Một số kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quản lý ODA và Dự án ODA

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ VỐN ODA TRONG DỰ ÁN “CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 30 - 35)

ODA và dự án ODA ở việt nam

1.3.1. Một số quy định pháp lý về quản lý vốn ODA và Dự án ODA

Trong quản lý vốn ODA và Dự án ODA cần phải tuân thủ những quy định pháp lý về quản lý vốn ODA và Dự án ODA, bao gồm:

Nghị định 38/2013 NĐ-CP, ngày 23 tháng 4 năm 2013 về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

Quyết định 12/2008/QĐ-BXD, ngày 26 tháng 9 năm 2008 về ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính (ODA) của Bộ Xây dựng.

Thông tư số 218/2013/TT-BTC, ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính về quản lý tài chính đối với các chương trình, Dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ.

1.3.2. Một số kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quản lý ODA và Dự án ODA và Dự án ODA

Nước ta là một nước đang phát triển, do vậy, việc tiếp nhận nguồn tài trợ ODA góp phần không nhỏ trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Quản lý vốn ODA hiệu quả, ngoài những kinh nghiệm trong nước, chúng ta có thể tham khảo những kinh nghiệm từ các nước trên thế giới như:

* Thái Lan

Đối với hạn mức vay và trả nợ hàng năm, Chính phủ Thái Lan đã xác định mọi khoản vay không được tính là nguồn thu ngân sách, nhưng các khoản trả nợ phải tính vào các khoản chi để cân đối ngân sách quốc gia hàng

năm. Chính phủ Thái Lan thường khống chế: Mức vay nợ không được vượt quá 10% thu ngân sách và mức trả nợ bằng 9% kim ngạch xuất khẩu hoặc 20% chi ngân sách. Chính phủ Thái Lan luôn quy định rõ nguYên tắc trong sử dụng nguồn vốn ODA, cụ thể: (1) Mỗi dự án bắt buộc phải có khoản chi về tư vấn (chiếm khoảng 4% đến 5% trị giá của dự án) và việc thuê tư vấn thì phía tư vấn phải là những công ty tư vấn có trình độ, năng lực thực sự về thiết lập các luận chứng về kinh tế-kỹ thuật, phải thiết kế chi tiết thực hiện dự án, mua sắm các trang thiết bò có tính năng kỹ thuật hiện đại với giá cả hợp lý...

Chính những chính sách trên đã giúp Thái Lan luôn trả nợ đúng hạn, thu hút được nhiều nguồn vay và phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

* Malysia

Từ những năm 1980, viện trợ nước ngoài lại đóng vai trò lớn trong việc gia tăng về các kỹ năng chuyên môn, về lập kế hoạch dự án, thực thi và đánh giá dự án, phân tích chính sách, phát triển thể chế, phát triển kỹ năng trong công nghệ và lĩnh vực nghiên cứu triển khai. Viện trợ nước ngoài, với vai trò như vậy đã trở thành đòn bẩy đưa Malaysia vượt qua điểm xuất phát thấp của nền kinh tế.

Thành công trong việc sử dụng nguồn viện trợ ODA ở Malaysia xuất phát từ việc tập trung hóa trong quản lý nhà nước. Văn phòng Kinh tế Kế hoạch cùng với Bộ Ngân khố đóng vai trò chủ yếu trong việc lập kế hoạch và quản lý hành chính đối với nguồn viện trợ nước ngoài. Văn phòng này đảm nhận các chức năng chủ yếu là đưa ra mục tiêu, chính sách, kế hoạch ở cấp trung ương; chịu trách nhiệm phê duyệt chương trình dự án và quyết định phân bổ ngân sách phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia. Còn Bộ Ngân khố chịu trách nhiệm điều phối những vấn đề liên quan đến tài chính và kế toán. Việc thực hiện các dự án liên quan đến ODA, cùng việc đánh giá kết quả thực hiện, cũng như có các kiến nghị thay đổi nếu cần thiết, đều được hai cơ quan

này phối hợp rất hiệu quả. “Trái tim” của Văn phòng Kinh tế Kế hoạch là Bộ phận lập Kế hoạch kinh tế. Bộ phận này tập hợp những nhân sự có trình độ và dày dặn kinh nghiệm trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến ODA. Bộ phận này còn đóng vai trò là Ban thư ký Chương trình Viện trợ kỹ thuật nước ngoài của Malaysia, cố vấn cho Uỷ ban Đầu tư nước ngoài.

Trong việc phân cấp quản lý ODA, Malaysia có sự phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý. Giữa các cơ quan này có sự phối hợp chặt chẽ và có chung một quan điểm là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các ban quản lý dự án để thực hiện các dự án đúng tiến độ, áp dụng các thủ tục trình duyệt nhanh gọn nhằm giảm bớt phí cam kết. Những hợp phần nào trong dự án khó thực hiện, Chính phủ Malaysia chủ động đề nghị với nhà tài trợ hủy bỏ hợp phần đó.

Hiện nay, Malaysia áp dụng khá thành công công nghệ thông tin trong công tác theo dõi, giám sát các cơ quan liên quan đến quản lý vốn ODA bằng cách đưa toàn bộ các đề nghị thanh toán lên mạng. Nhờ cách quản lý minh bạch như vậy, nên Malaysia trở thành một trong những “điểm sáng” về chống tham nhũng.

Bên cạnh đó, việc phân cấp tốt trong quản lý tài chính cũng là một lý do tạo nên sự thành công của Malaysia trong việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA. Những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án tại Malaysia cũng được giải quyết ngay tại các bang, do ban công tác phát triển bang và hội đồng phát triển quận, huyện xử lý, chứ không phải trình lên tận Chính phủ, hay các bộ chủ quản. Sự phân cấp này trong quá trình thực hiện dự án sẽ giúp cho tiến độ dự án không bị ngưng trệ vì chờ phê duyệt. Các đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với chủ dự án khi có bất cứ sai sót nào xảy ra trong quá trình thanh tra. Phân chia quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng như vậy không

những nâng cao hiệu quả của đồng vốn ODA, mà còn giúp nâng cao trình độ quản lý của các cán bộ ở cấp địa phương.

Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác dẫn tới thành công trong quản lý và sử dụng ODA ở Malaysia. Đó là:

- Sự phối hợp giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ trong trong hoạt động kiểm tra, giám sát các dự án ODA, mà nội dung đánh giá tập trung chủ yếu vào việc so sánh hiệu quả của dự án với kế hoạch, chính sách và chiến lược, nâng cao công tác thực hiện và chú trọng vào kết quả.

- Có sự tham gia của khu vực tư nhân vào thực thi dự án đặc biệt trong các dự án kết cấu hạ tầng, năng lượng và công nghiệp.

- Đặc biệt là văn hóa chịu trách nhiệm của các cán bộ quản lý ở Malaysia.

* Indonesia

Chính phủ Indonesia tuyên bố nguyên tắc chỉ vay tiếp dự án mới khi đã thực hiện xong dự án cũ, thể hiện rõ quyết tâm sử dụng thật sự hiệu quả và giải ngân đúng tiến độ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nhấn mạnh nguyên tắc, vay ODA phải đảm bảo độ an toàn cao. Đối với các dự án ODA có sử dụng vốn lớn, yêu cầu phải có chuyên gia tư vấn là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo tính hiệu quả của dự án.

Bộ Tư pháp Indonesia cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút, quản lý và sử dụng các dự án ODA, vì Bộ Tư pháp là cơ quan đưa ra ý kiến về pháp lý đối với các dự thảo Hiệp định vay vốn nước ngoài. Mục đích của cơ chế điều phối này là tránh sự trùng lặp trong hoạt động hợp tác.

* Châu Mỹ La Tinh

Việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA đều có tính hai mặt: nếu sử dụng có hiệu quả, nguồn vốn này sẽ giúp nước tiếp nhận giải quyết được những vấn đề về mặt kinh tế-xã hội cần thiết và đồng thời giúp nền kinh tế-xã

hội phát triển. Tuy nhiên, sử dụng không có hiệu quả hoặc không đúng mục đích thì nó không những không thúc đẩy được nền kinh tế-xã hội tăng trưởng và phát triển mà còn tạo ra gánh nặng về nợ nước ngoài cho các nước tiếp nhận. Điều này được thể hiện cụ thể ở những nước thuộc khu vực Châu Mỹ La tinh

Đối với Châu Mỹ La tinh, có những nước sử dụng nguồn vốn ODA vào mục đích phi sản xuất, chủ yếu dùng để nhập khẩu hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó, nạn tham nhũng, hối lộ trong các quan chức Chính phủ của các nước này đã khiến cho nền kinh tế không được cải thiện mà còn rơi vào tình trạng bi đát hơn trước. Một số nước còn xem nhẹ hoặc bỏ qua nguyên tắc đấu thầu cạnh tranh đã dẫn đến việc mua máy móc thiết bị cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn ODA thực chất là nguồn vốn vay ưu đãi về lãi suất và thời gian hoàn trả nợ từ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế dành cho các nước kém phát triển vay nhằm phục vụ cho công tác phát triển kinh tế xã hội. Vốn ODA cho các nước đang phát triển bên cạnh mặt tích cực vẫn tồn tại các rủi ro và điều kiện rang buộc từ nhà tài trợ. Việc sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ chế quản lý, khả năng hấp thụ vốn ODA của nước tiếp nhận và điều kiện, thủ tục của nhà tài trợ. Từ những thành công và thất bại một số nước tiêu biểu nhận viện trợ ODA trên thế giới sẽ là những kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA để phát triển kinh tế xã hội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ODA TRONG DỰ ÁN

“CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC” Giai đoạn 2007-2013

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ VỐN ODA TRONG DỰ ÁN “CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 30 - 35)