Cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với các Dự án hợp phần

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ VỐN ODA TRONG DỰ ÁN “CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 40)

Theo biên bản thỏa thuận giữa UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Bộ Tài Chính (Vụ Tài Chính đối ngoại) ký ngày 03/08/2007 đã làm việc về cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với các Dự án hợp phần thuộc Dự án tổng thể cải

Giám đốc Phó giám đốc thường trực Trung tâm dịch vụ một cửa (OSSC) Phòng kỹ thuật Tổ giao thông Tổ cấp nước Tổ điện Phòng Môi trường và Xã hội Phòng Tài chính Tổ kế toán Văn phòng Tổ hậu cần Tổ quản lý nhân sự Tổ xúc tiến đầu tư Tổ hỗ trợ cấp chứng nhận đầu tư Tổ Dịch vụ đầu tư Tổ thoát nước và xử lí nước thải Tổ tham vấn cộng đồng và di dời Tổ đánh giá Tác động môi trường Tổ kế hoạch tài chính Tổ phát triển nguồn nhân lực

thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, các Dự án hợp phần được cấp phát và phải vay lại như sau:

Dự án hợp phần không có khả năng hoàn vốn được áp dụng cơ chế ngân sách cấp phát theo quy định hiện hành gồm các Dự án hợp phần sau:

* Dự án hợp phần đường trục trung tâm đô thị mới Mê Linh (Áp dụng cơ chế tài chính sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Điều 12 khoản 1, NĐ134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005. Các công trình Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và các Dự án thuộc lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và là đối tượng chi của Ngân sách nhà nước, bao gồm cả trường hợp Ngân sách địa phương được vay lại vốn vay nước ngoài từ ngân sách TW để cấp cho chương trình, Dự án: được cấp phát từ vốn vay nước ngoài theo cơ chế cấp phát vốn ngân sách nhà nước).

* Dự án hợp phần thoát nước và xử lý nước thải Thành Phố Vĩnh Yên (Áp dụng có chế cấp phát theo quy định tại thông tư 108/2003/TT-BTC ngày 07/11/2003 của Bộ Tài Chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các Dự án vệ sinh môi trường sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA).

• Các Dự án vay lại (Dự án có khả năng hoàn vốn)

Có 3 Dự án vay lại (là những Dự án có khả năng hoàn vốn lại) là những Dự án sau:

* Dự án cải tạo hệ thống cấp thoát nước Thành phố Vĩnh Yên. * Dự án cải tạo lưới điện trung áp Thành phố Vĩnh Yên.

* Dự án cải tạo lưới điện trung áp Thị xã Phúc Yên. Điều kiện vay lại cụ thể đối với từng Dự án hợp phần:

Kết quả thẩm định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam: PMU đã làm việc với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (cơ quan được Bộ Tài Chính ủy quyền) về việc thẩm định và đề xuất cơ chế cho vay lại. Ngày 20/05/2008 Ngân hàng PTVN đã có văn bản thẩm định số 1746/NHPT-VNN về việc thẩm định lại Dự án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc vay vốn JICA

gửi Bộ Tài Chính đề nghị áp dụng lãi vay chi cho các Dự án. Trong văn bản có đề xuất như sau:

- Đối với các Dự án hợp phần mở rộng hệ thống cấp nước Thành Phố Vĩnh Yên: Tổng vốn vay 469.569 triệu đồng (tương đương 3.473 triệu JPY) toàn bộ số nợ lãi trong thời gian xây dựng 5 năm được gốc hóa.

Lãi suất cho vay: 55,5% mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng VNĐ tại thời điểm hiện tại là 5%. Thời hạn vay lại tối đa 25 năm trong đó 5 năm ân hạn, trả lãi và gốc từ năm 2013, số gốc 4 năm đầu tiên bằng 50% số trả nợ của 16 năm tiếp theo.

- Đối với Dự án hợp phần cải tạo lưới điện trung áp Thành Phố Vĩnh Yên: Tổng vốn vay 517 triệu JPY (tương đương 70.021 triệu đồng) toàn bộ số nợ lãi trong thời gian xây dựng 5 năm được gốc hóa.

Lãi cho vay: 2/3 lãi suất CIR bằng JPY (tại thời điểm hiện nay là 1,4%/năm). Thời gian vay lại 17 năm, trong đó có 5 năm ân hạn. Trả lãi và gốc từ năm 2013.

- Dự án hợp phần cải tạo lưới điện trung áp Thị Xã Phúc Yên:

Tổng vốn vay 558 triệu JPY (tương đương 75.415 triệu đồng), toàn bộ số nợ lãi trong thời gian xây dựng 5 năm được gốc hóa.

Lãi suất cho vay: 2/3 lãi suất CIR bằng JPY (tại thời điểm hiện nay là 1,4%/năm). Thời hạn vay lại 19 năm, trong đó có 5 năm ân hạn. Trả lãi và gốc từ năm 2013.

2.2. Thực trạng quản lý sử dụng vốn ODA trong Dự án "Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc"

Dự án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình (Dự án tổng thể) đầu tư từ nguồn ODA Nhật Bản thông qua Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Quyết định sô 2632/QĐ-CT ngày 20/09/2007.

Dự án được đề xuất sử dụng 2 nguồn vốn sau:

- Vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản (JICA), thời gian vay và trả nợ 40 năm trong đó 10 năm ân hạn, lãi suất vay 1,3% năm (với Dự án thoát nước là 0,75% năm).

- Vốn đối ứng phía Việt Nam, chia ra

i) Vốn Ngân sách Nhà nước cấp phát chiếm 10-15% tổng vốn trong nước. ii) Vốn vay tín dụng ưu đãi chiếm 85-90% tổng vốn trong nước;

* Nội dung sử dụng nguồn vốn ODA:

- Vốn thiết bị: Chi phí mua sắm thiết bị, chi phí vật tư tuyến ống và cả

chi phí mua bảo hiểm cho thiết bị vật tư do nhà thầu nước ngoài thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA thông qua đấu thầu Quốc tế.

- Vốn xây lắp: Toàn bộ chi phí lắp đặt tuyến ống, trạm bơm và xây

dựng các nhà máy nước các trạm xử lý do các nhà thầu Việt Nam thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA thông qua đấu thầu trong nước.

- Chi phí chuẩn bị thực hiện đầu tư: gồm chi phí khảo sát thiết kế, đấu thầu, giám sát, thi công, trợ giúp kỹ thuật lắp đặt máy móc thiết bị, quản lý Dự án, đào tạo chuyển giao công nghệ và vận hành các hệ thống cấp thoát nước.

* Nội dung chi phí được thực hiện bằng nguồn vốn đối ứng Chi phí này bao gồm:

- Chi phí chuẩn bị đầu tư điều tra khảo sát phục vụ nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Chi phí thu xếp nguồn vốn cho công trình.

- Chi phí đền bù đất đai giải phóng mặt bằng các trạm xử lý, trạm bơm. - Chi phí thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.

- Chi phí thủ tục xây dựng cơ bản.

- Chi phí khác.

- Dự phòng phát sinh chi phí trong nước.

- Trả các chi phí vay vốn ODA trong thời gian xây dựng.

- Trả các loại thuế (tuy nhiên đối với Dự án sử dụng vốn ODA, các loại thuế được tính toán và ghi thu ghi chi thẳng từ Ngân sách Nhà nước).

2.2.1. Hình thức quản lý Dự án

Theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ, cơ quan chủ quản Dự án là UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Ban quản lý Dự án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan được UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA là đối ứng để thực hiện Dự án, tổ chức triển khai thực hiện Dự án từ giai đoạn thiết kế chi tiết, tổ chức triển khai thực hiện Dự án từ giai đoạn thiết kế chi tiết, tổ chức thi công đến khi nghiệm thu bàn giao cho các đơn vị sử dụng, theo cam kết với Nhà tài trợ (JICA- Nhật Bản), theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính và được UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định tại quyết định số 2219/QĐ-CT ngày 8/8/2007. Sau khi hoàn thành nghiệm thu, quyết toán và thực hiện chế độ kiểm toán nhà nước theo quy định, UBND tỉnh tổ chức bàn giao cho các đơn vị sử dụng, vận hành hiệu quả - Dự kiến như sau:

Bảng 2.1: Quản lý vận hành và khai thác công trình.

Dự án hợp phần Đơn vị quản lý, khai thác, vận hành sau khi hoàn thành

Mở rộng hệ thống cấp nước Vĩnh Yên Công ty cấp thoát nước và môi trường

số 1

Thoát nước và xử lý nước thải Vĩnh Yên Công ty cấp thoát nước và môi trường

số 1 Đường trục Trung tâm đô thị mới Mê

Linh

Dự kiến giao cho 01 đơn vị quản lý hạ tầng đô thị huyện Mê Linh

Cải tạo lưới điện Trung áp Vĩnh Yên Công ty điện lực 1

Cải tạo lưới điện Trung áp Phúc Yên Công ty điện lực 1

(Nguồn: Báo cáo thực hiện Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc”)

Tính đến ngày 31/12/2013 thì kết quả triển khai thực hiện Dự án như sau:

2.2.2.1. Kế hoạch triển khai vốn của Dự án

Kế hoạch sử dụng vốn đầu tư của Dự án được lập trong Hiệp định vay vốn ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Nhà tài trợ JICA thể hiện trong Bảng 2.2 sau đây:

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp khái quát vốn đầu tư

Đvt: Tỷ đồng

(Nguồn: Hiệp định vay vốn số VNXIV-5 ký kết ngày 30/7/2007

giữa JICA và đại diện Chính phủ Việt Nam)

* Nguồn vốn đầu tư, cơ chế tài chính huy động vốn của từng Dự án hợp phần

(1) Dự án hợp phần Thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Vĩnh Yên

- Chủ đầu tư: Công ty cấp thoát nước và Môi trường số I – Vĩnh Phúc;

STT Tên Dự án hợp phần GĐ I GĐ II Tổng

1 Đường Mê Linh 762,196 1.441,462 2.203,658

2 Mở rộng hệ thống cấp nước T.P Vĩnh Yên 524,832 313,162 837,994

3 Thoát nước và xử lý nước thải T.P Vĩnh Yên 324,165 200,866 525,031

4 Cải tạo lưới điện trung áp T.P Vĩnh Yên 78,261 78,261

5 Cải tạo lưới điện trung áp Thị xã Phúc Yên 84,291 84,291

6 Thoát nước và xử lý nước thải thị xã Phúc Yên 625,261 625,261

7 Chi phí trả lãi vay vốn trong thời gian thi công (GĐI) đối với Dự án đường, cấp

nước, điện (Theo thoả thuận với bộ TC) 76,236 76,236

8 Chi phí trả lãi vay vốn trong thời gian thi công (GĐI) đối với Dự án cấp thoát nước và xử lý nước thải (Theo thoả thuận với Bộ

TC) 7,830 7,830

9 Tổng Dự án 1.852,811 2.580,751 4.438,562

10 Dự án hợp phần nâng cao năng lực, thu hút

đầu tư FDI 5,000 5,000

11 Chi phí lập thẩm định Dự án tổng thể cải thiện MTĐT tỉnh (bằng 15% tổng chi phí

lập, thẩm định các Dự án hợp phần) 1,234

- Tư vấn lập Dự án : Công ty tư vấn xây dựng Đông Dương (ICC)- Hà Nội; ( Chủ nhiệm lập Dự án : Kỹ sư Trịnh Quốc Khanh).

- Mục tiêu đầu tư xây dựng:

Cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Vĩnh Yên nhằm khắc phục tình trạng ngập úng, cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao điều kiện sống của nhân dân, bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm không bị ô nhiễm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho toàn tỉnh.

-Tổng mức đầu tư của Dự án cả hai giai đoạn là 525,031 tỷ VND

Bảng 2.3: Tổng mức đầu tư dự kiến của Dự án Thoát nước và xử lý nước thải Vĩnh Yên

(Nguồn: Dự toán chi phí toàn Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc”)

- Nguồn vốn đầu tư, cơ chế tài chính huy động vốn trong 2 giai đoạn : Trong giai đoạn I, nguồn vốn đầu tư gồm vốn vay ODA (JICA – Nhật Bản) là 275,540 tỷ VNĐ tương đương 85,0% và vốn NSNN đối ứng là 48,625 tỷ đồng tương đương 15,0%; Giai đoạn II gồm vốn vay ODA là 150,649 tỷ đồng tương đương 75%, vốn đối ứng là 50,216 tỷ đồng tương đương 25% trên tổng số vốn.

Cơ chế tài chính trong nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 108/2003/TT-BTC ngày 07/11/2003 của Bộ tài Chính về Hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các Dự án vệ sinh môi trường sử dụng nguồn vốn ODA: Ngân sách Nhà nước cấp phát toàn bộ nguồn vốn ODA của Dự án.

Nội dung Tổng mức đầu tư (triệu đồng) Giai đoạn I (2007-2010) Giai đoạn II (2011-2017) Cả Dự án Tổng Dự án 324.165 200.866 525.031 Xây lắp 188.390 85.539 273.929 Thiết bị 43.888 55.767 99.655 Đền bù GPMB 13.191 4.702 17.893 Chi phí khác 49.226 36.598 85.824 Dự phòng 29.470 18.260 47.370

Vốn đối ứng do Ngân sách tỉnh bố trí. Chủ đầu tư có trách nhiệm thu xếp toàn bộ kinh phí để chi cho việc vận hành, bảo dưỡng và quản lý hệ thống dây chuyền công nghệ thoát, thu gom và sử lý nước thải thuộc vùng phục vụ của Dự án được phê duyệt.

( 1) Dự án hợp phần Mở rộng hệ thông cấp nước Vĩnh Yên

- Chủ đầu tư: Công ty Cấp thoát nước và Môi trường số I – Vĩnh Phúc; - Tư vấn lập Dự án: Công ty tư vấn xây dựng Đông Dương (ICC) – Hà Nội; - Chủ nhiệm lập Dự án : Kỹ sư Trịnh Quốc Khanh;

- Mục tiêu đầu tư xây dựng: Cải tạo mở rộng, nâng công suất và chất lượng hệ thông cấp nước Vĩnh Yên hiện có, đáp ứng nhu cầu dung nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của nhân dân và các thành phần kinh tế giai đoạn từ 2007 đến 2015 trong vùng Dự án.

- Tổng mức đầu tư của Dự án: Tổng mức đầu tư của Dự án cả hai giai đoạn là 837,994 tỷ VNĐ, cụ thể:

Bảng 2.4: Tổng mức đầu tư dự kiến của Dự án hợp phần Mở rộng hệ thống cấp nước Vĩnh Yên. Nội dung Tổng mức đầu tư ( triệu đồng)

Giai đoạn I (2007-2010) Giai đoạn II (2010-2014) Cả Dự án Tổng số 524.832 313.162 837.994 Xây lắp 318.868 197.026 515.894 Thiết bị 44.142 18.183 62.325 Đền bù GPMB 29.973 22.34 52.313 Chi phí khác 84.082 47.117 131.199 Dự phòng 47.767 28.496 76.263

(Nguồn: Dự toán chi phí toàn Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc”)

- Nguồn vốn đầu tư, cơ chế và phương án tài chính huy động vốn:

Trong cả Dự án, nguồn vốn được đầu tư thành 2 giai đoạn, trong giai

đoạn I vốn vay ODA (JICA Nhật Bản): 446,107 tỷ đồng tương đương 85%;

Vốn NSNN đối ứng: 78,725 tỷ đồng tương đương 15% .Trong giai đoạn II,

nguồn vốn đầu tư gồm vốn vay ODA: 266,187 tỷ đồng; Vốn NSNN đối ứng:

Cơ chế tài chính trong nước để xác định hiệu quả tài chính: Thực hiện theo Thông tư số 40/2005/TT-BTC ngày 25/5/2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế Tài chính áp dụng với các Dự án cấp nước sạch sử dụng nguồn vốn ODA: Thời gian vay lại là 25 năm; lãi suất vay lại là 2%/năm, nếu vay lại bằng ngoại tệ hoặc 5%/năm nếu vay lại bằng đồng Việt Nam; thời gian ân hạn là 8 năm.

Công ty Cấp thoát nước và môi trường số 1 Vĩnh Phúc nhận nợ khoản vay ODA và chịu trách nhiệm thanh toán nợ vay ODA để thực hiện Dự án này.

(3) Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo lưới điện trung áp thị xã Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc:

- Mục đích đầu tư: Cải tạo lưới 6,10KV thị xã Vĩnh Yên lên vận hành ở cấp điện áp 22kV nhằm mục đích nâng cao chất lượng điện năng cho lưới điện thị xã Vĩnh Yên phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh Vĩnh Phúc.

- Chủ đầu từ: Công ty Điện lực I.

- Đơn vị tư vấn lập Dự án đầu tư: Công ty Cổ phần Năng lượng. - Đơn vị tiếp nhận quản lý vận hành: Điện lực Vĩnh Phúc.

Bảng 2.5: Tổng mức đầu tư dự kiến của Dự án Đầu tư xây dựng công trình cải tạo lưới điện trung áp thị xã Vĩnh Yên

Đơn vị: VNĐ Hạng mục CTLĐ trung áp Thị xã Vĩnh Yên Tỉnh Vĩnh Phúc Chi phí thiết bị 17.527.440.636 Chi phí xây lắp 37.034.575.189 Chi phí khác 2.504.639.687 Chi phí đền bù 1.337.836.500

Chi phí QLDA & CPK 4.426.039.900

Chi phí dự phòng 5.802.380.958

(Nguồn: Dự toán chi phí toàn Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc”)

-Dự kiến phân chia gói thầu theo ý kiến của JICA:

Đơn vị: VNĐ

Gói thầu Giá trị gói thầu

Chi phí thiết bị 16.031.748.223

Chi phí xây lắp 23.259.785.859

Vật liệu điện 15.270.481.743

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ VỐN ODA TRONG DỰ ÁN “CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC” THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w