1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí của bộ NN&PTNT tại xã tân sơn huyện kim bảng tỉnh hà nam

86 6,1K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 192,44 KB

Nội dung

Tài liệu Khóa Luận tốt nghiệp cho các bạn học Lâm Nghiệp rất hay !

Trang 1

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất tại xã Tân Sơn 17

Bảng 2.2 Tình hình dân số và lao động của xã Tân Sơn 19

Bảng 2.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp 22

Bảng 2.4 Tình hình cơ sở hạ tầng 24

Bảng 3.1 Mẫu bảng SWOT 29

Bảng 4.1 Hệ thống giao thông của xã Tân Sơn 31

Bảng 4.2 Chi tiết hiện trạng hệ thống điện trên địa bàn xã 32

Bảng 4.3 Tình hình nghèo đói của các xóm trong xã năm 2011 37

Bảng 4.4 So sánh tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại xã Tân Sơn với Bộ tiêu chí 44

Bảng 4.5 Bảng SWOT trong xây dựng NTM tại xã 56

1

Trang 2

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hộ nghèo 38Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu lao động 39Hình 4.3 Các tổ chức tham gia xây dựng mô hình NTM 52

2

Trang 3

MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1.Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Ý nghĩa đề tài 3

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập 3

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tế 3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4

2.1.1 Một số khái niệm liên quan 4

2.1.2 Nội dung của xây dựng NTM 7

2.2 Tình hình xây dựng NTM trên thế giới 8

2.3 Tình hình xây dựng NTM tại Việt Nam 12

2.4 Xây dựng NTM tại Hà Nam 13

2.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 14

2.4.1 Điều kiện tự nhiên 14

2.4.2 Tài nguyên thiên nhiên 16

2.4.3 Điều kiện kinh tế xã hội 19

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 27

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 27

3.2 Nội dung nghiên cứu 27

3.3 Phương pháp nghiên cứu 27

3.3.1 Phương pháp ngoại nghiệp 27

3.3.2 Phương pháp thu thập nội nghiệp 29

3

Trang 4

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30

4.1 Đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 30

4.1.1 Quy hoạch và thực trạng quy hoạch tại xã 30

4.1.2 Hạ tầng kinh tế - xã hội 30

4.1.3 Kinh tế và tổ chức sản xuất 36

4.1.4 Văn hóa – Xã hội – Môi trường 40

4.1.5 Hệ thống chính trị 43

4.2 Đánh giá sự tham gia của các bên khi xây dựng NTM tại xã Tân Sơn 50

4.2.1 Sự tham gia của các khối cơ quan Đoàn thể trong xã 50

4.2.2 Sự tham gia của người dân trong xã với việc xây dựng NTM 54

4.3 Một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của xã khi tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới 56

4.3.1 Điểm mạnh 57

4.3.2 Điểm yếu 57

4.3.3 Cơ hội 58

4.3.4 Thách thức 59

4.4 Giải pháp đẩy mạnh xây dựng NTM tại xã Tân Sơn 59

4.4.1 Một số giải pháp chung 60

4.4.2 Một số giải pháp cụ thể 62

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

5.1 Kết luận 66

5.2 Kiến nghị 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

4

Trang 5

VH-TT-DL Văn hóa - truyền thông - Du lịch

5

Trang 6

Việc phát triển nông thôn toàn diện đang là vấn đề cấp bách hiện nay trênphạm vi cả nước; nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là cơ sở và lực lượng quan trọng để pháttriển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh,quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái

Với mục tiêu xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội từngbước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nôngnghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đôthị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dântộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vậtchất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hộichủ nghĩa Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ chương chính sách nhằmphát triển nông thôn trong quá trình phát triển đặc biệt là trong giai đoạn hiệnnay Ngày 5/8/2008 tại hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành trung ương Đảngkhóa X đã ra nghị quyết 26 – NQ/TW về Nông nghiệp, Nông dân, Nôngthôn[9] Sau 20 năm đổi mới đất nước đây là lần đầu tiên Đảng ta có một nghị

Trang 7

quyết toàn diện nhất về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn trong điều kiện kinh

tế thị trường hội nhập[4] Đồng thời, nhằm thực hiện các nhiệm vụ mà Nghịquyết 26-NQ/TW ( 05/8/2008)[13] đề ra, Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày16/4/2009[15] ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Tiếp sau đóngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT đã quyết định rathông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chíquốc gia về NTM Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt chươngtrình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới 2010 - 2020

Cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước, tỉnh Hà Nam cũng đã vàđang tiến hành rà soát sơ bộ tại các huyện trên địa bàn tỉnh, và cũng tiến hànhxây dựng nông thôn mới thí điểm tại một số xã trong các huyện Kim Bảng làmột huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, và là một trong số các huyện đượctỉnh quan tâm chú trọng phát triển tới đời sống của người dân trong vùng Việcxây dựng các mô hình thí điểm về nông thôn mới đã và đang được các banngành trong huyện chú trọng thúc đẩy để nâng cao đời sống của người dântrong huyện, cũng như giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc từ bao đời nay

Việc xây dựng Nông thôn mới mang lại một diện mạo mới cho nông thônhiện nay nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân ở nông thôn.Tuy nhiên để xây dựng được mô hình Nông thôn mới các địa phương còn gặp rấtnhiều khó khăn và tồn tại, cũng như các thách thức mà địa phương cần phải giải

quyết Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh

giá thực trạng xây dựng Nông thôn mới theo tiêu chí của Bộ NN&PTNT tại

xã Tân Sơn - huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam” với mong muốn tìm ra được

những vướng mắc khó khăn, tồn tại chính tại địa phương Từ đó đưa ra được một

số giải pháp để địa phương sớm đạt được các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng về pháp triển nông thôn và so sánh với cáctiêu chí xây dựng NTM để đưa ra giải pháp, xác định phương hướng giúp xã TânSơn sớm đạt được các tiêu chí về NTM

Trang 8

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được tình hình xây dựng NTM tại địa phương

- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát huy các điểm mạnh vốn cócủa xã và khắc phục những khó khăn khi thực hiện mô hình Nông thôn mới

1.4 Ý nghĩa đề tài

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập

- Củng cố kiến thức cơ sở, cũng như kiến thức chuyên ngành trong nhà trường

để từ đó củng cố lại kiến thức và áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn

- Hiểu hơn về các chính sách ưu tiên hỗ trợ của nhà nước về các vấn đềtrong xã hội đặc biệt về lĩnh vực phát triển nông thôn

- Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và xử lý số liệu, viết báo cáo

- Học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế để áp dụng vào công việc sau này

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tế

- Biết được những mặt đã làm được và chưa làm được để từ đó làm cơ

sở để đưa ra các giải pháp, hướng đi mới cho xã, để nâng cao đời sống củangười dân trong xã về mặt vật chất cũng như tinh thần, xây dưng một nôngthôn mới theo đúng các tiêu chí mà quyết định số 491/QĐ-TTg[10] và thông

tư 54/2009/TT-BNNPTNT đã đề ra

- Từ những kết quả đạt được ở khóa luận, là cơ sở lựa chọn giải pháp phù hợptrong việc xây dựng nông thôn mới ở cấp xã tại huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam

Trang 9

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Một số khái niệm liên quan

2.1.1.1 Khái niệm về Nông thôn

Hiện nay thì vẫn chưa có một khái niệm chuẩn và chung nhất về nôngthôn trên thế giới Vì vậy với mỗi một quốc gia một khu vực lãnh thổ hay vớimỗi vùng miền khác nhau hoặc các tiêu chí khác nhau thì có những quan điểmkhác nhau về nông thôn

Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở

hạ tầng, có nghĩa vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng vùng

đô thị

Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường,phát triển hàng hoá để xác định vùng nông thôn vì cho rằng nông thôn có trình độ sảnxuất hàng hoá và khả năng tiếp cận thị trường so với đô thị là thấp hơn

Cũng có ý kiến nên dùng chỉ tiêu mật độ dân cư và số lượng dân trongvùng để xác định Theo quan điểm này, vùng nông thôn thường có số dân và mật

độ dân thấp hơn vùng thành thị

Vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức lànguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp

Theo ý kiến phân tích của các nhà kinh tế và xã hội học thì: “Nông thôn

là vùng khác với thành thị, ở đó một cộng đồng chủ yếu là nông dân sống và làmviệc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độdân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa kém hơn”

Còn theo bộ Nông nghiệp và PTNT (2010)[2] thì : “ Nông thôn là phầnlãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị, thị xã, thị trấn và được quản lý bởi cáccấp hành chính là Ủy ban nhân dân xã”

Trang 10

Khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối và luôn biến động theothời gian để phản ánh biến đổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới.Trong điều kiện Việt Nam hiện nay thì khái niệm về nông thôn được hiểu chungnhất đó là: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiềunông dân Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xãhội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng củacác tổ chức khác, phân biệt với đô thị”.(Mai Thu Cúc và cs, 2005)[5]

2.1.1.2 Phát triển nông thôn

Khác với phát triển và phát triển kinh tế, phát triển nông thôn là chỉ sựphát triển ở khu vực nông thôn; có thể hiểu rằng phát triển nông thôn chỉ sự pháttriển kinh tế - xã hội trên phạm vi hẹp hơn phát triển và phát triển kinh tế Sauđây là một số quan điểm về phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn là một quá trình thay đổi có chủ ý về kinh tế, văn hóa, xãhôi và môi trường nhằm nâng cao chất lượng đời sống người dân địa phương

Ngân hàng Thế giới (1975) đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển nông thôn

là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của mộtnhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn Nó giúp những ngườinghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợiích từ sự phát triển”.(Mai Thu Cúc và cs,2005)[5]

Ngoài ra còn có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về phát triển nôngthôn Tuy nhiên trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp quan điểm từ các chiến

“Phát triển nông thôn là quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh

tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống củangười dân nông thôn Quá trình này trước hết là do chính người dân nông thôn

và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác” (Nguyễn Duy Hoan

và cs, 2007) [6]

Trang 11

2.1.1.3 Nông thôn mới

Để nắm rõ và đi sâu triển khai xây dựng Nông thôn mới từ cấp TW đếnđịa phương, phải nắm rõ được khái niệm của nông thôn mới là như thế nào vànội dung ra sao? Vậy nông thôn mới là gì?

Nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thịtrấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể kháiquát gọn theo năm nội dung cơ bản sau: (i) làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầnghiện đại; (ii) sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; (iii)đời sống về vật chất và tinh thần của dân nông thôn ngày càng được nâng cao;(iv) bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát triển; (v) xã hội nông thôn anninh tốt, quản lý dân chủ.[4]

Với mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nôngnghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hộinông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môitrường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạocủa Đảng được tăng cường”[8] Nông thôn mới phải đảm bảo các chức năngchính sau:

 Chức năng vốn có của nông thôn là sản xuất nông nghiệp có năng suấtchất lượng cao, phát huy được bản sắc dân tộc của địa phương (đặc sản) đồngthời phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương, tăng thu nhập chongườu dân nông thôn

 Chức năng giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc: Bản sắc văn hóa làng quêcũng đồng nghĩa với bản sắc từng dân tộc, giữ gìn nó là giữ gìn văn hóa truyềnthống đa dạng của các dân tộc, của từng quốc gia

 Chức năng sinh thái: nếu như nền văn minh công nghiệp pá vỡ mốiquan hệ hài hòa vốn có giữa con người và thiên nhiên, thì thuộc tính sản xuấtnông nghiệp lại mang chức năng phụ vụ hệ thống sinh thái Khi đó để tăng năngsuất và đảm bảo an ninh lương thực lại rất khó khăn

Trang 12

 Với việc xây dựng mô hình nông thôn mới là một chính sách về một

mô hình phát triển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp,bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giảiquyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tínhtoán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí.[11]

Nói tóm lại có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể nhữngđặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đápứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nôngthôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tínhtiên tiến về mọi mặt”

2.1.1.4 Mục đích xây dựng mô hình NTM của Đảng và Nhà nước

Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thànhmột kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra chonông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng mới cótính tiên tiến về mọi mặt.[2]

2.1.2 Nội dung của xây dựng NTM

Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốcgia về xây dựng NTM, là chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấu xây dựngđạt được 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí đã đề ra Đồng thời là căn cứ để chỉ đạođánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM tại các địa phương trong từng thời kỳ,đánh giá công nhận, xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới, đánh giá trách nhiệm củacác cấp ủy Đảng chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM

Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM được ban hành theo quyết định số491/QĐ- TTg, ngày 16/4/2009[2] gồm 5 nhóm tiêu chí:

 Nhóm quy hoạch (gồm 1 tiêu chí: quy hoạch)

 Nhóm hạ tầng kinh tế xã hội (gồm 8 tiêu chí: giao thông, thủy lợi, điện,trường học,cơ sở vật chất, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư)

Trang 13

 Nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất (gồm 4 tiêu chí: thu nhập, hộ nghèo, cơcấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất)

 Nhóm văn hóa- xã hội- môi trường (gồm 4 tiêu chí: giáo dục, y tế, văn hóa,môi trường)

 Nhóm hệ thống chính trị (gồm 2 tiêu chí: hệ thống tổ chức chính trị vữngmạnh, an ninh trật tự xã hội)

Nội dung của từng tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia được thể hiện ở bảngphụ biểu 03, và các tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng NTM của BộNN&PTNT[3] được thể hiện ở phụ biểu 04

2.2 Tình hình xây dựng NTM trên thế giới

Phát triển nông nghiệp để xây dựng một nông thôn mới trong giai đoạnhiện nay, từ các góc cạnh khác nhau, đang là mối quan tâm chung của cả cộngđồng thế giới Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này làbài học cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng NTM trên phạm vi cả nước

 Tại Mỹ

Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nôngnghiệp Vùng Trung Tây của nước này có đất đai màu mỡ nhất thế giới Lượngmưa vừa đủ cho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước ngầm chophép tưới rộng khắp cho những nơi thiếu mưa

Bên cạnh đó, các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng laođộng có trình độ cao cũng góp phần vào thành công của ngành nông nghiệp Mỹ.Điều kiện làm việc của người nông dân làm việc trên cánh đồng rất thuận lợi:máy kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máyxới và máy gặt có tốc độ nhanh và đắt tiền Công nghệ sinh học giúp phát triểnnhững loại giống chống được bệnh và chịu hạn Phân hóa học và thuốc trừ sâuđược sử dụng phổ biến, thậm chí, theo các nhà môi trường, quá phổ biến Côngnghệ vũ trụ được sử dụng để giúp tìm ra những nơi tốt nhất cho việc gieo trồng

và thâm canh mùa màng Định kỳ, các nhà nghiên cứu lại giới thiệu các sản

Trang 14

phẩm thực phẩm mới và những phương pháp mới phục vụ việc nuôi trồng thủy,hải sản, chẳng hạn như tạo các hồ nhân tạo để nuôi cá.

Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nôngnghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiềudoanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại.[18]

Hiện nay, trong cuộc sống hiện đại ồn ào, đầy sức ép, người Mỹ ở vùng

đô thị hay ven đô hướng về những ngôi nhà thô sơ, ngăn nắp và những cánhđồng, phong cảnh miền quê truyền thống, yên tĩnh Tuy nhiên, để duy trì “trangtrại gia đình” và phong cảnh làng quê đó thực sự là một thách thức

 Tại Thái Lan

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thônchiếm khoảng 80% dân số cả nước Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nôngnghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cánhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào họctập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và cáchoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường côngtác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảmnguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnhtranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩymạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoahọc và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi

và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyếtnhững mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đấtđai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác Trong xây dựng kết cấu hạ tầng,Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủylợi lớn phục vụ cho nông nghiệp Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầuhết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây

Trang 15

trồng khác trong sản xuất nông nghiệp Chương trình điện khí hóa nông thôn vớiviệc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước.

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tậptrung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệpnông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năngtruyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song vớiviệc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu

Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàngnông nghiệp, thủy hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệpchế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước côngnghiệp phát triển

Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên chothấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nướctrên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để pháttriển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước[18]

 Tại Trung Quốc:

Bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đầu tư áp dụng cơgiới hóa, phát triển thủy lợi và áp dụng khoa học công nghệ Trung Quốc còn đẩymạnh phát triển cơ sở hạ tầng, đây được xem là điều kiện quan trọng thúc đẩysản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển Trung Quốc đã thực hiệnnhiều chính sách cải cách ở nông thôn Đến năm 2009, thu nhập bình quân của

cư dân nông thôn, lần đầu tiên đạt mức trên 5.000 NDT, tăng 8,5% so với nămtrước Cũng trong năm 2009, Trung Quốc đầu tư làm mới và sửa chữa khoảng300.000 km đường bộ nông thôn; hỗ trợ trên 46 triệu người nghèo đảm bảo đờisống tối thiểu; triển khai thí điểm ở 320 huyện về bảo hiểm dưỡng lão xã hộinông thôn Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì Trung Quốc còn xây dựng

Trang 16

được các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cụ thể xác thực Chúng là nguồn tài liệutham khảo quý giá để lại cho chúng ta trong công cuộc xây dựng Nông thiin mớitại Việt Nam

Tại Hàn Quốc:

Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế nông thôn khithực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962-1966) và thứ II (1966-1971) với chủtrương công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, tháng 4 năm 1970, Chính phủ HànQuốc phát động phong trào Saemaul Undong Mục tiêu của phong trào này là

"nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới: mọingười làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn

và giàu hơn Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn"

Theo đó, Chính phủ vừa tăng đầu tư vào nông thôn vừa đặt mục tiêu thayđổi suy nghĩ ỷ lại, thụ động vốn tồn tại trong đại bộ phận dân cư nông thôn.Điểm đặc biệt của phong trào NTM của Hàn Quốc là Nhà nước chỉ hỗ trợ mộtphần nguyên, vật liệu còn nông dân mới chính là đối tượng ra quyết định và thựcthi mọi việc Saemaul Undong cũng rất chú trọng đến phát huy dân chủ trongxây dựng NTM với việc dân bầu ra một nam và một nữ lãnh đạo phong trào.Ngoài ra, Tổng thống còn định kỳ mời 2 lãnh đạo phong trào ở cấp làng xã tham

dự cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để trực tiếp lắng nghe ý kiến từ các đạidiện này Nhằm tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ Hàn Quốc áp dụngchính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biếnnông sản Ngân hàng Nông nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư về nôngthôn với lãi suất giảm 2% so với đầu tư vào ngành nghề khác Năm 2005, Nhànước ban hành đạo luật quy định mọi hoạt động của các bộ, ngành, chính quyềnphải hướng về nông dân Nhờ hiệu quả của phong trào Saemaul Undong mà HànQuốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia giàu có,hiện đại bậc nhất châu Á [17]

Trang 17

 Tại Nhật Bản:

Từ năm 1979, Tỉnh trưởng Oita-Tiến sĩ Morihiko Hiramatsu đã khởixướng và phát triển phong trào "Mỗi làng, một sản phẩm" (One Village, oneProduct-OVOP) với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này mộtcách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản Phong trào "mỗi làngmột sản phẩm" dựa trên 3 nguyên tắc chính là: địa phương hóa rồi hướng tớitoàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực Trong đó,nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kỹ thuật,quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được xác định là thế mạnh Sau 20 năm ápdụng OVOP, Nhật Bản đã có 329 sản phẩm đặc sản địa phương có giá trị thươngmại cao như như nấm hương Shitake, rượu Shochu lúa mạch, cam Kabosu, giúp nâng cao thu nhập của nông dân địa phương.[18]

2.3 Tình hình xây dựng NTM tại Việt Nam

Ở Việt Nam, Chương trình xây dựng thí điểm MHNTM trong thời kỳCNHHĐH được triển khai thực hiện theo Kết luận số 32-KL/TW ngày 20/11/2008của Bộ Chính trị và Thông báo kết luận số 238-TP/TW ngày 7/4/2009 của Ban Bíthư về Đề án “Xây dựng thí điểm mô hình NTM”, nhằm tổ chức thực hiện Nghịquyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương Đảng(khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”[8] Chương trình đã thành côngbước đầu và đạt được một số kết quả quan trọng

Sau 3 năm triển khai thực hiện thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mớicấp xã tại 11 xã điểm ở 11 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền, đã dầndần hình thành được mô hình nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH trênthực tế theo cấp độ xã và thôn, bản ở các vùng

Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn ngày càng được cảithiện Theo tiêu chí cũ, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm từ 16,2% năm 2008xuống còn 11,3% năm 2010 Chính phủ cũng đã tập trung hỗ trợ 62 huyện nghèonhất để giảm nghèo nhanh và bền vững, đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa cáckhu vực

Trang 18

Hầu hết các xã thực hiện Chương trình thí điểm đều cho rằng, việc triểnkhai và kết quả bước đầu của chương trình đã có tác động làm chuyển biến nhận thứctrong cán bộ và người dân nông thôn, tạo cho họ niềm tin về sự đổi đời trong tươnglai Vì thế người dân đã tham gia nhiều hơn trong các hoạt động xây dựng NTM,quan tâm hơn đến công việc của cộng đồng và tự giác thực hiện tại gia đình mình; là

cơ sở để hình thành và phát triển được các phong trào NTM [19]

Bên cạnh đó, niềm tin vào Đảng không ngừng được nâng lên, nội dungxây dựng NTM cũng là nội dung được đề cập nhiều nhất tại Đại hội Đảng cáccấp Không chỉ có người dân mà cả các cấp, ngành từ Trung ương đến địaphương cũng đã có sự thay đổi trong nhận thức về vai trò của nông nghiệp, nôngthôn, nông dân Nhiều hoạt động, chương trình hành động của các đơn vị liênquan đều đề ra nhiệm vụ xây dựng NTM [13]

“Hình hài” mô hình NTM theo 19 tiêu chí đã được hình thành Bên cạnhcác xã đạt kết quả tương đối toàn diện còn có nhiều xã đạt được mô hình tốt như

mô hình quy hoạch và thực hiện tốt quy hoạch ở Hải Đường; mô hình phát triểnsản xuất, nâng cao thu nhập ở Mỹ Long Nam; mô hình huy động nguồn lực ởThanh Chăn và Định Hòa; mô hình phát triển sản xuất gắn với quy hoạch đồngruộng và cơ sở hạ tầng ở Tam Phước; mô hình phong trào cải tạo điều kiện sốngcủa các hộ dân cư ở Tân Thịnh; mô hình liên kết sản xuất giữa nông dân vớidoanh nghiệp ở Thụy Hương, Tân Hội… (Phan Xuân Sơn và cs, 2008) [9]

2.4 Xây dựng NTM tại Hà Nam

Sau 03 năm thí điểm xây dựng mô hình NTM, diện mạo nông thôn các xãđiểm trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã thay đổi rõ rệt, hạ tầng kinh tế xã hội đã cóbước phát triển, nhất là hệ thống giao thông và các công trình phúc lợi côngcộng Các tiêu chí để xây dựng NTM tăng bình quân mỗi xã khoảng 6 tiêu chí.Đặc biệt việc huy động sự đóng góp của cộng đồng trong xây dựng NTM cũngđạt hiệu quả khá cao Từ năm 2009 đến 2011, tổng kinh phí của 5 xã sử dụngcho xây dựng NTM là 273,125 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh lồng ghép

Trang 19

các chương trình là trên 95 tỷ, ngân sách xã 95 tỷ và vốn nhân dân đóng góp làtrên 67 tỷ đồng[1] Đại bộ phận nhân dân đều phấn khởi tích cực hưởng ứngtham gia thực hiện các nội dung chương trình xây dựng NTM Đặc biệt trongnăm 2011, thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy về xây dựng NTM, đến nay100% các xã đã được phê duyệt đồ án quy hoạch và đề án xây dựng NTM Cácgiải pháp được lựa chọn đã đạt kết quả cao như việc dồn đổi ruộng đất, mô hìnhđầu tư cho sản xuất nâng cao thu nhập, nhất là mô hình chăn nuôi lợn bằng côngnghệ đệm lót sinh học Ngoài ra, thực hiện Cuộc vận động “Chung sức xây dựngNTM”, năm 2011 các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đăng ký hỗ trợ gần 25 tỷđồng và hàng nghìn khối đá cho xây dựng NTM.[12]

Năm 2012, các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh tập trung huy động và

sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư trên cơ sở thực hiện lồng ghép có hiệuquả các chương trình, dự án, đẩy nhanh thực hiện và hoàn thành các tiêu chíNTM của các xã điểm giai đoạn 2009 - 2011; chỉ đạo xây dựng NTM ở tất cảcác xã trong tỉnh; chú trọng các giải pháp phát triển sản xuất, tăng thu nhập chonông dân như chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoahọc kỹ thuật mới; lồng ghép, huy động các nguồn lực, nhất là nguồn lực cộngđồng nhân dân và các doanh nghiệp để hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình phúclợi; tăng cường công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm gắn với duy trì vàphát triển các ngành nghề truyền thống; tiếp tục phát động phong trào thi đuaxây dựng NTM…[15]

2.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.4.1 Điều kiện tự nhiên

2.4.1.1 Vị trí địa lý

Tân Sơn là một xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Kim Bảng, cách trungtâm huyện khoảng 4 km theo trục đường quốc lộ 21B

Ranh giới hành chính xã Tân Sơn các phía giáp:

- Phía Bắc giáp với xã Tượng Lĩnh

Trang 20

- Phía Tây giáp với Làng Đục Khê – Mỹ Đức – Hà Nội

- Phía Nam giáp với xã Khả Phong và xã Thụy Lôi

- Phía Đông giáp với xã Đồng Hóa và xã Lê Hồ

Xã Tân Sơn được chia thành 11 xóm với 6 thôn là Thụy Sơn, Hồi Trại,Thụy Trại, Tân Lang, Vĩnh Sơn, Đồng Bưng

2.4.1.2.Địa hình

Nhìn chung địa hình xã Tân Sơn khá phức tạp, không bằng phẳng, đượcchia làm 2 khu vực: Phía Tây phần lớn là núi đá vôi, đá phong hóa Phía Đôngbằng phẳng hơn, chủ yếu là ruộng canh tác Và một phần của con sông Đáychảy qua địa bàn xã, nên rất thuận lợi cho viêc việc trồng cây nông nghiệp, còn

có một phần diện tích khá lớn là núi đá vôi, không thuận tiện cho việc trồng câylâm nghiệp dài ngày nên chủ yếu được sử dụng để khai thác đá, làm xi măng.Địa hình phức tạp nên việc quản lý và kiểm soát mọi hoạt động của xã còn gặpnhều khó khăn

2.4.1.3 Khí hậu, thời tiết

Khí hậu tại xã mang những nét chung của vùng Đồng Bằng Bắc Bộ đó là:khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều

Nhiệt độ trung bình năm giao động từ 230C đến 240 C Mùa hè nhiệt độtrung bình 270C, tháng nống nhất trong năm là các tháng 6, 7, nhiệt độ cao nhất

từ 360C đến 380C Mùa đông nhiệt độ trung bình 18.90C, các tháng lạnh nhấttrong năm là tháng 1,2 nhiệt độ thấp nhất từ 60C đến 80C

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2000mm Năm mưa nhiềukhoảng 2400mm, năm mưa ít khoảng 1200mm Mùa mưa nhiều từ tháng 5 đếntháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng

11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm khoảng 20% lượng mưa của cả năm

Tổng số ngày nắng trung bình trong các năm 1276 giờ Mùa hè có tổng sốgiờ nắng lớn, các tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 5,6 Mùa đông số giờ nắngchiếm trung bình khoảng 92%, độ ẩm trung bình tối thiểu khoảng 82%

Trang 21

Độ ẩm trung bình lớn 84% Độ ẩm trung bình giữa các tháng chênh lệchkhông lớn, độ ẩm trung bình tối đa khoảng 92%, độ ẩm trung bình tối thiểukhoảng 82%.

Hướng gió thay đổi theo mùa Tốc độ gió trung bình từ 1.9m/s đến2.2m/s Mùa hè thường có mưa bão lớn Mùa đông thịnh hành là gió Đông Bắc,tần suất khoảng 60 – 70%

( Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Hà Nam)

Với điều kiện khí hậu như vậy rất thuận lợi cho việc phát triển nhiều loạicây trồng khác nhau, cũng như việc chăn nuôi tại địa phương

2.4.1.4 Nguồn nước và thủy văn

Hệ thống dòng chảy: Một phần của sông Đáy với chiều dài 7,3m chảyqua địa bàn xã, cùng với hệ thống kênh mương phục vụ tốt cho công viêc tướitiêu, phục vụ cho sản xuât nông nghiệp

Hệ thống máy bơm nước được bố trí tại các cánh đồng phục vụ cho ngànhnông nghiệp

2.4.2 Tài nguyên thiên nhiên

đỗ tương, lạc và một số cây ăn quả

Đất nâu vàng trên nên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên phiến đá sét, thích hợpcho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây công nghiệp

Nhìn chung tài nguyên đất của xã khá phong phú thuận lợi cho việc pháttriển đa dạng các loại cây trồng trong xã

Trang 22

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất tại xã Tân Sơn

(Nguồn: Ban thống kê xã Tân Sơn)

Qua bảng trên ta thấy được, xã có tổng diện tích tự nhiên là 1.037,63 hađược chia ra làm 3 nhóm chính:

Nhóm đất nông nghiệp là 642.83ha, chiếm 62% tổng diện tích tự nhiên.Trong nhóm đất nông nghiệp được chia ra là đất dùng để sản xuất nông nghiệp,đất lâm nghiệp, và đất nuôi trồng thủy sản Và chiếm ưu thế hơn cả là nhóm đấtsản xuất nông nghiệp với diện tích 364.46 ha thuận lợi cho việc phát triển cáccây trồng hằng năm và lâu năm cũng như cây lúa Sự đa dạng các loại đất chophép Tân Sơn phát triển nông nghiệp một cách toàn diện với nhiều loại cây trôngkhác nhau Diện tích đất lâm nghiệp là 250.03ha tập trung chủ yếu ở phía Tây vàmột phần phía Nam của xã Do địa hình khá phức tạp nên chủ yếu là rừngphòng hộ, chỉ có một diện tích nhỏ là rừng trồng ở vùng đệm giữa núi và đồng

Trang 23

bằng với loài cây chiếm ưu thê là bạch đàn Một phần nhỏ diện dùng nuôi trồngthủy sản chủ yếu là tận dụng diện tích ao đầm và mặt nước sẵn có, hoặc có một

số hộ chủ động đào ao thả cá để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình

Nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích là 384.91ha chiếm 37.1% tổngdiện tích tự nhiên Trong đó diện tích đất chuyên dùng chiếm diện tích lớn nhấttrong nhóm đất phi nông nghiệp 280.84ha dùng để xây dựng trụ sở cơ quan, đất

an ninh, quốc phòng, đất giao thông, thủy lợi, đất cơ sở y tế, đất cơ sở văn hóa,đất cơ sở giáo dục đào tạo… Tiếp đến là diện tích đất ở chỉ 41.97ha, cộng thêmviệc dân số của xã khá đông nên phần diện tích đất tích theo đầu người tại xã rấtthấp:44m2/người Xã nằm trong dòng chảy của con sông Đáy, nên với diện tíchđất sông suối là 54.4ha rất thuận lợi cho phất triển sản xuất nông nghiệp Và mộtphần nhỏ diện tích đất được dùng trong việc xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa, đấttôn giáo tín ngưỡng

Đất chưa sử dụng là 9.89 ha chiếm 0.9% tổng diện tích đất tự nhiên toàn

xã Chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng 9.67 ha Loại đất này chủ yếu là đất đã củahợp tác xã, đất tập thể, hoặc đất của một số hộ trong xã chưa có hướng sử dụngnên còn bỏ trống Nếu có thể khai thác đưa vào sử dụng loại đất này sẽ tăng thêmphần diện tích đất ở cho người dân trong xã nhằm giãn cách mật độ dân số trong xãxuống thấp hơn Còn một phần nhỏ diện tích đồi núi chưa được sử dụng (0.22 ha).Đất này thường khó canh tác, chủ yếu là núi đá

2.4.2.2 Tài nguyên nước

Toàn xã có 90.45 ha diện tích đất mặt nước Trong đó diện tích sông,ngòi, kênh, rạch, suối là 54.41 ha, đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuấtnông nghiệp Diện tích đất ao, hồ, đầm là 36.04 ha được dùng để nuôi trồngthủy sản chủ yếu là nuôi các loại cá

Nguồn nước ngầm: Ở độ sâu từ 6 đến 10m là nguồn nước ngầm phongphú được người dân trong xã khai thác bằng cách khoan, đào giếng lấy nướcphục vụ cho ăn uống sinh hoạt hàng ngày

2.4.2.3 Tài nguyên rừng

Trang 24

Diện tích rừng là 250.03ha trong đó diện tích rừng phòng hộ là 234.45ha

và diện tích rừng sản xuất là 15.58ha Nhũng năm gần đây diện tích rừng ngàycàng giảm do việc khai thác đá ở các núi đá ngày càng nhiều, cần phải có nhữngbiện pháp và chính sách cụ thể để khoanh nuôi phục hồi lại rừng

2.3.2.4 Khoáng sản

Khoáng sản chủ yếu ở xã Tân Sơn là đá vôi, là nguyên liệu cho sản xuất

xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng

Một số loại đá quý có ở xã như đá Vân Hồng, tím nhạt Hay trữ lượng đấtsét lớn dùng để làm nguyên liêu cho sản xuất xi măng, hay làm gạch, ngói…

2.4.3 Điều kiện kinh tế xã hội

2.4.3.1 Dân số – Lao động – Dân tộc

Toàn xã có 6 thôn được chia ra làm 11 xóm bao gồm tổng số hộ là 2483

hộ với 9342 nhân khẩu Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 5603người, số lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp là 2297 người chiếm 41%tổng lao động, số lao động làm trong lĩnh vực CN – TTCN là 2073 người, chiếm37%, số lao động làm trong lĩnh vực dịch vụ là 533 người chiếm 9.5%, và số laođộng trong các ngành nghề khác là 700 người chiếm 12.5% Tân Sơn là xã có sốlượng dân số khá đông đặc biệt là nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động lớn, tuynhiên thì nguồn lao động trong độ tuổi lao động thường đi lao động xa hoặc vàolàm tại các khu công nghiệp Vì vậy việc phát triển nguồn nhân lực tại địaphương vừa có những cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều thách thứccần phải đối mặt

Bảng 2.2 Tình hình dân số và lao động của xã Tân Sơn

Năm

Chỉ tiêu

ĐVT 2009 2010 2011

Tốc độ phát triển(%) 2010/2 009

2011/2 010

1 Tổng nhân khẩu Người 9242 9287 9342 100.48 100.61.1 Nhân khẩu nông nghiệp Người 6931 6733 6539 97.14 97.12

Trang 25

1.2 Nhân khẩu phi nông

4 Bình quân LĐNN/ hộ NN LĐ/hộ 1.32 1.26 1.24

5 Bình quân NKNN/hộ NN LĐ/hộ 3.69 3.62 3.52

(Nguồn: Ban thống kê xã Tân Sơn)

Qua bảng ta thấy được sự biến động dân số của xã trong những năm qua Vềtổng nhân khẩu có sự tăng lên về nhân khẩu giữa các năm, năm 2010 tăng lên0.48% so với năm 2010 và tiếp tục tăng vào năm 2011 (tăng 0.6% so với năm2011) Tuy nhiên, số nhân khẩu nông nghiệp lại đang có chiều hướng đi xuốngtrong những năm gần đây, năm 2010 giảm 2.86% so với năm 2009, và tiếp tụcgiảm trong năm 2011, năm 2011 giảm 2.88% Hiện người dân không còn đượcmặn mà với việc phát triển nông nghiệp, chuyển dịch ngành nghề sang cácngành khác nên việc số nhân khẩu tăng lên nhưng nhân khẩu nông nghiệp giảmxuống thay vào đó là sự tăng lên về nhân khẩu phi nông nghiệp Năm 2010 sốnhân khẩu phi nông nghiệp tăng 10.51% so với năm 2009 , đến năm 2011 tăng9.75% so với năm 2010 Người dân đang có xu hướng chuyển mục đích kinhdoanh sang CN-TTCN nên số nhân khẩu đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiêntăng ở mức độ nhẹ

Trang 26

Về tổng số hộ trong xã, số hộ trong xã cũng tăng lên một cách nhanhchóng, năm 2010 tăng 5.78% so với năm 2009, năm 2011 tăng 6.77% so vớinăm 2010 Tuy nhiên, số hộ nông nghiệp lại đang ngày một giảm, năm 2010giảm 0.85% so với năm 2009, năm 2011 giảm 0.33% so với năm 2010 và số hộphi nông nghiệp đang có xu hướng tăng lên do có xu hướng chuyển đổi ngànhnghề, năm 2010 tăng 32.13% so với năm 2010, năm 2011 tăng 28.18% so vớinăm 2010.

Tổng số lao động cũng có xu hướng tăng lên do số nhân khẩu đến tuổi laođộng tăng lên, năm 2010 tăng 0.49% so với năm 2010, năm 2011 tăng 0.55% sovới năm 2011 Tuy nhiên vẫn ở mức độ tăng chậm Đối mặt với thực tế, việc sảnxuất nông nghiệp không mang lại hiệu quả về kinh tế cho người dân nên việcchuyển đổi cơ cấu ngành nghề khiến cho lao động nông nghiệp ngày càng giảmxuống và lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng Chính vì thế mà bình quânLĐNN/ hộ NN và NKNN/ hộ NN cũng đang giảm dần Tuy nhiên, mức độ giảmcòn thấp

Nhìn chung, xã Tân Sơn nguồn nhân lực làm nông nghiệp vẫn còn khá cao.Tuy nhiên thì sản xuất nông nghiệp không mang lại hiệu quả kinh tế cao nên hiệnngười dân không còn mặn mà với việc phát triển nông nghiệp, nhân lực làm nôngnghiệp chính là phụ nữ còn lại nam giới và một số bộ phận lao động trẻ đã bỏnông nghiệp đi làm xa nhà (phu hồ, học cao đẳng, đại học, hoặc đi làm ở các khucông nghiệp) Nếu có cơ cấu hỗ trợ phát triển nông nghiệp, có hướng phát triểnxây dựng kinh tế từ nông nghiệp để ổn định kinh tế sẽ có thể lôi kéo một lượnglớn lao động quay về quê hương phát triển kinh tế

Thành phần dân tộc trong xã, người Kinh chiếm đại đa số, nên việcthông tin truyền đạt các vấn đề tới người dân không gặp phải khó khăn gì vềmặt ngôn ngữ

2.4.3.2 Điều kiện kinh tế

Trang 27

Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo với 45% tổng giá trịkinh tế của toàn ngành Tiểu thủ công nghiệp chiếm 35% so với tổng giá trị kinh

tế của toàn ngành, và thương nghiệp dịch vụ chiếm 20% tổng giá trị kinh tế củatoàn ngành và đang có xu hướng tăng lên

 Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp hiện đang là ngành sản xuất chính với 2 mũi nhọnchủ đạo là trồng trọt và chăn nuôi, thu hút hơn 72% lực lượng lao động toàn xã.Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 4 -4,5% chiếm khoảng 70% tổng giá

Sản lượng (tấn)

( Nguồn: Ban thống kê xã Tân Sơn)

Trồng trọt: Tỉ trọng trồng trọt chiếm 71% tỉ trọng ngành nông nghiệp, câytrồng chính: lúa, sắn, ngô, lạc và một số cây có giá trị kinh tế khác Trong đó lúa

là cây trồng chính với diện tích 740ha, với năng suất bình quân cả năm 2011 là55,39 tạ/ha, sản lượng đạt 4.093 tấn (trong đó có vùng sản xuất lúa giống hànghóa với diện tích trên 70ha, hàng năm cung cấp cho thị trường trong và ngoàitỉnh 400tấn lúa hàng hóa) Cây ngô có diện tích gieo trồng là 60,5ha, năng suấtbình quân 40tạ/ha, sản lượng 24 tấn Một số loại cây trồng khác như: sắn, đỗ cácloại cũng được quan tâm đầu tư đúng mức cho hiệu quả khá cao

Chăn nuôi: Chiếm 29% tỉ trọng ngành nông nghiệp, rất được quan tâmđầu tư phát triển, con vật nuôi có sự chọn lọc phù hợp theo thị trường Năm

2011, tổng đàn gia súc gần 1000 con Trên địa bàn xã có 2 trang trại chăn nuôi

Trang 28

heo siêu nạc, trong đó có một trang trại chăn nuôi lợn nái Chương trình sind hóađàn bò tiếp tục được phát triển, tỉ lệ sind chiếm 20% tổng đàn.

Nuôi trồng thủy sản: Trên địa bàn xã có 28.34ha mặt ước nuôi trồng thủysản, có 30 hộ tham gia Tuy nhiên thì phát triển còn khá chậm

Lâm nghiệp: Diện tích rừng không nhiều chủ yếu là rừng tự nhiên trênnhững núi đá vôi nằm ở các thôn Tân Lang, Vĩnh Sơn, Đồng Bưng

Kinh tế vườn – kinh tế trang trại: Kinh tế vườn, trang trại là một trongnhững mô hình kinh tế được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư với nhiều cơchế khuyến khích tạo điều kiện cho vay vốn hỗ trợ lãi suất để phát triển nhânrộng mô hình, tăng thu nhập Hiện nay, toàn xã có 185 vườn lớn nhỏ với tổngdiện tích khoảng 45 ha làm cây cảnh…

TTCN – Dịch vụ: Trong lĩnh vực thương mại và dịch vị có nhiều chuyểnbiến tích cực, các đại lý, quầy buôn bán tạp hóa ngày càng phong phú, mặt hàng

đa dạng Đối tượng tham gia kinh doanh lĩnh vực này ngày càng tăng Các dịch

vụ như: quán ăn, giải khát, sửa xe, vận chuyển hàng hóa… Thương mại dịch vụtiếp tục được mở rộng, gần 100 hộ kinh doanh cá thể, thu hút hàng trăm lao độngvào lĩnh vực này Giá trị thương mại, dịch vụ trên toàn xã ước đạt khoảng 12 tỉđồng/ năm

2.4.3.3 Cơ cấu hạ tầng

Để phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói riêng, cũng như phát triển kinh

tế đất nước nói chung thì việc ưu tiên phát triển cơ cấu hạ tầng là không thể thiếuđược Đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn hiện nay có ảnh hưởng trực tiếp tới sựphát triển CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn Cơ sở hạ tầng của xã Tân Sơn cóảnh hưởng rất lớn tới sự tình hình phát triển kinh tế của xã Vì vậy, trong nhữngnăm gần đây được sự quan tâm của các cấp Đảng Ủy, chính quyền địa phương,

cơ sở hạ tầng của xã từng bước được đầu tư xây dựng khang trang hơn Tiêubiểu là có công trình chợ Tân Sơn, được tu tạo nâng cấp, xây dựng thêm các kiôt

để tiện cho việc phục vụ kinh doanh, cũng như giao lưu kinh tế của người dân

Trang 29

trong xã và các xã lân cận Góp phần vào việc nâng cao đời sống của người dân

trong vùng

Bảng 2.4 Tình hình cơ sở hạ tầng ST

8 Số thôn xóm có đường ô tô đến

Trang 30

điện hạ áp đang bị quá tải, xã cần đầu tư thêm 2 trạm biến áp để phục vụ đờisống dân sinh và sản xuất.

 Hệ thống giao thông

Trong những năm qua, xã Tân Sơn đã tập trung khai thác nguồn lực vớiphương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, nên hệ thống giao thông nôngthôn được bê tông hóa trong các thôn phục vụ cho đời sống dân sinh Tuy nhiên,cần phải nâng cấp và tôn tạo cũng như làm thêm những con đường giao thôngnội đồng để thuận tiện cho việc đi lại của người dân

 Giáo dục

Giáo dục là nền tảng tương lai của con em trong xã Nhận thấy được vaitrò quan trọng của giáo dục nên xã luôn chú ý, tập trung cùng ngành giáo dụcxây dựng một hệ thống giáo dục đạt chuẩn nhằm nâng cao học vấn của ngườidân trong xã Việc có đủ 4 trường học từ cấp mần non đến cấp trung học phổthông là một điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển việc trao dồi kiến thứcnâng cao trình độ văn hóa cho những con em trong vùng, giúp cho người dântrong vùng an tâm hơn phát triển kinh tế

Do điều kiện xã trải dài, không tập chung, không thuận tiện cho việc đếnlớp của các cháu nên xã đã đầu tư xây dựng 6 nhà học mần non, hiện trạngtrường mần non ở thôn Thụy Sơn đã cần được đầu tư nâng cấp hoặc xây mớinhằm đáp ứng cho nhu cầu dậy và học cho trẻ

Toàn xã có 2 trường tiểu học với tổng số phòng và phòng chứa năng hiện

có là 54 phòng đã đạt chuẩn Trường trung học cơ sở hiện có 24 phòng, tuynhiên một số phòng đã xây dựng lâu đời cần phải xây dựng lại nhằm đảm bảocho việc học của các em là tốt nhất

Nhìn chung công tác giáo dục đã có bước chuyển biến tích cực, hệ thốnggiáo dục được quan tâm, đầu tư từng bước được nâng cao đáp ứng được nhu cầudạy và học Trình độ dân trí đạt mức trung bình khá trong huyện Vì vậy tạo điềukiện thuận lợi cho việc đào tạo lao động phục vụ trong lĩnh vực sản xuất nông –lâm nghiệp

Trang 31

 Thủy lợi

Với một xã thuần nông, đa số diện tích canh tác là nông nghiệp nên việc

hệ thống thủy lợi luôn được xã quan tâm chú trọng phát triển, thường xuyênnâng cấp cải tạo hệ thống kênh mương, tổ chức các hoạt động nạo vét kênhmương, khơi thông dòng chảy, nên luôn chủ động được nguồn nước tưới cho sảnxuất nông lâm nghiệp Cả xã đã có 9 trạm bơm gồm 13 máy, cùng với hệ thốngcầu cống khá nhiều gồm có 30 cống 2 cầu đáp ứng được 80% yêu cầu sản xuất

và đời sống dân sinh

 Y tế

Xã có một trậm y tế với đầy đủ trang thiết bị đạt chuẩn quốc gia Sốlượng các cán bộ y tế đã tăng lên (trong đó có 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 5 y tá) Trạm y tếđược trang bị khá đầy đủ thiết bị khám, thuốc chữa bệnh Cơ bản đáp ứng đượccho công tác khám chữa bệnh và cấp phát thuốc cho người dân

 Văn hóa - thông tin

Thực hiện công tác văn hóa thông tin thể dục thể thao trên đại bàn vào cácdịp lễ tết và tham gia đầy đủ các hoạt động văn hóa, văn nghệ do huyện tổ chức.Triển khai thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư,triển khai xây dựng nhà văn hóa xóm Xã làm tốt công tác tuyên truyền đườnglối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đôn đốc thực hiện các chươngtrình hướng về cơ sở Xã có 9/11 thôn xóm được công nhận làng văn hóa cấptỉnh và cấp huyện

Trên địa bàn xã có một bưu điện và một chi nhánh ngân hàng đặt tại địaphận của xã, giúp người dân tiếp cận thông tin hàng ngày qua sách báo, bưukiện, đồng thời giúp người dân thuận tiện trong việc giao dịch tiền tệ tại xã

Trang 32

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác xây dựng NTM tại xã Tân Sơn – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại địa bàn xã Tân Sơn - huyệnKim Bảng - tỉnh Hà Nam

Thời gian nghiên cứu:

+ Những số liệu thứ cấp được tổng hợp trong 3 năm 2009 – 2011

+ Những số liệu sơ cấp (trực tiếp điều tra): năm 2012

+ Thời gian thực tập: Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2012

3.2 Nội dung nghiên cứu

Đánh giá việc thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại xã Tân Sơn huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam

Đánh giá sự tham gia xây dựng Nông thôn mới của đoàn thể và ngườidân xã Tân Sơn

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của xã khi thựchiện các tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới

- Đề xuất một số giải pháp giúp xã Tân Sơn đạt được các tiêu chí về xâydựng NTM trong thời gian sớm nhất

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp ngoại nghiệp

3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

a Thu thập số liệu thứ cấp

- Từ các văn bản pháp quy của nhà nước và BNN&PTNT về viêc xâydựng các tiêu chí đánh giá NTM và các văn bản liên quan tới việchướng dẫnthực hiện các tiêu chí trên

Trang 33

- Từ các tài liệu tham khảo: tạp chí, báo chí, luận văn, chuyên đề, hay báocáo tốt nghiệp.

- Từ các số liệu về tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục…tại UBND xã Tân Sơn

b Thu thập số liệu sơ cấp

 Phương pháp quan sát

Tiến hành thăm quan toàn bộ địa bàn xã về tình hình xây dựng NTM tại

xã, những hoạt động đã làm được từ việc xây dựng NTM, từ đó đưa ra nhận xétchung nhất về tiến độ xây dựng NTM tại xã, cũng như tìm ra những khó khăn,thuận lợi cơ bản nhất của xã từ đó có hướng đi và giải pháp chung nhất cho xã

• Phương pháp phỏng vấn - trả lời

Tiến hành phỏng vấn với UBND xã để có đầy đủ hơn về số liệu, cũng nhưtình hình hoạt đông của xã đang diễn ra Đồng thời cũng tiến hành phỏng vấnhoặc bảng hỏi với người dân trong xã

Tiến hành lấy ý kiến của các cán bộ thôn, xã và của nông dân thông quathảo luận nhóm Xây dựng nhóm thảo luận gồm có 17 người: 2 cán bộ xã, 5 cán

bộ thôn, 10 đại diện cho các hộ nông dân trong xóm trên địa bàn xã Sau đó traođổi với nhóm thông tin về tình hình thực hiện các tiêu chí NTM tại xã Như: Quyhoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, điện, đường, trường học, cơ sở vậtchất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở, dân cư, thu nhập, hộ nghèo, cơ cấulao động, y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội

và tình hình an ninh trật tự xã hội Sau đó phỏng vấn và hỏi thêm 15 hộ nông dântrong các xóm

• Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

+ Chọn xóm điều tra : tiến hành chọn 5 xóm (mang tính chất đại diệncho

xã về vị trí địa lí, điều kiện phát triển kinh tế xã hội) đó là :

+ Chọn nhóm điều tra phỏng vấn : điều tra người đại diện cho UBND xã (BCĐ xây dựng NTM của xã, khuyến nông, …) thông qua bộ câu hỏi phỏng vấncán bộ xã (phụ biểu 01), điều tra phỏng vấn người dân thông qua bộ câu hỏiphỏng vấn người dân địa phương (phụ biểu 02)

Trang 34

+ Mỗi xóm tiến hành phỏng vấn các đối tượng sau 1 trưởng thôn và 5người dân Đây là những người đại diện cho những hộ nông dân có trình độ vàtuổi tác khác nhau.

3.3.2 Phương pháp thu thập nội nghiệp

3.2.2.1 Phương pháp xử lý số liệu

Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được thông tin về địa bàn nghiêncứu tôi tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu Biểu diễn số liệu trên các bảngbiểu, biểu đồ

Phương pháp đối chiếu so sánh: phương pháp này để xác định xu hướng,mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượngnghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn,cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánhđúng những nội dung cần nghiên cứu

So sánh những tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế - xã hội, về kinh

tế và tổ chức sản xuất, về văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trịtrước và sau khi có đề án xây dựng xã nông thôn mới và chỉ ra những tiêu chí mà

xã đã đạt được và chưa đạt được

Phương pháp dự báo (Xây dựng viễn cảnh): là phương pháp dựa vào điềukiện thực tế và khả năng phát triển của cơ sở cũng như diễn biến của kinh tế - xãhội Căn cứ vào tình hình thực trạng đã nghiên cứu, đánh giá từ đó đề ra phươnghướng phát triển

- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: sử dụng phương pháp này

để tổng hợp các số liệu thu thập được sau đó xử lý trên bảng tính Excel, phântích và đánh giá tình hình thực hiện

- Phương pháp SWOT: Phân tích điểm mạnh (S - Strength), điểm yếu (W

- Weakness), cơ hội (O - Opportunity) và thách thức (T - Threaten) của việc xâydựng MHNTM tại xã Tân Sơn theo bảng sau:

Bảng 3.1 Mẫu bảng SWOT

Điểm mạnh (S- Strength) Điểm yếu( W – Weakness)

Cơ hội(O- Opportunity) Thách thức(T- Threaten)

Trang 35

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

4.1.1 Quy hoạch và thực trạng quy hoạch tại xã

4.1.1.1 Tiêu chí 1: Quy hoạch và việc thực hiên quy hoạch

- Đã quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển nôngnghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đã được huyện phêduyệt, và bước đầu đạt được chỉ tiêu

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường đang đượctriển khai thực hiện, tuy nhiên để so với tiêu chí xây dựng nông thôn mới cầnphải rà soát bổ xung phát triển kinh tế đến năm 2020

- Chưa quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cưhiện có theo hướng văn minh, bảo tồn bản sắc dân tộc đã được đưa vào thực hiện

Hiện nay xã đã có quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch sản xuất nôngnghiệp, CN – TTCN, quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn đã đượchuyện phê duyệt Các quy hoạch mạng lưới đã có và đang được triển khai thựchiện Tuy nhiên so với các tiêu chí cần xây dựng Nông thôn mới thì cần phảiquy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, và việc thực hiệnquy hoạch sẽ còn kéo dài tới năm 2020 Quy hoạch mới hệ thống thủy lợi, đườnggiao thông nông thôn nội đồng, chỉnh trang các khu dân dân cư

Như vậy, dựa vào thực trạng để so sánh với các tiêu thức về quy hoạchtrong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM tại phụ biểu 03 thì tiêu chí 1 về quyhoạch tại xã chưa đạt

4.1.2 Hạ tầng kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Tiêu chí 2: Giao thông

Trong những năm qua, xã Tân Sơn đã tập trung khai thác các nguồn lựcvới phương châm nhà nước và người dân cùng làm, nên hệ thống giao thông

Trang 36

nông thôn hầu như đã được hoàn thiện Tuy nhiên, so với các chỉ tiêu về tiê chíxây dựng NTM thì cần phải tiếp tục nâng cấp và tu sửa.

Bảng 4.1 Hệ thống giao thông của xã Tân Sơn

STT Loại đường

Chiều dài đường (km)

Bề rộng (m) Mức độ đạt của tiêu chí

1 Đường quốc

Bề rộng mặt đường còn nhỏ,một số đoạn đã xuống cấp

2 Đường trục

Bề mặt đường đã xuống cấp,cần nâng cấp cải tạo

3 Đường liên xã 7.2 2.5 – 3 Hiện đã xuống cấp, cần phải

nâng cấp

4 Đường liên

Có 0.37km đạt chuẩn, 10.14kmđược bêtông hóa, nhưng đãxuống cấp cần phải cải tạo

5 Đường liên

Có 1.21km đạt chuẩn, còn lại12.18km đã xuống cấp cầnphải cải tạo

6 Trục chính

Có 0.485km đạt chuẩn, còn16.035km được rải đá cấp phối

và đường đất

(Nguồn: Số liệu điều tra tại ban xây dựng NTM xã)

Qua bảng 4.1, ta thấy hệ thống giao thông tại xã khá hoàn thiện với đầy đủcác tuyến đường, thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu của người dân trong vùng.Tuy nhiên, một số trục đường như đường liên xã, liên thôn do thời gian xây dựng

đã khá lâu nên mốt số đoạn đường đã xuống cấp cần phải nâng cấp như đoạnđường từ ngã ba Ba Hàng rẽ vào nhà ông Hệ - xóm 6, có rất nhiều ổ gà, nhiềuđoạn đã bị sụt lún nghiêm trọng, cần phải tu sửa sớm, hay các trục đường nộiđồng trên địa bàn xã cũng vậy, nhiều đoạn bị lún sụt, hay những đoạn đường đấttrơn lầy gây rất nhiều khó khăn trong việc đi lại của người dân đặc biệt là trong

Trang 37

những ngày mùa Vì vậy, cần phải lên kế hoạch và sớm xây dựng, nâng cấpnhững đoạn đường trong xã.

So sánh tình hình thực tế thực hiện tại địa phương với phụ biểu 03 và phụbiểu 04 thì tiêu chí về giao thông chưa đạt

4.1.2.3 Tiêu 3: Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi của xã đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dânsinh Hệ thống cầu cống gồm có 30 cống và 2 cầu, các công trình thủy lợi đápứng được trên 80% nhu cầu sản xuất và dân sinh Hệ thống công trình thủy lợiphục vụ sản xuất được xây dựng và triển khai thực hiện tốt tạo điều kiện chủđộng tưới tiêu Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống dân sinh cầnxây sửa lại, và nâng cấp hệ thống hiện có

Toàn xã có 9 trạm bơm gồm 13 máy (trong đó có 5 trạm bơm tưới, 2 trạmbơm tiêu, 2 trạm bơm kết hợp tưới tiêu) tổng công suất máy 11.000m3/h Tuynhiên, hiện tại đã có 5 trạm bơm đảm bảo tốt, còn lại 4 trạm bơm đã được xâydựng từ lâu nên đã xuống cấp cần được cải tạo, nâng cấp để đáp ứng yêu cầuphục vụ sản xuất

Tỷ lệ kênh mương được kiên hóa tại xã chưa đạt được các yêu cầu chỉ tiêu

mà Bộ tiêu chí đưa ra Tổng chiều dài kênh mương trên địa bàn xã là 23,68 km,trong đó đã kiên cố hóa 12km, còn lại 11,68km chưa kiên cố hóa Tỷ lệ kênhmương tại xã đã kiên cố hóa đã đạt 50,67% Như vậy so với chỉ tiêu mà Bộ tiêuchí đạt ra là tỷ lệ kênh mương đã kiên cố hóa phải đạt là 85%, thì xã còn thiếugần 20% kênh mương kiên cố hóa

So sánh tiêu chí với bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM thì tiêu chí số

3 về thủy lợi thì xã vẫn chưa đạt được

4.1.2.4 Tiêu chí 4: Tiêu chí về điện

Tại xã có một trạm 110KV có khả năng đáp ứng nhu cầu cung cấp điệntoàn xã

Bảng 4.2 Chi tiết hiện trạng hệ thống điện trên địa bàn xã

Trang 38

STT Hạng mục Đơn vị tính Số lượng

Năng lực phục

vụ sinh hoạt (hộ)

Lưới trung áp: chất lượng bảo đảm, hiện đang sử dựng toàn bộ lưới 22kV

Lưới hạ áp: Số km đường dây hạ thế 16,1km, trong đó đạt chuẩn 10,5km,hiện tại xã đang có kế hoạch xây dựng mới 12,2km đoạn chợ Tân Sơn và đoạnkhu trung tâm xã

Trạm biến áp: Hiện tại 06 trạm biến áp trong khu vực xã đang trong tìnhtrạng đủ tải và vận hành bình thường

Hiện nay, ngành điện đang tiếp tục đầu tư hệ thống lưới điện từ chươngtrình nông thông giai đoạn 2 (REII) gồm: 3 trạm biến áp, 6,2 km xây mới và cảitạo nâng cấp 3,3km đường dây hạ thế để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đáp ứngnhu cầu sử dụng ngày càng cao trong nhân dân Như vậy, hệ thống điện đảm bảoyêu cầu kỹ thuật của ngành điện tại xã đã cơ bản đạt so với tiêu chí trong bộ tiêuchí (phụ biểu 03) đề ra

Hệ thống điện trong xã khá hoàn thiện đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dựngđiện trong sinh hoạt cũng như sản xuất kinh doanh Toàn bộ 100% hộ dân trong

xã được sử dụng điện an toàn

Vì vậy đối chiếu với các yêu cầu của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựngNTM tại phụ biểu 03, tiêu chí này xã đã đạt được

4.1.2.5 Tiêu chí 5: Trường học

Trang 39

Trong những năm qua hệ thống cơ sở giáo dục - đào tạo của toàn xã nóichung không ngừng đầu tư cải tạo để nâng cao chất lượng dạy và học; hiện naytrên địa bàn xã trường học đã được kiên cố hóa được 85% trong khi đó cơ sở vậtchất đạt chuẩn phải là 100%.

Hệ thống cơ sở giáo dục – đào tạo trên địa bàn của xã hiện có:

 Trường mầm non

Do địa bàn trải dân cư dàn trải, không tập trung nên xã đã xây 6 nhà họcmầm non (gồm: nhà trẻ 5 xóm thôn Thụy Sơn, nhà trẻ xóm 7, nhà trẻ xóm 8,xóm 9, xóm 10, xóm 11) Hiện trạng 1 phòng học của nhà trẻ 5 xóm Thụy Sơnnằm tại chùa Tân Sơn, nhà trẻ xóm 6, xóm 7 đã xuống cấp, cần phải xây mới (sốphòng cần xây mới là 50 phòng) nâng cấp 4 phòng và một số hạng mục côngtrình: san lấp mặt bằng, xây tường bao, cổng nhà ăn, nhà bếp, hệ thống nướcsạch, công trình vệ sinh, nhà bảo vệ cho các nhà trẻ Như vậy cơ sở vật chất củatrường mầm non chưa đạt chuẩn, cần phải nâng cấp và hoàn thiện

 Trường tiểu học

Tổng số phòng học, phòng chưa năng hiện có 54 phòng đạt chuẩn, sốphòng chức năng cần xây mới là 7 phòng Diện tích sân chơi, bãi tập đã có3.000m2 , số còn thiếu là 900m2.

 Trung học cơ sở

Số phòng học, phòng chức năng hiện có 24 phòng, cần xây dựng mới

22 phòng học và phòng chức năng đạt chuẩn Số diện tích sân chơi, bãi tập

đã có 2000m2

So sánh thực tế tại địa phương với phụ biểu 03 và phụ biểu 04 thì tiêu chí

5 về trường học xã chưa đạt

4.1.2.6 Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa

Xã có 1 đã có 1 nhà văn hóa trung tâm được xây dựng vào năm 2005, cósân khấu kết hợp với sân thể thao và có 350 chỗ ngồi, là nơi diện ra các hoạt

Trang 40

động lớn của xã như hội nghị, các chương trình văn nghệ của xã cũng được tổchức thường xuyên.

Xã có khu thể thao đạt chuẩn của bộ Văn hóa thể thao Du lịch (VH

-TT – DL) Sân vận động xã là nơi vui chơi, thể dục thể thao, tổ chức các cuộcthi, hội xuân…

Đã có 11/ 11 nhà văn hóa xóm đạt 100%, nơi diễn ra các hoạt động traođổi, hội họp của xóm cũng như các hoạt động văn nghệ của xóm

Các nhà văn hóa xóm đều có diện tích sân thể thao đạt quy định của BộVH- TT- DL

So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí 6 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM.Tiêu chí này xã đã đạt

4.1.2.7 Tiêu chí 7: Chợ nông thôn

Trên địa bàn xã Tân Sơn có 1 chợ (chợ Tân Sơn nằm tại thôn Thụy Sơn)với tổng diện tích 2.000m2 Chợ nằm ở nơi đông dân và là trung tâm nhất của xãnên việc buôn bán, trao đổi hàng hóa diễn ra thường thuyên vào tất cả các ngàytrong tuần Chợ không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa giữa người dân trong xã màcòn phục vụ cho cả người dân các xã lân cận như Lê Hồ, Tượng Lĩnh Hiện tại,

xã đã nâng cấp xây dựng thêm các kiôt tại chợ, phục vụ đời sống người dân,cũng như phát triển các ngành dịch vụ tại xã Hiện tại chợ cũng đã có Ban bảo

vệ và các hạng mục như nhà vệ sinh, giếng nước để phục vụ khu vệ sinh cũngnhư việc phòng cháy chữa cháy

Trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất phát triển kinh

tế, trao đổi hàng hoá, mở rộng dịch vụ trong thời gian tới cần cần xây dựng mớithêm 1 chợ mới

Các hoạt động dịch vụ của xã diễn ra khá mạnh như buôn bán nhỏ, quán

ăn, sản xuất và chế biến thực phẩm đã đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanhphục vụ đời sống nhân dân và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người laođộng ở địa phương Nhưng còn mang tính chất nhỏ lẻ, tự phát tập trung chủ yếu

ở những nơi đông dân cư

Ngày đăng: 15/05/2014, 23:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ NN và PTNT (2010), Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới cấp xã, NXB Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới cấp xã
Tác giả: Bộ NN và PTNT
Nhà XB: NXB Lao Động
Năm: 2010
3. Bộ NN và PTNT (2010), Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng NTM, Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng NTM
Tác giả: Bộ NN và PTNT
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2010
5. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà ( 2005), Giáo trình phát triển nông thôn, NXB nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phát triển nông thôn
Nhà XB: NXB nông nghiệp
6. Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn văn Tâm (2007), Bài giảng nguyên lý phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng nguyên lý phát triển nông thôn
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn văn Tâm
Năm: 2007
8. Nghị quyết số 26-NQ/ TW ngày 5/8/2008 “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
9. Phan Xuân Sơn - Nguyễn Cảnh (2008), Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay
Tác giả: Phan Xuân Sơn - Nguyễn Cảnh
Năm: 2008
1. Báo cáo tổng kết thực hiện thí điểm mô hình NTM giai đoạn 2009 – 2011, sơ kết 01 năm thục hiện Nghị Quyết số 04 – NQ/HU của huyện Ủy phương hướng nhiệm vụ năm 2012, của huyện Kim Bảng Khác
4. Bản tin ISG của Bộ NN & PTNT – Vụ hợp tác quốc tế Khác
7. Cù Ngọc Hưởng (dịch giả), Lý luận và thực tiễn xây dựng NTM XHCN Khác
11. Tạp chí NN& PTNT kỳ 1, tháng 7/2010, "một số vấn đề cần quan tâm khi thực hiện xây dựng NTM sở nước ta&#34 Khác
12. Tạp chí NN & PTNT kỳ 1, tháng 10/ 2010, "Xây dựng NTM là sự nghiệp lâu dài của Đảng và nhân dân ta&#34 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1.  Tình hình sử dụng đất tại xã Tân Sơn STT Mục đích sử dụng Diện tích - Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới  theo tiêu chí của bộ NN&PTNT tại xã tân sơn   huyện kim bảng   tỉnh hà nam
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất tại xã Tân Sơn STT Mục đích sử dụng Diện tích (Trang 21)
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp - Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới  theo tiêu chí của bộ NN&PTNT tại xã tân sơn   huyện kim bảng   tỉnh hà nam
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp (Trang 26)
Bảng 4.2. Chi tiết hiện trạng hệ thống điện trên địa bàn xã - Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới  theo tiêu chí của bộ NN&PTNT tại xã tân sơn   huyện kim bảng   tỉnh hà nam
Bảng 4.2. Chi tiết hiện trạng hệ thống điện trên địa bàn xã (Trang 36)
Bảng 4.3. Tình hình nghèo đói của các xóm trong xã năm 2011 STT Đơn vị Tổng số - Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới  theo tiêu chí của bộ NN&PTNT tại xã tân sơn   huyện kim bảng   tỉnh hà nam
Bảng 4.3. Tình hình nghèo đói của các xóm trong xã năm 2011 STT Đơn vị Tổng số (Trang 41)
Bảng 4.4. So sánh tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM  tại xã Tân Sơn với Bộ tiêu chí - Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới  theo tiêu chí của bộ NN&PTNT tại xã tân sơn   huyện kim bảng   tỉnh hà nam
Bảng 4.4. So sánh tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại xã Tân Sơn với Bộ tiêu chí (Trang 48)
Hình  thức  sản  xuất - Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới  theo tiêu chí của bộ NN&PTNT tại xã tân sơn   huyện kim bảng   tỉnh hà nam
nh thức sản xuất (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w