Việc học là công việc cả đời dù bạn ở vị trí nào, nhưng không ai có thể tự mình tìm tòi, học hỏi mà không cần tham khảo bất cứ tài liệu nào. Bởi vây, hôm nay mình xin giới thiệu cho các bạn 1 tài liệu vô cùng quý giá và bổ ích. Mong là sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong quá hình học tập cũng như làm việc. Chúc các bạn thành công
1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBCC Cán bộ chủ chốt CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân HTCT Hệ thống chính trị QLNN Quản lý nhà nước TCCSĐ Tổ chức cơ sở đảng CCB Cựu chiến binh LHPN Liên hiệp phụ nữ MTTQ Mặt trận Tổ quốc GTBQ Giá trị bình quân ĐSVH Đời sống văn hoá 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Hơn 83 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt (CBCC) cấp xã nói riêng có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành nước có nền kinh tế đang phát triển. Trước yêu cầu đổi mới và phát triển, Đảng ta đã xác định tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và phát triển kinh tế xã hội bền vững, tạo nền tảng, tiền đề để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu đề ra, cần thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp, trong đó chú trọng công tác xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn, xác định: “Các cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư”. Để xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở vững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, thì công tác xây dựng đội ngũ CBCC ở cấp xã có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định đến chất lượng hoạt động và hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước ở cơ sở. Huyện Đông Triều nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 397,2 km², dân số là 160.500 người, gồm 2 thị trấn và 19 xã (số liệu thống kê năm 2011). Những năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song kinh tế của huyện vẫn luôn ổn định và phát triển; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm (từ năm 2007-2012) đạt trên 14%/năm; tổng giá trị sản xuất (giá so 4 sánh 1994) năm 2012 đạt 2.987,1 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2011; thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 1.403 USD/người, tăng 24,15% so với năm 2011. Đạt được kết quả trên là có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện, sự quyết tâm và tinh thần tiến công của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, trong đó có vai trò quan trọng của đội ngũ CBCC cấp xã. Tuy nhiên, những thành tựu của huyện đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế hiện có; mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế phát triển khá nhưng chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nhiều ngành kinh tế còn thấp; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đồng bộ, đời sống nhân dân còn khó khăn Để thực hiện mục tiêu của huyện đến năm 2015 trở thành thị xã, có cơ cấu kinh tế công nghiệp - du lịch, dịch vụ - nông nghiệp, phù hợp với hướng phát triển chung của tỉnh, thì yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã cần phải tiếp tục rèn luyện về phẩm chất chính trị, nâng cao hơn nữa về trình độ chuyên môn, năng lực công tác, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và phát huy thế mạnh, tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Do vậy, em quyết định chọn vấn đề “Chất lượng cán bộ cấp xã tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh: Thực trạng và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu của đề tài Luận văn Thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh có năng lực, trình độ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của đội ngũ cán bộ cấp xã. - Đánh giá thực trạng, chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt một số xã điểm thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh hiện nay. - Làm rõ những nguyên nhân yếu kém của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất các giải pháp đồng bộ và khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Do thời gian nghiên cứu hạn chế, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã ở 3 đơn vị thuộc huyện Đông Triều là: Bình Khê, Tân Việt và Thị trấn Mạo Khê. - Phạm vi về nội dụng: Do thời gian hạn chế, nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Đông Triều với 11 chức danh sau: Bí thư Đảng ủy, phó bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND, phó chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, phó chủ tịch UBND, chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, chủ tịch Hội Cựu chiến binh, bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và chủ tịch Hội Nông dân. - Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2005 đến nay, chia làm 2 giai đoạn: 2005-2010 và 2010-2013. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn - Khái quát về lý thuyết vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nắm bắt các thông tin phản hồi từ người dân, cộng đồng đối với cơ quan quản lý các cấp của Đảng, Nhà nước. - Phân tích được thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt 03 xã hiện nay ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; tìm ra những nguyên nhân yếu kém trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ chủ chốt 03 xã. - Đưa ra những cơ sở khoa học để kiến nghị, đề xuất với huyện, với tỉnh nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt 03 xã có trình độ, năng lực, thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. - Làm tài liệu tham khảo cho các cấp lãnh đạo quản lý và làm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy tại các trường chính trị của tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. 6 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về cán bộ và cán bộ chủ chốt - Khái niệm về cán bộ: Theo Từ điển tiếng Việt khái niệm “cán bộ” được hiểu là: “1.Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước, cán bộ khoa học, cán bộ chính trị; 2. Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường không có chức vụ” [60, tr.109]. Theo Điều 4, Luật cán bộ, công chức năm 2008 do Quốc hội (khóa XII) ban hành thì khái niệm “cán bộ” được hiểu là: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [43]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về cán bộ hết sức khái quát, giản dị và dễ hiểu; theo Người: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng” [46, tr.33]. Từ những khái niệm về cán bộ nêu trên có thể hiểu "cán bộ" là khái niệm dùng để chỉ những người có chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân từ Trung ương đến địa phương, thuộc biên chế Nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; giữ vai trò và cương vị nòng cốt trong cơ quan, tổ chức (có thể là người lãnh đạo, người quản lý), có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của cơ quan, tổ chức. - Khái niệm cán bộ chủ chốt: Hiện nay có nhiều cách hiểu về thuật ngữ cán bộ chủ chốt. Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm “chủ chốt” được hiểu là “quan trọng nhất, có tác dụng làm nòng cốt” [60, tr.174]. 8 Có thể hiểu “cán bộ chủ chốt” là: Người có chức năng lãnh đạo, được giao đảm đương các nhiệm vụ quan trọng để lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước tập thể và cấp trên về nhiệm vụ được phân công; là người giữ vị trí quan trọng trong việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện thực tiễn ở cơ sở; là người chủ trì hoạch định chiến lược phát triển, xác định mục tiêu, phương hướng tổ chức thực hiện tất cả các nhiệm vụ đề ra và nhiệm vụ cấp trên giao; kiểm tra, giám sát, kịp thời sửa chữa những hiện tượng lệch lạc, bổ sung, điều chỉnh những chủ trương, giải pháp nếu thấy cần thiết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đề ra. Hiểu theo nghĩa chung nhất "cán bộ chủ chốt" là người có chức vụ, nắm giữ các vị trí quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chức bộ máy, làm nòng cốt trong các tổ chức thuộc hệ thống bộ máy của một cấp nhất định; người được giao đảm đương các nhiệm vụ quan trọng để lãnh đạo, quản lý, điều hành bộ máy, có vai trò tham gia định hướng lớn, điều khiển hoạt động của bộ máy thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp mình về lĩnh vực công tác được giao. Từ phân tích trên, cho thấy đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là những người đứng đầu quan trọng nhất trong hệ thống của tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội ở cấp xã; có tác động chi phối việc chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn mà cán bộ đó được phụ trách. 1.1.2. Vai trò của cán bộ chủ chốt cấp xã 1.1.2.1. Vai trò của cấp xã Cấp xã theo quy định của Hiến pháp năm 1992 là đơn vị hành chính nhà nước ở địa phương thuộc hệ thống hành chính 4 cấp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cấp xã, là hình ảnh xã hội của một đất nước thu nhỏ, là cơ sở, là nền tảng, là nơi tiếp thu, triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong mọi hoạt động trên tất của các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh; là nơi trực 9 tiếp, thường xuyên quan hệ, tiếp xúc với quần chúng nhân dân, nơi thể hiện rõ nhất và kiểm nghiệm tính đúng đắn, hiệu quả mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cấp xã là gần dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi” [47, tr.371 và 372]. Do vậy, cấp xã có vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong thời kỳ hoạt động bí mật, cấp xã là địa bàn quan trọng, ở đó có các tổ chức của Đảng được nuôi dưỡng, bảo vệ và hoạt động tuyên truyền, giác ngộ nhân dân lôi cuốn họ vào phong trào đấu tranh cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. Khi giành được chính quyền trên phạm vi cả nước, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền, giữ vai trò lãnh đạo đối với xã hội thì cấp xã càng trở nên quan trọng hơn, bởi lẽ cấp xã là cấp cuối cùng, là nơi tổ chức thực hiện, biến các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước thành hiện thực; đồng thời, cấp xã cũng là nơi cung cấp những thông tin, kinh nghiệm cho Đảng tổng kết thực tiễn để điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh đường lối, chính sách mới, từ đó tiếp tục xây dựng quan điểm lý luận cách mạng mới của Đảng ta. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vai trò cấp xã được nâng lên một tầm cao mới; cấp xã không chỉ là nơi tổ chức, thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước mà nó còn là nơi phản ánh trực tiếp tâm tư tình cảm và nguyện vọng chính đáng của nhân dân lên cấp trên; đồng thời, cấp xã còn là nơi tập trung mọi tiềm năng lao động, đất đai, ngành nghề, là nơi sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội mà trọng tâm là lương thực, thực phẩm, là nơi tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; xã còn là nơi cung cấp nguồn nhân lực, lao động dồi dào cho nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế khác, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng. Mặt khác, cấp xã còn là một trong những nơi giao lưu nhiều nhất giá trị lịch sử và giá trị hiện thực của văn hóa quê hương; những di tích văn hóa, lịch sử, cách 10 mạng, những phong tục tập quán, những giá trị văn hóa truyền thống… Có giá trị về thẩm mỹ, giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng của đất nước và quê hương sâu sắc, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát triển giá trị truyền thống của dân tộc và nét đẹp văn hoá, truyền thống của mỗi địa phương. 1.1.2.2. Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã + Vai trò của cán bộ nói chung: Trong bất cứ thời kỳ nào, giai đoạn nào của sự nghiệp cách mạng, cán bộ và công tác cán bộ cũng đều giữ vị trí đặc biệt quan trọng, cán bộ là một trong những nhân tố cơ bản quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng; Mác - Ăngghen đã khẳng định: “Muốn thực hiện tốt những tư tưởng cần có con người sử dụng một thực tiễn” [45, tr.181]. Lịch sử đã chứng minh mỗi chính đảng của một giai cấp muốn giành và giữ chính quyền đều phải chăm lo và xây dựng đội ngũ cán bộ, đây là đại biểu trung thành của giai cấp mình, có khả năng thực hiện những yêu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và giai cấp đó đề ra"; do vậy, phải chăm lo xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ chính trị trong mỗi thời kỳ cách mạng. Ngay từ những ngày đầu giành chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo lý luận về cán bộ của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; Người đã đề cập đến vấn đề cán bộ và tầm quan trọng của công tác cán bộ; Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng công việc thành công hoặc thất bại là do cán bộ tốt hay kém; “Cán bộ là dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt” [47, tr.54] và vai trò của cán bộ được thể hiện trong các mối quan hệ chủ yếu: Cán bộ với đường lối chính sách, cán bộ với công việc và cán bộ với quần chúng. Về mối quan hệ với đường lối chính sách, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cán bộ là người đem chính sách của Chính phủ, Đoàn thể thi hành trong nhân dân”; do đó, “nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được” [47, tr.54]. Với công việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [47, tr.269]; theo Người, cây phải có gốc, “gốc” ở đây hiểu là từ đó sinh ra, làm cho cây mạnh khỏe, tốt tươi hay ngược lại thì cây héo; vì vậy, trong mọi công việc mà không có cán bộ thì không thể hoàn thành. [...]... trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt 03 xã của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua như thế nào? - Những thành tựu, hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh hiện nay là gì? - Cần làm gì và làm như thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh? ... đến chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã 1.1.3.1 Chất lượng cán bộ Theo Từ điển tiếng Việt khái niệm chất lượng được hiểu là: Chất lượng: Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” [60, tr.44] Chất lượng của cán bộ là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá về phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực hay khả năng giải quyết công việc và được thể hiện cụ thể như sau: - Về phẩm chất. .. đội ngũ CBCC cấp xã 1.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ, tuy nhiên đề tài tập trung vào một số nhóm nhân tố sau: - Nhóm nhân tố về sức khỏe: Sức khỏe của cán bộ được xem xét là tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng của cán bộ; sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể 18 chất, tinh thần và xã hội chứ không... Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt 03 xã trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020, những câu hỏi được đặt ra là: - Cán bộ cấp xã có vai trò quan trọng như thế nào trong bộ máy hành chính Nhà nước và trong việc tổ chức thực hiện, đưa các chủ trương, chính sách của Nhà nước đến với người dân? - Vì sao cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã? - Thực... ảnh hưởng bởi những hủ tục văn hóa lạc hậu, tệ nạn xã hội, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý, phát triển kinh tế xã hội, tác động đến chất lượng cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã Sống trong môi trường xã hội không lành mạnh, cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng thường xuyên chứng kiến, tiếp xúc với mặt trái của xã hội, những cám dỗ đời thường, nếu họ không có bản... hoạt động của bộ máy, chất lượng công việc do chính cán bộ đó thực hiện Tiêu chí sức khỏe đối với cán bộ là một tiêu chuẩn chung, phổ thông và cần thiết xuất phát từ yêu cầu cụ thể đối với hoạt động của cán bộ; yêu cầu về sức khỏe không chỉ là quy định bắt buộc khi tuyển chọn cán bộ, công chức, mà còn phải là yêu cầu được duy trì trong suốt quá trình công tác của cán bộ Vì vậy, người cán bộ phải được... nhận xét cán bộ, đánh giá đúng sẽ sử dụng đúng cán bộ; nhận xét, đánh giá cán bộ đòi hỏi phải công tâm, khách quan, tạo đoàn kết nhất trí cao trong tổ chức Nhận xét, đánh giá cán bộ cần phải được làm tốt để nâng cao chất lượng các khâu của công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Trong nhận xét, đánh giá cán bộ phải lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao làm thước đo chính để đánh giá phẩm chất, năng... chính quyền địa phương nơi cán bộ sinh sống Sáu là, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ, nhằm phát huy nhân tố con người trong thực hiện nhiệm vụ; trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đòi hỏi phải có những bổ sung, hoàn thiện về 30 chính sách cán bộ như: Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ; chính sách tiền lương, nhà ở để cán bộ yên tâm hoàn thành tốt... cầu tiêu chuẩn hóa cán bộ và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở; nguồn cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử phần lớn là người tại chỗ, cũng là cán bộ nguồn bổ sung cho cấp huyện; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã có nhiều cải thiện so với trước, như chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, đại bộ phận cán bộ, công chức cơ sở... chí được bầu giữ các vị trí chủ chốt tại phường, xã (phó bí thư đảng uỷ, phó chủ tịch UBND phường, xã và phó chủ tịch HĐND xã) Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, thành phố Đà Nẵng có cách làm sáng tạo với việc thành lập Câu lạc bộ cán bộ trẻ; với mục tiêu “Chung tay nâng tầm ý tưởng”, Câu lạc bộ cán bộ trẻ là tổ chức xã hội, tập hợp các cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, có triển vọng, . phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Do vậy, em quyết định chọn vấn đề Chất lượng cán bộ cấp xã tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh: Thực trạng và giải pháp làm nội dung nghiên. nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ 1.1 ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã 1.1.3.1. Chất lượng cán bộ Theo Từ điển tiếng Việt khái niệm chất lượng được hiểu là: Chất lượng: Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của