4. Thách thức (T)
4.4.2. Một số giải pháp cụ thể để thực hiện các tiêu chí xây dựng chương trình NTM tại xã Nhữ Khê
trình NTM tại xã Nhữ Khê
4.4.2.1. Xây dựng quy hoạch
- Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ:
Vận động người dân nông thôn tiến hành dồn điền, đổi thửa đất sản xuất, để tạo được diện tích tập trung cho mỗi hộ tham gia sản xuất hàng hoá tại cánh đồng đã được quy hoạch, với phương châm các hộ gia đình tự
nguyện bàn bạc thống nhất, chính quyền xã tạo điều kiện làm thủ tục cấp lại quyền sử dụng đất kịp thời cho cho người nông dân.
Nâng cao vai trị của khuyến nơng, khoa học cơng nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: Cách thức tuyên truyền nhân rộng mơ hình khuyến nơng; kỹ thuật ni trồng, chăm sóc - giống, thức ăn, canh tác, bảo vệ thực vật, thú y, hình thức tổ chức - câu lạc bộ khuyến nông.
Phát triển nguồn giống, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y.
Thành lập các tổ chức hợp tác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: Hội nơng dân cùng sở thích, nhóm liên kết…
Xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất quy mô vừa và nhỏ.
Xây dựng các dịch vụ cộng đồng về tiếp thị nông sản và vật tư nông nghiệp. - Giải pháp về quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới:
Cần tiến hành bố trí một cách hợp lý mạng lưới giao thông, điện, trường học các cấp, trạm xá, trung tâm văn hoá, thể thao xã, nhà văn hố và khu thể thao thơn, bưu điện và hệ thống thông tin liên lạc, chợ, nghĩa trang, bãi xử lý rác, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thốt nước thải, cơng viên cây xanh, hồ nước sinh thái...
- Giải pháp về quy hoạch khu dân cư mới:
Cần bố trí khu dân cư mới sao cho thuận lợi nhất, vừa có thể giao lưu chia sẻ những bản sắc văn hóa của dân tộc mình, vừa có thể học hỏi kết hợp với văn hóa mới của dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn xã.
4.4.2.2. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội
Căn cứ vào đánh giá thực trạng và quy hoạch, đối chiếu với bộ tiêu chí NTM, xác định rõ ở từng thơn, bản và xã cần nâng cấp hoặc xây dựng mới những hạng mục khối lượng từng loại cơng trình nào, tận dụng tối đa các cơng trình hiện có. Xác định thứ tự ưu tiên xây dựng các cơng trình cụ thể từ nay đến năm 2015.
Khuyến khích, vận động nhân dân đóng góp cơng sức tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn, phục vụ cho việc lưu thơng, đi lại, trao đổi hàng hóa diễn ra thuận lợi.
Đường giao thông đến trung tâm xã, trụ sở xã lấy kinh phí hỗ trợ 100% từ trung ương.
Đường trục thôn, đường ngõ vào nhà dân, đường nội đồng thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ xi măng, cát sỏi, nhân dân thực hiện thi công.
- Giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, xã hội như: Trường học, hệ thống điện, chợ, bưu điện và cơ sở vật chất văn hóa xã:
Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cần tiến hành rà sốt, đánh giá xem những chỉ tiêu nào cịn thiếu và chưa đạt những yêu cầu, thì báo cáo lên cấp trên, để được phê duyệt và tiến hành xây dựng theo kế hoạch triển khai lồng ghép thực hiện từng chỉ tiêu theo tiến độ, lịch trình của dự án.
4.4.2.3. Phát triển kinh tế và các tổ chức sản xuất
- Giải pháp về nâng cao thu nhập:
Mỗi xã quy hoạch vùng đất cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ, phát triển kinh tế nơng, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố tập trung, phát triển trang trại trên địa bàn các thôn, bản.
Tạo ra những cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu của người dân như: Hỗ trợ người dân vay vốn với lãi suất thấp để tổ chức sản xuất, đặc biệt ưu tiên cho người nghèo, tạo những điều kiện tốt nhất cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất.
Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương. Khuyến khích sự đầu tư từ các cá nhân, các tổ chức từ bên ngoài nhằm khai thác triệt để nguồn lực của địa phương một cách có hiệu quả.
Từ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo công ăn việc làm cho những người dân thất nghiệp.
Xây dựng kế hoạch để đào tạo nghề cho nông dân để chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Đối với ngành nông nghiệp, cần đẩy mạnh phát triển chăn ni. Bên cạnh đó, cần thay đổi các giống cây trồng đã tồn tại lâu trên địa bàn có năng suất thấp bằng các giống cho năng suất cao chịu điều kiện khắc nghiệt tốt. Thay những khu đồi núi trọc vào việc trồng rừng, trồng cây lấy gỗ, trồng cây ăn quả...
- Giải pháp về hình thành các tổ chức sản xuất:
Khuyến khích, tạo điều kiện cho việc hình thành các tổ chức sản xuất, các HTX, các câu lạc bộ, nhóm những người cùng sở thích…để giúp đỡ nhau trong sản xuất.
Đổi mới tổ chức, nội dung hoạt động cho HTX theo hướng HTX kinh doanh tổng hợp bao gồm: Hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; sản xuất giống; cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm; dịch vụ sản xuất và đời sống. Củng cố các tổ dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất, chế biến nông sản, sửa chữa điện, cơ khí để có thể làm dịch vụ, thuận tiện, hiệu quả theo yêu cầu của các hộ.
Tổ chức một số chương trình liên kết sản xuất, chế biến sản phẩm có sự tham gia của HTX, nơng dân hoặc khu trang trại với doanh nghiệp và nhà khoa học trong sản xuất, chế biến nơng sản.
Khuyến khích thành lập và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn xã.
4.4.2.4. Văn hố, xã hội và mơi trường.
- Giải pháp về xây dựng đời sống văn hoá phong phú, lành mạnh:
Bổ sung các quy ước về nề nếp sống văn hoá vào hương ước xây dựng làng văn hoá ở các thơn
Có nhà văn hố thơn, sân thể thao thơn; có các hoạt động tơn tạo, bảo vệ, phát huy các di tích lịch sử, văn hố, cảnh quan thiên nhiên.
Thi đua thực hiện phát động các phong trào: “Làng văn hố”; “ Gia đình văn hố” ,“Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”…
- Giải pháp về giáo dục:
Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bổ sung giáo viên đủ và đạt chuẩn, nếu thiếu phải có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn.
Duy trì phổ cập THCS.
Có chính sách khuyến khích trẻ em trong độ tuổi đến trường, nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề).
Cần đẩy mạnh nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, nâng cao vai trị hỗ trợ tích cực của giáo viên, và tinh thần chủ động học tập của học sinh, chống bệnh tiêu cực và thành tích trong thi cử.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong xã: Mở các lớp tập huấn về nâng cao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân, mở các lớp dạy nghề theo nhu cầu đào tạo của người dân có định hướng của chính quyền.
- Giải pháp về bảo vệ môi trường nông thôn:
Hỗ trợ để các hộ dân trong thôn được sử nước hợp vệ sinh
Phát động các phong trào cộng đồng vì mơi trường xanh, sạch, tổ chức trồng cây xanh ở nơi công cộng, đường giao thông, thu dọn, khai thông cống rãnh, phát quang dọn cỏ đường giao thơng và các cơng trình cơng cộng…
Hướng dẫn nơng dân sản xuất nơng nghiệp sạch, phịng trừ sâu bệnh bằng các phương pháp cổ truyền tránh sự lạm dụng vào các yếu tố hoá học độc hại.
Các chất thải phải được thu gom và xử lý theo quy định, thành lập tổ quản lý phân công trách nhiệm cho việc thu gom rác thải.
Vận động các hộ dân xây dựng 3 cơng trình vệ sinh (nhà tắm, nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi) hợp vệ sinh.
Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi, hộ chăn ni lớn xây dựng hầm khí sinh học Biogas xử lý chất thải chăn nuôi.
Quy tập và cải tạo nghĩa trang hiện có, hình thành khu vực nghĩa trang cho phát triển lâu dài, tạo điều kiện chôn cất văn minh, hợp vệ sinh, tiết kiệm đất đai.
Quan tâm và có chính sách ưu tiên hợp lý để khuyến khích cán bộ tiếp tục học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng và phát triển địa phương.
Thường xuyên củng cố tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, đồn thể thơn. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tăng cường vận động thực hiện chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước. Kiểm tra đôn đốc thường xuyên việc chấp hành các nghị quyết của đảng uỷ, kế hoạch của UBND đối với các đồn thơn xóm nhằm phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng năm của xã.