Khóa Luận cực hay và bổ ích !!!!!!!
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Sau hơn 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã được nhường chỗ cho nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước. Cơ chế mới đã tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã được nhường chỗ ho nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước. Đặc biệt là nền kinh tế nông nghiệp đã có những bước nhảy vượt bậc mà nền kinh tế hộ nông dân đóng vai trò quyết định. Kinh tế hộ nông dân nước ta đã đạt được những thành quả to lớn, góp phần quan trọng tạo nên sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đất nước. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp- nông thôn, phát huy những lợi thế vốn có của đất nước, tạo công ăn việc làm, từng bước làm tăng thu nhập cho lao động làm nông nghiệp là những mục tiêu mà kinh tế hộ nông dân nước nhà về cơ bản đã làm dược trong thời gian qua. Tuy nhiên, cũng từ những kết quả đạt được đó, trên con đường phát triển kinh tế hộ nông dân nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta làm tốt hơn nữa trong thời gian tới như ruộng đất cho người nông dân, vốn, tín dụng cho hộ nông dân, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thị trường cung ứng đầu tư vào, đầu ra, nâng cao trình độ tay nghề, kiến thức cho người lao động trong nông nghiệp nông thôn. Na Hang là một huyện miền núi nằm ở đầu nguồn sông Gâm phía cuối Tỉnh Tuyên Quang. Cũng như các huyện miền núi khác, Na Hang là một huyện thuần nông với hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông .nghiệp của huyện là kinh tế hộ nông dân. Nông nghiệp là ngành luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của toàn thể nhân dân và hộ nông dân cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hộ gia đình có trong toàn huyện. Tuy nhiên, với dự án “ Xây dựng thủy điện Tuyên Quang” của chính phủ được xây dựng trên địa bàn huyện được khởi công từ 22/12/2002 và hoàn thành năm 2008 với diện tích mặt mặt nước lên tới hơn 8000 ha và đã phải giải tỏa rất nhiều đất sản xuất của các hộ nông dân sinh sống ven long hồ. Nền sản xuất nông nghiêp kinh tế hộ nông dân gặp nhiều khó khăn với những nguyên nhân như thiếu đất sản xuất, khó khăn trong viêc tìm ra hướng sản xuất trong hoàn cảnh mới…Từ những vấn đề bức xúc thực tế hiện nay trong phát triển kinh tế của địa phương em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ các xã vùng ven lòng hồ thủy điện huyện Na Hang- Tỉnh Tuyên Quang” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung Thông qua quá trình thực tập tại địa phương nghiên cứu, đánh giá những thực trạng và tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện từ đó đưa ra những giải pháp mang tính thiết thực nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ tại huyện trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Thu thập, phân tích và đánh giá thực trạng kinh tế nông hộ tại vùng lòng hồ huyện Na Hang. - Tìm hiểu thuận lợi khó khăn nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người dân tại vùng ven vòng hồ thủy điện trong vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình - Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế cho người dân tại vùng ven lòng hồ thủy điện Na Hang 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp cho sinh viên phần nào thấy được những khó khăn cũng như tiềm năng, nguồn lực tại địa bàn nghiên cứu, từ đó có những giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông thôn tại địa phương. - Quá trình thực hiện đề tài thực tập sẽ nâng cao năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân mỗi sinh viên. - Đề tài cũng được coi là một tài liệu tham khảo cho Trường, Khoa, các cơ quan trong ngành và sinh viên các khóa tiếp theo. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài có thể là cơ sở khắc phục những vấn đề bất cập mà kinh tế nông hộ đang gặp phải. - Đề tài có thể đưa ra những định hướng, giải pháp thiết thực giúp người dân địa phương phát triển kinh tế. PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1.Một số khái niệm 2.1.1.1. Các khái niệm về hộ: Trong điều 107 dự thảo ghi: “Hộ gia đình mà các thành viên cùng đóng góp công sức, tài sản chung để hợp tác kinh tế chung trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc trông một số lĩnh vực kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó; hộ gia đình mà đất ở được giao cho nông hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên quan đến đất ở đó”. Liên hiệp quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”. Tại cuộc thảo luận quốc tế lần thứ IV về quản lý nông trại tại Hà Lan năm 1980 đưa ra khái niệm: “Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và hoạt động khác”. Có quan niệm lại cho rằng hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế mà các thành viên dự trên cơ sở kinh tế chung,các nguồn thu nhập có các thành viên cùng sang tạo ra và cùng sử dụng chung.Quá trình sản xuất hộ được tiến hành một cách độc lập và các thành viên của hộ thường có cùng huyết thống,thường cùng sống chung một ngôi nhà.Hộ cũng là một đơn vị để tổ chức lao động,tồn tại như một đơn vị kinh tế cơ sở với chế độ tự cấp,tự túc,tự sản,tự tiêu. Trên góc độ ngân hàng , “ Hộ sản xuất” là một thuận ngữ được dùng trong hoạt động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung cho cả hộ. Hiện nay trong các văn bản Việt Nam, hộ được xem như một chủ thể trong các quan hệ dân sự do pháp luật quy định và được định nghĩa là một đơn vị mà các thành viên có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động kinh tế chung. 2.1.1.2. Các khái niệm về hộ nông dân: Tác giả Frank Ellis định nghĩa như sau: “ Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn. Nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thụ trường và có xu hướng hoạt động với không hoàn hảo cao”. Ở Việt Nam theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (năm 1993) cho rằng: “ Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”. 2.1.1.3. Các khái niệm về kinh tế hộ nông dân Theo “Kinh tế hộ nông dân” xuất bản năm 2002 của TS.Đỗ Văn Viện và Th.S Đặng Văn Tiến thì “Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội. Trong đó các nguồn lực sản xuất như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của ăn chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh là tùy thuộc vào chủ hộ. Được nhà nước thừa nhận và tạp điều kiện để phát triển”. Theo GS – TS Trần Đình Đằng “ Kinh tế hộ nông dân là một hình thức kinh tế cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp, được hình thành và tồn tại khách quan lâu dài trên cơ sở sức lao động, đất đai và tư liệu dản xuất khác của gia đình là chính”. Ông cũng đã nghiên cứu về thực trạng kinh tế hộ gia đình của các nước trên thế giới và Việt Nam, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ, lựa chọn thị trường, tổ chức các điều kiện để tiêu thụ sản phẩm. 2.1.2. Đặc trƣng hộ nông dân Kinh tế hộ nông dân gồm có 6 đặc trưng sau: - Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu, quá trình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất. Sở hữu trong hộ nông dân là sở hữu chung, có nghĩa là mọi thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu chung với những tư liệu vốn có, cũng như các tài sản khác của hộ. Mặt khác do dựa trên cơ sở kinh tế chung và có cùng chung một ngân quỹ nên mọi người trong hộ đều có ý thức trách nhiệm rất cao và việc bố trí sắp xếp công việc cũng rất linh hoạt, hợp lý. Từ đó dẫn đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông hộ rất cao. - Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ trong nông hộ, mọi người thường gắn bó với nhau theo quan hệ huyết thống, kinh tế nông hộ lại tổ chức với quy mô nhỏ hơn các loại hình kinh doanh khác nên việc điều hành quản lý cũng đơn giản hơn. Trong nông hộ chủ hộ vừa là người điều hành, người quản lý sản xuất vừa là người trực tiếp tham gia lao động sản xuất, dẫn đến tính thống nhất giữa lao động trực tiếp và lao động quản lý là rất cao. - Kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao. Do kinh tế hộ có quy mô nhỏ nên dẽ điều chỉnh hơn so với các doanh nghiệp nông nghiệp khác. Nếu gặp điều kiện thuận lợi hộ có thể tập trung mọi nguồn lực vào sản xuất để mở rộng san xuất, khi gặp điều kiện bất lợi họ có thể dễ dàng thu hẹp quy mô, thậm trí có thể trở về sản xuất tự cung, tự cấp. - Có sự gắn bó chặt chẽ giữa kết quả sản xuất với lợi ích người lao động. Trong kinh tế hộ mọi người gắn bó với nhau trên cả cơ sở kinh tế lẫn huyết tộc và có ngân quỹ chung nên dễ dàng có được sự nhất trí, đồng tâm, hiệp lực để cùng nhau phát triển kinh tế hộ của mình. Vì vậy có sự gắn bó chặt chẽ giữa kết quả sản xuất với người lao động. Lợi ích kinh tế đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, là nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất của kinh tế hộ. - Kinh tế hộ là đơn vị sản xuất nhỏ nhưng lại rât hiệu quả, quy mô nhỏ nhưng lại không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng suất thấp. Trên thực tế nông hộ vẫn có thể áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động. Trong thực tế đã chứng minh nông hộ là đơn vị sản xuất kinh doanh thích hợp nhất với đặc điểm trong sản xuất nông nghiệp. - Kinh tế hộ nông dân sử dụng các lao động và tiền vốn của chủ hộ là chủ yếu. 2.1.3. Phân loại hộ nông dân 2.1.3.1. Phân loại theo tính chất ngành nghề sản xuất - Hộ thuần nông: Chỉ sản xuất thuần túy là nông nghiệp, loại hộ này đang có xu hướng giảm. - Hộ nông nghiệp ngành nghề: ngoài sản xuất nông nghiệp còn thêm một số ngành nghề như rèn, mộc, buôn bán vật tư nông nghiệp. - Hộ kiêm sản xuất nông nghiệp và dịch vụ: Ngoài sản xuất nông nghiệp họ còn buôn bán các loại hàng hóa phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của con người và cho sản xuất nông nghiệp. 2.1.3.2. Phân loại theo mục tiêu và cơ chế hoạt động của nông hộ - Hộ nông dân hoàn toàn tự cung tự cấp không phản ứng với thị trường bên ngoài, đây là những hộ nông dân tự làm ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu hàng ngày. - Hộ nông dân bắt đầu phản ứng với thị trường: Họ có tham gia vào thị trường nhưng ít. - Hộ nông dân sản xuất hàng hóa là chủ yếu: Họ tham gia mạnh mẽ vào những hoạt động và biến đổi cuat thị trường. 2.1.3.3. Phân loại theo mức thu nhập của hộ - Hộ khá - Hộ trung bình - Hộ nghèo 2.1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển của kinh tế hộ nông dân. 2.1.4.1. Các yếu tố chủ quan - Đất đai: Đất đai là tư liệu sẩn xuất chủ yếu và quan trọng không có gì có thể thay thế được đối với sản xuất nông nghiệp. Sẽ không có sản xuất nông ngiệp nếu như không có đất đai, số lượng và chất lượng sẽ quy định lợi thé so sánh của mỗi vùng,miền trong sản xuất nông nghiệp. Hướng sử dụng đất đai quy định các hướng sử dụng tư liệu sản xuất khác, chất lượng đất tốt hay xấu ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất cây trồng vật nuôi. Vì vậy với một diện tích đất canh tác có hạn cần có kế hoạch sử dụng sao cho phù hợp để có hiệu quả kinh tế cao nhất. - Vốn đầu tư sản xuất: Vốn là giá trị của toàn bộ đầu tư đầu vào, bao gồm những tài sản, vật phẩm trong kinh doanh. Cũng như các ngành sản xuất khác, trong nông nghiệp vốn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vốn quyết định đến quy mô sản suất từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng khai thác các nguồn vào trong sản xuất. Vốn được xếp vào các yếu tố chủ quan vì chủ hộ có quyền huy động hoặc quyết định phân bổ vốn theo chu kỳ sản xuất. Vốn được tạo ra từ hai nguồn cơ bản là vốn tự có và vốn vay. Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không nó quyết định đến sự phát triển của kinh tế hộ. - Lao động: Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất, không có lao động thì không thể có hoạt động sản xuất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, cũng như đất đai lao động ảnh hưởng đến thu nhập trên cả hai mặt lượng và chất. + Mặt lượng của lao động: Thể hiện mức độ đầu tư lao động vào công việc cụ thể. Nếu hộ càng nhiều lao động thì thu nhập của hộ càng cao. + Mặt chất của lao động: Thê hiện sự hiểu biết của người lao động trong công việc sản xuất kinh doanh của mình, nắm được quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, cây trồng từ đó có biện pháp tác động, chăm sóc khoa học và mang lại hiệu quả cao. Chất lượng lao động còn thể hiện ở khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, am hiểu thị trường và chính sách của nhà nước thể hiện ở kinh nghiệm trong sản xuất. 2.1.4.2. Các yếu tố khách quan - Thị trường: Thị trường là nơi diễn ra trao đổi hàng hóa, thị trường có tác động rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế thay đổi giá cả.Giá cả lại phụ thuộc vào quy luật cung cầu trên thị trường. Có hai loại thi trường là thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. + Đối với thị trường đầu ra (Thị trường tiêu thụ sản phẩm, nó phản ánh cung sản phẩm). Trong nông nghiệp cung về sản phẩm thường là cung muộn, hơn nữa sản phẩm trong nông nghiệp thường khó bảo quản, vì vậy rủi ro do thị trường đem lại là rất lớn. Bên cạnh đó thị trường cạnh tranh các sản phẩm trong nông nghiệp là thị trường hoàn hảo, nên người nông dân không thể kiểm soát được thị trường, vì vậy sự tác động của thị trường làm cho thu nhập của nông hộ không ổn định. + Đối với thị trường các yếu tố đầu vào, giá cả đầu vào trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đên chi phí sản xuất của nông hộ, vì thế nó tác động rất lớn đến quy mô sản xuất, đến mức độ đầu tư của nông dân. Nếu giá cả đầu vào trong một giai đoạn tăng bất thường sẽ làm cho chi phí đầu tư tăng lên dẫn đến hiệu quả sản xuất giảm xuống. -Điều kiện tự nhiên: Do đối tượng sản xuất nông nghiệp là sinh vật sống. trong quá trình sing trưởng và phát triển phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như khí hậu, thời tiết, môi trương… Nếu gặp điều kiện thuận lợi phù hợp với giai đoạn phát triển của cây trồng vật nuôi thì sẽ cho năng suất cao và ngược lại. Như vậy trong sản xuất nông nghiệp thì điều kiện tự nhiên là yếu tố quyết định khá lớn đến kết quả sản xuất cây trồng của nông hộ. - Chính sách nhà nước: Chính sách kinh tế là công cụ đắc lực của chính phủ. Trong quản lý kinh tế mỗi chính sách ban hành đều có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh dù lớn hay nhỏ. Nếu chính sách đúng đắn phù hợp với điều kiện sản xuất và ngược lại. Vì vậy chính sách có ảnh hưởng tương đối lớn đến sản xuất của nông hộ. Trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Nhà nước đã chứng tỏ được vai trò của mình trong quản lý kinh tế. Nó thể hiện rõ nét nhất ở chính sách ruộng đất trong công cuộc đổi mới. Chính sách đã làm thay đổi thu nhập của toàn bộ cư dân trong nông thôn. Ngoài ra nhà nước còn có những chính sách bảo vệ lợi ích thiết thực của người nông dân như đặt giá trần, giá sàn… - Ngoài các yếu tố trên, kinh tế nông hộ còn chịu ảnh hưởng của các phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa… 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2.1. Khái quát sự phát triển của kinh tế hộ nông dân trên thế giới 2.2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở các nước trong khu vực và thế giới - Hà Lan: là một quốc gia nhỏ, lao động nông nghiệp chiếm 5,7% dân số, hàng năm một lao động nông nghiệp làm ra khối lượng sản phẩm có thể nuôi 112 người và chỉ đứng sau Đan Mạch (160 người). Năm 1960 Hà Lan có 300.000 nông trại, bình quân đất canh tác 9 ha/hộ. Những năm gần đây còn 138.000 nông trại, bình quân 16 ha/hộ. Các nông trại được tổ chức gọn nhẹ, sử dụng lao động gia đình là chính, chỉ thuê 1-2 lao động trong vòng một tháng vào thời điểm thu hoạch. Trong các nông trại có đủ máy móc cần thiết và đạt trình độtiên tiến trên thế giới. Nguyên nhân thành công của hộ nông dân Hà Lan là: có đầu óc kinh doanh, biết tổ chức sản xuất, nắm bắt thực tế, yêu lao động, say mê với nghề nông. - Mỹ: quốc gia có nền công nghiệp hung mạnh bậc nhất thế giới, đồng thời là nước điển hình về việc hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Hàng năm sản xuất nông nghiệp Mỹ tạo ra một khối lượng nông sản đạt giá trị xuất khẩu 36 tỷ USD. Quyết định thành công của nền nông nghiệp Mỹ thuộc về các nông trại gia đình. Nười Mỹ cho rằng: Nông trại gia đình là linh hồn của nền nông nghiệp Mỹ. Năm 1978 Mỹ có khoảng 2,8 triệu nông trại với khoảng 4,4 triệu lao động, năm 1987 còn 2.178.100 nông trại với 3,308 triệu lao động chiếm gần 2% dân số. Giảm dần qua các năm, đến năm 1992 còn 1.925.000 nông trại. Trong tổng số 1.733.683 nông trại nhỏ thì có tới 1.721.816 là nông trại gia đình chiếm 93,3%. Xu hướng ở Mỹ là giảm số lượng nông trại, tăng nhanh quy mô đất canh tác/nông trại, năm 1940 là 40ha, năm 1950 là 80ha, năm 1960 là 120 ha, những năm gần đây khoảng 150-200 ha. Nông trại gia đình Mỹ sở hữu 228.576.692 ha đất canh tác, đại bộ phận các nông trại là của gia đình với vợ chồng và con cái. Có khoảng 85% chủ nông trại tự canh tác trên mảnh đất của mình, còn lại 15% canh tác trên đất thuộc các tập đoàn cong nông nghiệp. Hiện nay Mỹ có khoảng 1.797 nông trại là một lớn có trên 10 lao động và sở hữu 4.527.466ha đất canh tác. Bên cạnh các nông trại là một số xí nghiệp nông nghiệp tư sản, đó là những điểm sản xuất và kinh doanh những sản phẩm mà từng nông trại không đủ sức làm và là những ngành nghề có tính chuyên môn hóa cao. Trình độ phát triển nông nghiệp ở Mỹ rất cao, sản phẩm nông nghiệp dồi dào, có khả năng cạnh tranh lớn trên thị trương quốc tế. - Các nước châu Á: Nhật Bản, năm 1970 có 5,3 triệu nông trại, với quy mô canh tác 1.06 ha/hộ. Năm 1885conf 4,2 triệu hộ với quy mô đất canh tác 1,2 ha/hộ. Đến năm 1993 còn 3,7 triệu nông trại chủ yếu là nông trại hộ gia đình. Hàn Quốc năm 1953 có 2.249 trang trại nông hộ, những năm gần đây còn 0,3 triệu nông hộ với quy mô trang trại 0,9 ha/hộ. Thái Lan với 3,214 triệu nông hộ(1970) tăng 4,5 triệu nông hộ (1990), bình quân ruộng đất 5,6 ha/hộ. Trung Quốc với số dân khoảng 1,3 tỷ người trong đó 75% số dân sống ở nông thôn, canh tác trên 93,33 triệu ha đất, bình quân 0,13 ha/người. Tổng diện tích gieo trồng 146,46 triệu ha. Nông hộ Trung Quốc đã và đang sở hữu 70,4% máy kéo lớn và trung bình, 96,18% máy kéo nhỏ, 74,4% ô tô vận tải dùng trong nông nghiệp, 72,53% máy bơm nước. Trung Quốc là nước chủ trương thiết lập ở nông thôn cơ chế kinh doanh hai tầng: Kinh doanh phân tán của kinh tế hộ gia đình nông dân và kinh doanh thông nhất của kinh tế tập thể. Năm 19978 thu nhập thuần túy bình quân mỗ nông dân là 134 nhân dân tệ/năm, năm 1990 đã đạt 630 tệ. Nếu loại trừ yếu tố giá cả thu nhập tăng 2,2 lần, bình quân hàng năm tăng 10,7%. Tuy vậy thu nhập của hộ còn chênh lệch giữa các vùng, dân số tăng quá nhanh, thể chế kinh tế hai tầng và hệ thống dịch vụ nông thôn chưa được kiện toàn, tỷ giá sản phẩm công nghiệp dãn ngày một rộng gây bất lợi cho người nông dân. 2.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới. Hà Lan: Tài nguyên thiên nhiên về nông nghiệp của Hà Lan thiếu hụt. Đất ít lại trũng, thường xuyên bị uy hiếp của ngập lụt, nhưng Hà Lan đã tìm tòi, tự khẳng định những lợi thế so sánh của chính mình để phát triển nền nông [...]... NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên chung của huyện Na Hang 4.1.1 Vị trí địa lý: Vùng ven lòng hồ huyện Na Hang- tỉnh Tuyên Quang bao gồm 10 đơn vị hành chính là các xã miền núi thuộc huyện Na Hang, là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang Huyện nằm cách thành phố Tuyên Quang 110 km về phía Bắc, tiếp giáp với các huyện của 3 tỉnh: Bắc CạnCao Bằng- Hà Giang, cụ thể: - Phía Bắc giáp các huyện. .. tạo và xây dựng mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và phục vụ nhân dân tốt hơn: cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt 4.3.Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên kinh tế văn hóa xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ tại vùng ven lòng hồ thủy điện huyện Na Hang 4.3.1 Thuận lợi - Được sự quan tâm của Đảng và. .. 3.1 Đối tượng nghiên cứu Các hộ dân thuộc các xã vùng ven lòng hồ thủy điện huyện Na Hangtỉnh Tuyên Quang 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Phạm vi nội dung - Tình hình sản xuất kinh doanh của nông hộ - Tình hình sử dụng các nguồn lực của nông hộ - Tìm hiểu các giải yếu tố tác động đến kinh tế hộ nông dân để đưa ra giải pháp phát triển cho tương lai 3.2.2 Thời gian nghiên cứu - Số liệu về tình hình sản... đi lại cho một số xã vùng ven lòng hồ cách xa trung tâm huyện Huyện đã cơ bản hoàn thành quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 - Hệ thống điện: Tính đến hết năm 2005 đã có 99,7% số xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ số hộ được dùng điện lưới quốc gia đạt 84,5% Đặc biệt có thủy điện Tuyên Quang được xây dựng trên địa bàn huyện đã bắt đầu phát điện ở tổ... cao Điều này chứng tỏ nông nghiệp vẫn là ngành cần chú trọng trong phát triển kinh tế của huyện nói chung và kinh tế nông hộ của vùng lòng hồ nói riêng Song bên cạnh đó, huyện cũng cần đẩy mạnh phát triển ngành nghề- dịch vụ, đa dạng hóa ngành nghề, tăng thu nhập cho nông hộ, giảm bớt sự dư thừa lao động trong nông nghiệp vào lúc nông nhàn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng tăng... Là một nước có nền nông nghiệp phát triển ổn định Ở Thái Lan kinh tế nông hộ phát triển mạnh và hầu hết là các nông trại sản xuất hàng hóa Để thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển Chính phủ Thái Lan đã có những điều tiết vĩ mô như sau: - Năm 1977 chính phủ Thái Lan đã đưa ra chính sách đa dạng hóa nền kinh tế theo hướng sản xuất sản phẩm xuất khẩu khuyến khích hộ gia đình vừa chuyển dịch cơ cấu kinh tế. .. động: Đa số nông dân trong vùng chủ yếu sống bằng nghề nông trong khi đó sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính thủ công, việc áp dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, năng xuất lao động thấp Việc phát triển ngành nghề vẫn còn hạn chế 4.4 Thực trạng tình hình sản xuất nông nghiệp – các ngành nghề phụ, dịch vụ của kinh tế hộ nông dân vùng ven lòng hồ huyện Na Hang 4.4.1... sản xuất Về nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu từ các suối ngắn, có độ dốc lớn, việc xây dựng các công trình thủy lợi gặp khó khăn + Về kinh tế và xã hội: Xuất phát điểm của nền kinh tế huyện và các xã thuộc ven lòng hồ còn thấp so với cả nước nói chung và của tỉnh Tuyên Quang nói riêng Trong sản xuất chưa có quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá, năng suất sản xuất còn thấp Cơ sở hạ tầng... là 2415,79 m2 /hộ Tình hình thực trạng của các hộ sản xuất chủ yếu vẫn tập trung vào sản xuất nông nghiệp song đã có một số các hộ đã có xu hướng thoát ly khỏi hoạt động trồng trọt và chuyển hướng sang kinh doanh, chăn nuôi số lượng lớn hoặc hoạt động sản xuất kiêm ngành nghề, dịch vụ như nấu rượu, đánh bắt thủy sản Trong số các hộ trong nhóm hộ khá đã có một số hộ chuyển dần sang kiêm kinh doanh hàng... trồng lúa 4.2 Điều kiện kinh tế xã hội 4.2.1 Dân số và lao động Huyện Na Hang có 13 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 12 xã tất cả đều được xếp vào diện miền núi Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 86353.73 ha, dân số của huyện tính đến năm 2011 là 42.567 người, trong đó có hơn 28000 lao động Huyện Na Hang là nơi tập chung sinh sống của chủ yếu các dân tộc thiểu số, đa số là dân tộc tày Nguồn . xúc thực tế hiện nay trong phát triển kinh tế của địa phương em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ các xã vùng ven lòng hồ thủy điện huyện Na Hang- Tỉnh. đề phát triển kinh tế hộ gia đình - Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế cho người dân tại vùng ven lòng hồ thủy điện Na Hang 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và. giới. Là một nước có nền nông nghiệp phát triển ổn định. Ở Thái Lan kinh tế nông hộ phát triển mạnh và hầu hết là các nông trại sản xuất hàng hóa. Để thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển Chính