Phương hướng

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ cấp xã tại huyện đông triều tỉnh quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 80)

- Thứ ba, xác định đúng tiêu chuẩn, cụ thể hoá từng chức danh cán bộ chủ chốt, đồng thời đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ để bố trí, sử dụng cán bộ

4.3.1. Phương hướng

- Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, giáo dục rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã.

Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp, trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xu thế mở cửa và hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới; đồng thời, các thế lực thù địch với âm mưu “diễn biến hòa bình”, "tự chuyển hoá" và "tự diễn biến" làm ảnh hưởng đến sự nghiệp đổi mới và con đường phát triển của đất nước ta. Do đó, cấp ủy huyện và các xã cần quan tâm chú trọng làm tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị, trang bị lý luận về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, nghị quyết của Đảng, để mỗi cán bộ, đảng viên xây dựng được bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch lành mạnh; kiên quyết đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, đập tan mọi âm mưu chống phá của các thế lực phản động, thù địch, quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

- Tích cực nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hóa các quy định của Đảng, Nhà nước về tiêu chuẩn chức danh đối với từng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở 03 xã, làm cơ sở để giới thiệu ứng cử, đề cử, bố trí những cán bộ có đủ trình độ, năng lực thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tiêu chuẩn cán bộ là một hệ thống các yêu cầu về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành; việc xác định tiêu chuẩn chức danh cán bộ là cần thiết và quan trọng, là cơ sở để lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bố trí, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, là căn cứ pháp lý để mỗi cán bộ tự đối chiếu để tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu đặt ra, là khâu quan trọng để xây dựng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ chủ chốt 03 xã hiện nay.

- Tiến hành rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt 03 xã, thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, như quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng, luân chuyển cán bộ để nâng cao chất lượng, phát huy vai trò, triển vọng phát triển của đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới của địa phương.

Thực hiện rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt của 03 xã, theo từng chức danh để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, đào tạo, bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển cán bộ; coi trọng công tác nhận xét, đánh giá cán bộ làm cơ sở để bố trí, sắp xếp phù hợp với điều kiện, khả năng và năng lực của mỗi cán bộ quản lý các xã.

Xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển, tăng cường cán bộ từ huyện về thị trấn Mạo Khê, xã Bình Khê, Tân Việt để làm cán bộ chủ chốt như Bí thư đảng uỷ, chủ tịch UBND, phó chủ tịch UBND để đào tạo, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ này; đồng thời, tạo điều kiện để đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ cốt cán và xây dựng phong trào ở cơ sở. Cần có cơ chế, chính sách cụ thể trong việc khuyến khích cán bộ luân chuyển đi cơ sở và tạo nguồn cán bộ tại chỗ ở xã, thu hút cán bộ trẻ có trình độ đại học chính quy, thành tích học tập tốt, chuyên ngành phù hợp về giữ chức vụ phó chủ tịch UBND ở thị trấn Mạo Khê, xã Bình Khê, Tân Việt, để cán bộ phát huy những kiến thức đã học ứng dụng vào thực tiễn công tác; qua đó, tạo môi trường, điều kiện để xây dựng nguồn cán bộ kế cận của các địa phương và chuẩn bị cho việc chia tách thị trấn Mạo Khê thành 04 phường sau năm 2015.

Hằng năm tiến hành đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng theo chức danh; khuyến khích cán bộ tự học, tự đào tạo để nâng cao trình độ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào quy hoạch, tiêu chuẩn chức danh và nhu cầu bố trí, sử dụng cán bộ.

- Phát huy vai trò của cấp ủy trong công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm túc công tác tự phê bình và phê bình, nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên theo định kỳ hằng năm; kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở cơ sở, xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật để răn đe, giáo dục cán bộ.

Cấp ủy huyện và cấp uỷ 03 xã có trách nhiệm quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt của địa phương, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ thuộc cấp mình quản lý; định kỳ tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả chức hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ; nếu phát hiện cán bộ có sai phạm hoặc có dấu hiệu sai phạm phải kịp thời có biện pháp xử lý, dăn đe, giáo dục; để giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng, tạo niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, góp phần xây dựng Đảng bộ xã trong sạch, vững mạnh; tạo môi trường lành mạnh thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.

Tiếp tục nghiên cứu cụ thể hóa các tiêu chí nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên hằng năm; bổ sung hoàn thiện quy chế, quy trình công tác đánh giá cán bộ, để việc đánh giá cán bộ được sát đúng với thực chất, đánh giá đúng cán bộ, tạo điều kiện để thực hiện tốt các quy trình và các khâu trong công tác cán bộ chủ chốt cấp xã của cấp có thẩm quyền.

- Cụ thể hóa các quy định của Đảng, Nhà nước và cấp trên về chính sách đối với đội ngũ cán bộ xã, vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tiễn ở địa phương để thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ các xã; chăm lo chú trọng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ, nâng cao điều kiện làm việc, đời sống vật chất cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã.

Chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ các xã là những quy định cụ thể, nhằm động viên cán bộ làm việc được tốt hơn; chế độ, chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công việc của cán bộ, như chế độ về tiền lương, phụ cấp cho cán bộ để đảm bảo cuộc sống; chế độ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe định kỳ để

làm việc, công tác liên tục, lâu dài. Do vậy, cần phải thực hiện đầy đủ và tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách để động viên cán bộ cấp xã yên tâm công tác, ngăn chặn những tiêu cực phát sinh.

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ cấp xã tại huyện đông triều tỉnh quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w