1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lương tài

87 369 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 8,86 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTChữ viết tắt Chữ viết đầy đủ PTNT : Phát triển nông thôn NTM : Nông thôn mới CTMTQG : Chương trình mục tiêu Quốc gia CSHT : Cơ sở hạ tầng MTQG : Mục tiêu quốc gi

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẮC GIANG

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP KHOA NĂM 2015

1 Tên đề tài: “Đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”

2 Họ tên chủ nhiệm đề tài: ThS Trần Thị Hiền

Bắc Giang, tháng 8, năm 2016

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG iv

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích của đề tài 1

2.1 Mục đích của đề tài 1

1.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch nông thôn mới 3

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 3

1.1.1.1 Nông thôn 3

1.1.1.2 Nông thôn mới 3

1.1.1.3 Phát triển nông thôn 6

1.1.1.4 Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng 7

1.1.2 Mối liên hệ giữa phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chương trình nông thôn mới 9

1.2 Tình hình quy hoạch phát triển nông thôn trên thế giới 11

1.2.1 Nhật Bản: Con đường hiện đại hóa nông nghiệp theo mô hình tiết kiệm đất đai 11 1.2.2 Trung Quốc: Chính sách ly lương bất ly nông 12

1.2.3 Thái Lan: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức trong phát triển nông nghiệp toàn diện 14

1.2.4 Hàn Quốc: Phong trào Làng mới 16

1.3 Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam và ở tỉnh Bắc Ninh 19

1.3.1 Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 19

1.3.2 Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh 22

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25

2.2 Nội dung nghiên cứu 25

2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lương Tài 25

2.2.2 Thực trạng phát triển nông thôn huyện Lương Tài 25

2.2.3 Tình hình lập đồ án và đề án thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới 25

2.2.4 Kết quả triển khai thực hiện đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 – 2015 25

2.2.5 Đánh giá mức độ thích hợp các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Tài so với Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới 25

2.2.6 Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 25

2.2.7 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện 25

2.3 Phương pháp nghiên cứu 25

2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu 26

2.3.2 Phương pháp so sánh 26

2.3.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 26

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27

Trang 3

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lương Tài 27

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 27

3.1.1.1 Vị trí địa lý 27

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo 27

3.1.1.3 Khí hậu, thuỷ văn 28

3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên 29

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 33

3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 33

3.1.2.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 34

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện 35

3.2 Thực trạng phát triển nông thôn huyện Lương Tài 37

3.2.1 Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn 37

3.2.2 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn 37

3.2.3 Thực trạng những vấn đề xã hội nông thôn 38

3.2.4 Thực trạng môi trường nông thôn 40

3.2.5 Thực trạng phát triển sản xuất và kinh tế nông thôn 41

3.2.5.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp 41

3.2.5.2 Khu vực kinh tế công nghiệp 42

3.2.5.3 Khu vực kinh tế dịch vụ 42

3.3 Tình hình lập đồ án và đề án thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới 43

3.4 Kết quả triển khai thực hiện Quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 - 2015 44

3.4.1 Nhóm tiêu chí về Quy hoạch và thực hiện Quy hoạch 44

3.4.2 Nhóm tiêu chí về Hạ tầng – Kinh tế - Xã hội 44

3.4.3 Nhóm tiêu chí về Kinh tế và tổ chức sản xuất 51

3.4.4 Nhóm tiêu chí về Văn hoá – Xã hội – Môi trường 52

3.4.5 Nhóm tiêu chí về Hệ thống chính trị 54

Biểu đồ 3.1: Kết quả thực hiện các nhóm tiêu chí NTM huyện Lương Tài 58

3.5 Đánh giá mức độ thích hợp các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Tài so với Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới 59

3.5.1 Nhóm tiêu chí về quy hoạch 59

3.5.2 Nhóm tiêu chí về hạ tầng - kinh tế - xã hội 59

3.5.3 Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất 60

3.5.4 Nhóm tiêu chí về văn hoá - xã hội - môi trường 60

3.5.5 Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị 61

3.6 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện 62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

1 Kết luận 65

2 Kiến nghị 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

PHỤ LỤC 69

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

PTNT : Phát triển nông thôn

NTM : Nông thôn mới

CTMTQG : Chương trình mục tiêu Quốc gia

CSHT : Cơ sở hạ tầng

MTQG : Mục tiêu quốc gia

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

THSC : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

SU : Phong trào Làng mới của Hàn Quốc làng (Saemaul)UBND : Ủy ban nhân dân

HĐND : Hội đồng nhân dân

TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

GTSX : Giá trị sản xuất

TMDV : Thương mại dịch vụ

NTTS : Nuôi trồng thủy sản

TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

QCXDVN : Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chí về Giao thông huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 46Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chí về Thuỷ lợi huyện Lương Tài, tỉnhBắc Ninh 48Bảng 3.3: Kết quả thực hiện 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới của 13 xã 57Bảng 3.4: Kế hoạch hoàn thành xã Nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 63

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu quốc gia chiếm vị tríhết sức quan trọng Thực hiện Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 vàQuyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính Phủ Bộ tàinguyên môi trường, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có văn bản hướngdẫn các địa phương triển khai công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới.Theo đó, quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải gắn với đặc trưng vùng miền

và các lợi thế của từng địa phương là nhằm đáp ứng sự phát triển theo các tiêuchí nông thôn mới do Chính phủ ban hành tại Quyết định số 491/QĐ – TTg ngày16/4/2009

Huyện Lương Tài là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùngđồng bằng châu thổ sông Hồng, gồm 1 thị trấn và 13 xã Sau 4 năm triển khaithực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, kinh tế - xã hội huyện LươngTài đã có những bước chuyển biến tích cực, nhất là việc xây dựng kết cấu hạ tầngnông thôn như: Điện, đường, trường, trạm, Vấn đề chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp, nông thôn của huyện đang tạo ra một bộ mặt mới theo hướng rất tích cực.Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thônmới huyện Lương Tài vẫn còn nhiều những vướng mắc, khó khăn, đặc biệt trongvấn đề tạo ra sự phát triển hài hoà, kết hợp giữa không gian sống, không giansinh hoạt và không gian sản xuất

Để nhìn lại thực trạng triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thônmới, những thành tựu đã đạt được, những vướng mắc, khó khăn cần giải quyết vàtìm ra những giải pháp thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai

đoạn tới Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”.

2 Mục đích của đề tài

- Đánh giá thực trạng công tác triển khai thực hiện Chương trình mục tiêuquốc gia về xây dựng nông thôn mới huyện Lương Tài thời gian qua nhằm khẳng

Trang 7

định những thành tựu của địa phương đồng thời tìm ra những thuận lợi và khókhăn trong quá trình thực hiện.

- Đề xuất các giải pháp thực hiện thành công Chương trình xây dựng nôngthôn mới trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới

Trang 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch nông thôn mới

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Quan điểm khác cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường,phát triển hàng hoá để xác định vùng nông thôn (nông thôn thấp hơn)

Lại có quan điểm cho rằng, vùng nông thôn là vùng mà dân cư ở đây làmnông nghiệp là chủ yếu

Như vậy có thể thấy rằng, khái niệm về nông thôn chỉ mang tính chấttương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội củacác quốc gia trên thế giới Khái niệm nông thôn bao gồm nhiều mặt có quan hệchặt chẽ với nhau

Có thể hiểu: “Nông thôn là vùng khác với vùng đô thị là ở đó có một cộngđồng chủ yếu là nông dân làm nghề chính là nông nghiệp, có mật độ dân cư thấphơn, có cơ cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có mức độ phúc lợi xã hội thua kémhơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấphơn ” (Vũ Thị Bình, 2006)

1.1.1.2 Nông thôn mới

Xét đến khái niệm nông thôn mới, có nhiều cách tiếp cận khác nhau,nhưng đa số đều khẳng định: Nông thôn mới phải có kinh tế phát triển, đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, dân trí cao, bản sắc văn hoádân tộc được giữ gìn và tái tạo

Nghị quyết 26/TƯ đã xác định: Nông thôn mới là khu vực nông thôn cókết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình

Trang 9

thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôndân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảovệ; an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngàycàng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạothành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng tính tiên tiến ở 5 nộidung:

- Thứ nhất: Làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại

- Thứ hai: Sản xuất phát triển bền vững theo hướng hàng hoá

- Thứ ba: Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao

- Thứ tư: Bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn, phát triển và tái tạo

- Thứ năm: An ninh xã hội được quản lý tốt, dân chủ ngày càng được nâng cao

Để xây dựng nông thôn với 5 nội dung trên, Thủ tướng Chính phủ đã kýQuyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới baogồm 19 tiêu chí, được khái quát thành 5 nhóm nội dung: Nhóm về Quy hoạch;nhóm về Hạ tầng kinh tế - xã hội; nhóm về Kinh tế và Tổ chức sản xuất; nhóm vềVăn hoá – Xã hội – Môi trường và nhóm về Hệ thống chính trị

Theo đó, mô hình nông thôn mới phải đáp ứng yêu cầu phát triển; có sựđổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhấttrên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; tiến bộ hơn so với mô hìnhcũ; chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến, vận dụng trên cả nước

Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình nông thôn mới có mối liên hệchặt chẽ với nhau Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trìnhhoạch định thực thi chính sách xây dựng đề án cơ chế tạo hành lang pháp lý, hỗtrợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần Nhân dân tựnguyện tham gia, chủ động trong thực thi, hoạch định chính sách Trên tinh thần

đó, các chính sách kinh tế - xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng môhình nông thôn mới

Trang 10

Ngoài ra, nông thôn mới phải đáp ứng yêu cầu thị trường hoá, côngnghiệp hoá, hiện đại hoá có khả năng khai thác hợp lý, nuôi dưỡng các nguồnlực, đạt tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển hàihoà, hội nhập địa phương, vùng, cả nước và quốc tế; có văn hoá phát triển, dântrí được nâng cao, sức lao động được giải phóng Đó chính là sức mạnh nội sinhcủa làng, xã, các giá trị truyền thống được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khítâm lý xã hội tích cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế - xãhội ở nông thôn, giữ vững an ninh trật tự - xã hội nhằm hình thành môi trườngthuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn; dân chủ nông thôn mở rộng, đi vàothực chất Các chủ thể nông thôn có khả năng, điều kiện, trình độ để tham giatích cực vào các quá trình ra quyết định về chính sách phát triển nông thôn; thôngtin minh bạch, thông suốt, hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan; phân phốicông bằng.

Khái quát lại, đặc điểm nông thôn mới được thể hiện ở những điểm:

- Thứ nhất: Nông thôn được cấu trúc trên nền tảng của làng, xã truyềnthống, có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao

- Thứ hai, bên cạnh những ngành nghề truyền thống, những ngành nghềgắn với quá trình công nghiệp hoá đang dần được hình thành, phát triển

- Thứ ha: Về văn hoá – xã hội, những giá trị văn hoá truyền thống đượcgiữ gìn và phát huy, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng caođời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn

- Thứ tư: Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, môi trường ngày càng đượcgiữ gìn, tái tạo

- Thứ năm: Về dân chủ cơ sở ở nông thôn ngày càng được phát huy mạnh

mẽ, đi vào thực chất, người dân là một trong những chủ thể đóng vai trò quyếtđịnh đối với việc xây dựng nông thôn mới

- Thứ sáu: Chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay được thực hiệnchủ yếu theo phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; trong đó, dân tựlàm là chính, Nhà nước chỉ hỗ trợ, nhưng phải đáp ứng những mục tiêu của pháttriển kinh tế - xã hội, bị quyết định bởi quản lý nhà nước và sự khéo léo, linhhoạt trong tổ chức thực hiện của địa phương

Trang 11

- Thứ bảy, việc xây dựng nông thôn mới hiện nay bị ràng buộc bởi cáctiêu chí chung của nông thôn mới, nhưng mang nặng tính đặc thù của từng địaphương (xã) do bị quy định, chi phối bởi đặc điểm làng xã, truyền thống, tậpquán, điều kiện tự nhiên và ràng buộc khác bởi cơ chế dân chủ hoá ở cơ sở.

1.1.1.3 Phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn (PTNT) nhìn chung được diễn tả bao gồm các hànhđộng và sáng kiến được thực hiện để cải thiện mức sống khu vực ngoài đô thị,nông thôn, và các làng bản xa xôi Những cộng đồng này có thể được nhận diệnbởi mật độ dân số thấp, người dân sống trong các vùng không gian mở

Như vậy, PTNT là hệ thống đảm bảo sự phát triển tổng hợp kinh tế, xãhội, văn hóa và bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn nhằm vào việc cải thiệnmức sống, cả tinh thần và vật chất của dân cư nông thôn Tùy theo góc độ xemxét, PTNT có thể được diễn giải theo những cách khác nhau Góc độ xem xét vàdiễn giải nội dung PTNT tương ứng đồng thời phục vụ triển khai thực hiệnPTNT theo các cách, mục tiêu khác nhau

Theo lĩnh vực phát triển, PTNT bao gồm các lĩnh vực phát triển được xemxét riêng biệt, mặc dù trong thực tế, các lĩnh vực đó có mối liên hệ, tác động qualại lẫn nhau Các lĩnh vực đó bao gồm: Quản lý các nguồn tài nguyên (tự nhiên -đất đai, nguồn nước, thảm thực vật, con người, tổ chức, ); Phát triển kinh tế(nông nghiệp, phi nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuấthàng hóa, chế biến, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển thị trường, ); Nghiêncứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (giống cây trồng, vật nuôi, chếbiến, bảo quản, quản lý, ); Phát triển cơ sở hạ tầng (hệ thống đường giao thông,

hệ thống công trình thủy lợi, hệ thống điện, ); Văn hóa - xã hội (giáo dục, y tế,mức độ nghèo đói, ); Chính sách (đất đai, tín dụng, đầu tư, ); Phòng chốnggiảm nhẹ thiệt hại do thiên tai,

Theo phạm vi lãnh thổ, PTNT có thể được xem xét bao gồm PTNT cho cảnước, theo vùng, tỉnh, huyện, xã và cả thôn ấp Nó còn có thể được xem xét dướigóc độ quản lý hành chính Nhà nước, có cấp trung ương và cấp địa phương, khi

đó cấp địa phương có thể bao gồm các cấp khác nhau theo chiều từ trên xuống là

Trang 12

cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và cuối cùng là thôn ấp Tham gia thực hiện và hỗ trợPTNT, bên cạnh đó, có thể là hệ thống không chính thức gồm các tổ chức, doanhnghiệp, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau tại khu vực nông thôn.

Theo cách tiếp cận cơ chế quản lý, PTNT có thể quy định chức năng,nhiệm vụ và vai trò của các bên liên quan khác nhau trong thực hiện PTNT Điềunày có thể thấy được khi chức năng, nhiệm vụ và vai trò của các bên liên quanthay đổi rất lớn, thậm chí là đảo chiều khi có sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý tậptrung trước kia sang cơ chế thị trường hiện nay Từ vai trò gần như tuyệt đối củakinh tế tập thể, kinh tế HTX trước kia chuyển sang vai trò quan trọng của kinh tế

hộ gia đình tại khu vực nông thôn

Theo cách tiếp cận phát triển, PTNT có thể bao gồm tiếp cận phát triểnthông thường từ trên xuống; tiếp cận phát triển từ cộng đồng, từ người dân đi lên

và tiếp cận phát triển có kết hợp từ trên xuống với từ dưới đi lên Mỗi cách tiếpcận có thể có lợi thế riêng Tuy vậy tiếp cận thông thường, tiếp cận từ trên xuốngđang bộc lộ nhiều nhược điểm, không còn tạo ra động lực cho PTNT, nhất là việc

áp dụng tại cấp cơ sở địa phương Tiếp cận từ dưới lên coi trọng vai trò của cộngđồng, cho rằng cộng đồng khi được nâng cao năng lực, được trao quyền có thểphát huy vai trò làm chủ, quản lý các nguồn lực từ huy động các nguồn lực trong

và ngoài cộng đồng phục vụ việc tổ chức thực hiện các hoạt động cơ bản, thiếtyếu, quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản tốt hơn (Viện quy hoạch và thiết kế nôngnghiệp (2010), Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp bộ: nghiên cứu hỗ trợ xâydựng mô hình phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng làm cơ sở cho việc đềxuất chính sách xây dựng nông thôn mới trong điều kiện của Việt Nam.)

1.1.1.4 Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về PTNT theo định hướng cộngđồng và có một số cách dùng từ khác nhau như phát triển theo định hướng cộngđồng, phát triển dựa vào cộng đồng, phát triển do cộng đồng làm chủ và pháttriển lấy người dân làm trung tâm Phát triển theo các tên gọi khác nhau này đều

có chung bản chất là phát triển theo định hướng cộng đồng

Trang 13

Phát triển theo định hướng cộng đồng cho rằng các cộng đồng địa phươngkhi có được quyền ra các quyết định và quản lý các nguồn lực trong tay sẽ thựchiện việc phát triển tốt hơn

Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới, phát triển do cộng đồng làm chủphụ thuộc vào việc xây dựng mối quan hệ đối tác giữa các tổ chức cộng đồng,các tổ chức phi chính phủ với các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư nhân hay côngcộng (như dịch vụ khuyến nông) Trong điều kiện của Việt Nam, có thể hiểutrong điều kiện khi chính quyền xã, các thôn và các tổ chức cộng đồng đang giữvai trò chủ đạo trong việc lựa chọn, lập kế hoạch và quản lý các chương trình,các hoạt động phát triển địa phương Điều đó còn bao gồm cả việc chuyển quyềnchủ đầu tư và sử dụng tài chính cho cấp địa phương

Trong định nghĩa khác thì nhấn mạnh đến việc ra quyết định và thúc đẩy

sự tham gia của người dân như những vấn đề quan trọng nhất Khi đó phát triểnnông thôn dựa vào cộng đồng là việc tập trung phát triển nguồn nhân lực, pháttriển con người để họ có đủ năng lực đứng ra chủ động tổ chức việc phát triểncủa bản thân Việc nâng cao năng lực được thực hiện qua một quá trình liên tục.Vai trò của các bên liên quan khác nhau có sự thay đổi Các tổ chức chính quyền,

tổ chức cấp trên từ vị trí lãnh đạo chuyển sang làm người hỗ trợ Người dân,cộng đồng địa phương từ vị trí cấp dưới, thực hiện theo định hướng, mệnh lệnh

từ trên đưa xuống chuyển sang người làm chủ, trực tiếp lãnh đạo tổ chức thựchiện các hoạt động Vấn đề quan trọng nhất trong phát triển nông thôn dựa vàocộng đồng liên quan đến sự tham gia của người dân, cộng đồng địa phương vàocác hoạt động tại địa phương

PTNT dựa vào cộng đồng chính là việc tổ chức thực hiện các nội dungthông thường trong PTNT với việc nhấn mạnh vai trò cộng đồng là người đứng

ra lãnh đạo tổ chức thực hiện Nó phân biệt với các cách tiếp cận khác khi có thểcùng thực hiện các nội dung thông thường của PTNT nhưng không do cộng đồngđứng ra lãnh đạo việc tổ chức thực hiện Theo cách đánh giá ở trên, nội dungPTNT có thể khác nhau Phổ biến hơn, nội dung thông thường trong PTNT gồmcác lĩnh vực phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hóa - xã hội và bảo vệ môi

Trang 14

trường PTNT dựa vào cộng đồng hướng đến việc xây dựng và nâng cao năng lực

để các tổ chức và người dân trong cộng đồng có thể làm chủ, hướng dần đến việcchủ động thực hiện các nội dung PTNT theo khả năng cho phép Đây là điều kiệncần có để bắc cầu sang thực hiện các nội dung thông thường trong PTNT

Như vậy, PTNT dựa vào cộng đồng hướng đến con đường, cách thức đểthực hiện các nội dung thông thường trong PTNT Kết quả cần đạt được ngoàicác nội dung thông thường trong PTNT như tất cả các cách thức PTNT khác,quan trọng hơn chính là tìm ra con đường, cách thức để thực hiện nó Các vấn đề

lý luận về PTNT dựa vào cộng đồng, nhìn chung, xoay quanh việc xem xét cơchế, cách thức để huy động sự tham gia tự nguyện và chủ động của cộng đồngvào tổ chức PTNT (Viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2010)

1.1.2 Mối liên hệ giữa phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chương trình nông thôn mới

a Vị trí và phạm vi của PTNT

Như được phân tích ở trên, PTNT bao gồm các hoạt động đa ngành nhằmmục tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn Theo cáchđánh giá phục vụ các mục tiêu khác nhau, nội dung liên quan trong PTNT cũngthay đổi khác nhau tương ứng Tuy vậy nhìn chung, nội dung PTNT là rất rộnglớn, có thể bao gồm các hoạt động đa ngành, liên quan đến nhiều cấp độ khácnhau diễn ra chủ yếu tại khu vực nông thôn Như vậy tất cả các hoạt động nhằmđến mục tiêu cuối cùng, có tác động đến việc cải thiện đời sống vật chất và tinhthần của bộ phận dân cư, của các cộng đồng nông thôn một cách bền vững, đều

có thể coi là hoạt động, nội dung của PTNT

b Vị trí và phạm vi của xây dựng NTM

Xây dựng nông thôn mới NTM có thể tạm coi là một bộ phận, hợp phầncủa tổng thể PTNT Nếu căn cứ vào diễn giải ngôn từ, nông thôn mới sẽ khácbiệt với nông thôn hiện nay hoặc với nông thôn trước kia Sự khác biệt đó hàm ý

sự thay đổi theo hướng tích cực của vùng nông thôn Các thay đổi có thể về bộmặt nông thôn thể hiện ra bên ngoài nói chung, nhưng cũng có thể là các thay đổi

về chất lượng, về tinh thần tạo ra động lực thúc đẩy PTNT tại vùng phạm vi địa

Trang 15

lý nhất định Nếu PTNT là vấn đề phát triển chung, có sự thống nhất tương đối

và có thể chia sẻ giữa các nước khác nhau trên thế giới, thì xây dựng NTM cótính chất đặc thù Không nhiều nước sử dụng và phát triển nội dung này thànhcông trong PTNT

Nổi bật hơn cả có trường hợp phong trào Làng Mới của Hàn Quốc Khi đóngười nông dân trong các làng quê được khơi dậy và khai sáng tinh thần để làmviệc chăm chỉ trên cơ sở tính gắn kết cộng đồng, đoàn kết và kỷ luật cao, cộngđồng làng của họ có thể thực hiện được các công việc khó khăn Từ đó tạo ra sựthay đổi của bộ mặt làng quê, người nông dân đồng thời cải thiện đáng kể điềukiện đời sống vật chất và tinh thần Kết quả thu được từ phong trào Làng Mớiđược coi là có vai trò quan trọng, đóng góp đáng kể vào hiện đại hóa, phát triểnkhu vực nông thôn và phát triển đất nước Hàn Quốc Như vậy yếu tố Mới vừa làthay đổi tích cực về chất - tinh thần người nông dân, vừa là thay đổi tích cực vềhình thức - bộ mặt làng quê Trong đó thay đổi về chất có vai trò quyết định

Xây dựng NTM tập trung vào tổ chức thực hiện các nội dung PTNT tạicấp cơ sở Việc quản lý và thực hiện trên cơ sở cấp quản lý chính quyền tiếp xúctrực tiếp với cộng đồng dân cư Nó có giới hạn về phạm vi địa lý với vùng diệntích tương đối nhỏ, tương ứng với phạm vi sinh sống của mỗi cộng đồng dân cưnông thôn Xây dựng NTM là một quá trình liên tục, lâu dài Các nội dung sẽ baotrùm tất cả các hoạt động PTNT tại cấp cơ sở Có nhiều bên với vai trò khác nhau

sẽ tham gia vào quá trình xây dựng NTM, đó là người dân, Nhà nước, các tổchức và cá nhân khác

c Vị trí và phạm vi của chương trình NTM

Xây dựng NTM là việc tập trung thực hiện các nội dung PTNT tại cấp cơ

sở Trong đó có sự tham gia của nhiều bên liên quan khác nhau Sự tham gia củaNhà nước có vai trò rất quan trọng để có thể thúc đẩy PTNT cấp cơ sở ở vùngnông thôn trên phạm vi cả nước, đưa đến một mặt bằng chung, nhất là có thể tạo

ra động lực cho sự phát triển mạnh mẽ về chất trong các giai đoạn tiếp theo

Nhà nước cần thiết kế và xây dựng một chương trình NTM nằm trong bốicảnh xây dựng NTM Chương trình NTM là một chương trình do Nhà nước chủ

Trang 16

trì, thực hiện hỗ trợ một số lĩnh vực cụ thể về quản lý, kỹ thuật và nguồn lựctrong việc xây dựng NTM Các lĩnh vực, cách thức hỗ trợ của Nhà nước trongchương trình NTM phải là thiết yếu, có hiệu quả, tạo ra tác động tích cực trongxây dựng NTM cấp cơ sở Nếu như xây dựng NTM là một quá trình lâu dài thìchương trình NTM được thực hiện trong một khung thời gian nhất định (Quyếtđịnh số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009).

Như vậy, chương trình NTM do Nhà nước khởi xướng và thiết kế chươngtrình, trong đó có phần hỗ trợ quan trọng và phù hợp của Nhà nước nhắm đếnviệc xây dựng NTM Chương trình NTM thường có khung thời gian trong giaiđoạn 5-10 năm đầu của quá trình xây dựng NTM

1.2 Tình hình quy hoạch phát triển nông thôn trên thế giới

1.2.1 Nhật Bản: Con đường hiện đại hóa nông nghiệp theo mô hình tiết kiệm đất đai

Bắt đầu từ thời Minh Trị Duy Tân cho đến trước khi công nghiệp pháttriển nhanh chóng sau chiến tran, lương thực luôn là một trong những vấn đề chủyếu mà Nhật Bản phải đối diện Một mặt, họ mưu cầu có thể tự cung cấp lươngthực, mặt khác lại gặp phải tình trạng nông nghiệp mất dần ưu thế, vấn đề điềuchỉnh nông nghiệp của Nhật Bản lúc này cực kỳ cấp thiết

Năm 1870, Nhật Bản nhập nông cụ, phân bón và giống từ các nước Âu,

Mỹ nhằm hiện đại hóa nông nghiệp, mô phỏng Âu, Mỹ thiết lập các xưởng chếtạo nông cụ, bãi ươm giống, ruộng thí nghiệm Nhưng thực tiễn đã chứng minh,con đường hiện đại hóa nông nghiệp theo mô hình “tiết kiệm lao động” của Âu,

Mỹ không phù hợp với một Nhật Bản lạc hạu về kinh tế, đất chật người đông,quy mô nông điền nhỏ Xuất phát từ thực tế đó, Nhật Bản lựa chọn một phươngthức kinh doanh theo mô hình “tiết kiệm đất đai”, nhằm nhiều vào lao động vàphân bón, cải thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, nhân rộng các giống cây trồng tốt,

sử dụng nhiều phân bón hóa học, phát triển kỹ thuật canh tác kinh doanh mô thứcnhỏ kết hợp giữa tập trung lao động và tập trung đất đai

Đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX, sự tăng tốc của công nghiệp hóa ở

Trang 17

Nhật Bản đã thu hút một lượng lớn sức lao động của nông nghiệp, lực lượng laođộng ở nông thôn trở nên thiếu hụt Nhưng lúc này, Nhật Bản đã kịp chuẩn bịđiều kiện “tư bản thay thế lao động” Công nghiệp hóa cung cấp cho nông nghiệpmột lượng lớn máy móc công cụ, bắt đầu thời kỳ cơ khí hóa nông nghiệp quy môlớn Máy cày động lực và máy kéo dùng trong nông nghiệp ở Nhật Bản đã tăng

từ 90 ngàn chiếc (năm 1955) lên gần 400 ngàn chiếc (đầu những năm 1970), cơbản hoàn thành hiện đại hóa nông nghiệp Nhưng cũng vào thời kỳ này, chính sựbảo hộ nông nghiệp của Nhật Bản gặp phải sự phản đối của các tập đoàn lợi íchthương nghiệp, công nghiệp và người tiêu dùng Về sau, khi công nghiệp pháttriển nhanh chóng, sự tẩy chay đối với nông nghiệp ở trong nước mới mất đi.Đoàn thể nông nghiệp đã thành công trong công việc đề xướng và thực thi bảo hộnông nghiệp ở trình độ cao nhất thế giới

Để có một nền nông nghiệp phát triển như vậy, chính phủ Nhật Bản đã nắmvai trò chủ đạo, mạnh dạn đầu tư hơn 2000 tỷ yên để làm các hạng mục xây dựng cơbản của nông thôn, cải thiện môi trường, đưa nước, đường, điện, điện thoại, đếntừng hộ dân, miễn phí hoàn toàn giáo dục sơ đẳng, tạo dựng cơ sở để thành thì vànông thôn tác động tốt tới nhau Về cơ bản, quốc gia này đã làm tốt việc phát triểncân bằng, bền vững

1.2.2 Trung Quốc: Chính sách ly lương bất ly nông

Từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20, Trung Quốc đã chọn hướng pháttriển nông thôn bằng cách phát huy những công xưởng nông thôn thừa kế đượccủa những công xã nhân dân trước đây, thay đổi sở hữu và phương thức quản lý

để phát triển mô hình “công nghiệp hưng trấn” Các lĩnh vực như chế biến nônglâm sản, hàng công nghiệp nhẹ, máy móc nông cụ phục vụ sản xuất nôngnghiệp đang ngày càng được đẩy mạnh

Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra các biện phápthích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu đường Chính phủ hỗ trợ,nông dân xây dựng Với mục tiêu “ly nông bất ly hương” Trung Quốc đã thựchiện đồng thời 3 chương trình phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Chương trình đốm lửa: Điểm khác biệt của chương trình này là trang bị

Trang 18

cho hàng triệu nông dân các tư tưởng, tiến bộ khoa học, bồi dưỡng nhân tài đốmlửa, nâng cao tố chất nông dân Sau 15 năm thực hiện, chương trình đã bồi dưỡngđược 60 triệu thanh niên nông thôn thành một đội ngũ cán bộ khoa học cốt cán, tạo

ra một động lực tiềm năng thúc đẩy nông thôn phát triển theo kịp với thành thị

- Chương trình được mùa: chương trình này giúp đại bộ phận nông dân ápdụng khoa học tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại để phát triển nông nghiệp,nông thôn Trong 15 năm sản lượng lương thực của Trung Quốc đã tăng lên 3 lần sovới những năm đầu 70 Mục tiêu phát triển nông nghiệp là sản xuất các nông sảnchuyện dụng, phát triển chất lượng và tăng cường chế biến nông sản phẩm

- Chương trình giúp đỡ vùng nghèo: mục tiêu là nâng cao mức sống củacác vùng nghèo, vùng miền núi, dân tộc ít người; mở rộng ứng dụng thành tựukhoa học tiên tiến, phổ cập tri thức khoa học công nghệ và bồi dưỡng cán bộkhoa học cốt cán cho nông thôn xa xôi, tăng sản lượng lương thực và thu nhậpcủa nông dân Sau khi thực hiện chương trình, ở những vùng này, số dân nghèogiảm từ 1,6 triệu người xuống còn 5 vạn người, diện nghèo khó giảm từ 47%xuống còn 1,5%

Tại hội nghị toàn thể Trung Ương lần thứ 5 khóa XVI của Đảng Cộng SảnTrung Quốc, năm 2005, lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra quy hoạch “Xây dựngnông thôn mới xã hội chủ nghĩa” Đây là kế hoạch xây dựng mới đã được TrungQuốc đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm năm lần thứ XI (2006-2010) Mục tiêu của quy hoạch là: “sản xuất phát triển, cuộc sống dư dật, làngquê văn minh, thôn xã sạch sẽ, quản lý dân chủ” Xây dựng nông thôn mới TrungQuốc tạo nên một hình ảnh mới đầy ấn tượng về một “nông thôn Trung Quốc”đầy vẻ đẹp tráng lệ Tuy vậy, dù với rất nhiều cố gắng, phát triển nông thôn cấp

cơ sở và NTM tại Trung Quốc cũng chưa đạt được các mục tiêu đề ra để thúc đẩyphát triển khu vực nông thôn Mô hình NTM của Trung Quốc chưa được coi làthành công khi hiện nay, khoảng cách giữa khu vực thành thị và nông thôn vẫnđang ngày càng rộng ra Còn tồn tại nhiều vấn đề trong khu vực nông nghiệp,nông thôn Trung Quốc (Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp bộ: nghiên cứu hỗtrợ xây dựng mô hình phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng làm cơ sở cho việc

Trang 19

đề xuất chính sách xây dựng nông thôn mới trong điều kiện của Việt Nam, 2010).

1.2.3 Thái Lan: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức trong phát triển nông nghiệp toàn diện

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thônchiếm khoảng 80% dân số cả nước Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nôngnghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cánhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong tràohọc tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học

và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăngcường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nôngnghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnhtranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩymạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoahọc và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi vàkịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết nhữngmâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đadạng sinh học, phân bổ đất canh tác Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã

có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụcho nông nghiệp Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trêntoàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sảnxuất nông nghiệp Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạmthủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước…

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tậptrung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển côngnghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹnăng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị songsong với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu

Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng

Trang 20

nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệpchế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước côngnghiệp phát triển Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triểnrất mạnh nhờ một số chính sách sau:

- Chính sách phát triển nông nghiệp: Một trong những nội dung quantrọng nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2000-2005 là kế hoạch

cơ cấu lại mặt hàng nông sản của Bộ Nông nghiệp Thái Lan, nhằm mục đíchnâng cao chất lượng và sản lượng của 12 mặt hàng nông sản, trong đó có các mặthàng: gạo, dứa, tôm sú, gà và cà phê Chính phủ Thái Lan cho rằng, càng cónhiều nguyên liệu cho chế biến thì ngành công nghiệp chế biến lương thực thựcphẩm mới phát triển và càng thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước Nhiều sángkiến làm gia tăng giá trị cho nông sản được khuyến khích trong chương trình Mỗilàng một sản phẩm và chương trình Quỹ làng

- Chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Chính phủ Thái Lanthường xuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm Năm

2004, Thái Lan phát động chương trình “Năm an toàn thực phẩm và Thái Lan làbếp ăn của thế giới” Mục đích chương trình này là khuyến khích các nhà chếbiến và nông dân có hành động kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm để bảođảm an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Bên cạnh đó, Chínhphủ thường xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng vệ sinh an toànthực phẩm Do đó, ngày nay, thực phẩm chế biến của Thái Lan được người tiêudùng ở các thị trường khó tính, như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU, chấp nhận

- Mở cửa thị trường khi thích hợp: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư,thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuấttrong nước để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua việc

mở cửa cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh Trong tiếp cậnthị trường xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan là người đại diện thương lượng vớichính phủ các nước để các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuấtkhẩu thực phẩm chế biến Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan có chính sách trợcấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào kết cấu hạ tầng

Trang 21

như: Cảng kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiếncông nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Xúc tiến công nghiệp làtrách nhiệm chính của Cục Xúc tiến công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp, nhưngviệc xúc tiến và phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan do nhiều

cơ quan cùng thực hiện Chẳng hạn, trong Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã, cùngvới Cục Xúc tiến nông nghiệp, Cục Hợp tác xã giúp nông dân xây dựng hợp tác

xã để thực hiện các hoạt động, trong đó có chế biến thực phẩm; Cục Thủy sảngiúp đỡ nông dân từ nuôi trồng, đánh bắt đến chế biến thủy sản Cơ quan Tiêuchuẩn sản phẩm công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp xúc tiến tiêu chuẩn hoá và

hệ thống chất lượng; Cơ quan Phát triển công nghệ và khoa học quốc gia xúc tiếnviệc áp dụng khoa học và công nghệ cho chế biến; Bộ Đầu tư xúc tiến đầu tư vàovùng nông thôn (Tuấn Anh, 2012)

1.2.4 Hàn Quốc: Phong trào Làng mới

Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của HànQuốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thônkhông có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợpbằng lá Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thườngxuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏiđói, nghèo

Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lựcvượt khó và hợp tác (hiệp lực cộng đồng) Năm 1970, sau những dự án thí điểmđầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát độngphong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ Họ thi đua cải tạo nhàmái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp;Các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng Phương thức canh tácđược đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũinhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu Chính phủ khuyến khích

và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thunhập cho nông dân

Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu Chỉ

Trang 22

sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoànthành Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đườnglàng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường;cứng hóa đường ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựngđược 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng Đặc biệt,

vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡcông trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đónggóp và hy sinh của các hộ cho phong trào

Nhờ phát triển giao thông nông thôn (GTNT) nên các hộ có điều kiện muasắm phương tiện sản xuất Cụ thể là, năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thìđến năm 1975, trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vàonăm 1980 Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụngcông nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồngrau, hoa quả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh.Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế

Ông Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông, lâm,ngư nghiệp cho biết, Chính phủ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tựmình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin Thắng lợi đó đượcHàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn

Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nôngthôn - phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ ra 1vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của” Dân quyết định loại công trình,

dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉđạo thi công, nghiệm thu công trình Năm 1971, Chính phủ chỉ hỗ trợ cho 33.267làng, mỗi làng 335 bao xi măng Năm 1972 lựa chọn 1.600 làng làm tốt được hỗtrợ thêm 500 bao xi măng và 1 tấn sắt thép Sự trợ giúp này chính là chất xúc tácthúc đẩy phong trào nông thôn mới, dân làng tự quyết định mức đóng góp đất,ngày công cho các dự án

Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập Khi kết cấu hạ tầng phục vụ

Trang 23

sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giốngmới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xâydựng vùng chuyên canh hàng hóa Chính phủ xây dựng nhiều nhà máy ở nôngthôn để chế biến và tiêu thụ nông sản cũng như có chính sách tín dụng nông thôn,cho vay thúc đẩy sản xuất Từ năm 1972 đến năm 1977, thu nhập trung bình củacác hộ tăng lên 3 lần.

Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác địnhnhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào SU là đội ngũ cán bộ cơ sở theotinh thần tự nguyện và do dân bầu Hàn Quốc đã xây dựng 3 trung tâm đào tạoquốc gia và mạng lưới trường nghiệp vụ của các ngành ở địa phương Nhà nướcđài thọ, mở các lớp học trong thời gian từ 1-2 tuần để trang bị đủ kiến thức thiếtthực như kỹ năng lãnh đạo cơ bản, quản lý dự án, phát triển cộng đồng

Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn Hàn Quốc thành lập hộiđồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở côngkhai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địaphương Thành công ở Hàn Quốc là xã hội hóa các nguồn hỗ trợ để dân tự quyếtđịnh lựa chọn dự án, phương thức đóng góp, giám sát công trình

Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc đãthiết lập lại các hợp tác xã (HTX) kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán

bộ HTX do dân bầu chọn Phong trào SU là bước ngoặt đối với sự phát triển củaHTX hoạt động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung cấp đầu vào chosản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và các dịch vụ khác Trong vòng

10 năm, doanh thu bình quân của 1 HTX tăng từ 43 triệu won lên 2,3 tỉ won

Thứ sáu, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàndân Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống,tập huấn cán bộ kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng rừng để hướng dẫn và yêucầu tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ rừng Nếu năm

1970, phá rừng còn là quốc nạn, thì 20 năm sau, rừng xanh đã che phủ khắpnước, và đây được coi là một kỳ tích của phong trào SU

Phong trào SU của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ

Trang 24

thành cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn Khu vực nôngthôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự pháttriển Phong trào SU, với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa Hàn Quốc từmột nước nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có (Đinh Quang Hải, Viện Hàn lâmkhoa học xã hội Việt Nam, 2010).

1.3 Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam và ở tỉnh Bắc Ninh

1.3.1 Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Ngay trong những năm đầu triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia vềxây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào của cả nước, các nhiệm vụ về xâydựng nông thôn mới được xác định rõ trong nghị quyết đại hội Đảng các cấp từtỉnh đến huyện và xã Ban Bí thư Trung ương khóa X đã trực tiếp chỉ đạo Chươngtrình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã tại 11 xã điểm ở 11 tỉnh,thành phố đại diện cho các vùng, miền

Theo số liệu báo cáo tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết 5 năm thực hiệnChương trình nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015, kết quả đạt được cụ thể nhưsau:

- Toàn quốc có 1.298 xã (14,5%) được công nhận đạt chuẩn NTM; số tiêuchí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với 2010); số xã khó khănnhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt được 10 tiêuchí trở lên) là 183 xã

- Ở cấp huyện, đã có 11 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ banhành Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM là: Huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, thị

xã Long Khánh (Đồng Nai), Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè (TPHCM), Đông Triều(Quảng Ninh), Hải Hậu (Nam Định), Đơn Dương (Lâm Đồng), Đan Phượng (TP

Hà Nội), thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang)

- Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt 24,4 triệuđồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010)

Một vài dẫn chứng và số liệu được thống kê bước đầu như sau: Năm 2010,

Trang 25

nông nghiệp nước ta đạt mức tăng GDP là 2,78%, sản lượng lúa tăng thêm 1,17triệu tấn (đạt 39,9 triệu tấn); sản lượng thịt các loại tăng 725 ngàn tấn, đạt 4,02triệu tấn; tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản tăng 990 ngàn tấn, đạt5,12 triệu tấn; sản lượng muối tăng 340 ngàn tấn, đạt 1,18 triệu tấn; tỷ lệ che phủrừng tăng 1,2%, đạt 39,5% diện tích Tổng kim ngạch xuất khẩu các loại nông,lâm, thủy sản đạt 19,53 tỉ USD (tăng 3,46 tỉ USD so với năm 2008)

GTNT được coi là khâu đột phá trong xây dựng hạ tầng nông thôn Trong 2năm, năm 2009 và 2010 đã huy động gần 33 ngàn tỉ đồng, trong đó nhân dân đónggóp khoảng 11,2% và trên 24 triệu ngày công lao động; các nguồn khác chiếm14,4%; ngân sách nhà nước hỗ trợ 74,4% mở mới và nâng cấp hơn 40 nghìn ki-lô-mét đường; xây dựng khoảng 4.200 cầu bê tông, cầu liên hợp, cầu dầm sắt, cầutreo, cầu gỗ và gần 50 nghìn cống Hạ tầng thương mại ở nông thôn mở rộng, tăngnhịp độ và tần suất giao thương Nâng cấp và mở rộng hệ thống điện, nâng tỷ lệ số

xã lên 97,8% với 95,4% hộ sử dụng điện Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin về

cơ bản đã phát triển đến các xã vùng sâu, vùng xa Khoảng 70% số xã có điểm truycập internet công cộng và 97% số xã có điện thoại công cộng (Ban chỉ đạo trungương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới , 2012)

Cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển biến tích cực Công nghiệp vàdịch vụ đã chiếm xấp xỉ 60% cơ cấu kinh tế nông thôn Trên 40 tỉnh hoàn thànhviệc xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn Số lượng làng nghề tănglên, hiện có trên 2.971 làng nghề theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu đã tập trung xây dựng kịchbản về tác động của biến đổi khí hậu tới cấp huyện Thể chế, chính sách, chiếnlược ứng phó với biến đổi khí hậu và kế hoạch hành động quốc gia, huy động đượchơn 1,2 tỉ USD từ cam kết tài trợ quốc tế Năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiêntai tiếp tục được tăng cường

Giám sát chặt chẽ các nguồn tài nguyên và môi trường, tăng cường quản lý

và sử dụng theo hướng bền vững, có hiệu quả được thể hiện qua hàng loạt văn bản

về bảo vệ môi trường nông thôn với mục tiêu ngăn chặn và khắc phục tình trạng ônhiễm môi trường; quản lý tổng hợp chất thải rắn; xử lý, phòng ngừa ô nhiễm dohóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu; phát triển dịch vụ môi trường và xử lý vi phạm

Trang 26

pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt độngbảo vệ môi trường được Chính phủ ban hành đang đi vào cuộc sống

Về nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất làvùng khó khăn được tập trung ưu tiên như xuất khẩu lao động nông thôn; tiếp tụchoàn thiện cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho nông dânthuộc diện thu hồi đất nông nghiệp; Các chính sách và giải pháp xóa đói giảmnghèo được triển khai đồng bộ trên cả 3 phương diện: (i) Giúp người nghèo tăngkhả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợgiúp pháp lý, nhà ở, nước sinh hoạt; (ii) Hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua cácchính sách về bảo đảm đất sản xuất, tín dụng ưu đãi, khuyến nông - lâm - ngư, pháttriển ngành nghề; (iii) Phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn, bản đặcbiệt khó khăn được hưởng ứng mạnh và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao

Các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả đang được triển khaimạnh mẽ Đặc biệt, mô hình kinh tế trang trại theo đơn vị hộ nông thôn đang có xuthế phát triển và tiếp tục là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ lực ở nông thôn Ngàycàng xuất hiện những mô hình hợp tác xã đa dạng, mở ra triển vọng mới

Công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đào tạonguồn nhân lực và công tác khuyến nông ngày càng được coi trọng để hỗ trợ chonông dân phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa Đội ngũ cán bộkhuyến nông ở các địa phương được bổ sung một số lượng lớn Sau 1 năm, cảnước đã đào tạo nghề cho 345.140 lao động nông thôn, tỷ lệ có việc làm sau họcnghề đạt khoảng 70% Việc thí điểm dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và nângcao mức sống ở 11 xã điểm xây dựng mô hình nông thôn mới; mô hình dạy nghềgắn với doanh nghiệp bước đầu thu được kết quả tích cực Việc huy động cácnguồn lực, tăng mạnh đầu tư ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, nông thônđược đổi mới mạnh

Có thể khẳng định, Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trungương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là Nghị quyết mang tính toàndiện và đầy đủ nhất để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta

từ trước đến nay Vì vậy, được nhân dân cả nước, nhất là cư dân nông thôn tích

Trang 27

cực đón nhận, kỳ vọng về một thời kỳ với tương lai phát triển mạnh mẽ Nhiều nộidung của Nghị quyết khi được triển khai đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và tạo

sự chuyển biến rõ rệt, nhất là những nội dung phát triển sản xuất nông nghiệp,giảm nghèo; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; vấn đề an sinh

xã hội; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống…phát huy sức mạnhcủa cả hệ thống chính trị vào công cuộc xây dựng nông thôn mới Có thể coi đây làmột cuộc vận động cách mạng to lớn và quan trọng nhằm tập trung xác định rõ vaitrò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về các hình thức tổ chức sản xuất vàquan hệ sản xuất phù hợp, có hiệu quả ở nông thôn; mối quan hệ giữa đô thị - nôngthôn, công nghiệp - nông nghiệp và giữa trí thức - nông dân để bảo đảm phát triểnbền vững

1.3.2 Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh

Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các đoàn thể và nhân dân chung tayxây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh đã đầu tư khoảng 700 công trình xây dựng cơ

sở hạ tầng nông thôn, đã làm thay đổi cơ bản cảnh quan, môi trường; đời sống vậtchất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt Đến nay, nhận thức về mục tiêu,cách thức triển khai thực hiện Chương trình đã đúng đắn và đầy đủ hơn, nhất lànhận thức về nguồn vốn đầu tư; nhóm các tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất,văn hóa - xã hội, môi trường, hệ thống chính trị được quan tâm đúng mức Tìnhtrạng nợ đọng trong xây dựng hạ tầng nông thôn mới đã dần được khắc phục

- Thực hiện xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Đã banhành cơ chế chính sách để hỗ trợ các tổ chức và cá nhân phát triển sản xuất, nângcao thu nhập và cải thiện cuộc sống, hỗ trợ sản xuất vụ đông, xây dựng vùng sảnxuất lúa lai, lúa chất lượng cao ; các xã đã tập trung xây dựng quy hoạch cácvùng sản xuất sản phẩm hàng hoá chủ lực theo lợi thế của địa phương Đến nay,toàn tỉnh có 48 xã đã xây dựng 63 mô hình trồng trọt, có 20 xã xây dựng mô hìnhphát triển chăn nuôi và 15 xã xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản; mô hình cơgiới hóa trong sản xuất nông nghiệp được thực hiện tại 6 huyện, thị xã, thành phố

để rút kinh nghiệm, triển khai nhân rộng

Trang 28

- Kết quả đạt được theo tiêu chí: Đến nay, số tiêu chí đạt chuẩn bình quâncủa tỉnh Bắc Ninh là 13,46 tiêu chí/xã, là một trong 10 tỉnh có số tiêu chí đạt mức

độ cao trong cả nước (Bình quân cả nước đến nay mới đạt 8,62 tiêu chí/xã, khuvực Đồng bằng Sông Hồng đạt bình quân 10,9 tiêu chí/xã);

Cụ thể:

+ Tiêu chí số 1 (Quy hoạch và thực hiện quy hoạch)

Tính đến nay, 100% số xã đã hoàn thành việc lập quy hoạch chung, quyhoạch chi tiết khu trung tâm xã và quy hoạch chi tiết sử dụng đất; còn quy hoạchsản xuất và đề án xây dựng NTM sẽ hoàn thành trong năm 2014

- Tiêu chí số 2 (Giao thông)

Có 29/97 xã đạt tiêu chí giao thông, tăng 29 xã so với năm 2010 và tăng 23

xã so với năm 2013

- Tiêu chí số 3 (Thủy lợi)

Có 43/97 xã đạt tiêu chí thủy lợi, tăng 38 xã so với năm 2010, tăng 15 xã sovới năm 2013

- Tiêu chí số 4 (Điện nông thôn)

Có 97 xã đạt tiêu chí điện nông thôn (đạt 100%) từ năm 2013, tăng 10 xã sovới năm 2010

- Tiêu chí số 5 (Trường học)

Có 49/97 xã đạt tiêu chí trường học, tăng 22 xã so với năm 2010 và tăng 3

xã so với năm 2013

- Tiêu chí số 6 (Cơ sở vật chất văn hóa)

Có 49/97 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, tăng 45 xã và so với năm

2010, tăng 14 xã so với năm 2013

- Tiêu chí số 7 (Chợ nông thôn)

Có 86/97 xã đạt tiêu chí về chợ nông thôn, tăng 45 xã so với năm 2010 vàtăng 2 xã so với năm 2013

- Tiêu chí số 8 (Bưu điện)

Có 97 xã (100% số xã) đạt tiêu chí bưu điện từ năm 2013, tăng 27 xã so vớinăm 2010

Trang 29

- Tiêu chí số 9 (Nhà ở dân cư): Có 97 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư, tăng 48

xã so với năm 2010 và tăng 2 xã so với năm 2013

- Tiêu chí số 12 (Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên)

Từ năm 2013, 97/97 xã đạt tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thườngxuyên, tăng 86 xã so với năm 2010

- Tiêu chí số 16 (Văn hóa)

Có 42 xã đạt chuẩn tiêu chí về văn hóa, tăng 39 xã so với năm 2010, tăng 3

xã so với năm 2013

- Tiêu chí số 17 (Môi trường)

Có 42 xã đạt tiêu chí về môi trường, tăng 39 xã so với năm 2010 và tăng 3

xã so với năm 2013

- Tiêu chí số 18 (Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh)

Có 91 xã đạt tiêu chí về Hệ thống tổ chức chính trị xã hội, tăng 12 xã so vớinăm 2010, tăng 1 xã so với năm 2013

- Tiêu chí số 19 (An ninh trật tự xã hội)

Có 85 xã đạt tiêu chí về an ninh trật tự xã hội, giảm 6 xã so với năm 2010

Trang 30

và tăng 2 xã so với năm 2013.

Trang 31

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnhBắc Ninh (gồm 13 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 10.566,57 ha)

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề về quản lý sử dụng đất,phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến xây dựng nông thôn mới tại huyệnLương Tài

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lương Tài

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

- Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện

2.2.2 Thực trạng phát triển nông thôn huyện Lương Tài

+ Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

+ Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

+ Thực trạng những vấn đề xã hội nông thôn

+ Thực trạng môi trường nông thôn

+ Thực trạng phát triển sản xuất và kinh tế nông thôn

2.2.3 Tình hình lập đồ án và đề án thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới

2.2.4 Kết quả triển khai thực hiện đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015

2.2.5 Đánh giá mức độ thích hợp các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Tài so với Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới

2.2.6 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện 2.3 Phương pháp nghiên cứu

Trang 32

2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

a Điều tra thu thập số liệu thứ cấp

- Tại UBND, các phòng ban chức năng của huyện Lương Tài, các báo cáotổng kết, các thông tin về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về xây dựng mô hìnhNTM ở thế giới và ở Việt Nam được thu thập qua sách báo, tạp chí bằng phươngpháp tra khảo và chọn lọc

- Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tìnhhình sử dụng và biến động đất đai, biến động đất nông nghiệp và phát triển khudân cư mới Tình hình công tác quy hoạch nông thôn mới trên toàn huyện

b Điều tra thu thập số liệu sơ cấp

+ Công tác lập đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã

+ Phương án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã

+ Điều tra các số liệu tổng hợp về hiện trạng nông thôn các xã và quá trìnhtriển khai thực hiện xây dựng NTM các xã

2.3.2 Phương pháp so sánh

Được thực hiện thông qua phân tích các kinh nghiệm, bài học của các môhình, chương trình phát triển nông thôn cấp cơ sở của các nước và của Việt Nam.Việc nghiên cứu so sánh được phân tích theo các mặt về điều kiện triển khai, nộidung thực hiện, vai trò của cộng đồng, cách thức hỗ trợ của Nhà nước, quy mô vàmức độ thực hiện, nhân rộng,…

2.3.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin, tư liệu cần thiết cho đề tài, tiến hànhthống kê, phân loại tài liệu theo từng phần nhất định để xử lý các dữ liệu phục vụcho xây dựng báo cáo tổng hợp Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và phântích số liệu điều tra từ các xã của khu vực nghiên cứu Kết quả của phương phápnày là xây dựng các bảng biểu cần thiết cho báo cáo tổng hợp

Trang 33

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lương Tài 3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Lương Tài là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh, trong vùng đồngbằng châu thổ sông Hồng Diện tích đất tự nhiên 10.566,57 ha Toạ độ địa lý nằmtrong khoảng 19000’00” đến 21004’12” độ vĩ Bắc; từ 106008’45” đến 106018’25”

độ kinh Đông Ranh giới hành chính huyện được xác định cụ thể như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Gia Bình

+ Phía Nam và phía Đông giáp tỉnh Hải Dương

+ Phía Tây giáp huyện Thuận Thành

Lương Tài có vị trí thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội.Trung tâm huyện cách Thủ đô Hà Nội và thành phố Bắc Ninh không xa, đây làhai thị trường rộng lớn, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao côngnghệ và tạo cơ hội thuận lợi cho huyện tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học

kỹ thuật, hoà nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển thương mại dịch vụ, Huyện có hệ thống các tuyến đường tỉnh lộ: 280, 281, 284, 285 nối liền với quốc

lộ 1A, quốc lộ 5 cùng với các tuyến đường huyện lộ đã hình thành nên mạng lướigiao thông đường bộ khá thuận lợi cho việc giao lưu và tiêu thụ sản phẩm để pháttriển kinh tế xã hội Như vậy, với vị trí địa lý đó, huyện Lương Tài có đầy đủđiều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho sự pháttriển kinh tế - xã hội

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

- Địa hình: nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình huyệnLương Tài tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Tây Bắc xuống ĐôngNam, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Thái Bình Mức độ chênhlệch địa hình tuy không lớn nhưng Lương Tài lại là một trong những huyện thấpnhất tỉnh Bắc Ninh Những vùng trũng ven sông Thái Bình, đất thường xuyên bịúng ngập, glây hoá, khó thoát nước nên chỉ trồng được 1 vụ lúa, việc thâm canh,tăng vụ gặp nhiều khó khăn chủ yếu ở các xã: Lai Hạ, Minh Tân, Trung Kênh

Trang 34

- Địa chất: nằm gọn trong đồng bằng châu thổ sông Hồng, huyện LươngTài mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng,

bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, bề dày các thànhbiến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam, càng xuống phía Nam cấutrúc địa chất càng dày hơn phía Bắc

3.1.1.3 Khí hậu, thuỷ văn

Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh và khô hanh.Nhiệt độ trung bình tháng từ 15 - 220C, lượng mưa/ tháng biến động từ 20mm - 56

mm Bình quân một năm có hai đợt rét nhiệt độ dưới 130C kéo dài trên 3 ngày

Nhiệt độ phân bố theo mùa, mùa nắng nhiệt độ trung bình > 230C, mùalạnh nhiệt độ trung bình < 200C

Độ ẩm không khí trung bình trong năm khoảng 83%, thấp nhất là tháng 12(77%) và cao nhất vào tháng 3, tháng 4 (86 - 88%)

Nhìn chung, điều kiện khí hậu của huyện Lương Tài thích hợp với nhiềuloại cây trồng, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng và phongphú Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến các hiện tượng bất lợi như lượng mưa phân

bố không đều trong năm, nắng nóng, bão về mùa mưa, lạnh và hạn về mùa khô

để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý

b) Thuỷ văn

Thuỷ văn của huyện Lương Tài chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào chế độthủy văn, lưu lượng dòng chảy thượng nguồn của sông Thái Bình

Hệ thống thuỷ văn sông Thái Bình cùng với hệ thống kênh mương, hồ, ao

đã đảm bảo tương đối chủ động cung cấp nước trong mùa khô hạn và tiêu úng

Trang 35

trong mùa mưa lũ Tuy nhiên, do địa hình thấp, mùa mưa tập trung gặp nướcsông Thái Bình dâng cao nên khả năng tiêu nước hạn chế, úng lụt cục bộ kéo dàicần có biện pháp chủ động trong giai đoạn tới

3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bắc Ninh năm 2003 chothấy đất đai huyện Lương Tài được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sacủa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, một số diện tích được hình thành tạichỗ (đất ngập úng; đất bạc màu trên phù sa cổ) Toàn huyện có 11 loại đất:

- Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng:

Diện tích 54,14 ha, chiếm 0,94% so với diện tích điều tra và 0,51% so vớidiện tích tự nhiên; phân bố ở ngoài đê xã Trung Kênh, hàng năm vào mùa mưa lũthường được bồi đắp phù sa

Đất phù sa của hệ thống sông Hồng có độ phì khá, nhưng được phân bố ởngoài đê, về mùa lũ thường hay bị ngập, đất thích hợp để trồng các loại cây hoamàu và cây công nghiệp ngắn ngày

- Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Thái Bình:

Diện tích 211,26 ha chiếm 3,66% so với diện tích đất điều tra và 2,00% sovới diện tích tự nhiên, được phân bố ở ngoài đê sông Thái Bình thuộc các xãMinh Tân, Lai Hạ

Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Thái Bình có độ phì tự nhiên thuộcloại trung bình

Đất thích hợp trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày Để đảmbảo vừa nâng cao năng suất cây trồng, đồng thời nâng cao độ phì cho đất cầntăng cường bón phân hữu cơ

- Đất phù sa không được bồi đắp, không có tầng glây của hệ thống sông Hồng:

Diện tích 274,23 ha chiếm 4,75 % so với diện tích đất điều tra và 2,60 %

so với diện tích đất tự nhiên, phân bố ở địa hình vàn đến vàn cao ở xã TrungKênh Đất được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng Hình

Trang 36

thái phẫu diện đất thường có màu nâu hoặc nâu tươi Thành phần cơ giới đấtthường là thịt trung bình, nhiều nơi là thịt nặng.

Loại đất này có độ phì khá, thích hợp với nhiều loại cây trồng Trồng hai

vụ lúa; 2 lúa – 1 màu (cây vụ đông) hoặc trồng cây ăn quả ở những nơi gần dân

cư có điều kiện canh tác thuận lợi

- Đất phù sa không được bồi, không có tầng glây của hệ thống sông Thái Bình:

Diện tích 895,63 ha chiếm 15,52 % so với diện tích đất điều tra và 8,48 %

so với diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Lâm Thao, Lai Hạ, MinhTân, Trung Chính và Trừng Xá

Đây là loại đất có độ phì nhiêu khá, hiện tại trồng 2 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa –

1 cây vụ đông Để đảm bảo tăng năng suất lúa và cây vụ đông cần tăng cườngbón phân hữu cơ

- Đất phù sa glây của hệ thống sông Hồng:

Diện tích 530,23 ha chiếm 9,19 % so với diện tích đất điều tra và 5,02 % diệntích tự nhiên, phân bố ở các xã Quảng Phú, Phú Hoà, Tân Lãng và thị trấn Thứa

Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa của hệ thống sông Hồng, ở địahình vàn, vàn thấp là chủ yếu

Đây là loại đất có độ phì nhiêu khá, thích hợp với trồng 2 vụ lúa năng suấtcao, có thể cải tạo các chân ruộng có địa hình vàn để trồng 2 vụ lúa - 1 vụ màu

- Đất phù sa glây của hệ thống sông Thái Bình:

Diện tích 1.795,44 ha chiếm 31,1 % so với diện tích đất điều tra và 16,99

% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã: Lâm Thao, Phú Lương, Minh Tân, Lai

Trang 37

- Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng:

Diện tích 575,90 ha chiếm 9,98 % so với diện tích đất điều tra và 5, 45%diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Tân Lãng, Quảng Phú và thị trấn Thứa

Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa của sông Hồng, song do ở địahình cao và thiếu nước tưới trong mùa khô, làm cho đất có quá trình tích luỹ sắt,nhôm và quá trình oxi hoá hình thành tầng loang lổ đỏ vàng

Nhìn chung, loại đất này có độ phì trung bình nhưng do ở địa hình cao,nên khó tưới nước Đất được sử dụng trồng 1 lúa màu + 1 hoặc 2 vụ cây trồngcạn; 2 lúa + vụ đông, cần nghiên cứu có thể chuyển sang trồng cây ăn quả hoặcrau hoa cao cấp

- Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Thái Bình:

Diện tích 341,09 ha, chiếm 5,91 % so với diện tích điều tra và 3,23 % sovới diện tích tự nhiên phân bổ trên các chân đất vàn, vàn cao thuộc các xã: TrungChính, Phú Hoà, Phú Lương

Cây trồng chính là 2 lúa hoặc lúa – màu, ở chân đất này để nâng cao hiệuquả sử dụng đất cần chú ý: bảo đảm đủ nước tưới, tăng cường bón phân chuồng,vôi và lân

- Đất phù sa úng nước mùa hè:

Diện tích 634,29 ha chiếm 10,99 % diện tích đất điều tra và 6,00 % so vớidiện tích tự nhiên Phân bố chủ yếu ở địa hình thấp thuộc các xã Minh Tân, MỹHương, Trung Chính

Hình thái phẫu diện tầng đất mặt thường có màu nâu xám, xuống các tầngdưới thường có màu xanh hoặc xám đen

Đối với loại đất này để có thể trồng 2 vụ lúa/năm cần giải quyết tốt vấn đềthuỷ lợi để tiêu úng vào mùa mưa Cần tăng cường bón vôi cải tạo độ chua chođất Các khu vực ngập sâu có thể cải tạo để bố trí 1 vụ lúa + 1 vụ cá kết hợp trồngcây ăn quả bờ vùng

- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ:

Diện tích 224,46 ha chiếm 3,89 % diện tích đất điều tra và 2,12 % so vớidiện tích tự nhiên, phân bổ ở xã Quảng Phú

Trang 38

Nhìn chung, loại đất này có độ phì nhiêu tự nhiên nghèo, đất chua, cácchất tổng số và dễ tiêu trong đất nghèo.

Loại đất này tuỳ từng địa hình mà có thể bố trí cây trồng cho phù hợp như:đối với các khu vực có địa hình vàn đến vàn thấp, chủ động nước tưới nên bố trítrồng lúa 2 vụ kết hợp với bón phân chuồng, lân và vôi để cải tạo kết cấu đất Cáckhu vực ở địa hình cao có thể bố trí trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày,đặc biệt là nhóm cây họ đậu

b) Tài nguyên nước

* Tài nguyên nước mặt: Tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Lương Tài nóiriêng có hệ thống sông ngòi dày đặc, mạng lưới sông khá dày trung bình 1,0 km-1,2 km /km2 Sông Thái Bình là con sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km,đoạn chảy qua huyện có chiều dài 5,5 km Vào mùa mưa cứ trung bình 1m3 nước

có 1,5 - 3 kg phù sa, lượng phù sa khá lớn này đóng vai trò quan trọng trong quátrình hình thành đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông của huyện Đây cũng lànguồn nước tưới chủ yếu cho diện tích nước trong huyện

Ngoài sông Thái Bình là chính huyện Lương Tài còn có một hệ thống sôngngòi kênh mương cùng với số lượng ao, hồ dày đặc chứa một lượng nước khá lớn,góp phần cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân

* Tài nguyên nước ngầm: chưa được khảo sát tính toán cụ thể, song quathực tế sử dụng nước giếng đào của nhân dân trong huyện cho thấy: Mực nướcngầm có ở độ sâu trung bình từ 3 - 5m với chất lượng nguồn nước khá tốt, có thểkhai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt

Nhìn chung, nước mặt và nước ngầm trong huyện dồi dào, đảm bảo cungcấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế xã hội khác Tuynhiên do điều kiện địa hình, do sự phân bố lượng mưa theo mùa, nên hiện tượnghạn hán, úng lụt cục bộ vẫn xảy ra, nhất là vấn đề úng ở các xã nằm ở phía Đôngcủa huyện

Trang 39

c) Tài nguyên khoáng sản

Lương Tài là một huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ cóđất sét làm gạch được phân bố ở xã: Minh Tân, Lai Hạ Ngoài ra, còn có cát tạicác xã ven sông với khối lượng ít nhưng vẫn có thể tận dụng và khai thác được

để phục vụ cho xây dựng

d) Tài nguyên nhân văn

Là mảnh đất vốn có lịch sử lâu đời, Lương Tài từ xưa đã có sự tồn tại củacon người Quá trình hình thành và phát triển cư dân huyện Lương Tài gắn liềnvới các đặc điểm sinh sống, lao động, văn hóa và tôn giáo của vùng Kinh Bắc

Trên địa bàn huyện có 14 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, trong đó

có 7 di tích được Bộ văn hoá thông tin công nhận và 7 di tích được tỉnh côngnhận Ngoài ra, trong huyện còn có 1 làng nghề truyền thống lâu đời (Làng Vó)đến nay vẫn giữ vững và từng bước được mở rộng đó là làng nghề đúc đồngthuộc xã Quảng Phú,…

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, dưới sự lãnh đạo củaĐảng và Nhà nước, nhân dân Lương Tài đã đạt được những thành tựu kinh tếquan trọng, đời sống nhân dân dần dần ổn định và có nhiều bước cải thiện Tuyhuyện còn nhiều khó khăn nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần cáchmạng, Đảng bộ, quân dân huyện Lương Tài đã vượt qua khó khăn, tranh thủ thời

cơ phát huy các lợi thế vững vàng thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, côngnghiệp hóa hiện đại hóa quê hương

Ngày nay, các truyền thống văn hóa tốt đẹp của người dân Lương Tài đã

và đang được gìn giữ, phát triển góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội của huyện

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a) Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua kinh tế có sự tăng trưởng nhanh tốc độ tăng trưởngbình quân GDP trong các năm từ 2010 - 2015 đạt 5% Trong đó:

Trang 40

- Ngành nông nghiệp tốc độ tăng trưởng đạt 2,2%.

- Ngành công nghiệp tốc độ tăng trưởng đạt 5,4%

- Ngành dịch vụ tốc độ tăng trưởng đạt 6,8%

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã đạtđược những kết quả nhất định Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cựctrong các khu vực và từng ngành kinh tế Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ tăng Tỷ trọng giá trị sản xuấtngành nông nghiệp – thủy sản giảm trong khi đó giá trị sản xuất tuyệt đối củanông nghiệp – thủy sản hàng năm đều tăng

Cụ thể tỷ trọng công nghiệp tăng từ 37,0% năm 2010 lên 37,7% năm2015; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 28,4% năm 2010 lên 32,7% năm 2015; tỷ trọngnông nghiệp giảm từ 34,6% năm 2010 xuống 29,6% năm 2015 Tuy nhiên,chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong huyện còn chậm và nặng tính thuần nông

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Lương Tài năm 2015

3.1.2.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a) Dân số

Theo số liệu thống kê, dân số của huyện Lương Tài đến năm 2015 là101.464 người, trong đó nam 49.717 người (chiếm 49%) và nữ 51.747 người(chiếm 51%), mật độ dân số khoảng 950 người/km2 Dân số phân bố không đồngđều giữa các địa bàn trong huyện tập trung nhiều nhất ở thị trấn Thứavà xã Trung

Ngày đăng: 25/04/2017, 09:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
20. Trang Websitehttp://www.inas.gov.vn/719-phong-trao-lang-moi-o-han-quoc.html, Đinh Quang Hải, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, 2010.21.Trang Websitehttp://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30703&amp;cn_id=256860, Theo Tri thức mới, năm 2008 Link
1. Ban chỉ đạo trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (2012), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, những vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ và nhiệm vụ trọng tâm năm 2012 . 2. Vũ Thị Bình (2006), Quy hoạch phát triển nông thôn, Trường Đại học nôngnghiệp I Hà Nội Khác
3. Vũ Thị Bình, Nguyễn Thị Vòng, Đỗ Văn Nhạ (2006), Quy hoạch phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
4. Bộ Công thương (2014), Quyết định số 12151/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 31/12/2014 về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 7 về chợ trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới Khác
5. Bộ Tài chính (2012), Báo cáo Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giải pháp thực hiện trong thời gian tới Khác
6. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn Khác
7. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng Quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới Khác
8. Bộ XD - BNNPTNT-BTN&amp;MT (2011) Thông tư liên tịch số: 13/2011/TTLT- BXD- BNNPTNT-BTN&amp;MT ngày 28 tháng 10 năm 2011 quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới Khác
9. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 07/2010/TT- BNNPTNT ngày 08/02/2010 hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác
10. Bộ nông nghiệp và PTNT (2009), Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác
11. Bộ NN&amp;PTNT, Bộ KHĐT, Bộ TC (2011), Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 hướng dẫn thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Khác
12. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009) Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác
13. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 Khác
14. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 về Sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác
15. Uỷ ban nhân dân huyện Lương Tài, Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh Khác
16. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2010), Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp bộ: nghiên cứu hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng làm cơ sở cho việc đề xuất chính sách xây dựng nông thôn mới trong điều kiện của Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w