Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ VỐN ODA TRONG DỰ ÁN “CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 78 - 83)

Trong quá trình thực hiện dự án, UBND tỉnh cần chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương và đơn vị tài trợ để bảo đảm khắc phục các vướng mắc, vẫn đề nảy sinh, tuân thử các quy trình, nghiệp vụ quản lý, triển khai dự án theo đúng quy định hiện hành và cam kết, mục tiêu dự án. Thường xuyên thực hiện công tác báo cáo, thông tin kịp thời, chính xác, minh bạch, phát hiện và sử lý kịp thời các sai phạm; Đồng thời có chế độ khen thưởng tôn vinh xứng đáng nhưng cá nhân, đơn vị làm tốt.

Ngoài ra, cần chú ý thường xuyên đánh giá các tác động hai chiều của dự án và tính hai mặt của các chính sách quản lý dự án, kịp thời kiến nghị điều chỉnh, hoàn thiện để góp phần vào hoàn thiện quy chế quản lý ODA chung của cả nước.

Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” vẫn trong giai đoạn thi công, vì vậy cần phải đảm bảo sao cho nguồn vốn đáp ứng đủ và kịp

thời trong suốt quá trình thực hiện Dự án. Điều này đòi hỏi phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA được tài trợ một cách hiệu quả, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của Dự án và gắn liền với khả năng trả nợ. Để thực hiện điều đó, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp quy lien quan đến vốn ODA, nâng cao tỷ lệ giải ngân, đảm bảo nguồn vốn đối ứng…

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, nước ta đã nhận được khá nhiều nguồn vốn hỗ trợ ODA của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Có thể thấy, nguồn vốn ODA có những ưu điểm vượt trội như có mức độ ưu đãi cao về lãi suất, thời gian trả nợ lâu, lại có thời gian ân hạn và có một phần viện trợ không hoàn lại. Không chỉ vậy, nước tài trợ còn có sự trợ giúp về mặt tổ chức, kỹ thuật cũng như đào tạo cán bộ trong quá trình thực hiện dự án. Tuy nhiên, song song với những mặt lợi thì nước tiếp nhận tài trợ cũng phải chịu một số ràng buộc của bên viện trợ, làm mất cân đối trong cơ cấu kinh tế xã hội và đặc biệt là kéo theo gánh nặng trả nợ. Vì vậy, quản lý vốn ODA một cách hiệu quả góp phần quan trọng trong công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

Qua quá trình nghiên cứu thực trạng quản lý vốn ODA của Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư Tỉnh Vĩnh Phúc”, có thể thấy với mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư để khuyến khích đầu tư, bảo vệ và cải tạo môi trường sẽ có tác động tích cực đến Tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó nổi bật là: Tạo đà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, du lịch; Cải tạo môi trường sống của nhân dân, phát triển các khu đô thị và khu công nghiệp; Bảo vệ môi trường tự nhiên và xử lí ô nhiễm thông qua hệ thống xử lí nước thải công nghiệp và xử lí nước thải sinh hoạt. Đồng thời, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh, tăng giá trị tài sản (đất đai , nhà cửa), tăng thu nhập, tăng năng suất lao động trên địa bàn.

Kế hoạch Dự án đang vận hành đúng hướng và có kết quả tích cực. Trong quá trình thực hiện, sự thành công của Dự án phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, sự phối hợp, thực hiện các giải pháp đồng bộ, phù hợp của các bên liên quan (đơn vị tài trợ, UBND tỉnh, các sở, ngành, đơn vị liên quan đến hoạt động của Dự án); Bảo đảm vừa tuân thủ quy định pháp lý chung hiện hành,

yêu cầu, mục tiêu Dự án của nhà tài trợ, vừa góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nói chung, cơ chế quản lý ODA chung trên địa phương cũng như cả nước.

Bên cạnh nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về vốn ODA như thực trạng quản lý vốn ODA trong Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc”, đề tài cũng đã đóng góp được một số giải pháp, kiến nghị Ban quản lý Dự án, UBND tỉnh và các cơ quan nhà nước, nhằm góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý vốn ODA của Dự án cũng như hoạt động quản lý ODA trên cả nước trong thời gian tới.

Tuy nhiên, với thời gian nghiên cứu và sự hạn hẹp về phạm vi kiến thức, kinh nghiệm thực tế, đề tài vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót. Rất mong đề tài này sẽ nhận được sự góp ý, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo và các bạn học viên.

Một số kiến nghị

(1) Đề nghị UBND tỉnh:

- Chỉ đạo UBND các huyện, xã nơi có Dự án đi qua tích cực làm tốt công tác đền bù GPMB để Dự án thực hiện đảm bảo tiến độ.

- Phê duyệt dự toán chi phí Ban QLDA, chi phí hoạt động của hợp phầm mềm, theo từng năm để đảm bảo đủ chi phí cho các hoạt động của Ban theo Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây Dựng công bố định mức chi phí QLDA

- Chỉ đạo các cơ quan, Ban ngành liên quan hỗ trợ kịp thời cùng Ban QLDA đẩy nhanh tiến độ thực hiện, triển khai Dự án.

(2) Đề nghị Ban quản lý dự án : Thường xuyên báo cáo hoạt động, tình hình sử dụng vốn với cơ quan chủ quản là UBND tỉnh để cùng tháo gỡ những vướng mắc, đảm bảo tốc độ giải ngân, quản lý sử dụng vốn ODA hợp lý và hiệu quả.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban quản lý dự án (2007-2013), Báo cáo tình hình thực hiện Dự ánCải

thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày

12/2/2007 hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Dự án;

3. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 61/QĐ-BTC ngày 02/11/2006 về việc

ban hành một số định mức chỉ tiêu áp dụng cho cho các dự án chương trình có sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

4. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 218/2013/TT-BTC, ngày 31 tháng 12

năm 2013 về quản lý tài chính đối với các chương trình, Dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ.

5. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định 12/2008/QĐ-BXD, ngày 26 tháng 9 năm

2008 về ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính (ODA)

6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 131/2006/NĐ-

CP ngày 9 tháng 11 năm 2006 về Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định 38/2013 NĐ-CP,

ngày 23 tháng 4 năm 2013 về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và JICA (2007), Hiệp định vay vốn

số VNXIV-5 ký kết ngày 30/7/2007.

9. Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Quyết định số 1358/QĐ-CT ngày

tư tỉnh Vĩnh Phúc” sử dụng vốn ODA Nhật Bản thông qua Ngân hàng JICA Nhật Bản;

10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Đấu thầu số

61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Xây dựng số

16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đấu thầu số

43/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;

13. Đinh Trọng Thịnh (2006), Tài chính quốc tế, NXB Tài chính

14. Hồ Hữu Tiến (2009), “Bàn về vấn đề quản lý ODA ở Việt Nam”, Tạp chí

khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 2, tr.31

15. Nguyễn Văn Tiến (2007), Giáo trình tài chính quốc tế, NXB Thống Kê;

Các website:

16. www.mof.gov.vn

17. www.kinhtevadubao.com.vn 18. www.tapchitaichinh.vn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ VỐN ODA TRONG DỰ ÁN “CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w