Nguyên nhân của kết quả và hạn chế, tồn tạ

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ cấp xã tại huyện đông triều tỉnh quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 70)

- Công tác đảm bảo an sinh xã hội: Đã huy động sức mạnh của toàn xã

6 Chuyên môn nghiệp vụ

3.4.3. Nguyên nhân của kết quả và hạn chế, tồn tạ

* Nguyên nhân của kết quả đạt được

Đạt được những kết quả trên là do các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Đông Triều nói chung và 03 xã nói riêng đã tích cực nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, vận dụng sáng tạo, hiệu quả các nghị quyết, quy định của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác cán bộ và chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là từ khi có Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”; phát huy được vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo về công tác cán bộ, đồng thời thường xuyên, tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo đổi mới, củng cố, xây dựng hệ thống chính trị, tổ chức đảng ở cơ sở; các cấp uỷ đảng đã tích cực, chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, tạo nên những chuyển biến quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ cấp xã, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt của 03 xã được nghiên cứu.

Ban Thường vụ Huyện uỷ và đảng uỷ 03 xã đã tăng cường công tác lãnh đao, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, kịp thời công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, đổi mới trong việc học tập các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, thường xuyên đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng truyền đạt nghị quyết của đội ngũ báo cáo viên của Đảng bộ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và cán bộ xã bảo đảm dễ hiểu, dễ nhớ... để đội ngũ này nắm rõ đường lối, chủ trương của Đảng, tạo niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã. Định kỳ, Huyện uỷ và cấp uỷ các đảng bộ xã tiến hành sơ, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, quy định của Trung ương, của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ về công tác cán bộ, qua đó đánh giá ưu điểm, khuyết điểm hạn chế, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp, nhằm xây dựng, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị của huyện và đội ngũ cán bộ chủ chốt của 03 xã nói riêng.

Công tác xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ chủ chốt của 03 xã được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả hơn, cơ bản bảo đảm yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã về số lượng, chất lượng, cơ cấu cán bộ trẻ, nữ, dân tộc phù hợp với điều kiện, đặc điểm của địa phương. Đội

ngũ cán bộ đương nhiệm và cán bộ trong quy hoạch đã được quan tâm, tạo điều kiện, cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức về quản lý nhà nước, tin học...; do vậy, công tác đào tạo, quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ được xây dựng bảo đảm quy trình chặt chẽ, góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của huyện nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt 03 xã của huyện đạt được nhiều kết quả, từng bước được chuẩn hóa, đạt và vượt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

Đa số cán bộ chủ chốt 03 xã đã kế thừa và phát huy tốt truyền thống cách mạng của dân tộc, của địa phương; nhiều đồng chí được rèn luyện, trưởng thành qua thực tiễn phong trào thi đua ở cơ sở, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, nỗ lực, phấn đấu vươn lên, khắc phục khó khăn trong cuộc sống; tích cực, chủ động tự học tập nâng cao trình độ, kiến thức, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; gần gũi, gắn bó, tận tụy phục vụ nhân dân, được quần chúng nhân dân tin cậy ủng hộ.

Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt 03 xã đã được quan tâm hơn, bảo đảm kịp thời, từng bước được nâng cao, nhất là chính sách về tiền lương, phụ cấp dần được cải thiện; công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho đội ngũ cán bộ chủ chốt 03 xã được thực hiện thường xuyên; do vậy, đã kịp thời động viên, tạo điều kiện, là động lực để đội ngũ cán bộ chủ chốt 03 xã an tâm công tác, gắn bó, tích cực thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng về giáo dục, đào tạo được quan tâm đầu tư, điều kiện sống của cán bộ, nhân dân được nâng lên... là điều kiện thuận lợi để cán bộ, nhân dân được học tập, bồi dưỡng; số lượng sinh viên có trình độ đại học tốt nghiệp ra trường trở về công tác tại 03 xã của huyện tăng, cũng là điều kiện thuận lợi góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã của huyện Đông Triều nói chung.

* Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế đã nảy sinh những vấn đề phức tạp; những tiêu cực mới xuất hiện và đang phát triển, đã ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã; giá trị

truyền thống văn hóa của dân tộc ở một số nơi bị xâm phạm, sự phân cực giàu nghèo giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp nhân dân tăng lên; quy chế dân chủ, công bằng xã hội ở một số nơi bị vi phạm, chủ nghĩa cá nhân thực dụng, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực xã hội còn diễn ra trong xã hội... là những nguyên nhân tác động, làm ảnh hưởng đến tâm lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt của 03 xã nghiên cứu.

Đa số cán bộ chủ chốt 03 xã không được đào tạo một cách bài bản, chính quy về chuyên môn nghiệp vụ (chủ yếu là đào tạo theo hình thức tại chức, vừa làm vừa học); nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức xã không đồng đều, thiếu chủ động sáng tạo; việc vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương chưa linh hoạt, một vài cán bộ còn sao chép một cách máy móc. Một số ít cán bộ chủ chốt của 03 xã chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không nắm vững các quy định của pháp luật, vì vậy quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc còn mang tính chủ quan, tuỳ tiện theo cảm tính, kinh nghiệm cá nhân, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác chung của địa phương.

Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý của cấp uỷ đảng đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt của 03 xã đôi lúc chưa thường xuyên, việc xử lý một vài sai phạm, tiêu cực ở một vài cán bộ xã chưa kịp thời và nghiêm minh nên tính răn đe, giáo dục chưa cao; công tác quy hoạch cán bộ đã có nhiều cố gắng, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; số lượng và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa đáp ứng với thực tiễn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và phát triển đô thị như ở thị trấn Mạo Khê với 24 khu hành chính, dân số trên 16 vạn người và trên địa bàn có hàng trăm doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh; công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ chưa gắn kết chặt chẽ với việc bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ; còn có trường hợp cán bộ được đào tạo về kinh tế lại bố trí phụ trách về xã hội, kỹ thuật; chưa có chuyên ngành đào tạo cho cán bộ chủ chốt theo chức danh được phân công đảm nhiệm, nên đã không phát huy được năng lực của cán bộ; công tác kiểm điểm, đánh giá, nhận xét cán bộ ở xã chưa được thực hiện nghiêm túc, còn tình trạng nể nang, né tránh, nhận xét, kết luận chung chung, mang tính hình thức, chiếu lệ... trước những khuyết điểm, tồn tại của cán bộ.

Một số cán bộ chủ chốt của 03 xã chưa tích cực học tập các nghị quyết của Đảng; chưa nghiêm túc, gương mẫu trong việc Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thiếu tu dưỡng, rèn luyện, tự trau dồi, nâng cao kiến thức hiểu biết về kinh tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin, ngoại ngữ để vươn lên, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên, bản thân cán bộ không chịu trăn trở tìm tòi, suy nghĩ để đổi mới và sáng tạo.

Cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ, nhất là ở xã chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ; thiếu cán bộ có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về công tác tổ chức, năng lực tham mưu, thực hiện về công tác tổ chức và cán bộ còn nhiều hạn chế, nhất là trong công tác nhận xét, đánh giá trước khi luân chuyển, bổ nhiệm và bố trí sắp xếp cán bộ.

Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ ở xã còn nhiều khó khăn, đặc biệt là ở xã Tân Việt nguồn thu ngân sách xã rất hạn chế, cơ bản việc chi tiêu ngân sách xã là do ngân sách huyện trợ cấp; môi trường làm việc, chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã tuy đã được nâng lên, song còn thấp, chưa theo kịp tốc độ phát triển, thực tiễn của cuộc sống nên chưa thật sự tạo động lực để khuyến khích, thu hút cán bộ có trình độ, năng lực về xã công tác tại xã, nhất là ở xã khó khăn như xã Tân Việt.

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ cấp xã tại huyện đông triều tỉnh quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 70)

w