1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã minh thanh, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2010 2020

33 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 336 KB

Nội dung

Rất Rất Hay!

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Minh Thanh là một xã nông thôn miền núi Vì vậy dân số làm nông nghiệp chiếm89,3% dân số lao động toàn xã Mặc dù trong những năm qua Minh Thanh có bước pháttriển tương đối mạnh trên tất cả các lĩnh vực Song, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.Thực tế cho thấy, nông nghiệp quy hoạch còn chắp vá không đồng bộ, sản xuất nhỏ lẻ chậmchuyển sang sản xuất hàng hoá tập trung qui mô lớn; Tỉ trọng nông nghiệp còn quá cao Kếtcấu hạ tầng nông thôn không theo kịp yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống: Đường làng,ngõ xóm nhỏ hẹp; Giao thông, thuỷ lợi nội đồng chắp vá, tận dụng Bản sắc, đời sống vănhoá làng xã đang bị mai một, thiếu các điểm vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng Thu nhậpcủa người nông dân còn thấp so với thu nhập chung của xã hội

Theo kết quả khảo sát đánh giá của Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Thanh về thực trạng nông thôn hiện nay so với Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới (NTM) thì còn một

số lĩnh vực chưa đạt Cụ thể về giao thông nông thôn, các trục đường thôn xóm phần lớn

đều không đạt bề rộng theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải (GTVT); Trục đường liên

thôn xây dựng từ những năm 1990 nên phần lớn đã xuống cấp; Giao thông nội đồng chủ yếu

là đường đất, kết hợp làm bờ kênh mương, bề rộng không đáp ứng được yêu cầu cơ giớihoá Hệ thống thuỷ lợi còn thấp kém, chưa đảm bảo việc tưới tiêu cho các cánh đồng Nhìn chung, hiện trạng nông thôn chung toàn xã vẫn thấp hơn nhiều so với khu vực

đô thị và với chuẩn của Bộ tiêu chí Quốc gia Do đó, xây dựng Nông thôn mới trong giaiđoạn hiện nay là yêu cầu cấp thiết để đáp ứng tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa

(CNH- HĐH) nông nghiệp, nông thôn và là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo

đảm ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp củadân tộc

Tuy nhiên, với thực trạng nông thôn hiện nay thì chưa đáp ứng được yêu cầu CNH HĐH, do đó đòi hỏi phải có sự đột phá trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, môitrường, nhằm phát triển nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân

-cư nông thôn Để giải quyết những hạn chế đó, xã Minh Thanh đã triển khai thực hiện xâydựng Đề án NTM giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020 Sau khi hoàn thành xâydựng Nông thôn mới, người dân sẽ được tiếp cận và thụ hưởng nền sản xuất phát triển, cuộcsống sung túc, diện mạo sạch sẽ, thôn xóm văn minh, quản lí dân chủ

Nghị quyết 02-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang [3] đã khẳngđịnh xây dựng NTM là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâudài; Là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, phải có sự đầu tư của Nhà nước, được thực hiện đồng

bộ trên cơ sở kế thừa và phát triển, có bước đi vững chắc, lộ trình phù hợp với đặc điểm củatừng địa phương Trong quá trình triển khai thực hiện, cần phải huy động mọi nguồn lực đểđầu tư và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm Trước mắt sẽ ưu tiên đầu tư phát triển sản xuấtnông nghiệp, kinh tế nông thôn Xây dựng NTM còn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

và toàn xã hội, trong đó người dân ở nông thôn là chủ thể trực tiếp dưới sự lãnh đạo của cấp

uỷ quản lí, điều hành của chính quyền và sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, cácđoàn thể nhân dân

Trang 2

Để thực hiện những nội dung trên của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang vềChương trình xây dựng NTM nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân và được nhất trí củaHội đồng xét duyệt Đề cương luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp.Tôi tiến hành thực

hiện đề tài: "Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2020".

2 MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU

2.1 Mục tiêu

2.1.1 Mục tiêu tổng quát

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; Cơ cấu kinh tế và cáchình thức tổ chức sản xuất hợp lí, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịchvụ; Gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; Nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của người dân địa phương

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở lí luận và tính pháp lí của quy hoạch sử dụng đất

Đất đai là nguồn tài nguyên không thể tái tạo và nằm trong nguồn tài nguyên hạn chếcủa Việt Nam Vì vậy, đặc điểm hạn chế về đất đai càng thể hiện rõ và đòi hỏi việc quản lí vàsử dụng đất phải dựa trên những cơ sở khoa học

Như vậy quy hoạch sử dụng đất đai và hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổchức sử dụng và quản lí đất đai đầy đủ, hợp lí, khoa học và có hiệu quả, làm sao đạt được cả

ba mục đích: "kinh tế - xã hội và môi trường" Tổ chức sử dụng đất đai như một tư liệu sản

xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kết hợp với việc bảo vệ môi trường

1.2 Cơ sở pháp lí của quy hoạch Nông thôn mới

Căn cứ vào văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình phát triểnNông thôn mới từ huyện, tỉnh và Trung ương

1.3 Khái niệm và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất

1.3.1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai

Thuật ngữ khoa học "Quy hoạch" là việc xác định một chật tự nhất định bằng những hoạt động như: phân bổ, bố trí, sắp xếp, tổ chức "Đất đai" là một lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạt đất, mảnh đất, miếng đất, ) có vị trí, hình thể, diện tích với tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, thủy văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, ) tạo ra những điều kiện nhất định cho

việc sử dụng theo các mục đích khác nhau Do vậy, để sử dụng đất hiệu quả cần quyhoạch, đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích củatừng thành phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định

1.3.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai

Quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính khống chế vĩ mô,tính chỉ đạo, tính tổng hợp chung và dài hạn Là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống

kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân Theo Viện điều tra quy hoạch đất đai, Tổng

cục địa chính (1998) [17] các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện cụ thể như

Trang 4

* Tính dài hạn

Căn cứ vào các dự báo su thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế - xã hội quan

trọng (như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, ), từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các

phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việcxây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn

* Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô

Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước được các

xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và các phân bố của sử dụng đất (mang tính đại thể, không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi) Vì

vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quyhoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của cácngành:

* Tính chính sách

Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội.Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và qui định có liên quan đến đấtđai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêuphát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế - xã hội; Tuân thủ cácqui định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái

* Tính khả biến

Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều

xoắn ốc "quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lí - tiếp tục thực hiện, " với chất

lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao

1.3.3 Nguyên tắc của quy hoạch sử dụng đất

Nhà nước thực hiện chức năng phân phối và tái phân phối quỹ đất nhằm đáp ứng nhucầu về đất sử dụng cho các ngành, đơn vị, cá nhân sử dụng đất và điều chỉnh các mối quan

hệ đất đai thông qua quy hoạch Như vậy, quy hoạch sử dụng đất thực hiện đồng thời 2 chứcnăng: Điều chỉnh mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệtđược xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau:

1 C hấp hành quyền sở hữu Nhà nước về đất đai

Nguyên tắc này là cơ sở cho hoạt động và biện pháp liên quan tới quyền sử dụng đất,

là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động quy hoạch sử dụng đất

2 Sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Điều này khẳng định tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất, ngoài ra rất cần cóquy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết có giá trị thực tiễn cao đến cấp xã, cần gắn liền quyhoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành công nghiệp và dịch vụ như du lịch, chế biếnnông sản, phát triển ngành nghề thủ công mà thị trường đòi hỏi Đồng thời có những biệnpháp bảo vệ đất, đảm bảo cho sử dụng đất bền vững Chống suy thoái và ô nhiễm đất là mộttrong những biện pháp bảo vệ đất

3 Đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Dựa trên thực trạng, vấn đề bức súc và ngành đang vấp phải và su thế phát triển củatừng ngành kinh tế để xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai trên cơ sở hợp thành của các quy

Trang 5

hoạch ngành Có như vậy, quy hoạch sử dụng đất mới được đáp ứng yêu cầu phát triển kinh

tế - xã hội

4 Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ hợp lí

Quy hoạch sử dụng đất phải có sự kết hợp hài hòa nhu cầu sử dụng đất của các ngành,

tổ chức lãnh thổ hợp lí mới giúp cho việc phát triển các ngành cân đối theo chỉ tiêu và nhucầu sử dụng đất đã định

5 Phù hợp với tất các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Mỗi vùng khác nhau có các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau, nên phương

án quy hoạch xây dựng phù hợp cho từng vùng cũng khác nhau Vì vậy, khi quy hoạch sửdụng đất cần phải tính toán sao cho chúng sử dụng có hiệu quả nhất cả hiện tại và tương lailâu dài

1.3.4 Tình hình sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.4.1 Tình hình sử dụng đất trên thế giới

Trên thế giới có rất nhiều hình thức quản lí đất đai Nhưng nhìn chung thì đất đai đềunăm dưới quyền quản lí của Nhà nước và phục vụ lợi ích chung của toàn dân

1.3.4.2 Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam

Đối với Nước ta từ khi giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chínhsách đối với đất đai Công tác quản lí đất đai ngày càng hoàn thiện và nâng cao Để sử dụng

đất tiết kiệm và có hiệu quả đúng pháp luật, ngay từ năm 1995 Tổng cục địa chính ( nay là Bộ tài nguyên và môi trường) đã phối hợp với UBND tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch sử

dụng đất đai và kế hoạch chuyển đất nông nghiệp, lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào cácmục đích khác nhau trên cơ sở cân đối các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu cụthể về đất đai hàng năm của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh và đạt được kết quả sau:+ Năm 1995 đã đạt đựơc con số 51/53 tỉnh, thành phố xây dựng được kế hoạch sửdụng đất

+ 1997 UBTV Quốc hội đã thông qua kế hoạch giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp có

rừng để sử dụng vào mục đích của toàn quốc (Nghị định số 338/1997/NĐ-UBTVQH) trên cơ

sở đó Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của 51/61 tỉnh, thành phố

+ Năm 1998 Tổng cục địa chính (nay là Bộ tài nguyên và môi trường) đã tổ chức thẩm

định và trình Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt kế hoạch sử dụng của 60/61 tỉnh, thành phốtrên cả nước

+ Cuối năm 2005 có 64/64 tỉnh, thành phố đã tổ chức thẩm định và đã được phê duyệttrong 58 đơn vị cấp tỉnh, 154 đơn vị cấp huyện và 2.074 đơn vị cấp xã triển khai lập quyhoạch đất đai

1.3.4.3 Tình hình sử dụng đất ở Tuyên Quang

Trước Luật đất đai năm 2003 Đảng bộ và nhân dân tỉnh Tuyên Quang nói chung và xãMinh Thanh nói riêng, đã thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước,của ngành về công tác quản lí đất đai, từng bước đưa công tác này đi vào nền nếp, hạnchế được những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lí và sử dụng đất

Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, một số nơi còn tồn tại tình trạng chưa chấp hànhtheo quy hoạch của một số hộ dân còn thiếu ý thức như xây dựng nhà ở bên ngoài mốc lộgiới

Trang 6

1.3.5 Tình hình xây dựng Nông thôn mới trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.5.1 Tình hình xây dựng Nông thôn mới trên thế giới

Một số quốc gia trên thế giới đã thực hiện chương trình Nông thôn mới từ những năm

70 của thế kỷ 20 họ đã tận dụng được nguồn lực địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng,bảo tồn các làng nghề truyền thống, đã thu được những thành công nhất định trong pháttriển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng vào tiến trình Nông thôn mới Với nhữngnội dung thực hiện cụ thể như: Đối với các sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh phong tràohọc tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạtđộng chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; Tăng cường công tác bảo hiểm

xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; Giảm nguy cơ rủi ro vàthiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân

1.3.5.2 Tình hình xây dựng Nông thôn mới ở Việt Nam

Đảng ta xác định là: Xây dựng Nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từngbước hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lí, gắn nông nghiệp vớiphát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; Gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch;

Xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Môi trường sinh thái đượcbảo vệ; An ninh trật tự được giữ vững; Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngàycàng được nâng cao

1.3.5.3 Tình hình xây dựng Nông thôn mới ở Tuyên Quang

Tính đến nay, toàn tỉnh có 254/254 xã đã có quyết định phê duyệt quy hoạch.Hoạt động phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được chú trọng

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng được chú trọng vào các phần việc cụ thể như: Kiên cốkênh mương, làm đường giao thông nông thôn…

Tuy nhiên, việc xây dựng Nông thôn mới tại tỉnh Tuyên Quang vẫn còn tồn tại một sốhạn chế như nhiệm vụ vẫn còn tập trung toàn bộ ở cơ quan thường trực là chính, vai trò Banchỉ đạo cấp xã còn hạn chế, một số địa phương có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợcủa Nhà nước…

Trang 7

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Công tác xây dựng Nông tôn mới trên địa bàn xã Minh Thanh;

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Địa giới hành chính xã Minh Thanh - Sơn Dương - Tuyên Quang

2.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

- Thời gian: từ tháng 8/2012 đến tháng 10/2013

- Địa điểm: xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Đánh giá thực trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội và công tác quy hoạch tại xã Minh Thanh - Sơn Dương - Tuyên Quang.

- Đánh giá điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lí; Địa hình địa mạo; Khí hậu; Thuỷ văn;Thảm thực vật

- Đánh giá thực trạng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Thựctrạng phát triển của ngành kinh tế; Thực trạng về tiểu thủ công nghiệp; Khu vực kinh tế tiểuthủ công nghiệp và dịch vụ - thương mại

- Đánh giá thực trạng xã hội: Dân số; Lao động và việc làm; Thu nhập và mức sống;

cơ sở hạ tầng; quốc phòng, an ninh; Hệ thống chính trị

- Đánh giá thực trạng phát triển khu dân cư

- Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội dưới góc độ gây áp lực đốivới đất đai

- Đánh giá theo Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới: Các tiêu chí đạt chuẩn; Cáctiêu chí chưa đạt chuẩn

2.3.2 Định hướng công tác quy hoạch theo tiêu chí xây dựng Nông thôn mới xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

- Các dự báo phát triển Nông thôn mới xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh TuyênQuang: Tiềm năng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã; Xác định mối quan hệkhông gian giữa xã Minh Thanh với các đơn vị hành chính lân cận; Xác định tính chất củaxã; Dự báo qui mô dân số, lao động và đất đai

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020: Phương án sử dụng đấtđến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020; Kế hoạch sử dụng đất hàng năm

- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển nông nghiệp sản xuất hànghóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: Quy hoạch sản xuất nông nghiệp; Quyhoạch sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội môi trường theo tiêu chuẩn mới: Quyhoạch mạng lới giao thông; Quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi; Quy hoạch mạng lướicấp điện; Quy hoạch cấp nước; Quy hoạch hệ thống nghĩa trang; Quy hoạch xây dựng trungtâm xã - trung tâm phụ xã - trung tâm thôn; Xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật

Trang 8

- Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theohướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp: Quy hoạch mạng lưới điểm dân cư;Xây dựng thôn bản và khu dân cư.

- Cơ cấu đất đai đến năm 2020.

2.3.3 Giải pháp cho công tác quy hoạch theo tiêu chí Nông thôn mới xã Minh Thanh,

huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Tiếp cận vĩ mô từ trên xuống và vi mô từ dưới lên

+ Tiếp cận vĩ mô từ trên xuống là: Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia

về xây dựng Nông thôn mới

+ Tiếp cận vi mô từ dưới lên: Căn cứ vào các tiêu chí và chỉ tiêu đạt hay chưa đạt theo

Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới để tổng hợp làm cơ sở tài liệu nghiên cứu, đánh giálập phương án quy hoạch xây dựng Nông thôn mới

2.4.2 Phương pháp kế thừa

Phân tích các tài liệu đó có trên địa bàn xã, các quy hoạch của các ngành đó xây dựnghoặc có liên quan đến việc sử dụng đất đai để rút ra quy luật phát triển, biến động đất đai

2.4.3 Phương pháp điều tra

Khảo sát thực tế để bổ sung tài liệu số liệu đó thu thập được cũng như việc khoanhđịnh sử dụng các loại đất

Nắm bắt tình hình nhu cầu của người dân, cũng như điều kiện phù hợp của địa phương

để đưa vào Đề án xây dựng Nông thôn mới của xã

Tổng hợp số liệu để phân tích, đánh giá sự tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấukinh tế và thực trạng phát triển các ngành kinh tế của xã

2.4.4 Phương pháp chuyên gia

Tổ chức hội thảo, xin ý kiến các nhà lãnh đạo, các cán bộ chuyên môn của các cấp,các ngành Để tiến hành đánh giá theo theo tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới

2.4.5 Phương pháp dự báo tính toán

Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2010 - 2020, để tính toán nhucầu sử dụng đất và bố trí quy hoạch theo qui chuẩn, định mức sử dụng đất của các cấp, cácngành

Trang 9

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đánh giá thực trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội và công tác quy hoạch tại xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lí

Minh Thanh là một xã miền núi của huyện Sơn Dương, cách trung tâm huyện 10km,với tổng diện tích tự nhiên là 3.308,46ha ranh giới hành chính của xã được xác định nhưsau:

+ Phía Bắc giáp xã Công Đa - huyện Yên Sơn - Tuyên Quang

+ Phía Đông giáp xã Bình Yên - huyện Sơn Dương - Tuyên Quang

+ Phía Nam giáp xã Tú Thịnh - huyện Sơn Dương - Tuyên Quang

+ Phía Tây giáp xã Tiến Bộ - huyện Yên Sơn - Tuyên Quang

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Xã Minh Thanh có địa hình đồi núi thấp, địa thế nghiêng dần theo hướng từ Tây sangĐông, nơi cao nhất là đỉnh núi Lộc Ngộc cao 750m, nơi thấp nhất có độ cao 350m so vớimực nước biển, chiếm khoảng 80% diện tích tự nhiên

3.1.1.3 Khí hậu

* Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240c Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông

là khoảng 160c - nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè là 280c Tổng tích ôn hàng nămkhoảng 8.200 - 8.4000c

* Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 - 1.800mm Số ngày mưa

trung bình 150 ngày/năm Mưa nhiều nhất tập trung vào các tháng mùa hè (tháng 7, tháng 8) có tháng lượng mưa đạt trên 300mm/tháng Lượng mưa các tháng mùa đông ( tháng1, tháng 2) thấp chỉ đạt 10 - 25mm.

* Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.500 giờ Các tháng mùa

đông có số giờ nắng thấp, khoảng 90 - 120 giờ/tháng Các các tháng mùa hè có số giờ nắngcao khoảng từ 150 - 180 giờ

* Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 - 82% Biến động

về độ ẩm không khí không lớn giữa các tháng trong năm (từ 76 - 82%)

* Gió: Có hai hướng gió chính.

- Mùa Đông là gió hướng Đông Bắc hoặc Bắc

- Mùa Hè là hướng Đông Nam hoặc Nam

- Giông: Trung bình hàng năm trên địa bàn huyện có từ 55 - 60 ngày có giông Thờigian thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 8 Tốc độ gió trong cơn giông có thể đạt 25 -28m/s

- Mưa phùn: Hằng năm có khoảng từ 15 - 20 ngày có mưa phùn Thời gian xuất hiện

từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

- Sương mù: Hằng năm trung bình có khoảng 25 - 55 ngày thường xảy ra vào cáctháng đầu mùa đông

Trang 10

- Sương muối: Rất hiếm khi xảy ra (khoảng 2 năm mới có 1 ngày) Nếu có thường xảy

ra vào các tháng 1 hoặc tháng 11

3.1.1.4 Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn của xã phụ thuộc chủ yếu vào sông Phó Đáy chảy qua địa bàn của xã,với chiều dài dòng chảy qua xã khoảng 4,5km đây là phần hạ lưu của sông, lòng sôngrộng, ngay trong mùa cạn cũng rộng tới 20m, sâu từ 1,2 - 2,5m Lưu lượng lớn nhất củasông đạt 11.700m/s lưu lượng thấp đạt 1.128m/s Diện tích lưu vực sông là 39,00km2

3.1.1.5 Thảm thực vật

Minh Thanh là khu vực vùng núi với diện tích đồi núi chiếm khoảng 85% Nên trênđịa bàn chủ yếu phát triển trồng cây nông nghiệp, lâm nghiệp như: chè, keo lai, mỡ, lát Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã là 329,60ha

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 238,06ha

* Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì xã Minh Thanh còn tồn tại một số khó khăn

như:

Hằng năm vào mùa mưa thường xẩy ra các trận lũ quét lớn từ tháng 7 đến tháng 9 đãlàm sạt lở và gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trongxã

Do địa hình là đồi núi cao nên mùa mưa thường gây ra hiện tượng sói mòn rửa trôi đất.Nhiều diện tích lúa và hoa màu vẫn phụ thuộc vào nước mưa tự nhiên, đặc biệt một sốchân ruộng cao vẫn thiếu nước vào mùa khô nên chỉ sử dụng được vào1 vụ cấy trong năm,

vì vậy đã ảnh hưởng đến năng suất sản lượng cây trồng

3.1.2 Thực trạng kinh tế của xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Năm 2011 tổng sản lượng lương thực đạt 3.828,52 tấn, tăng 25,53% so với năm 2010,đạt 90,28% chỉ tiêu nghị quyết, bình quân sản lượng hàng năm tăng 6%

3.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nông-Lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế, nhưng đã có xu hướnggiảm dần, 5 năm qua kinh tế Nông - Lâm nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vậtnuôi, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng, chuyển đổi giống cây trồng Mô hìnhtrồng cây ăn quả phát triển tốt và đang mở rộng ra toàn xã

3.1.2.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Từ năm 2010 đến nay xã đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi

có năng suất cao, tập trung phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả

Trang 11

Nhìn chung tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Minh Thanh trong 3 nămđều đạt được kết quả toàn diện trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, các chỉ tiêu chủ yếu cơ bảncủa năm sau đều tăng hơn so với năm trước Để đạt được kết quả này là nhờ sự quan tâm chỉđạo của chính quyền địa phương, sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể và sự nỗ lựcphấn đấu của nhân dân.

Song bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn tồn tại một số nhược điểm như:Công tác chỉ đạo làm đất sau khi thu hoạch cây trồng còn chưa kiên quyết, dẫn đến tiến độgieo trồng bị kéo dài chưa đảm bảo theo cùng thời vụ ảnh hưởng tới việc bố trí sản xuất câytrồng Hằng năm đã triển khai thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm nhưngkết quả đạt chưa cao

* Phương hướng giải quyết

Quản lí chặt chẽ nguồn cây, con giống, vật tư nông nghiệp trên địa bàn xã đảm b ảonhu cầu phục vụ sản xuất bằng những giống cây, con giống hàng hoá có chất lượng

Chỉ đạo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh,bảo vệ môi trường, tận dụng mặt nước ao hồ để nuôi trồng thuỷ sản Tiếp tục rà soát chuyểnđổi những diện tích đất bị lầy, thụt hiệu kết quả canh tác thấp sang nuôi trồng thuỷ sản cógiá trị thu nhập cao ở những nơi có điều kiện thuận lợi

3.1.2.4 Về tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm qua công nghiệp, tiểu thu công nghiệp đã phát triển tương đối mạnhtrên các lĩnh vực như sau: Sản xuất chế biến thực phẩm, chế biến chè, sửa chữa cơ khí, giacông cơ khí, chế biến lâm sản, dịch vụ vận tải, sản xuất bê tông, giải quyết việc làm chomột số lao động của địa phương

3.1.2.5 Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - thương mại

Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh

tế Trong những năm qua đã phát triển được 2 Hợp tác xã: 1 HTX chuyên về cây chè, 1HTX chuyên trồng lúa [Phụ lục 1, hình ảnh: 3.1]

3.1.3 Thực trạng xã hội của xã Minh Thanh - Sơn Dương - Tuyên Quang

Trang 12

5 Tỷ lệ gia tăng dân số % 1,02 1,08

3.1.3.2 Lao động và việc làm

Hiện tại toàn xã có trên 68% dân số trong độ tuổi lao động, trong đó chủ yếu là lao

động nông nghiệp (trên 66%) Đây là nguồn nhân lực chủ yếu tham gia vào xây dựng phát

triển kinh tế xã hội của xã

3.1.3.3 Thu nhập và mức sống

Theo kết quả rà soát, đánh giá thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 5,2 triệuđồng/người/năm với mục tiêu Nghị quyết Đại hội khoá X của Đảng

3.1.3.4 Về cơ sở hạ tầng

* Hệ thống giao thông:

Hệ thống giao thông chính của xã đã được nhựa hoá Nhưng một số tuyến đường liênthôn, liên xã chưa được cứng hoá và các tuyến đường mòn đi vào các khu dân cư, nên vàomùa mưa lũ thường gây khó khăn cho việc đi lại của người dân

- Đường đất: 15km Trong nhiệm kỳ vừa qua cùng với nguồn đầu tư của Nhà nước xã

đã huy động nhân dân đóng góp tiền và nhiều ngày công lao động, đã sửa chữa các tuyếnđường từ trung tâm xã đến các thôn bản Đến năm 2010 đã huy động được 25.500 ngàycông lao động để tu sửa 4,7km đường trung tâm thôn bản, trị giá trên 100 triệu đồng

* Hệ thống thuỷ lợi:

Hệ thống thuỷ lợi của xã cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu cho sản xuấtnông nghiệp Được hỗ trợ từ nguồn vốn của nhà nước và các dự án, kết hợp với nguồnngân sách của địa phương đã đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi như kè, đập vàkênh mương, chủ động tưới tiêu 70% diện tích cho sản xuất nông nghiệp

* Giáo dục - đào tạo:

Trên địa bàn xã có 01 trường Mầm Non, 01 trường Tiểu Học và 01 trường THCS,công tác giáo dục 5 năm qua đã có bước phát triển đáng kể, hệ thống trường lớp được quantâm xây dựng, đến nay các phòng học của Trường THCS Minh Thanh và Trường 19-8 cơbản đã được xây dựng kiên cố [Phụ lục 1, hình ảnh: 3.2]

Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt được quan tâm phát triển, chất lượng dạy và họcđược nâng cao Tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt 97 - 100% Tỷ lệ huy động trẻ đến lớpđạt 98 - 100%, công tác khuyến học được quan tâm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

ở địa phương, từ những kết quả đó năm 2009 Trường THCS đạt danh hiệu trường chuẩnquốc gia và tháng 12/2011 Trường 19-8

* Y tế:

Trạm y tế xã được xây dựng vào năm 1997, có 03 phòng khám, chữa bệnh và có 06giường bệnh Trạm xá của xã cơ sở hạ tầng đã cuống cấp

* Văn hoá, thể dục thể thao:

Hoạt động văn hoá văn nghệ, được duy trì thường xuyên với nhiều hình thức phongphú, tổ chức giao lưu văn hoá văn nghệ giữa Đoàn thanh niên với trường học nhân kỷ niệmcác ngày lễ lớn trong năm

* Năng lượng, bưu chính viễn thông:

Đến nay xã được sử dụng điện lưới quốc gia với 90% số hộ sử dụng nguồn điệntương đối ổn định phục vụ cho đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân

Trang 13

Về bưu chính, hiện xã đã có một điểm bưu điện văn hoá xã được xây dựng gần trungtâm xã.

Trên địa bàn xã đã có 03 trạm tiếp sóng của các mạng điện di động, như: MạngVinaphone, mạng Viettel và mạng Mobiphone

3.1.3.5 Về quốc phòng, an ninh

Công tác quốc phòng được duy trì thực hiện tốt chỉ tiêu tuyển quân hàng năm, lựclượng dân quân được biên chế đủ và tổ chức huấn luyện hàng năm, quản lí tốt quân sự dự bịđộng viên, tổ chức diễn tập tác chiến trị an đạt kết quả tốt, động viên quân đi huấn luyện Công tác an ninh trong những năm qua luôn được giữ vững, nội bộ ổn định, phốihợp với các ngành đoàn thể phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc

3.1.3.6 Hệ thống chính trị

Tổng số cán bộ, công chức xã có 22 người, có trình độ công tác đạt chuẩn theo quiđịnh

3.1.4 Thực trạng phát triển khu dân cư

Dân cư xã Minh Thanh được phân bố ở 14 thôn bao gồm: Thôn Niếng, thôn Toa, thôn

Lê, thôn Mới, thôn Dõn, thôn Đồng Đon, thôn Cầu, thôn Cò, thôn Cả, thôn Cảy, thôn QuangThanh, thôn Tân Thái, thôn Tân Thành và thôn Ngòi Trườn

Nhìn chung cơ sở vật chất trong các khu dân cư còn nghèo nàn, đời sống nhân dân còn gặp nhiềukhó khăn

3.1.5 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội dưới góc độ gây áp lực đối với đất đai

3.1.5.1 Những thuận lợi chính

+ Có số dân tương đối đông, lực lượng lao động dồi dào Mật độ dân số thấp và mức

độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn chưa cao, chưa thực sự gây sức épmạnh mẽ đến vấn đề sử dụng đất đai

+ Trong những năm qua, nền kinh tế đã có bước phát triển khá toàn diện, liên tục vàđạt được những thành tựu đáng khích lệ Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng:Tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâmnghiệp; Phát huy ngày càng rõ hơn những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiênnhiên

+ Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp nhằm đưa xã Minh Thanhphát triển mạnh về kinh tế - xã hội, xứng đáng với truyền thống của quê hương cách mạng

và tinh thần yêu nước của nhân dân trong xã Từng bước bắt nhịp với phát triển kinh tếchung của toàn huyện, đẩy nhanh quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nôngnghiệp nông thôn

cơ sở vật chất, quản lí và tổ chức sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chưa thích đáng

Trang 14

+ Công tác quy hoạch, quản lí, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng như giaothông, thuỷ lợi, mức đầu tư thực tế thấp.

+ Cơ sở vật chất của lĩnh vực văn hoá thể thao, còn rất khó khăn

3.1.5 Đánh giá tổng hợp hiện trạng

3.1.5.1 Tiềm năng và thế mạnh

Minh Thanh là xã miền núi có tiềm năng về quỹ đất, có khả năng phát triển nôngnghiệp đa dạng, nhất là lâm nghiệp Có khả năng phát triển công nghiệp chế biến lâm sản.Nơi đây đã và đang được sự quan tâm lớn của tỉnh, huyện về công tác quy hoạch xâydựng Nông thôn mới và đầu tư đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và công trìnhphục vụ sản xuất

Có lực lượng lao động dồi dào, là nguồn lao động chủ yếu phục vụ cho công cuộc pháttriển kinh tế xã hội của xã trong giai đoạn mới

Sau khi dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường giao thông Quốc lộ 2C hoàn thành, sẽtạo điều kiện cho xã phát triển về mọi mặt kinh tế - văn hóa - xã hội một cách thuận lợi

3.1.5.2 Khó khăn và tồn tại

Minh Thanh là xã thuần nông nên sản xuất nông nghiệp là chính, trình độ sản xuất cònhạn chế Kinh tế địa phương chưa phát triển, thu nhập bình quân thấp Cơ cấu sử dụng đấtđai chưa hợp lí

Đồng ruộng manh mún, nhỏ lẻ Nên việc sản xuất chuyên canh và cơ giới hóa đồngruộng gặp hiều khó khăn

Hệ thống kênh mương và đập thủy lợi chưa được nâng cấp và kiên cố hóa

3.1.6 Đánh giá theo Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới

3.1.6.1 Các tiêu chí đạt chuẩn

+ Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất

+ Tiêu chí 15: Y tế xã đạt chuẩn Quốc gia

+ Tiêu chí 16: Văn hoá

+ Tiêu chí 18: Hệ thồng tổ chức chính trị, xã hội

+ Tiêu chí 19: An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

3.1.6.2 Các tiêu chí chưa đạt chuẩn

+ Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

+ Tiêu chí 2: Hệ thống giao thông

+ Tiêu chí 3: Thuỷ điện

+ Tiêu chí 4: Điện

+ Tiêu chí 5: Trường học

+ Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hoá

+ Tiêu chí 7: Chợ nông thôn

+ Tiêu chí 8: Bưu điện

+ Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư

+ Tiêu chí 10: Thu nhập

+ Tiêu chí 11: Hộ nghèo

+ Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động

+ Tiêu chí 14: Giáo dục

Trang 15

+ Tiêu chí 17: Môi trường.

3.2 Định hướng công tác quy hoạch theo tiêu chí xây dựng Nông thôn mới xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

3.2.1 Các dự báo phát triển Nông thôn mới xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

3.2.1.1 Tiềm năng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã

* Xác định các tiềm năng

Minh Thanh là xã có quỹ đất sản xuất Nông - Lâm nghiệp lớn và thuận lợi Có khả năng

về thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp Có điều kiện phát triển các ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp, chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng

- Có khả năng về du lịch và dịch vụ thương mại

- Có tiềm năng sản xuất nông nghiệp không những đảm bảo an ninh lương thực trong xã màcòn phát triển thành hàng hóa nông sản thực phẩm, cung cấp cho thị trường

- Vì Minh Thanh là xã nằm trong vùng khu căn cứ Cách mạng ATK Tân Trào, nênluôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư, bên cạnh đó lại được thiên nhiên ưu đãi cónhiều thuận lợi để phát triển kinh tế đa dạng và bền vững

* Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Từ các điều kiện tự nhiên, xã hội, tiềm năng và thế mạnh sẵn có, xã Minh Thanh nên lựu

chọn loại hình kinh tế chủ đạo là: Phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, kết hợp phát triển tiểu

thủ công nghiệp và dịch vụ, du lịch với một cơ cấu hợp lí.

3.2.1.2 Xác định mối quan hệ không gian giữa xã Minh Thanh với các đơn vị hành chính lân cận

Minh Thanh có Quốc lộ 2C và tuyến liên xã ĐH 07 chạy qua xã Giao thông thuận lợi,

sự liên hệ với bên ngoài thông qua Quốc lộ 2C, với trung tâm huyện lị Sơn Dương 10km,tới thành phố Tuyên Quang là 42km

3.2.1.3 Xác định tính chất của xã

Là xã sản xuất nông nghiệp, trọng điểm là cây lương thực, cây công nghiệp, câynguyên liệu và chăn nuôi

Phát triển tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu công nghiệp chế biến nông lâm sản

Kết hợp phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất và dịch vụ phục vụ du lịch sinh thái

3.2.1.4 Dự báo qui mô dân số, lao động và đất đai

* Dự báo qui mô dân số

- Qui mô dân số toàn xã.

+ Dân số hiện tại 2011: 5.284 người, số hộ: 1.307 hộ Dự báo dân số các năm tăng nhưsau:

+ Năm 2015: Số dân 5.630 người (tăng 346 người) Số hộ 1.376 hộ (tăng 69 hộ).

+ Năm 2020: Số dân 6.095 người (tăng 465 người) Số hộ 1.469 hộ (tăng 93 hộ)

* Dự báo về lao động toàn xã

Năm 2011 xã Minh Thanh có 3.304 lao động Chiếm 62,5% dân số toàn xã Với tỉ lệ

dân số trong độ tuổi lao động (chiếm 62,5%) và tỉ lệ nông nghiệp trong tổng số lao động (chiếm 88%) như vậy số lao động tự nhiên của xã Minh Thanh theo các giai đoạn sẽ là:

Trang 16

+ Năm 2015 có 3.519 lao động (trong đó lao động nông nghiệp có 3.096 người, lao động phi nông nghiệp 423 người).

+ Năm 2020 có 3.809 lao động (trong đó lao động nông nghiệp có 3.352 người, lao động phi nông nghiệp 457 người).

* Dự báo qui mô đất đai

- Dự báo qui mô đất nông nghiệp

* Giai đoạn 2012 - 2015.

Đất nông nghiệp giảm 10,52ha, từ 3.040,59ha xuống 3.030,07ha Trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm còn lại giảm 9,25ha

+ Đất rừng sản xuất giảm 1,0ha

* Giai đoạn 2016 - 2020.

Đất nông nghiệp giảm 1,86ha, từ 3.030,07ha xuống 3.028,21ha Trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm còn lại giảm 1,86ha

- Dự báo qui mô đất phi nông nghiệp

* Giai đoạn 2012 - 2015.

Đất phi nông nghiệp tăng 9,1ha, từ 203,58ha lên 212,68ha Trong đó:

+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 0,6ha

+ Đất khu công nghiệp 2,0ha

+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng 2,0ha

+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh tăng 2,5ha

+ Đất xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa 1,0ha

+ Đất xây dựng bãi rác thải 1,0ha

* Giai đoạn 2016 - 2020 Đất phi nông nghiệp với 212,68ha, nhưng không biến

động

- Dự báo qui mô đất ở của toàn xã.

Tổng diện tích đất ở của toàn xã Minh Thanh năm 2011 là 28,56ha và có 1.037 hộ giađình Đối chiếu với tiêu chuẩn đất ở của hộ gia đình nông thôn miền núi phía Bắc là 300m2/

hộ, thì quĩ đất ở xã Minh Thanh không còn

Theo lí thuyết, do tăng dân số nên các giai đoạn quy hoạch cần diện tích đất ở, nhưsau:

* Giai đoạn 2012 - 2015.

Diện tích đất ở 30,63ha, tăng 2,07ha so với năm 2010

* Giai đoạn 2016 - 2020.

Diện tích đất ở là 33,63ha, tăng 2,79ha so với năm 2015

Căn cứ vào kết quả dự báo qui mô đất ở toàn xã của 2 giai đoạn, tổng diện tích đất ởtoàn xã tăng 4,86ha

- Dự báo phát triển khu dân cư mới.

Tổng diện tích đất ở của các hộ nông nghiệp tăng cả 2 giai đoạn 4,86ha (Tương đương

162 hộ nông nghiệp) Do không còn đất ở để tự điều chỉnh, vì vậy phải xây dựng 2 khu dân

cư mới, có tính chất sản xuất khác nhau, như sau:

- Khu dân cư cho hộ sản xuất nông nghiệp: 72 hộ (45% số hộ tăng tự nhiên) Diện tích 2,16ha (300m 2 /hộ).

Ngày đăng: 31/05/2014, 00:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu số: 3.21: BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT ĐAI TỪ 2010 ĐẾN 2020 - Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã minh thanh, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2010   2020
i ểu số: 3.21: BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT ĐAI TỪ 2010 ĐẾN 2020 (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w