Kinh nghiệm chất lượng cán bộ cấp xã được rút ra

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ cấp xã tại huyện đông triều tỉnh quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 31)

Công cuộc đổi mới, phát triển đất nước ngày nay đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với công tác cán bộ của Đảng. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ. Thực hiện tốt Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ” [41, tr.261]. Lấy yếu tố con người làm trung tâm, đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng là yếu tố quyết định đến kết quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, trách nhiệm của cấp ủy đảng các cấp phải chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bố trí, sử dụng cán bộ sao cho hiệu quả, phát huy hết được năng lực của cán bộ trên cơ sở các kinh nghiệm được rút ra:

Một là, các cấp ủy đảng phải nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí quan trọng của cấp xã và hệ thống chính trị ở cấp xã; đổi mới hình thức, nội dung giáo dục chính trị, nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Các cấp uỷ cấp trên thường xuyên chỉ đạo sâu sát xây dựng tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trong sạch, vững mạnh.

Hai là, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ phải là sự kết hợp đúng đắn chế độ tập thể lãnh đạo, với phát huy trách nhiệm cá nhân, thực hiện dân chủ với tập trung; để thực hiện được điều này, tập thể cấp uỷ và tổ chức đảng các cấp phải quán triệt các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, nhiệm vụ công tác cán bộ của cấp trên; quyết nghị các chủ trương, biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, quyết định về nhân sự cán bộ đúng quy trình và theo phạm vi quyền hạn được phân công phân cấp. Những đánh giá, nhận xét về cán bộ phải được cấp uỷ thảo luận dân chủ và quyết nghị tập thể. Kiên quyết khắc phục tình trạng chuyên quyền, lấy danh nghĩa quyết nghị của tập thể để quyết định các vấn đề trong công tác cán bộ.

Ba là, đổi mới phương pháp đánh giá, nhận xét cán bộ, đánh giá đúng sẽ sử

dụng đúng cán bộ; nhận xét, đánh giá cán bộ đòi hỏi phải công tâm, khách quan, tạo đoàn kết nhất trí cao trong tổ chức. Nhận xét, đánh giá cán bộ cần phải được làm tốt để nâng cao chất lượng các khâu của công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong nhận xét, đánh giá cán bộ phải lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao làm thước đo chính để đánh giá phẩm chất, năng lực của cán bộ một cách cụ thể,

khoa học, chính xác; việc đánh giá, nhận xét cán bộ phải toàn diện cả đức và tài, chú trọng về phẩm chất chính trị và năng lực trí tuệ. Coi trọng việc dựa vào tập thể và quần chúng nhân dân để đánh giá cán bộ, đồng thời đặt cán bộ trong môi trường, điều kiện hoàn cảnh cụ thể, trong mối quan hệ giữa tổ chức, cơ chế chính sách và cá nhân cán bộ để đánh giá. Khắc phục tình trạng đánh giá cán bộ một cách chung chung, cảm tính, chủ quan, lẫn lộn giữa điều kiện với tiêu chuẩn, coi bằng cấp, học vị cao hơn phẩm chất, năng lực.

Bốn là, thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, tạo sự chủ động, bảo đảm tính kế thừa, phát triển, khắc phục tình trạng hẫng hụt trong bố trí, sử dụng cán bộ; công tác quy hoạch cán bộ của cấp ủy phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, từ thực trạng đội ngũ cán bộ để xây dựng, đảm bảo tính khoa học, tính kế thừa liên tục và vững chắc.

Quy hoạch phải gắn liền với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trong đó, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải toàn diện, thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, chú trọng đào tạo chuyên sâu, đào tạo theo mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của cơ quan đơn vị; kết hợp nhiều hình thức, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng cán bộ. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người có nhiều khó khăn.

Năm là, đổi mới trong công tác bố trí, sử dụng cán bộ là nội dung quan trọng

trong công tác cán bộ của Đảng; việc bố trí, sử dụng cán bộ phải đúng người, đúng việc, đúng sở trường nhằm phát huy hết tài năng, tinh thần hăng hái, nhiệt tình của cán bộ; mặt khác, phải thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong bố trí, sử dụng cán bộ, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ của Đảng. Trong bố trí, sử dụng cán bộ, cần tránh quan niệm coi đây là công việc bí mật và chỉ lấy ý kiến của một vài người trong phạm vi hẹp làm quyết định của tập thể. Cấp ủy, tổ chức đảng cần phải lắng nghe ý kiến của đảng viên, quần chúng trong cơ quan, đơn vị và của cấp ủy, chính quyền địa phương nơi cán bộ sinh sống.

Sáu là, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ, nhằm phát

huy nhân tố con người trong thực hiện nhiệm vụ; trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đòi hỏi phải có những bổ sung, hoàn thiện về

chính sách cán bộ như: Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ; chính sách tiền lương, nhà ở... để cán bộ yên tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Bẩy là, mở rộng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân đi đôi với giữ vững kỷ cương, kỷ luật; có cơ chế để nhân dân tham gia, giám sát các hoạt động của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể nhân dân một cách thiết thực; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, nhất là ở những nơi có đông đồng bào có đạo, đồng bào dân tộc ít người. Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định và làm rõ mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở; đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong nội bộ nhân dân, không để những mâu thuẫn nhỏ tích tụ lâu ngày, trở thành “điểm nóng”.

Tám là, đối với những cơ sở yếu kém, phức tạp, có biểu hiện vi phạm quyền làm chủ của nhân dân và có nhiều đơn thư, khiếu nại, tố cáo hoặc có diễn biến phức tạp về chính trị - xã hội, cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể cần theo dõi, nắm chắc mọi diễn biến để đánh giá đúng tình hình; tiến hành thanh tra, kiểm tra, kết luận rõ đúng, sai và xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên sai phạm và có giải pháp cụ thể, thiết thực để sửa chữa, khắc phục, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong các TCCSĐ và cộng đồng dân cư.

Chương 2

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ cấp xã tại huyện đông triều tỉnh quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 31)

w