1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới tại xã nhữ khê huyện yên sơn tỉnh tuyên quang, giai đoạn 2011 2015

68 5,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 170,38 KB

Nội dung

Tài liệu hay về kinh tế phát triển nông thôn !

Trang 1

Phần 1

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển nông thôn là lĩnh vực quan trọng và cấp thiết trong chiếnlược phát triển kinh tế, xã hội và hiện đại hóa đất nước Trong những năm gầnđây cùng với sự phát triển chung của đất nước nông thôn đã có sự đổi mới vàphát triển đáng kể Đây là vấn đề đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm

cả về tổng kết lý luận, thực tiễn và đầu tư cho phát triển Để phát triển nôngthôn đúng hướng, có cơ sở khoa học, hợp logic và đảm bảo phát triển bềnvững thì phải tiến hành quy hoạch phát triển nông thôn, đây là công việc hếtsức quan trọng Nhưng để tiến hành được việc quy hoạch thì trước tiên ta phảitiến hành nghiên cứu, đánh giá nông thôn để tìm ra những điểm mạnh, điểmyếu, cơ hội và thách thức ở vùng nghiên cứu từ đó mới đưa ra được nhữngđịnh hướng cho sự phát triển Sự phát triển của nông thôn sẽ tạo điều kiện chođất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ổn định về kinh

tế, chính trị, xã hội

Phát triển nông thôn cần có một chiến lược phát triển bền vững

Về chiến lược, cần tập trung vào cải thiện nông thôn về cơ sở hạ tầng, cácdịch vụ công cộng, dịch vụ xã hội để nâng cao điều kiện sống cho người dânnông thôn Đầu tư tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tạo công

ăn việc làm cho các lao động nông thôn, bởi họ là tầng lớp nhạy cảm nhất vớicác tác động tiêu cực làm ngăn cản sự phát triển của đất nước

Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta về cơ bản vẫn lạc hậu, nông dân cònnghèo, nông thôn chậm tiến bộ Tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp có xuhướng giảm Dù chiếm tới 20% GDP trong nền kinh tế, tạo việc làm cho hơn50% lao động, là thu nhập của trên 70% dân số nhưng chúng ta vẫn áp dụnglối sản xuất manh mún, nhỏ lẻ [11] Có một thực tế là khi nông nghiệp tăngtrưởng chậm thì sự cải thiện của đời sống nhân dân cũng sẽ chậm, nông thôn

dù có nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung còn rất nhiều biểu hiện của sự pháttriển tự phát, có những xu hướng phát triển không thuận lợi Nếu không chấnchỉnh kịp thời sẽ làm mai một truyền thống từ ngàn xưa, khó khăn cho thế hệmai sau

Trang 2

Phát triển nông thôn toàn diện đã, đang và vẫn là vấn đề cấp bách hiệnnay trên phạm vi cả nước Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xcủa Đảng đã chỉ rõ định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giaiđoạn tới là "Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và kinh

tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, gắn phát triển kinh

tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nôngthôn với thành thị giữa các vùng, miền và góp phần giữ vững ổn định chính trị

xã hội, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ an ninh quốc phòng"

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có địa bàn rộng, là nơi sinh sống củanhiều dân tộc, nằm trong khu vực có trình độ phát triển còn thấp về nhiềumặt, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn Đặc biệt là ở một số xãvùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng chậm phát triển Do đó việc xâydựng nông thôn mới cấp xã là hết sức cần thiết

Xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã phát triển theo quy hoạch làgắn nông nghiệp với phát triển nhanh tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ bềnvững Kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thônđược cải thiện, hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, bản sắc văn hoá được bảotồn và phát huy, môi trường sinh thái nông thôn xanh - sạch - đẹp, chất lượng

hệ thống chính trị cơ sở được nâng cao

Xuất phát từ những thực trạng trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới tại xã Nhữ Khê huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2011 - 2015”.

-1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng nông thôn trên địa bàn xã Nhữ Khê - huyện YênSơn - tỉnh Tuyên Quang Từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp với điềukiện của địa phương để xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2011 - 2015

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa một số kiến thức, lý luận và thực tiễn về chương trìnhphát triển nông thôn

Trang 3

- Đánh giá thực trạng địa bàn xã Nhữ Khê theo bộ tiêu chí quốc gia vềnông thôn mới

- Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện thành công chương trình xâydựng nông thôn mới trên địa bàn xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh TuyênQuang

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu

Đây là cơ hội tốt cho sinh viên thực hành khảo sát thực tế, áp dụngnhững kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, và có cơ hội gặp gỡ, học tập, trao đổikiến thức với những người có kinh nghiệm và người dân địa phương Đồngthời đề tài cũng là cơ sở cho việc hình thành các ý tưởng cho các dự án, đề tàinghiên cứu khoa học

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

Đề tài góp phần vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đưa racác giải pháp cho vùng nông thôn trên địa bàn xã

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp cho xã Nhữ Khê có nhữngđịnh hướng phát triển phù hợp với điều kiện của địa phương

Trang 4

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Cơ sở khoa học

2.1.1 Các khái niệm về nông thôn

- Khái niệm nông thôn:

Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn xác nào được chấpnhận một cách rộng rãi về nông thôn, có rất nhiều các quan điểm khác nhau

về nông thôn, và khi nói về nông thôn người ta thường đặt nó trong mối tươngquan với đô thị

Trong từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học, nông thôn được địnhnghĩa là khu vực tập trung chủ yếu dân cư làm nghề nông Thành thị đượcđịnh nghĩa là khu vực dân cư làm các ngành nghề ngoài nông nghiệp Haiđịnh nghĩa nêu trên mới chỉ nói lên một đặc điểm cơ bản khác nhau giữa nôngthôn và thành thị

Thực tế sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị không phải chỉ ở đặcđiểm nghề nghiệp của dân cư, mà còn khác nhau về mặt tự nhiên, kinh tế và

xã hội

Về tự nhiên, nông thôn là vùng đất đai rộng lớn, thường bao quanh các

đô thị Những vùng đất đai này khác nhau về địa hình, khí hậu, thủy văn

Về kinh tế, nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp (nông, lâm, ngưnghiệp) Cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn lạc hậu, thấp kém hơn đô thị Trình

độ phát triển cơ sở vật chất và kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa cũng kémhơn đô thị

Về xã hội, trình độ học vấn, điều kiện cho giáo dục, y tế, đời sống vậtchất, tinh thần của dân cư nông thôn thấp hơn dân cư thành thị Tuy nhiênnhững di sản văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền ở nông thôn lại thườngphong phú hơn thành thị

Quan điểm khác lại nêu ra chỉ cần dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thịtrường phát triển hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường Nhưng có ý kiếnkhác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp chủyếu, tức nguồn sinh kế chính của dân cư trong vùng đều từ sản xuất nôngnghiệp Những quan điểm này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của từng

Trang 5

nước Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối theo thời gian,theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội

Như vậy, khái niệm về nông thôn chỉ có tích chất tương đối, thay đổitheo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trênthế giới Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản

lý, có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó

có nhiều nông dân Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”[2].

Như vậy khi nói về nông thôn người ta nghĩ ngay đến các hoạt độngnông nghiệp và những hoạt động, tổ chức liên quan đến nông nghiệp

- Khái niệm về phát triển nông thôn:

Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn diện và đa phương, baogồm phát triển các hoạt động về nông nghiệp và các hoạt động có tính chấtliên kết phục vụ nông nghiệp, công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các ngành nghềtruyền thống, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, nguồn nhân lực nông thôn, xây dựng,tăng cường các dịch vụ và phương tiện phục vụ cộng đồng nông thôn

Phát triển vùng nông thôn phải đảm bảo sự bền vững về môi trường,ngày nay vấn đề phát triển nông thôn bền vững được đặt ra nhằm tạo ra sựphát triển lâu dài, ổn định không những cho các vùng nông thôn mà còn đốivới cả quốc gia Có thể hiểu phát triển nông thôn bền vững một cách ngắngọn là sự phát triển tập trung vào người dân (tiếp cận từ dưới lên), đồng thờiphải phát triển đa ngành và giải quyết thích đáng mối liên hệ đa ngành (tiếpcận tổng hợp) và phát triển đảm bảo sự cân xứng với việc quản lý môi trường(tiếp cận quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên)

Phát triển nông thôn là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động

có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế,công nghệ, văn hoá, xã hội, thể chất và môi trường Nó không thể tiến hànhmột cách độc lập mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược,chương trình phát triển quốc gia Sự phát triển của các vùng nông thôn sựđóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triểnchung của cả đất nước

Trang 6

Như vậy, có rất nhiều quan điểm về khái niệm phát triển nông thôn.Trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp quan điểm từ các chiến lược phát

triển kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này có thể hiểu như sau: Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh

tế, xã hội, văn hoá và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác[2].

2.1.2 Các vấn đề về nông thôn

Nói đến các vấn đề trong nông thôn là vấn đề không bao giờ là nỗi thời

ở Việt Nam Trước hết để hiểu được những vấn đề nóng, bức xúc ở nông thônthì trước tiên ta phải hiểu được những đặc trưng ở vùng nông thôn

2.1.2.1 Đặc trưng của vùng nông thôn

Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cưbao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp Cáchoạt động sản xuất và dịch vụ phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp, cho cộngđồng nông thôn Mật độ dân cư vùng nông thôn thấp hơn đô thị

Nông thôn có cơ cấu hạ tầng, có trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sảnxuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị Nông thôn chịu sức hút của thành thị vềnhiều mặt, dân nông thôn thường tìm cách di chuyển vào thành thị

Nông thôn là vùng có trình độ văn hóa, khoa học và kỹ thuật thấp hơnthành thị, và trong chừng mực nào đó mức độ dân chủ, tự do và công bằng xãhội cũng thấp hơn đô thị Thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của vùngnông thôn thấp hơn thành thị

Nông thôn trải trên địa bàn khá rộng, chịu tác động nhiều bởi điều kiện

tự nhiên Đa dạng về quy mô, trình độ phát triển và về các hình thức tổ chứcsản xuất và quản lý Tính đa dạng đó diễn ra không chỉ giữa nông thôn cácnước khác nhau mà ngay cả giữa các vùng nông thôn trong cả nước[1]

2.1.2.2 Những vấn đề tồn tại ở nông thôn Việt Nam hiện nay

Bức tranh nông thôn và người nông dân Việt Nam hiện nay sẽ ra saokhi nước ta hội nhập sâu rộng hơn và khi nước ta trở thành nước cơ bản côngnghiệp hóa? Đây là vấn đề mà nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, nhà văn hóađang tập trung nghiên cứu Đảng ta đã tổ chức hội nghị trung ương 7

Trang 7

(6/2008), bàn về vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam(tam nông), Tại cuộc hội thảo "Công nghiệp hóa nông thôn và phát triển nôngthôn Việt Nam - Đài Loan", do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và ViệnNghiên cứu trung ương Đài Loan tổ chức ngày 17/12/2007, và cuộc hội thảo

“Nông dân Việt Nam trong quá trình hội nhập” do Viện chính sách và chiến lượcphát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức ngày 18/12/2007, các chuyên gia đã liệt

kê ra những vấn đề xã hội bức xúc, nan giải trong 20 năm qua bao gồm:

- Vấn đề thứ nhất là: Đó là kinh tế nông thôn mang đậm tính thuầnnông Ở nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đây là hoạt động mangtính đặc thù là phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên - một thách thức lớncủa sản xuất nông nghiệp Trong khi nước ta đang hướng tới một nước côngnghiệp, thì yêu cầu tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp phải giảm trong GDP,mục tiêu hướng tới năm 2020 là tỷ trọng giá trị nông nghiệp - công nghiệp -dịch vụ trong GDP tương ứng là: 10% - 44 - 46%, mà hiện tại nông nghiệpvẫn chiếm tỉ lệ khá cao, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ nhỏ [11]

- Vấn đề thứ hai là: Kết cấu hạ tầng ở nông thôn còn yếu kém, chưa đápứng được tiềm năng phát triển ở nông thôn, đời sống và sản xuất còn gặpnhiều khó khăn Đặc biệt là giao thông nông thôn gây cản trở lớn cho sảnxuất, kinh doanh ở nông thôn Các dịch vụ y tế ở một số vùng nông thôn chưađược quan tâm, các cơ sở chế biến và bảo quản nông sản chưa được chú trọngnhiều dẫn đến thất thoát lớn sản phẩm nông sản, cả về số lượng và chất lượngnông sản Các thiết bị giảng dạy ở một số tỉnh vùng cao cũng chưa được quantâm, đầu tư Hiện trạng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn hiện còn là vấn

đề rất lớn, hiện còn 281 xã chưa có đường ô tô đến khu vực trung tâm, hệthống đường tới trung tâm xã mới được 70% là đường nhựa, bê tông hoá,thiếu nhiều đường liên thôn Nhiều vùng còn thiếu nước sinh hoạt gay gắt vàomùa khô, chất lượng nước sinh hoạt mới được khoảng 30% đạt tiêu chuẩn y

tế Trong đầu tư cho tưới tiêu, hệ thống thuỷ lợi, mới chỉ 2,4/4,1 triệu ha đấtlúa được tưới, khoảng 50% cà phê, 20% rau màu được tưới Nhiều hệ thốngthuỷ lợi xuống cấp, không đồng bộ nên hiệu quả thấp, chỉ phát huy được 60%

- 70% công suất thiết kế, mới 19% kênh mương được kiên cố hoá, tình trạngthẩm thấu lãng phí nước còn khá phổ biến Điện dùng cho nông nghiệp, nông

Trang 8

thôn chưa được đảm bảo, mới được 95% hộ dân có điện dùng Các hạng mụccông trình hạ tầng cơ sở nông thôn khác cũng còn thiếu và xuống cấpnhiều[10]

- Vấn đề thứ ba là: Tình trạng tỷ lệ gia tăng dân số ở vùng nông thôncòn khá cao, gây sức ép tới việc làm, thu nhập và đời sống của người dân.Năng lực quản lý xã hội còn nhiều vấn đề, môi trường bị ô nhiễm và suy thoáiđang ở mức báo động…

- Vấn đề thứ tư là: Người nông dân thiếu việc làm do bị mất đất do xuthế tích tụ ruộng đất ngay tại nông thôn và quá trình đô thị hóa và phát triểncác khu công nghiệp hiện nay (20 năm qua 300.000 ha đất nông nghiệp bị mất

đi do quá trình này) Điều này đã làm cho vấn đề thiếu việc làm tại nông thôn

và xu hướng di dân ra thành phố để mưu sinh là không thể tránh khỏi Đây là

xu thế của một xã hội phát triển là giảm tương đối cơ cấu của nông nghiệptrong nền kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ [10]

- Vấn đề thứ năm là: Thiếu hụt nhất ở khu vực nông thôn là tri thức vàthông tin khoa học công nghệ hiện đại không được chuyển giao một cách có

hệ thống Người nông dân thiếu kiến thức, nên khó chuyển giao được khoahọc công nghệ để họ thực sự làm chủ Điều này tiếp tục đặt họ vào thế bất lợihơn nữa [10]

2.1.3 Mô hình nông thôn mới

Xây dựng mô hình nông thôn mới là một chính sách về một mô hình pháttriển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiềulĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mốiquan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đốimang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí

Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới

là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựuKHKT hiện đại mà vẫn giữ được nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa của ngườiViệt Nam Nhìn chung mô hình làng nông thôn mới theo hướng công nghiệphóa - hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa

Trang 9

Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứngyêu cầu phát triển, đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường;đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội;tiến bộ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổbiến và vận dụng trên cả nước.

Có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm,cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêucầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn đượcxây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến vềmọi mặt”[3]

Những đặc điểm đặc trưng của mô hình nông thôn mới của nước ta từ

đề án của Bộ NN&PTNT:

- Được xây dựng trên đơn vị cơ bản là cấp làng - xã

- Vai trò của người dân được nâng cao, nêu cao tính tự chủ của nông dân

- Người dân chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phát triển, thu hút

sự tham gia đầy đủ của các thành viên trong nông thôn nhằm đạt được mụctiêu đề ra có tính hiệu quả cao

- Việc thực hiện kế hoạch dựa trên nền tảng huy động nguồn lực củabản thân người dân, thay cho việc dựa vào sự hỗ trợ từ bên ngoài là chính

- Các tổ chức nông dân hoạt động mạnh, có tính hiệu quả cao

- Nguồn vốn từ bên ngoài được phân bổ và quản lý sử dụng có hiệu quả.Trên đây là những đặc điểm tạo nên nét riêng biệt của mô hình nôngthôn mới chưa từng có trước kia

2.1.4 Tiêu chí về nông thôn mới

2.1.4.1 Nhóm tiêu chí về quy hoạch

- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuấtnông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo tiêuchuẩn mới

- Quy hoạch phát triển khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cưhiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp

Trang 10

2.1.4.2 Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội

* Giao thông

- Tỷ lệ km đường trục liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa 100%,

đủ điều kiện cho các phương tiện giao thông đi lại, đạt chuẩn theo cấp kỹthuật của Bộ GTVT

- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa 50% đạt theo tiêuchuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT

- Tỷ lệ km đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt100% (50% cứng hóa)

- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa 50%, xe cơ giới

đi lại được thuận tiện

- Hệ thống điện phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện đạt 95%

* Trường học

Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, tiểu học và THCS có cơ sở vậtchất đạt chuẩn quốc gia đạt 70%

* Cơ sở vật chất văn hóa

Nhà văn hóa và các khu thể thao của xã phải đạt chuẩn theo Bộ VH

Trang 11

* Bưu chính viễn thông

- Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông tại từng thôn, bản, những điển

đó phải đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất

- Có internet đến từng thôn, bản

* Nhà ở dân cư

- Không có nhà tạm bợ, dột nát

- Đạt trên 75% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ xây dựng

2.1.4.3 Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất

- Thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người /năm so với mức bình quânchung của tỉnh gấp 1,2 lần

- Hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo nhỏ hơn 10%

- Cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động làm việc tronglĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp dưới 45%

- Hình thức tổ chức sản xuất: Có tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động hiệuquả cao

2.1.4.4 Nhóm tiêu chí về văn hóa - xã hội - môi trường

- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 20%

- Y tế xã phải đạt chuẩn quốc gia

* Văn hóa

- Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theoquy chuẩn của Bộ VH - TT - DL

* Môi trường

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt 70%

- Các cơ sở SX - KD đạt tiêu chuẩn về môi trường

- Có từ 90% số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩnquốc gia

Trang 12

- Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạtđộng phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp.

- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch

- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định

2.1.4.5 Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị an ninh trật tự xã hội

* Hệ thống chính trị xã hội vững mạnh

- Cán bộ trong toàn xã đạt chuẩn

- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định

- Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”

- Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên

* An ninh, trật tự xã hội

- An ninh trật tự được giữ vững, ổn định, các sự việc xảy ra trên địa bànđược giải quyết kịp thời Phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ hoạt động tốt,phát huy hiệu quả [4]

2.1.5 Các căn cứ để xây dựng nông thôn mới

- Thông báo số 238/TB - TW ngày 07/04/2009 của ban chấp hành trungương về kết luận của ban bí thư về đề án chương trình xây dựng thí điểm môhình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Quyết định số 491/QĐ - TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng chínhphủ về ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

- Thực hiện văn bản số 1416/BNN - KTHT ngày 27/05/2009 của Bộnông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn lập đề án cho xã xây dựngthí điểm mô hình nông thôn mới

- Quyết định số 193/QĐ - TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng chínhphủ phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới

- Thông tư số 07/2010/TT - BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ nôngnghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuấtnông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

- Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng chínhphủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Trang 13

- Văn bản số 221/TB - VPCP ngày 20/8/2010 thông báo ý kiến kết luậncủa Thủ tướng chính phủ triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựngnông thôn mới.

- Quyết định 27/QĐ - TTg năm 2012 về phê duyệt chương trình khoahọc và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 do

Thủ tướng chính phủ ban hành

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới

2.2.1.1 Mô hình nông thôn mới ở Hàn Quốc (Saemaul Undong- SMU)

Từ năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện mô hình “Nông thônmới” (Saemaul Undong- SMU), với mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóanông thôn Mô hình này thực hiện 16 dự án mà mục tiêu chính là cải thiệnmôi trường sống cho người dân nông thôn như: Mở rộng đường giao thông,hoàn thiện hệ thống nước thải sinh hoạt, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng,trồng thêm cây xanh và xây dựng sân chơi cho trẻ em… Cải thiện môi trườngsống cho người dân nông thôn được coi là nền tảng để bắt đầu cho quá trìnhphát triển nông thôn

Chính phủ đã liên tục điều chỉnh chính sách hỗ trợ phát triển để phùhợp với tình hình thực tiễn

Bốn mục tiêu trụ cột của chương trình “Nông thôn mới” ở Hàn Quốc là:

- Tăng thu nhập cho nông dân

- Cải thiện môi trường sống cho người dân nông thôn

- Nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn

- Khuyến khích phát triển đời sống tinh thần và quan hệ xã hội ở nông thônCác phương pháp thực hiện:

- Kích thích sự tham gia của người dân bằng những lợi ích thiết thực

- Phát triển cộng đồng xã hội

- Phân cấp phân quyền quản lý và thực hiện dự án

- Tăng cương năng lực của lãnh đạo địa phương

- Phát huy dân chủ, sức sáng tạo của nhân dân

Chính phủ Hàn Quốc đã vực dậy nông thôn bắt đầu bằng việc cải thiệndân sinh và đạt được nhiều thành tựu đáng kể Thay đổi lớn nhất là việc thay

Trang 14

đổi vật liệu làm nhà từ rơm rạ sang các vật liệu công nghiệp (xi măng, tôn…).Các nguồn năng lượng phục vụ cho sinh hoạt của cư dân nông thôn được thaythế theo hướng hiện đại, thay bếp và gần 100% dân nông thôn được dùngđiện Các giống lúa mới có năng suất cao được đưa vào sản xuất, mang lạihiệu quả kinh tế cao.

Một tác động to lớn nhất là làm tăng thu nhập của người dân nông thôn.Năm 1970, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn mới chỉ đạt

824 USD/người/năm Nhưng đến năm 1976, thu nhập của người dân đã tănglên 3000 USD/người/năm Đó là một sự chuyển biến rất nhanh chóng và rõnét nhất

Đến đầu những năm 1980, bộ mặt của nông thôn Hàn Quốc đã thay đổitoàn diện Quá trình hiện đại hoá nông thôn đã được hoàn thành Chính phủđiều chỉnh chiến lược phát triển sang một giai đoạn mới

2.2.1.2 Mô hình nông thôn mới ở Nhật Bản (One village, one product - OVOP)

Từ năm 1979, Tiến sĩ Morihiko Hiramatsu đã khởi xướng và phát triểnphong trào "Mỗi làng, một sản phẩm" (One Village, one Product - OVOP) vớimục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với

sự phát triển chung của cả Nhật Bản Phong trào "mỗi làng một sản phẩm"dựa trên 3 nguyên tắc chính là:

- Địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu

- Tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo

- Phát triển nguồn nhân lực

Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trongviệc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được xác định là thếmạnh Mỗi địa phương, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình lựa chọn

ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng để phát triển Đến Oita - mộttỉnh của Nhật Bản, người ta có thể kể ra những sản phẩm truyền thống như nấmShitake, các sản phẩm từ sữa bò, hàng gỗ mỹ nghệ ở thị trấn Yufuin, cam, cá khô

ở làng Yonouzu, chè và măng tre ở làng Natkatsu luôn được lãnh đạo tỉnh vànhà nước đặc biệt quan tâm trong việc tìm kiếm thị trường

Trang 15

Sau 20 năm áp dụng OVOP, Nhật Bản đã có 329 sản phẩm đặc sản địaphương có giá trị thương mại cao như như nấm hương Shitake, rượu Shochu lúamạch, cam Kabosu đã giúp nâng cao thu nhập của người dân địa phương.

2.2.1.3 Mô hình nông thôn mới ở Thái Lan (One Tambon one Product - OTOP)

Tại Thái Lan, thông qua mô hình OVOP của Nhật Bản, Chính phủ TháiLan đã xây dựng dự án cấp quốc gia "mỗi xã, một sản phẩm" (One Tambonone Product - OTOP) nhằm tạo ra sản phẩm mang tính đặc thù của địaphương có chất lượng, độc đáo, bán được trên toàn cầu Sản phẩm của OTOPđược phân loại theo 4 tiêu chí:

- Có thể xuất khẩu với giá trị thương hiệu

- Sản xuất liên tục và nhất quán

- Tiêu chuẩn hóa

Đặc biệt, mỗi sản phẩm đều có một câu chuyện riêng Các tiêu chí trên

đã tạo thêm lợi thế cho du lịch Thái Lan vì du khách luôn muốn được tận mắtchứng kiến quá trình sản xuất sản phẩm, từ đó có thể hiểu biết thêm về tậpquán, lối sống của người dân địa phương Kết quả nông thôn Thái Lan đã cónhững bước chuyển biến rõ rệt, các sản phẩm của Thái Lan có được chỗ đứngnhất định trên thị trường thế giới [9]

2.2.2 Mô hình nông thôn mới ở Việt Nam

2.2.2.1 Khái quát về mô hình nông thôn mới ở nước ta

Xuất phát từ những khó khăn thực tế của người dân nông thôn ViệtNam, cùng với việc học tập, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ các nướcphát triển, nước ta cũng tiến hành chương trình xây dựng nông thôn mới, phùhợp với những điều kiện cụ thể của từng địa phương

Chương trình xây dựng NTM ở nước ta hiện nay đã đặt ra mục tiêuphấn đấu đến năm 2015 cả nước có trên 20% số xã đạt chuẩn NTM và năm

2020 có trên 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới[5]

Hoạt động xây dựng mô hình NTM ở Việt Nam được thực hiện dựatrên 6 nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Các nội dung, hoạt động của chương trình xây dựng NTM phải hướngtới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới,

Trang 16

ban hành tại quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướngChính phủ (gọi tắt là Bộ tiêu chí quốc gia NTM).

- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính,Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chínhsách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụthể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định

và tổ chức thực hiện

- Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chươngtrình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địabàn nông thôn

- Thực hiện chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thựchiện các quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, tăng cườngphân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,

dự án của chương trình xây dựng NTM, phát huy vai trò làm chủ của ngườidân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổchức thực hiện và giám sát, đánh giá

- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội,cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựngquy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận tổ quốc và các tổchức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủthể trong xây dựng NTM [5]

Bắt đầu tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới, nhà nước ta đãtiến hành thí điểm 11 xã trên phạm vi cả nước, 11 xã được chọn thí điểm xâydựng mô hình nông thôn mới bao gồm: Thanh Chăn (huyện Điện Biên, tỉnhĐiện Biên), Tân Thịnh (Lạng Giang - Bắc Giang), Hải Đường (Hải Hậu -Nam Định), Gia Phổ (Hương Khê - Hà Tĩnh), Tam Phước (Phú Ninh - QuảngNam), Tân Hội (Đức Trọng - Lâm Đồng), Tân Lập (Đồng Phú - Bình Phước),Định Hòa (Gò Quao - Kiên Giang), Mỹ Long Nam (Cầu Ngang - Trà Vinh),Tân Thông Hội (Củ Chi - TPHCM) và Thụy Hương (Chương Mỹ - Hà Nội)

Từ đó, chúng ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm thiếu xót từ lý thuyết đến

Trang 17

thực tiễn Tiếp đó, chúng ta thí điểm các xã trên phạm vi tỉnh, vừa thực hiệnvừa điều chỉnh những sai xót, để đạt được mục đích cuối cùng.

2.2.2.2 Tình hình xây dựng và phát triển mô hình nông thôn mới cấp xã hiện nay

Ngày 13/1/2012 tại Hà Nội, ban chỉ đạo trung ương chương trình xâythí điểm mô hình nông thôn mới, đã tổ chức hội nghị tổng kết và đưa ranhững kiến nghị cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mớitrong thời gian tới Dự thảo báo cáo của ban chỉ đạo trung ương chương trìnhthí điểm xây dựng nông thôn mới chỉ rõ: Kết quả đạt được ở 11 xã điểm tuy

có khác nhau, nhưng đến nay đã hình thành mô hình nông thôn mới theo bộtiêu chí quốc gia nông thôn mới và những yêu cầu đề ra của nghị quyết hộinghị lần thứ 7 của ban chấp hành trung ương đảng khóa X Đáng chú ý là sovới năm 2008, thu nhập của người dân ở các xã điểm năm 2011 đã tăng bình quânhơn 62%, cơ sở hạ tầng các xã được cải tạo, nâng cấp khá đồng bộ đã làm thay đổi

rõ nét diện mạo nông thôn tác động trực tiếp đến việc cải thiện chất lượng cuộcsống của người dân, thúc đẩy hoạt động văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội từngbước được hoàn thiện, bản sắc văn hóa được gìn giữ, trình độ dân trí và chấtlượng hệ thống cơ sở được nâng cao[7]

Sau 2 năm thực hiện thí điểm mô hình xây dựng nông thôn, 11 xã điểm

đã có những chuyển biến rõ nét, nhất là về thu nhập của người dân Tuynhiên, một số kết quả về sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội,môi trường còn chưa thực sự vững chắc

Riêng về 2 nội dung là quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng, vấn đềđặt ra với 11 xã điểm, nhất là giai đoạn đầu thực hiện thí điểm vẫn còn chậm

và lúng túng, do các địa phương còn có tâm lý trông chờ ỷ lại, lúng túng trongtriển khai thực hiện Trong đó có cả nguyên nhân khách quan do chương trìnhxây dựng nông thôn mới là chương trình mới đối với cấp ủy chính quyền cácđịa phương Tuy nhiên, với nguồn ngân sách không lớn, nhưng hiệu quả đạtđược của chương trình vẫn rất khả quan

Trong các báo cáo tham luận của 11 xã tiến hành thí điểm, thì có một số kinhnghiệm đã được các địa phương và ban chỉ đạo trung ương nêu ra đó là:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

- Coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt

Trang 18

- Xây dựng nông thôn mới phải có cách làm chủ động, sáng tạo

- Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực…

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phó Thủ tướng cũng chỉ ra nhữngtồn tại như: Tâm lý nóng vội, muốn làm nhanh, nhưng thực tế có những việckhông thể làm nhanh được, đặc biệt là với chương trình xây dựng nông thônmới, vì đây là chương trình tổng thể, phát huy tổng lực, không chỉ nguồn lực

về mặt vật chất mà cả về mặt và tinh thần Bên cạnh đó, một số việc triển khaicòn chậm, một số chính sách ban hành tuy mới thực hiện trong một thời gianngắn nhưng đã bộc lộ nhiều điều chưa phù hợp, chưa sát với thực tế, đặc biệt

là công tác quy hoạch chưa đạt mục tiêu đề ra

Đây sẽ là những kinh nghiệm cơ bản để các địa phương áp dụng, phấnđấu đến năm 2015, 20% số xã đạt nông thôn mới và đến năm 2020, con sốnày là 50%[5]

2.2.2.3 Tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Xác định xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung, nhiệm

vụ quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn ở nước ta Để thực hiện mục tiêu đó, hội nghị lần thứ 7 ban chấphành trung ương đảng khóa X đã có nghị quyết về nông nghiệp, nông dân,nông thôn Ngày 27/10/2008, BCH đảng bộ tỉnh khóa XIV đã ban hànhchương trình hành động số 18 - Ctr/TU thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ

7 BCH trung ương đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Triểnkhai thực hiện chương trình này, UBND tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo các huyện,thành phố chọn 7 xã làm điểm xây dựng nông thôn mới, gồm xã Thượng Lâm,huyện Lâm Bình; xã Năng Khả, huyện Nà Hang; xã Kim Bình, huyện ChiêmHóa; xã Bình Xa, huyện Hàm Yên; xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn; xã Đại Phú,huyện Sơn Dương và xã An Khang, thành phố Tuyên Quang

Cơ quan đầu não của tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện linhhoạt, sáng tạo chương trình nông thôn mới Để xác định trách nhiệm và mốiquan hệ chỉ đạo giữa các cấp trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại

7 xã điểm, UBND tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo từ tỉnh đến xã, ban quản lý

xã, ban phát triển thôn Các ngành chức năng bám vào các xã điểm hướng dẫn

Trang 19

công tác quy hoạch và định hướng phát triển theo nhiệm vụ chức năng củangành mình về quy hoạch và kế hoạch phát triển đến năm 2015.

Đến cuối tháng 8/2011, các xã điểm đã hoàn thành việc lập đề án, quyhoạch được các huyện, thành phố phê duyệt Từ kết quả của các xã điểm, đếnnay các huyện, thành phố đã tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm với ban chỉ đạoquản lý các xã trên địa bàn Ưu điểm trong tổ chức thực hiện đã tích cực thammưu, cụ thể hóa các văn bản quy định, chỉ đạo, hướng dẫn của trung ươngphù hợp với điều kiện của địa phương để các xã vận dụng triển khai thực hiệnchương trình Công tác tuyên tuyền đã được triển khai trên toàn tỉnh, nhậnthức về xây dựng nông thôn mới của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp vànhân dân bước đầu có chuyển biến tích cực

Trong các xã điểm, Bình Xa được ban chỉ đạo tỉnh đánh giá cao, dotiến hành các bước đồng bộ và sáng tạo cách làm nên đề án thông qua cácngành góp ý và qua huyện một lần là được phê duyệt Khi triển khai đề án,các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra phù hợp với điều kiện của xã Vì vậy khi thựchiện các nội dung theo đề án xây dựng nông thôn mới, xã Bình Xa đã huyđộng được sự tham gia tích cực của bà con các thôn, trong đó tập trung vào 4việc của năm 2011 là làm đường bê tông, kiên cố hóa kênh mương, sản xuấtlương thực hàng hóa và mở rộng diện tích đậu tương, rau vụ đông, từng hộchỉnh trang khuôn viên nơi ở theo hướng dẫn của Ban phát triển thôn Ngoàinguồn vốn 415 triệu đồng từ chương trình xây dựng nông thôn mới năm

2011, Bình Xa có các nguồn vốn lồng ghép đầu tư gần 47 tỷ đồng, trong đó

có 15 tỷ đồng xây mương kiên cố, chống sạt lở bờ suối, 4 tỷ đồng đầu tư nângcấp tuyến đường từ thôn Đồng Lường đến thôn Đèo Ảng, còn lại thực hiệnChương trình bê tông hóa theo chủ trương của tỉnh

Tuy nhiên, so với kế hoạch, một số xã điểm thực hiện còn chậm, chưađáp ứng yêu cầu về thời gian Do công tác tuyên truyền còn hạn chế, cấp ủy

cơ sở thiếu sâu sát, chưa chỉ đạo quyết liệt Công tác phối hợp chỉ đạo, tổchức thực hiện nhiệm vụ và việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nội dung

Trang 20

công việc ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa chặt chẽ, thống nhất.Tiến độ xây dựng đề án và quy hoạch chưa đáp ứng nội dung yêu cầu, nênviệc thông qua các ngành phải bổ sung chỉnh sửa nhiều lần Nguyên nhânchính là các thành viên trong ban chỉ đạo huyện và ban quản lý xây dựngnông thôn mới của xã nghiên cứu tài liệu chưa sâu nên lúng túng trong tổchức thực hiện Thêm vào đó là phương pháp tổ chức thực hiện chưa khoahọc, chưa phối hợp nhịp nhàng với đơn vị tư vấn Một số xã bố trí thành viênvào ban chỉ đạo quản lý năng lực hạn chế, thiếu nhiệt huyết với công việc,nên việc quy hoạch phải làm đi làm lại nhiều lần [8]

Trang 21

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề xây dựng nông thôn mới tại xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnhTuyên Quang

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về thời gian: Đề tài được tiến hành từ ngày 06/02/2012 đếnngày 19/05/2012

- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực tiến hành nghiên cứu trong

phạm vi xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của

3.3 Các phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin

3.3.1.1 Thông tin thứ cấp

Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích tài liệu thực chất làcải biến những thông tin có sẵn trong tài liệu để rút ra những thông tin cầnthiết cho một vấn đề nhất định

- Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết,các bài viết có liên quan đến kinh tế hộ

- Thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thống kê của UBND xã,thu thập từ các báo cáo, tạp chí, tổng hợp từ nguồn internet…

3.3.3.2 Thông tin sơ cấp

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Phương pháp nàyđược sử dụng để tìm hiểu tình hình thực tế các hộ trong xã như: Phong tục tập

Trang 22

quán, mức thu nhập, tập quán sản xuất, tiêu chí đánh giá và phân loại hộ,những khó khăn mà người dân gặp phải

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân(PRA): Đề tài sử dụng một số công cụ của phương pháp này để có thể tìmhiểu được một cách chuẩn xác nhất những khó khăn của người dân do chínhngười dân đưa ra, những khó khăn được định hướng giải quyết dựa trên nhucầu thực tế khách quan yêu cầu của người dân, chứ không phải áp đặt ý kiếnchủ quan của người thực hiện Do đó mà cơ hội thành công rất lớn Một sốcông cụ thuộc bộ công cụ PRA được sử dụng chủ yếu trong đề tài bao gồm:

+ Sử dụng công cụ SWOT (ma trận phân tích), phương pháp này giúp

ta xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong nội bộ cộngđồng, nó cũng bao gồm cả các yếu tố từ bên ngoài

+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Đây là phương pháp thu thậpthông tin của nghiên cứu xã hội học thông qua việc tác động tâm lý - xã hộitrực tiếp của người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợpvới mục đích nghiên cứu Việc sử dụng phương pháp này trong nghiên cứunhằm tìm hiểu sâu về các đặc tính, tính chất của đối tượng nghiên cứu dựatrên những nhận định đánh giá của người được phỏng vấn Để phục vụ cho đềtài nghiên cứu, em đã tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng là: Nông dân vàcán bộ địa phương

+ Phương pháp quan sát: Là phương pháp qua quan sát trực tiếp haygián tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trênđịa bàn nghiên cứu

3.3.2 Phương pháp xử lý thông tin

Quá trình xử lý và phân tích thông tin được thực hiện bằng máy tínhtheo các phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh các mẫu quan sát,thống kê phân tích, phân tích tài liệu theo mục đích nghiên cứu

3.3.3 Phương pháp so sánh

Đề tài sử dụng phương pháp này để tiến hành so sánh hiện trạng nôngthôn trên địa bàn xã, với các tiêu chí nông thôn mới theo quyết định số 491của Chính phủ

Trang 23

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Nhữ Khê là một xã nằm ở phía Đông Nam của huyện Yên Sơn, tỉnhTuyên Quang Xã cách trung tâm huyện khoảng 27 km về phía Nam, cáchđường quốc lộ 2 khoảng 7 km về phía Đông

- Phía Đông giáp xã Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang

- Phía Tây giáp xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

- Phía Bắc giáp xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

- Phía Nam giáp xã Đội Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và xãHùng Quan, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Với vị trí địa lý như vậy, xã Nhữ Khê cũng có nhiều thuận lợi để mởrộng giao lưu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tuy nhiên,vấn đề khó khăn nhất đối với xã Nhữ Khê hiện nay đó là vấn đề về giao thông

đi lại gặp rất nhiều khó khăn, cản trở hoạt động giao lưu buôn bán của xã

4.1.1.2 Tài nguyên đất

Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sảnxuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp Hiệntrạng sử dụng đất của xã Nhữ Khê được thể hiện chi tiết qua bảng 4.1

Trang 24

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Nhữ Khê năm 2011

1.3 sản Đất mặt nước nuôi trồng thủy 206,04 11,49

(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân xã Nhữ Khê, năm 2012)

Qua bảng 4.1 ta thấy, diện tích đất của xã Nhữ Khê cũng tương đối lớn,

và diện tích đất trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là 48,03%tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã Trong diện tích đất nông nghiệp thìdiện tích đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ lệ cao nhất, mà điển hình là cây lúachiếm 13,25%, sau đó đến diện tích trồng cây lâu năm, điển hình là cây chèchiếm 12,68% Trên địa bàn xã thì diện tích nuôi trồng thủy sản không đáng

kể, nó chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ là 1,98% tổng diện tích tự nhiên của

xã Do Nhữ Khê là một xã nằm ở thung lũng, một bên là đồi và một bên là

Trang 25

rừng nên diện tích đất lâm nghiệp của xã cũng tương đối lớn chiếm 46,53%, íthơn diện tích đất nông nghiệp không đáng kể Trong diện tích đất lâm nghiệpthì người dân không chú ý nhiều đến đất rừng đặc dụng, diện tích đất rừng sảnxuất gấp gần 6 lần diện tích đất rừng đặc dụng Diện tích đất nông nghiệp vàlâm nghiệp của xã chiếm phần lớn cũng dễ hiểu vì người dân của xã Nhữ Khêsống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp Diện tích đất sử dụng chochuyên dùng chỉ chiếm khoảng 2,43%, trong khi diện tích đất chưa sử dụngcủa xã vẫn chiếm 1,03%.

Cơ cấu sử dụng đất của xã Nhữ Khê được thể hiện qua hình 4.1

Trang 26

yếu dựa vào các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp Đất đai tương đối tốtphù hợp với một số loại cây như: Cây chè, cây keo, cây ăn quả…

4.1.1.4 Khí hậu, thủy văn

Nhữ Khê là xã miền núi do đó mang tính chất nhiệt đới gió mùa đặctrưng của khu vực miền núi phía Bắc với 1 năm có bốn mùa rõ rệt là: Mùaxuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22oC - 24oC Nhiệt độtrung bình các tháng mùa đông là 16oC, nhiệt độ các tháng mùa hè là 28oC.Nhiệt độ tối cao trung bình hàng năm khoảng 26oC; nhiệt độ tối thấp trungbình hàng năm khoảng 19,5oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 6oC, tháng nóngnhất là tháng 7, tháng lạnh nhất là tháng 11 trong năm

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 mm - 1.800

mm Số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm, lượng mưa phân bố không đềutrong năm và được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưatập trung từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, lượng mưa chiếm khoảng 86%lượng mưa của cả năm, mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 14% lượng mưa của cảnăm, lượng nước bốc hơi hàng năm bình quân là 650,2 mm Năm cao nhất là880,5 mm và năm thấp nhất là 462,1 mm

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80% 82% Biến động về độ ẩm không khí không lớn giữa các tháng trong năm từ

-76 % - 82% Sương mù, sương muối thường xuất hiện vào khoảng tháng 11hoặc tháng 12

- Lượng nhiệt chiếu sáng: Lượng bức xạ mặt trời trung bình khoảng7.500oC - 8.600oC tổng nhiệt trung bình một năm Gió bão thường xuất hiệnvào tháng 5 hàng năm, tốc độ gió bão thường không mạnh lắm nhưng cũngảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất và đời sống của người dân

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Điều kiện kinh tế

Nhữ Khê là một xã nghèo, đời sống của người dân còn thấp, nên vấn đềkinh tế của xã vẫn còn rất nhiều hạn chế Người ta thường đánh giá sự pháttriển của nền kinh tế thông qua cơ cấu của các lĩnh vực: Nông - lâm - ngưnghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ Theo hướng phát triển chung thì cơ

Trang 27

cấu công nghiệp xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ lệ càng cao thì khu vực đócàng phát triển Sau đây là tình hình thu nhập của xã Nhữ Khê được thể hiệnchi tiết qua bảng 4.2.

Bảng 4.2: Thực trạng phát triển kinh tế xã Nhữ Khê năm 2011

(Triệu đồng/năm)

Cơ cấu

(%)

Tổng giá trị sản xuất (Triệu đồng/năm) 40.508,10 100

Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã

(Triệu đồng)

GDP/người = 40.508,10/5001

= 8,10

(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân xã Nhữ Khê, năm 2012)

Qua bảng 4.2 ta thấy, kinh tế của xã Nhữ Khê còn chậm phát triển, điềunày được thể hiện rõ nét qua cơ cấu của các lĩnh vực sản xuất trên địa bàn xãNhữ Khê đó là: Ngành nông nghiệp của xã chiếm 72,63% tổng giá trị sảnxuất, trong khi ngành công nghiệp chỉ chiếm 12,10%, và ngành dịch vụ chỉchiếm 15,27%

Cơ cấu sản xuất của xã được thể hiện qua hình 4.2

Hình 4 2: Cơ cấu sản xuất của xã Nhữ Khê năm 2011

Trang 28

Qua hình 4.2 ta thấy, cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng của xã rấtthấp chỉ chiếm 12,10% Để xã Nhữ Khê phát triển theo đúng xu hướng thì cầnphải giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp xuống, và tăng tỷ trọng ngành côngnghiệp và dịch vụ trong cơ cấu sản xuất của xã Nhữ Khê.

4.1.2.2 Dân số

Nhữ Khê là một xã còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế,đời sống của người dân còn thấp, dân cư còn thưa thớt, với 17 thôn và 4 dântộc anh em sinh sống Người dân của xã Nhữ Khê chủ yếu là dân cư từ nhữngnơi khác du nhập vào, phần lớn là những người có nguồn gốc từ Hà Tây cũ(Hà Nội mới), đã thức hiện chính sách của nhà nước về khai thác vùng kinh tếmới tại các tỉnh miền núi, theo quyết định 245/CP năm 1981 của Chính phủ,những người này chủ yếu là người dân tộc Kinh Một phần khác, thực hiệnchính sách di dân phục vụ cho việc xây dựng công trình thủy điện Na Hang -Tuyên Quang, do đó một phần người dân ở huyện Na Hang đã chuyển về xãNhữ Khê theo quyết định của tỉnh, họ chủ yếu là dân tộc H-Mông Sự đa dạng

về thành phần dân tộc và nguồn gốc xuất hiện nên tạo nên nét đặc sắc riêng vềvăn hóa như: Phong tục, tập quán, lối sống… Tình hình dân số của xã đượcbiểu hiện cụ thể qua bảng 4.3

Bảng 4.3: Tình hình dân số của xã Nhữ Khê năm 2011

Trang 29

Qua bảng 4.3 ta thấy, cả xã có 1.180 hộ gia đình, với tổng số nhân khẩu

là 5.001 người, như vậy là trung bình mỗi hộ gia đình có khoảng 4 đến 5người Điều đó cho thấy việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình của

xã đã có nhiều tiến bộ so với những năm trước đó Tốc độ gia tăng dân số của

xã Nhữ Khê tương đối ổn định trong những năm gần đây, với tỷ lệ 1,2%/năm.Mật độ dân số của xã khoảng 134 người/km2, mật độ dân số thưa thớt

Các dân tộc chung sống trên địa bàn xã Nhữ Khê khác biệt nhau tương đốilớn về phong tục, tập quán Thành phần dân tộc được biểu thị qua hình 4.3

Hình 4.3: Cơ cấu thành phần dân tộc của xã Nhữ Khê năm 2011

Qua hình 4.3 ta thấy, các thành phần dân tộc không đồng đều Dân tộcKinh chiếm số lượng lớn nhất, với 67,55%, dân tộc Cao Lan chiếm 29,35%,dân tộc H-Mông chiếm 2,76%, còn lại các dân tộc khác chỉ chiếm 0,34% Sựkhác nhau tương đối lớn về thành phần dân tộc cũng tạo nên những nét đặcsắc riêng trong đời sống, văn hóa cũng như trong sản xuất trong sản xuất Tuynhiên nếu không biết kết hợp hài hòa giữa các nếp sống khác nhau, nhiều khi

sẽ dẫn đến những xung đột về văn hòa giữa các dân tộc Do vậy nó yêu cầuvai trò điều hòa rất lớn của chính quyền xã

4.1.2.3 Tình hình lao động

Xã Nhữ Khê với tốc độ tăng dân số là 1,2%/năm, chứng tỏ xã có nguồnlao động dồi dào, trẻ, khỏe…nhưng cũng do Nhữ Khê là một xã còn nghèo,

Trang 30

điều kiện kinh tế chưa cao, và người dân chủ yếu sống nhờ vào nông nghiệp,

do đó lao động cũng chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, đi đôi với

nó là nhận thức của người dân về đào tạo nguồn lao động chất lượng cao cũngchưa được chú trọng, và quan tâm Tình hình lao động của xã Nhữ Khê đượcthể hiện qua bảng 4.4

Bảng 4.4: Tình hình lao động của xã Nhữ Khê năm 2011

(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân xã Nhữ Khê, năm 2012)

Qua bảng 4.4 ta thấy, số người trong độ tuổi lao động của xã Nhữ Khêtương đối lớn, chiếm 83% dân số của xã

Lao động của xã chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tỉ

lệ rất cao là 80,12%, trong khi đó lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp chỉchiếm một phần rất nhỏ là 14,25% Hơn nữa xã vẫn còn một tỉ lệ không nhỏlao động không có việc làm chiếm 5,63%, đó là còn chưa kể đến lực lượnglao động bán thất nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp là rất lớn

Một vấn đề nữa đang được Đảng và Nhà nước quan tâm rất nhiều đó làvấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, mà một thực trạng của xã làlao động qua đào tạo chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong lực lượng lao động

Trang 31

Trong lĩnh vực nông nghiệp thì lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng9,51%, còn lao động chưa qua đào tạo chiếm 90,49% Trong lĩnh vực phinông nghiệp thì lao động qua đào tạo chiếm 13,24%, còn lao động chưa quađào tạo chiếm khoảng 86,76%.

4.2 Thực trạng nông thôn xã Nhữ Khê theo 19 tiêu chí về nông thôn mới

4.2.1 Quy hoạch và hiện trạng quy hoạch

Qua thực tiễn cho thấy vấn đề cốt lõi và khó khăn nhất là lập quyhoạch, đây là khâu quan trọng tác động đến hầu hết các tiêu chí còn lại, nếuquy hoạch không khoa học sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt đến bộ mặtnông thôn sau này

Tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, để có được tầm nhìn lâudài và các hoạt động ổn định có giá trị đều phải tiến hành quy hoạch Xã NhữKhê hoạt động quy hoạch cũng có được bàn đến và tiến hành nhưng chưa cóhiệu quả và chưa phù hợp với chiến lược phát triển của địa phương Giai đoạn

2005 - 2010 xã đã được UBND huyện phê duyệt quy hoạch sử dụng đất năm

2009, tuy nhiên, hiện nay các quy hoạch trên còn bất cập chưa đảm bảo tiêuchí xây dựng nông thôn mới theo quy định Hiện trạng quy hoạch của xã đượcthể hiện qua bảng 4.5

Bảng 4.5: Hiện trạng quy hoạch của xã Nhữ Khê năm 2011

S

STT Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu theo QĐ 491

thiết yếu cho phát triển sản xuất nông

nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp, dịch vụ

2

2

Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế

3

3

Quy hoạch phát triển các khu dân cư

mới và chỉnh trang các khu dân cư

hiện có theo hướng văn minh, bảo

tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp

Trang 32

(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân xã Nhữ Khê, năm 2012)

Qua bảng 4.5 ta thấy, vấn đề quy hoạch của xã Nhữ Khê vẫn chưa đạtchuẩn theo quyết định 491 của nhà nước

- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuấtnông nghiệp hàng hóa, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ vẫn chưađược thực hiện, cụ thể là:

+ Vấn đề bố trí sử dụng quỹ đất như: Phân chia, thiết kế các lô, thửa,khoảnh cho các loại hình phát triển nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môitrường của địa phương, ví dụ như: diện tích đất nông nghiệp còn manh mún,quy mô sản xuất công nghiệp chưa có…

+ Quy hoạch hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất bao gồm: Việc xácđịnh hướng, tuyến, vị trí và quy hoạch phát triển các công trình giao thông,thủy lợi, điện chưa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường vẫn chưađạt theo chuẩn nông thôn mới, bởi vì hiện tại hệ thống trường học, trạm xá, vàtrung tâm xã vẫn chưa được bố trí một cách thuận tiện, trạm xã còn cách xãtrường học, nghĩa trang phải ở xã khu dân cư, nhưng lại ở ngay khu dân cưsinh sống, thậm chí nằm cạnh trung tâm xã, bãi rác thải nằm trên phạm vi xãchưa được xử lý đúng quy định…

Hộp 4.1: Chia sẻ của cán bộ xã về vấn đề khó khăn trong quy hoạch

Trang 33

Vấn đề quy hoạch của xã đến nay vẫn chưa thực hiện được là vì công tác lập quy hoạch tốn rất nhiều công sức, tiền của Đây là vấn đề không hề dễ dàng thực hiện vì nó liên quan đến tất cả các vấn đề vĩ mô của xã đó là: Quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch mạng lưới điểm dân cư, quy hoạch chi tiết trung tâm xã

và quy hoạch chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển ngành nghề nông thôn…Cán bộ xã chưa thực sự đủ sức để làm quy hoạch, phải có sự giúp đỡ,

tư vấn từ cấp trên nên khi làm quy hoạch lại không am hiểu tình hình địa phương, cho nên gặp không ít khó khăn trong thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch Và nhiều khi

sự không đồng ý của người dân cũng một phần gây ra nhũng khó khăn nhất định trong việc tiến hành quy hoạch của chúng tôi.

Ông Nguyễn Văn Thông, Phó chủ tịch xã Nhữ Khê

Qua tâm sự của phó Chủ tịch xã, ta thấy rất nhiều khó khăn trong vấn

đề quy hoạch, mà nếu hoạt động quy hoạch không đúng hướng nó sẽ kéo theomột loạt hệ lụy các vấn đề khác đi theo, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống củangười dân

Ngoài ra xã còn gặp phải sự phản đối của người dân về vấn đề di rờinghĩa trang đi nơi khác, vì nghĩa trang của xã nằm ngay cạnh trung tâm xã,nên xã cũng đã từng có quyết định trong việc di rời nghĩa trang đi nơi khác,

và đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của một số hộ gia đình Sự ủng hộ củangười dân là một nhân tố cũng rất quan trọng quyết định sự thành công củacông tác quy hoạch xã

4.2.2 Hạ tầng kinh tế - xã hội

4.2.2.1 Giao thông

Sự phát triển của một quốc gia nói chung, và của một tỉnh hay một xãnói riêng, nó cũng được đánh giá qua cái nhìn về giao thông đi lại của xã đó,bởi vì giao thông giữ những vai trò nhất định mà những lĩnh vực khác khôngthể thay thế được như: Giao thông giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra liêntục và bình thường, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, là nhân tố quan

Trang 34

trọng trong phân bố sản xuất và dân cư, thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ởnhững vùng xa xôi, tăng cường sức mạnh quốc phòng Với những vai tròquan trọng trên cho ta thấy sự phát triển của GTVT có thể làm thước đo vềtrình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước được ví như là mạch máu trong

tổ chức nền kinh tế Nếu hệ thống này không thông suốt thì tổn thất cho nềnkinh tế khó có thể đánh giá hết được Tình hình giao thông của xã Nhữ Khêđược thể hiện cụ thể qua bảng 4.6

Ngày đăng: 15/05/2014, 23:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Thị Thu Hoài (2007), Bài giảng xã hội học nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng xã hội học nông thôn
Tác giả: Dương Thị Thu Hoài
Năm: 2007
2. Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Văn Tâm (2007), Bài giảng nguyên lý phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Bài giảng nguyên lý pháttriển nông thôn
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Văn Tâm
Năm: 2007
3. Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh (2008), Xây dựng mô hình nông thôn mới nước ta hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình nông thôn mớinước ta hiện nay
Tác giả: Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh
Năm: 2008
6. UBND tỉnh Tuyên Quang, Hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM cấp xã và huyện.II. Tài liệu từ Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêuquốc gia về xây dựng NTM cấp xã và huyện
7. Website của chính phủ, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới mở:http://nongthonmoi.gov.vn/01/232/Tong-ket-Chuong-trinh-Xay-dung-thi-diem-mo-hinh-nong-thon-moi-giai-doan-2009---2011.htm Link
8. Website của chính phủ, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới mở:http://nongthonmoi.gov.vn/12/188/Tuyen-Quang-xay-dung-mo-hinh-diem-o-mot-xa-mien-nui-con-nhieu-kho-khan.htm Link
9. Website của tạp chí cộng sản, kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới.http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/nong-nghiep-nong-thon/2012/14689/ Link
4. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác
5. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 800/QĐ-TTg, Ngày 04/6/2010 của đã ban hành về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Nhữ Khê năm 2011 - Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới  tại xã nhữ khê    huyện yên sơn    tỉnh tuyên quang, giai đoạn 2011    2015
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Nhữ Khê năm 2011 (Trang 24)
Hình 4.1: Cơ cấu sử dụng đất của xã Nhữ Khê năm 2011 - Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới  tại xã nhữ khê    huyện yên sơn    tỉnh tuyên quang, giai đoạn 2011    2015
Hình 4.1 Cơ cấu sử dụng đất của xã Nhữ Khê năm 2011 (Trang 25)
Hình 4. 2: Cơ cấu sản xuất của xã Nhữ Khê năm 2011 - Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới  tại xã nhữ khê    huyện yên sơn    tỉnh tuyên quang, giai đoạn 2011    2015
Hình 4. 2: Cơ cấu sản xuất của xã Nhữ Khê năm 2011 (Trang 27)
Bảng 4.3: Tình hình dân số của xã Nhữ Khê năm 2011 Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Tỉ lệ - Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới  tại xã nhữ khê    huyện yên sơn    tỉnh tuyên quang, giai đoạn 2011    2015
Bảng 4.3 Tình hình dân số của xã Nhữ Khê năm 2011 Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Tỉ lệ (Trang 28)
Hình 4.3: Cơ cấu thành phần dân tộc của xã Nhữ Khê năm 2011 - Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới  tại xã nhữ khê    huyện yên sơn    tỉnh tuyên quang, giai đoạn 2011    2015
Hình 4.3 Cơ cấu thành phần dân tộc của xã Nhữ Khê năm 2011 (Trang 29)
Bảng 4.4: Tình hình lao động của xã Nhữ Khê năm 2011 - Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới  tại xã nhữ khê    huyện yên sơn    tỉnh tuyên quang, giai đoạn 2011    2015
Bảng 4.4 Tình hình lao động của xã Nhữ Khê năm 2011 (Trang 30)
Bảng 4.5: Hiện trạng quy hoạch của xã Nhữ Khê năm 2011 S - Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới  tại xã nhữ khê    huyện yên sơn    tỉnh tuyên quang, giai đoạn 2011    2015
Bảng 4.5 Hiện trạng quy hoạch của xã Nhữ Khê năm 2011 S (Trang 31)
Bảng 4.6: Hiện trạng đường giao thông của xã Nhữ Khê năm 2011 STT Nội dung tiêu chí - Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới  tại xã nhữ khê    huyện yên sơn    tỉnh tuyên quang, giai đoạn 2011    2015
Bảng 4.6 Hiện trạng đường giao thông của xã Nhữ Khê năm 2011 STT Nội dung tiêu chí (Trang 35)
Hình 4.4: Tỉ lệ các tuyến đường đạt tiêu chuẩn của xã Nhữ Khê - Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới  tại xã nhữ khê    huyện yên sơn    tỉnh tuyên quang, giai đoạn 2011    2015
Hình 4.4 Tỉ lệ các tuyến đường đạt tiêu chuẩn của xã Nhữ Khê (Trang 36)
Bảng 4.7: Hiện trạng trường học của xã Nhữ Khê năm 2011 STT Nội dung tiêu chí - Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới  tại xã nhữ khê    huyện yên sơn    tỉnh tuyên quang, giai đoạn 2011    2015
Bảng 4.7 Hiện trạng trường học của xã Nhữ Khê năm 2011 STT Nội dung tiêu chí (Trang 36)
Hình 4.5: Tỉ lệ trường học đạt chuẩn nông thôn mới của xã Nhữ Khê - Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới  tại xã nhữ khê    huyện yên sơn    tỉnh tuyên quang, giai đoạn 2011    2015
Hình 4.5 Tỉ lệ trường học đạt chuẩn nông thôn mới của xã Nhữ Khê (Trang 37)
Bảng 4.8: Hiện trạng thủy lợi, điện và cơ sở vật chất  của xã Nhữ Khê năm 2011 - Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới  tại xã nhữ khê    huyện yên sơn    tỉnh tuyên quang, giai đoạn 2011    2015
Bảng 4.8 Hiện trạng thủy lợi, điện và cơ sở vật chất của xã Nhữ Khê năm 2011 (Trang 38)
Bảng 4.9: Hiện trạng chợ, bưu điện và nhà ở dân cư tại xã Nhữ Khê năm 2011 - Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới  tại xã nhữ khê    huyện yên sơn    tỉnh tuyên quang, giai đoạn 2011    2015
Bảng 4.9 Hiện trạng chợ, bưu điện và nhà ở dân cư tại xã Nhữ Khê năm 2011 (Trang 39)
Bảng 4.11: Tình hình giáo dục - y tế - văn hóa của xã Nhữ Khê năm 2011 STT Tên tiêu - Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới  tại xã nhữ khê    huyện yên sơn    tỉnh tuyên quang, giai đoạn 2011    2015
Bảng 4.11 Tình hình giáo dục - y tế - văn hóa của xã Nhữ Khê năm 2011 STT Tên tiêu (Trang 44)
Bảng 4.12: Tình hình môi trường của xã Nhữ Khê năm 2011 - Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới  tại xã nhữ khê    huyện yên sơn    tỉnh tuyên quang, giai đoạn 2011    2015
Bảng 4.12 Tình hình môi trường của xã Nhữ Khê năm 2011 (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w