Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới tại xã nhữ khê huyện yên sơn tỉnh tuyên quang, giai đoạn 2011 2015 (Trang 26 - 31)

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Nhữ Khê là một xã nghèo, đời sống của người dân còn thấp, nên vấn đề kinh tế của xã vẫn còn rất nhiều hạn chế. Người ta thường đánh giá sự phát triển của nền kinh tế thông qua cơ cấu của các lĩnh vực: Nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Theo hướng phát triển chung thì cơ

cấu cơng nghiệp xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ lệ càng cao thì khu vực đó càng phát triển. Sau đây là tình hình thu nhập của xã Nhữ Khê được thể hiện chi tiết qua bảng 4.2.

Bảng 4.2: Thực trạng phát triển kinh tế xã Nhữ Khê năm 2011 Chỉ tiêu (Triệu đồng/năm)Giá trị sản xuất Cơ cấu(%)

Nông - lâm - ngư nghiệp 29.421,64 72,63

Công nghiệp, xây dựng 4.900,42 12,10

Dịch vụ, thương mại 6.186,04 15,27

Tổng giá trị sản xuất (Triệu đồng/năm) 40.508,10 100 Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã

(Triệu đồng)

GDP/người = 40.508,10/5001 = 8,10

(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân xã Nhữ Khê, năm 2012)

Qua bảng 4.2 ta thấy, kinh tế của xã Nhữ Khê còn chậm phát triển, điều này được thể hiện rõ nét qua cơ cấu của các lĩnh vực sản xuất trên địa bàn xã Nhữ Khê đó là: Ngành nơng nghiệp của xã chiếm 72,63% tổng giá trị sản xuất, trong khi ngành công nghiệp chỉ chiếm 12,10%, và ngành dịch vụ chỉ chiếm 15,27%.

Cơ cấu sản xuất của xã được thể hiện qua hình 4.2.

Qua hình 4.2 ta thấy, cơ cấu ngành cơng nghiệp, xây dựng của xã rất thấp chỉ chiếm 12,10%. Để xã Nhữ Khê phát triển theo đúng xu hướng thì cần phải giảm tỷ trọng ngành nơng nghiệp xuống, và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu sản xuất của xã Nhữ Khê.

4.1.2.2. Dân số

Nhữ Khê là một xã cịn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đời sống của người dân còn thấp, dân cư cịn thưa thớt, với 17 thơn và 4 dân tộc anh em sinh sống. Người dân của xã Nhữ Khê chủ yếu là dân cư từ những nơi khác du nhập vào, phần lớn là những người có nguồn gốc từ Hà Tây cũ (Hà Nội mới), đã thức hiện chính sách của nhà nước về khai thác vùng kinh tế mới tại các tỉnh miền núi, theo quyết định 245/CP năm 1981 của Chính phủ, những người này chủ yếu là người dân tộc Kinh. Một phần khác, thực hiện chính sách di dân phục vụ cho việc xây dựng cơng trình thủy điện Na Hang - Tuyên Quang, do đó một phần người dân ở huyện Na Hang đã chuyển về xã Nhữ Khê theo quyết định của tỉnh, họ chủ yếu là dân tộc H-Mông. Sự đa dạng về thành phần dân tộc và nguồn gốc xuất hiện nên tạo nên nét đặc sắc riêng về văn hóa như: Phong tục, tập qn, lối sống… Tình hình dân số của xã được biểu hiện cụ thể qua bảng 4.3.

Bảng 4.3: Tình hình dân số của xã Nhữ Khê năm 2011

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Tỉ lệ

(%)

Tổng số hộ Hộ 1.180 -

Tỉ lệ tăng dân số %/năm 1.2 -

Mật độ dân số Người/km2 134 -

Tổng số nhân khẩu Người 5.001 100

Thành phần dân tộc - - -

Kinh Người 3.378 67,55

Cao Lan Người 1.468 29,35

H-Mông Người 138 2,76

Khác Người 17 0,34

Qua bảng 4.3 ta thấy, cả xã có 1.180 hộ gia đình, với tổng số nhân khẩu là 5.001 người, như vậy là trung bình mỗi hộ gia đình có khoảng 4 đến 5 người. Điều đó cho thấy việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình của xã đã có nhiều tiến bộ so với những năm trước đó. Tốc độ gia tăng dân số của xã Nhữ Khê tương đối ổn định trong những năm gần đây, với tỷ lệ 1,2%/năm. Mật độ dân số của xã khoảng 134 người/km2, mật độ dân số thưa thớt.

Các dân tộc chung sống trên địa bàn xã Nhữ Khê khác biệt nhau tương đối lớn về phong tục, tập quán. Thành phần dân tộc được biểu thị qua hình 4.3.

Hình 4.3: Cơ cấu thành phần dân tộc của xã Nhữ Khê năm 2011

Qua hình 4.3 ta thấy, các thành phần dân tộc không đồng đều. Dân tộc Kinh chiếm số lượng lớn nhất, với 67,55%, dân tộc Cao Lan chiếm 29,35%, dân tộc H-Mơng chiếm 2,76%, cịn lại các dân tộc khác chỉ chiếm 0,34%. Sự khác nhau tương đối lớn về thành phần dân tộc cũng tạo nên những nét đặc sắc riêng trong đời sống, văn hóa cũng như trong sản xuất trong sản xuất. Tuy nhiên nếu không biết kết hợp hài hòa giữa các nếp sống khác nhau, nhiều khi sẽ dẫn đến những xung đột về văn hòa giữa các dân tộc. Do vậy nó yêu cầu vai trị điều hịa rất lớn của chính quyền xã.

4.1.2.3. Tình hình lao động

Xã Nhữ Khê với tốc độ tăng dân số là 1,2%/năm, chứng tỏ xã có nguồn lao động dồi dào, trẻ, khỏe…nhưng cũng do Nhữ Khê là một xã còn nghèo,

điều kiện kinh tế chưa cao, và người dân chủ yếu sống nhờ vào nơng nghiệp, do đó lao động cũng chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nơng nghiệp, đi đơi với nó là nhận thức của người dân về đào tạo nguồn lao động chất lượng cao cũng chưa được chú trọng, và quan tâm. Tình hình lao động của xã Nhữ Khê được thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4: Tình hình lao động của xã Nhữ Khê năm 2011

Nội dung Số lượng

(Người) Tỉ lệ (%) Tổng số dân 5001 100 Số lao động 4.151 83 Nữ 1.900 45,77 Nam 2.251 54,23 Tình trạng lao động - -

Lao động nông nghiệp 3.326 80,12

Lao động qua đào tạo 395 9,51

Lao động chưa qua đào tạo 2.931 90,49

Lao động phi nông nghiệp 592 14,25

Lao động qua đào tạo 259 13,24

Lao động chưa qua đào tạo 332 86,76

Lao động dư thừa 234 5,63

(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân xã Nhữ Khê, năm 2012)

Qua bảng 4.4 ta thấy, số người trong độ tuổi lao động của xã Nhữ Khê tương đối lớn, chiếm 83% dân số của xã.

Lao động của xã chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tỉ lệ rất cao là 80,12%, trong khi đó lao động trong lĩnh vực phi nơng nghiệp chỉ chiếm một phần rất nhỏ là 14,25%. Hơn nữa xã vẫn cịn một tỉ lệ khơng nhỏ lao động khơng có việc làm chiếm 5,63%, đó là cịn chưa kể đến lực lượng lao động bán thất nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp là rất lớn.

Một vấn đề nữa đang được Đảng và Nhà nước quan tâm rất nhiều đó là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, mà một thực trạng của xã là lao động qua đào tạo chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong lực lượng lao động.

Trong lĩnh vực nơng nghiệp thì lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 9,51%, còn lao động chưa qua đào tạo chiếm 90,49%. Trong lĩnh vực phi nơng nghiệp thì lao động qua đào tạo chiếm 13,24%, còn lao động chưa qua đào tạo chiếm khoảng 86,76%.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới tại xã nhữ khê huyện yên sơn tỉnh tuyên quang, giai đoạn 2011 2015 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w