ● ● ● ● Tác động ♦ ● ○ ○ ● Tính bền vững ♦ ● ♦ ♦ ●

(Nguồn: FASID (2000) Monitoring and evaluation based on the project cycle management method. Hiệp hội Nghiên cứu và phát triển Quốc tế TOKYO – Nhật Bản)

Theo đó, có thể thấy:

- Đánh giá ban đầu hay đánh giá đầu kỳ (một số nhà tài trợ còn gọi là thẩm định) được thực hiện ngay khi bắt đầu một Dự án ODA, tập trung vào tính phù hợp của Dự án.

- Đánh giá giữa kỳ thường do nhóm chuyên gia đánh giá độc lập phối hợp với cán bộ quản lý tiến hành, tập trung đánh giá tính phù hợp, hiệu quả và hiệu suất.

- Đánh giá kết thúc hay đánh giá cuối kỳ được thực hiện ngay sau khi Dự án kết thúc, có thể do các chuyên gia đánh giá độc lập hoặc Ban QLDA hoặc cả hai phối hợp tiến hành. Trọng tâm của đánh giá là tính hiệu quả và bền vững.

- Đánh giá tác động hay đánh giá sau Dự án thì do các chuyên gia đánh giá độc lập tiến hành, thường trong vòng 3 năm kể từ khi đưa Dự án vào khai thác, sử dụng với trọng tâm là hiệu quả, tác động và tính bền vững của Dự án.

Tóm lại, đánh giá được tiến hành định kỳ và khách quan đối với một Dự án ODA đang thực hiện hoặc đã hoàn thành. Mục đích là để xác định mức độ phù hợp và hoàn thành các sản phẩm đầu ra và các kết quả của Dự án, hiệu suất phát triển, hiệu quả, tác động và tính bền vững. Đánh giá phải cung cấp

các thông tin đáng tin cậy và hữu dụng, tạo điều kiện rút ra các bài học kinh nghiệm cho quá trình ra quyết định của nước tiếp nhận viện trợ và nhà tài trợ.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ VỐN ODA TRONG DỰ ÁN “CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w