1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới ở xã hương toàn, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

95 662 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 892,56 KB

Nội dung

Tôi xin chân thành cảm ơn đến UBND xã Hương Toàn, người dân xã Hương Toàn và các phòng ban ngành, các cơ quan của xã có liên quan đến chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã đã tạo điều

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Niên khóa: 2009 - 2013

Trang 2

Khóa luận tốt nghiệp này là sự đúc kết lại kiến thức đã học trong 4 năm học vừa qua, là kết quả của việc tiếp thu những kiến thức quý báu từ quý thầy cô của trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế đã tận tình giảng dạy.

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi

đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ quý thầy cô trong trường Đại học Kinh Tế Đại học Huế, các thầy cô giáo trong khoa kinh tế và phát triển; các cán bộ và người dân xã Hương Toàn; bố mẹ, anh chị em và bạn bè.

-Để bày tỏ lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong trường Đại học Kinh Tế, các thầy cô trong khoa kinh tế và phát triển Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Th.s Nguyễn Văn Lạc người

đã tận tình hướng dẫn, góp ý kiến và truyền đạt kiến thức cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi xin chân thành cảm ơn đến UBND xã Hương Toàn, người dân xã Hương Toàn và các phòng ban ngành, các cơ quan của xã có liên quan đến chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp số liệu thứ cấp, giúp tôi trong việc thu thập số liệu sơ cấp, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này để hoàn thành khóa luận đúng thời gian quy định.

Xin chân thành cảm ơn những tình cảm, sự động viên và giúp đỡ của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực hiện khóa luận này.

Tuy có nhiều cố gắng nhưng do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm cũng như trình độ năng lực của bản thân nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, quý cơ quan và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên Phan Thị Trang

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU vii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I Tính cấp thiết của đề tài 1

II Mục tiêu nghiên cứu 3

III Phương pháp nghiên cứu 3

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

PHẦN II: NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1.1 Các khái niệm liên quan 5

1.1.2 Chính sách và căn cứ pháp lý của chương trình NTM 5

1.1.3 Mục tiêu và nội dung của chương trình NTM 6

1.1.3.1 Mục tiêu 6

1.1.3.2 Nội dung của chương trình NTM 7

1.1.4 Vốn, nguồn vốn và cơ chế huy động vốn thực hiện chương trình 16

1.1.5 Đặc điểm của chương trình NTM 17

1.1.6 Phân công quản lý và tổ chức thực hiện chương trình NTM 17

1.1.7 Bộ tiêu chí đánh giá và tổ chức đánh giá, xét duyệt đạt chuẩn NTM 19

1.1.8 Khái quát tình hình xây dựng NTM ở Thừa thiên Huế và toàn quốc 27

1.1.8.1 Đối với toàn quốc 27

1.1.8.2 Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế 28

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NTM Ở XÃ HƯƠNG TOÀN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 30

2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 30

2.1.1.Điều kiện tự nhiên 30

2.1.1.1.Địa hình và thổ nhưỡng 30

2.1.1.2.Chế độ khí hậu, thời tiết 31

2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội 32

2.1.2.1 Kinh tế 32

2.1.2.2 Xã hội 34

2.1.2.3 Tình hình sử dụng đất đai 35

2.2 Phân tích SWOT 37

Trang 4

2.2.2 Điểm yếu 38

2.2.3 Cơ hội 38

2.2.4 Thách thức 39

2.3 Đánh giá thực trạng xây dựng NTM ở xã Hương Toàn 40

2.3.1 Phân tích các tiêu chí NTM của xã Hương Toàn trước khi tiến hành thực hiện NTM 40

2.3.2 Thực trạng nguồn lực cho chương trình NTM ở Hương Toàn 47

2.3.2.1 Con người 47

2.3.2.1 1 Cán bộ thực hiện dự án 47

2.3.2.1.2 Tham gia của người dân 47

2.3.2.2 Vốn 50

2.3.3 Tình hình đầu tư xây dựng NTM ở Hương Toàn 53

2.3.4 Kết quả thực hiện đầu tư thí điểm NTM ở Hương Toàn 56

2.3.5 Đánh giá về chương trình NTM 67

2.3.5.1 Hiểu biết của người dân về chương trình NTM 68

2.3.5.2 Đánh giá của người dân về các vấn đề liên quan đến CT NTM 69

2.3.5.3 Đánh giá chung về chương trình nông thôn mới 74

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NTM CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NTM 75

3.1 Bài học kinh nghiệm 75

3.2 Giải pháp thực hiện CT NTM 76

3.2.1 Giải pháp chung 76

3.2.2 Giải pháp cụ thể 77

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

I Kết luận 81

II Kiến nghị 82

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CT NTM: Chương trình nông thôn mới

HTX: Hợp tác xã

NN, CN: Nông nghiệp, công nghiệp

UBND: Ủy ban nhân dân

HĐND: Hội đồng nhân dân

CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Bộ KH-ĐT: Bộ kế hoạch đầu tư

Bộ LĐ-TB&XH: Bộ lao động thương binh và xã hội

Bộ NN-PTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

TNBQ: Thu nhập bình quân

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Vị trí địa lý xã Hương Toàn 30

Biểu đồ 2: Cách thức người dân tiếp cận chương trình NTM 69

Biểu đồ 3: Đánh giá của người dân về chương trình NTM 70

Biểu đồ 4: Đánh giá chung về chương trình NTM 74

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Nội dung của chương trình nông thôn mới 8

Bảng 2: Bộ tiêu chí đánh giá nông thôn mới 20

Bảng 3: Nội dung thay đổi tiêu chí số 10 về thu nhập 26

Bảng 4: Đánh giá theo 19 tiêu chí ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012 29

Bảng 5: Dân số và lao động xã Hương Toàn 34

Bảng 6:Tình hình sử dụng đất đai của xã Hương Toàn 37

Bảng 7: Đánh giá các tiêu chí NTM ở Hương toàn trước khi tiến hành thực hiện chương trình NTM năm 2010 41

Bảng 08: Hiểu biết của người dân về nông thôn mới 47

Bảng 09: Tham gia của người dân vào các dự án 49

Bảng 10: Ngồn vốn thực hiện chương trình nông thôn mới ở Hương Toàn 51

Bảng 11: Tổng hợp vốn đầu tư cho giai đoạn 2011 – 2015 (ĐVT: tỷ đồng) 52

Bảng 12: Nội dung ưu tiên đầu tư cho từng giai đoạn 54

Bảng 13: So sánh 19 tiêu chí thuộc bộ tiêu chí NTM ở Hương Toàn 57

Bảng 14: Đánh giá kết quả thực hiện NTM ở Hương Toàn theo 19 tiêu chí NTM 62

Bảng 15: Đánh giá của người dân về chương trình nông thôn mới 73

Trang 8

Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

 Mục đích nghiên cứu đề tài:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến công cuộc xâydựng NTM trên cả nước nói chung cũng như ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Thị xã HươngTrà và xã Hương Toàn nói riêng

- Đánh giá thực trạng Xây dựng NTM ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnhThừa Thiên Huế Phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của xãHương Toàn trong công cuộc xây dựng NTM

- Từ đó đề ra giải pháp để thực hiện 1 cách bền vững và có hiệu quả chương trìnhmục tiêu quốc gia về NTM cho các xã

 Để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu: (1) phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; (2) phương pháp điều tra

và thu thập tài liệu bao gồm: tổng hợp tài liệu thứ cấp; tổng hợp tài liệu sơ cấp –phương pháp điều tra chọn mẫu; (3) phương pháp chuyên gia, chuyên khảo; (4)phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm: thống kê mô tả; phương pháp so sánh;phương pháp phân tích SWOT; phương pháp phân tích định tính

 Phạm vi nghiên cứu đề tài: đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xãHương Toàn, Thị Xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ lúc xã Hương Toàn bắt đầutriển khai chương trình NTM 2010 đến hết năm 2012; đề tài chủ yếu đánh giá thựctrạng xây dựng NTM và sự nhìn nhận của người dân ở xã về chương trình NTM

Trang 9

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I Tính cấp thiết của đề tài

Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnhvực nông nghiệp Với điều kiện con người, tự nhiên thuận lợi, Việt Nam đã và đang làmột nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư đang sống ở vùng nông thôn Tam nôngbao gồm nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trò to lớn, có vị trí quan trọngtrong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; bên cạnh đó, nông nghiệpnông thôn ở nước ta còn là khu vực giàu tiềm năng cần khai thác một cách có hiệuquả; tuy tỷ lệ dân thành thị ở nước ta là không cao nhưng khoảng cách giữa khu vựcthành thị và nông thôn là khá lớn Thực tiễn cũng cho thấy, những xã hội tiến bộ baogiờ cũng chú ý tới việc thu hẹp khoảng cách sự phát triển giữa thành thị và nông thôn,phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội, cải thiện điều kiệnsinh hoạt ở nông thôn, làm cho thành thị và nông thôn xích lại gần nhau Vì vậy, việcphát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vaitrò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước Nghị quyết Đại hội Đại

biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng NTM là: “xây dựng

NTM ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”.

Khẳng định tầm quan trọng của nông nghiệp nông thôn nước ta và thực hiệnđường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CPban hành một chương trình hành động của Chính phủ về xây dựng nông nghiệp, nôngdân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn và chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM Đây là chương trình mangtính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, vănhóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng Mục tiêu chung của chương trình đượcĐảng ta xác định là: xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiệnđại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát

Trang 10

xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh tháiđược bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của ngườidân ngày càng được nâng cao.

Năm 2010 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM được đưa vào thựchiện thí điểm ở các xã thuộc 11 tỉnh thành trên cả nước Đến nay, chương trình đãđược triển khai hơn 2 năm và đạt được những thành tựu đáng khích lệ, diện mạo củacác vùng nông thôn đã có những thay đổi tích cực, tuy nhiên các địa phương thực hiệnchương trình cũng gặp không ít khó khăn trong việc đạt được các tiêu chí trong bộ tiêuchí NTM

Thị xã Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm 7 phường và 9 xã HươngToàn là một trong 9 xã thuộc thị xã Hương Trà và là một trong 3 xã thí điểm NTM củathị xã Chương trình NTM là một chương trình, dự án quan trọng và được ưu tiên hàngđầu của xã Sau hơn 2 năm thực hiện (bắt đầu từ 2010) xã đã có nhiều thay đổi tíchcực Để đạt được các tiêu chí trong bộ tiêu chí NTM nhiều dự án nhỏ đã được hoànthành như: xây dựng trường học, xây dựng hoặc tu bổ hệ thống giao thông, hệ thốngthủy lợi; nhiều dự án đang được quy hoạch và triển khai như: xây dựng khu vui chơi,thể thao giải trí, chợ… Tuy nhiên, nỗ lực thực hiện các dự án nhỏ đó không phải tất cảđều mang lại những lợi ích nhất định cho người dân hay được người dân hưởng ứng,thực tế cho thấy, bên cạnh những thành tựu đạt được là nhiều vấn đề cần phải bàn tới

Để nhìn lại thực trạng xây dựng NTM nơi đây, nhìn lại những thành tựu đạt được,nhìn lại những khó khăn mắc phải, để rút ra những bài học kinh nghiệm và để tìm racác giải pháp cho việc thực hiện chương trình NTM trong giai đoạn tới tôi đã quyết

định chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng xây dựng NTM ở xã Hương Toàn, thị xã

Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm bài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của

mình

Trang 11

II Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến công cuộc xâydựng NTM trên cả nước nói chung cũng như ở tỉnh Thừa Thiên Huế, thị xã Hương Trà

và xã Hương Toàn nói riêng

- Đánh giá thực trạng Xây dựng NTM ở xã Hương Toàn - thị xã Hương Trà - tỉnhThừa Thiên Huế Phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của xãHương Toàn trong công cuộc xây dựng NTM

- Từ đó đề ra giải pháp để thực hiện 1 cách bền vững và có hiệu quả chương trìnhmục tiêu quốc gia về NTM cho các xã

III Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Đây là phương pháp xuyên suốt trong toàn bộ đề tài Phương pháp này nhằm xâydựng tiền đề lý luận của đề tài, để xem xét các sự vật và hiện tượng, sự vận động vàbiến đổi của nó trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau Từ cách nhìn nhận xem xét vấn

đề để tìm ra bản chất các sự vật hiện tượng trong điều kiên cụ thể tại địa bàn nghiêncứu

 Phương pháp điều tra và thu thập tài liệu

- Tổng hợp tài liệu thứ cấp: các tài liệu về NTM và địa bàn nghiên cứu như cácvăn bản quy định về CT NTM, các số liệu thống kê về tình hình cơ bản của địaphương, các tài liệu về thực hiện CT NTM ở Hương Toàn sẽ được thu thập để phục vụcho nghiên cứu đề tài

- Tổng hợp tài liệu sơ cấp: để tổng hợp tài liệu sơ cấp tôi sử dụng phương phápđiều tra chọn mẫu Phương pháp này nhằm thu thập thông tin liên quan tới nhìn nhậncủa người dân cũng như các phân tích đánh giá và việc sẵn sàng tham gia vào CTNTM, tôi đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi 60 hộ theo các nhóm đối tượng ngànhnghề khác nhau tại xã Hương Toàn

 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Để có những thông tin mang tính chất tham khảo có tính chất bao quát và tầm nhìn

Trang 12

các kết quả nghiên cứu sẽ được tập hợp, phân tích Ngoài ra, ý kiến của các nhà quản

lý cấp huyện, tỉnh về CT NTM sẽ được thu thập phục vụ cho nghiên cứu

 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích SWOT

- Phương pháp phân tích định tính

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Hương Toàn,Thị Xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Về mặt thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu từ lúc xã Hương Toàn bắt đầutriển khai chương trình NTM 2010 đến hết năm 2012

- Về nội dung: đánh giá thực trạng Xây dựng NTM và sự nhìn nhận của ngườidân ở xã về chương trình NTM

Trang 13

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Các khái niệm liên quan

- Nông thôn (Theo Quyết định số 800/QD-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 củaThủ tướng Chính phủ) là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã

- Nông nghiệp là quá trình sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho conngười và tạo ra của cải cho xã hội

- Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nôngnghiệp, sống chủ yếu bằng ruộng vườn và tư liệu chính là đất đai

- NTM là nông thôn có kinh tế phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhândân được nâng cao, có quy hoạch, kết cấu hạ tầng hiện đại, môi trường sinh thái tronglành, dân trí cao, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, an ninh chính trị được giữvững

- Xây dựng nông thôn mới (Theo Quyết định số 800/QD-TTg ngày 04 tháng 6năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ) là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộngđồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang,sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếpsống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vậtchất, tinh thần của người dân được nâng cao

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả

hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà còn là vấn

đề kinh tế - chính trị tổng hợp

Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chămchỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh

1.1.2 Chính sách và căn cứ pháp lý của chương trình NTM

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: “Xâydựng NTM ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp

Trang 14

lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội phát triển ngày càng hiệnđại”.

- Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương khoá X

về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định nhiệm vụ: “ Chương trình mục tiêuquốc gia xây dựng NTM”

- Thông báo số 238- TB/TƯ ngày 07/4/2009 của Ban bí thư về chương trình xâydựng thí điểm NTM trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH

- Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêuchíquốc gia về NTM

- Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chươngtrình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020

- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 về việc hướng dẫn thựchiện bộ tiêu chí quốc gia về NTM

- Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 7( khoá X) vềnông nghiệp, nông dân, nông thôn Thừa Thiên Huế số 22/CTr/TU ngày 27/3/2009được Hội nghị Tỉnh uỷ lần thứ 16 ( khoá XIII)

- Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã khoá XIII, nhiệm kỳ 2010-2015

- Nghị quyết Hội đồng nhân dân xã, khoá X, kỳ họp thứ 2

1.1.3 Mục tiêu và nội dung của chương trình NTM

1.1.3.1 Mục tiêu

 Mục tiêu tổng quát:

- Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội từng bước hiện đại;

- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp vớiphát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ;

- Gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch;

- Xây dựng một xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc;

- Bảo vệ môi trường sinh thái;

- Giữ vững an ninh trật tự vùng nông thôn

- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân;

Trang 15

- Phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

 Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn NTM (theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM)

- Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn NTM (theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM)

1.1.3.2 Nội dung của chương trình NTM

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là một chương trình tổng thể

về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung sau:

Trang 16

Bảng 1: Nội dung của chương trình nông thôn mới

xây dựng nông thôn

trên địa bàn cả nước

làm cơ sở đầu tư xây

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội– môi trường; phát triển các khu dân cư mới vàchỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bànxã

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônchủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môitrường hướng dẫn thực hiện nội dung 1

“Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếucho phát triển sản xuất nông nghiệp hànghóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vàdịch vụ”;

- Bộ xây dựng hướng dẫn thực hiện nộidung 2: “quy hoạch phát triển hạ tầng kinh

tế – xã hội – môi trường; phát triển các khudân cư mới và chỉnh trang các khu dân cưhiện có trên địa bàn xã”;

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân cáchuyện, thị xã hướng dẫn các xã rà soát, bổsung và hoàn chỉnh 02 loại quy hoạch trên;đồng thời chỉ đạo thực hiện;

- Ủy ban nhân dân xã tổ chức lập quyhoạch, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng

Trang 17

dân cư, trình Ủy ban nhân dân huyện phêduyệt và tổ chức thực hiện các quy hoạch đãđược duyệt.

- Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảocung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuấttrên địa bàn xã Đến 2015 có 85% số xã đạttiêu chí NTM và năm 2020 là 95% số xã đạtchuẩn;

- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụnhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địabàn xã Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa

xã, thôn đạt chuẩn, đến 2020 có 75% số xã đạtchuẩn;

- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụviệc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã Đến

- Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thựchiện nội dung 1: “Hoàn thiện đường giaothông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệthống giao thông trên địa bàn xã”;

- Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện nộidung 2: “Hoàn thiện hệ thống các công trìnhđảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt vàsản xuất trên địa bàn xã”;

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướngdẫn thực hiện nội dung 3: “Hoàn thiện hệthống các công trình phục vụ nhu cầu vềhoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã”;

- Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện nội dung 4:

“Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụviệc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã”;

- Bộ Giáo dục hướng dẫn thực hiện nộidung 5: “Hoàn thiện hệ thống các công trìnhphục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa

Trang 18

2020 có 77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hóa

hệ thống kênh mương nội đồng theo quyhoạch)

- Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện nội dung6: “Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trìnhphụ trợ”;

- Bộ NN PTNT hướng dẫn thực hiện nộidung 7: “Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợitrên địa bàn xã”;

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân cáchuyện, thị xã hướng dẫn các xã xây dựng đề

án theo các nội dung trên; đồng thời chỉ đạothực hiện;

- Ủy ban nhân dân các xã xây dựng đề án

- Tăng cường công tác khuyến nông; đẩynhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp;

- Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sauthu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư

- Bộ NN-PTNT hướng dẫn thực hiện nộidung 1,2,3,4

- Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện nộidung 05

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ

và UBND các huyện, thị xã hướng dẫn các

xã xây dựng đề án theo các nội dung trên;đồng thời chỉ đạo thực hiện;

Trang 19

- Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thốngtheo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”,phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địaphương;

- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nôngthôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn,giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơcấu lao động nông thôn

- UBND các xã xây dựng đề án và tổ chứcthực hiện

- Thực hiện các chương trình an sinh xã hội

- Bộ LDĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiệncác nội dung trên;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ

và UBND các huyện, thị xã hướng dẫn các

xã xây dựng đề án theo các nội dung có liênquan nêu trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện;

- UBND các xã xây dựng đề án và tổ chứcthực hiện

(5) Đổi

mới và

phát triển

các hình

Đạt yêu cầu tiêu chí

13 của tiêu chí quốc

gia NTM Đến 2015

có 65% số xã đạt

- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, HTX;

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nôngthôn;

- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên

- Bộ NN-PTNT chủ trì, hướng dẫn thựchiện các nội dung 1, 3;

- Bộ KH-ĐT hướng dẫn thực hiện nội dung2;

Trang 20

thôn trung ương và UBND các huyện, thị xã

hướng dẫn các xã xây dựng đề án theo cácnội dung trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện;

- UBND các xã xây dựng đề án theo nộidung 1, lấy ý kiến tham gia của cộng đồngdân cư, trình UBND tỉnh phê duyệt và tổchức thực hiện

- Bộ giáo dục và đào tạo chủ trì, hướng dẫnthực hiện đề án;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ

và UBND chỉ đạo các huyện, thị xã hướngdẫn các xã Xây dựng đề án; đồng thời chỉđạo thực hiện;

- UBND các xã Xây dựng đề án và tổ chứcthực hiện

- Bộ Y tế chủ trì, hướng dẫn thực hiện đềán;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ

và UBND chỉ đạo các huyện, thị xã hướngdẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dungtrên; đồng thời chỉ đạo thực hiện;

- UBND các xã xây dựng đề án và tổ chức

Trang 21

- Thực hiện thông tin và truyền thông nôngthôn, đáp ứng yêu cầu bộ tiêu chí quốc giaNTM.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì,hướng dẫn thực hiện nội dung 1;

- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì,hướng dẫn thực hiện nội dung 2;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ

và UBND chỉ đạo các huyện, thị xã hướngdẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dungtrên; đồng thời chỉ đạo thực hiện;

- UBND các xã xây dựng đề án, lấy ý kiếntham gia của cộng đồng dân cư và tổ chứcthực hiện

- Xây dựng các công trình bảo vệ môi trườngnông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quyhoạch, gồm: xây dựng,cải tạo nâng cấp hệ

- Bộ NN-PTNT chủ trì, hướng dẫn thựchiện;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ

và UBND chỉ đạo các huyện, thị xã hướngdẫn các xã Xây dựng đề án theo các nộidung trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện;

Trang 22

thôn trạm y tế, công sở và

các khu dịch vụ công

cộng; thực hiện các

yêu cầu về bảo vệ và

cải thiện môi trường

sinh thái trên địa bàn

xã Đến 2015 có

35% số xã đạt chuẩn

và đến 2020 có 80%

số xã đạt chuẩn

dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã;

chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xâydựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư,phát triển cây xanh ở các công trình côngcộng…

tham gia của cộng đồng dân cư và tổ chứcthực hiện

- Ban hành chính sách khuyến khích, thu hútcán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn vềcông tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu,vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanhchóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các vùngnày;

- Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạtđộng của các tổ chức trong hệ thống chính trịphù hợp với yêu cầu xây dựng NTM

- Bộ Nội vụ chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ,UBND các huyện, thị xã hướng dẫn các xãxây dựng đề án theo các nội dung có liênquan; đồng thời chỉ đạo, triển khai thựchiện;

- UBND các xã xây dựng đề án theo nộidung 1, 3 và tổ chức thực hiện

Trang 23

- Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ

và chính sách tạo điều kiện cho lực lượng anninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảmbảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêucầu xây dựng NTM

- Bộ Công an chủ trì, hướng dẫn thực hiện

đề án;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ

và UBND các huyện, thị xã hướng dẫn các

xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện

(Nguồn: QĐ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020, 04/06/2010)

Trang 24

1.1.4 Vốn, nguồn vốn và cơ chế huy động vốn thực hiện chương trình

 Vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình

- Vốn ngân sách (TƯ và địa phương), bao gồm:

 Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ cómục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địabàn: Khoảng 23%;

 Vốn trực tiếp cho chương trình để thực hiện các nội dung theo quy định tạiđiểm 3 mục VI của quyết định này: Khoảng 17%

- Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại):Khoảng 30%;

- Vốn từ các doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác: Khoảng 20%;

- Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: Khoảng 10%

Cơ chế huy động vốn thực hiện chương trình:

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia;các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn

- Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triểnkhai chương trình HĐND tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sửdụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đãtrừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựngNTM

- Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thuhồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín đụng dầu tư phát triển của Nhà nướchoặc tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư vàđược hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật

- Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng

dự án cụ thể, do HĐND xã thông qua

- Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong

và ngoài nước cho các dự án đầu tư

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng

Trang 25

- Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

(Nguồn: QĐ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn

2010 – 2020, 04/06/2010)

1.1.5 Đặc điểm của chương trình NTM

- Chương trình NTM được thực hiện ở những khu vực nông thôn, những nơiđang gặp khó khăn về kinh tế, xã hội, môi trường Nơi mà cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất

kỹ thuật còn yếu kém; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn

- Lập quy hoạch cho chương trình là nội dung đầu tiên, nội dung chủ yếu và lànội dung quan trọng quyết định đến sự thành công của cả chương trình nhưng đồngthời nó cũng là nội dung khó thực hiện nhất

- Nguồn vốn đầu tư vào các dự án trong chương trình tương đối lớn, chủ yếu lànguồn vốn được hỗ trợ, cấp phát bởi các cơ quan

- Chương trình NTM ở cấp xã chủ yếu chú trọng về phát triển kết cấu hạ tầng,chưa chú trọng nhiều về phát triển sản xuất, tăng thu nhập

1.1.6 Phân công quản lý và tổ chức thực hiện chương trình NTM

 Trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương:

Các Bộ, Ngành được phân công thực hiện các nội dung của chương trình, chịutrách nhiệm về việc xây dựng cơ chế, chính sách; hướng dẫn xây dựng các đề án, dự

án để thực hiện các nội dung theo yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia về NTM; đồng thờiđôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện ở cơ sở

 Bộ NN-PTNT là cơ quan thường trực chương trình, có nhiệm vụ:

- Giúp Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện chương trình; chủ trì và phối hợp vớicác Bộ, Ngành liên quan xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về mục tiêu, nhiệm

vụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu

tư và Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Chính phủ;

- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chương trình của các Bộ,ngành, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổng hợpbáo cáo Ban chỉ đạo Trung ương và Chính phủ

Trang 26

 Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, Ngành có liên quan cân đối vàphân bổ nguồn lực cho chương trình thuộc nguồn vốn ngân sách Trung ương

- Phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, quản lýthực hiện chương trình

 Bộ Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ NN-PTNT xác định vốn từngân sách đối với từng nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, Ngành, địa phương triển khai thựchiện chương trình theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước

- Chịu trách nhiệm hướng dẫn cơ chế tài chính phù hợp với các Đề án, dự án củachương trình

- Giám sát chi tiêu

- Tổng hợp quyết toán kinh phí chương trình; cơ chế lồng ghép các nguồn vốn

 Bộ xây dựng: Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương hoàn thành quy hoạch ở các xãtheo tiêu chí NTM;

 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách tíndụng của các ngân hàng tham gia thực hiện chương trình;

 Các cơ quan thông tin truyền thông: Tuyên truyền phục vụ yêu cầu của chươngtrình

 Trách nhiệm của địa phương

- Tổ chức triển khai các chương trình trên địa bàn;

- Phân công, phân cấp trách nhiệm của từng cấp và các ban, ngành cùng cấptrong việc tổ chức thực hiện chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đềcao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở;

- Chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn; thườngxuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý thực hiện chương trình và thực hiện chế độ báocáo hàng năm

- Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể: đề nghị Ủy ban Trung ươngMTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên tích cực tham gia vào thực hiện chương

Trang 27

trình; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

ở khu dân cư”, bổ sung theo các nội dung mới phù hợp với chương trình mục tiêu quốcgia xây dựng NTM

(Nguồn: QĐ phê duyệt CT mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 –

2020, 04/06/2010)

1.1.7 Bộ tiêu chí đánh giá và tổ chức đánh giá, xét duyệt đạt chuẩn NTM

 Bộ tiêu chí đánh giá đạt chuẩn NTM:

(1) Quy hoạch – tiêu chí 1;

(2) Hạ tầng kinh tế xã hội – tiêu chí 2,3,4,5,6,7,8,9;

(3) Kinh tế và tổ chức sản xuất – tiêu chí 10,11,12,13;

(4) Văn hóa – xã hội – môi trường – tiêu chí 14,15,16,17;

(5) Hệ thống chính trị - tiêu chí 18,19

(Nguồn: theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM ban hành kèm theo quyết định số

491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của thủ trướng chính phủ)

Trang 28

Bảng 2: Bộ tiêu chí đánh giá nông thôn mới

TT Hạng

mục Nội dung chi tiết

Chỉ tiêu chun g

Chỉ tiêu theo vùng

TDMNphía Bắc

ĐBsôngHồng

BắcTrungBộ

Duyênhải namTB

TâyNguyên

ĐôngNamBộ

ĐB sôngcửu long

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế-xãhội-môi trường theo chuẩn mới

- Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới

và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theohướng văn minh, bảo tồn được bản sắc vănhóa tốt đẹp

100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Trang 29

- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứnghóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của BộGTVT

70% 50% 100% 70% 70% 70% 100% 50%

- Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và khônglầy lội vào mùa mưa (CH: cứng hóa) 100%

100%

(50%

cứnghóa)

100%

cứnghóa

100%

(70%

cứnghóa)

100%

(70%

cứnghóa)

100%

(50%

cứnghóa)

100%

(cứnghóa)

100%(30%cứnghóa)

- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng đượccứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện 65% 50% 100% 70% 70% 70% 100% 50%

Trang 30

học giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật

chất đạt chuẩn quốc gia

g Không Không Không Không Không

- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ xây

1,5lần 1,4 lần 1,4 lần 1,3 lần 1,5 lần 1,3 lần

Trang 31

85% 70% 90% 85% 85% 70% 90% 80%

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo >35% >20% >40% >35% >35% >20% >40% >20%

15 Y tế - Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo 30% 20% 40% 30% 30% 20% 40% 20%

Trang 32

- Y tế xã đạt chuẩn quốc gia Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt

16 Văn

hóa

- Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêuchuẩn làng văn hóa theo quy định của BộVH-TT-DL

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêuchuẩn về môi trường Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt

- Không có các hoạt động suy giảm môitrường và có các hoạt động phát triển môitrường xanh, sạch, đẹp

Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt

- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt

- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý

cơ sở theo quy định Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt

- Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt

Trang 33

- An ninh, trật tự xã hội được giữ vững Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt

(Nguồn: quyết định ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM của thủ tướng chính phủ 4/2009)

Trang 34

Đến tháng 2/2013 thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 342/QĐ-TTg sửađổi 5 tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về NTM, bao gồm: tiêu chí 7 về chợ nông thôn,tiêu chí 10 về thu nhập, tiêu chí 12 về cơ cấu lao động, tiêu chí 14 về giáo dục và tiêuchí 15 về y tế Cụ thể như sau:

o Tiêu chí 10 về thu nhập: nội dung tiêu chí thu nhập lại là thu nhập bình quân đầungười khu vực nông thôn (triệu đồng/người) Quyết định cũng quy định cụ thể chỉ tiêuthu nhập đối với từng vùng cũng như lộ trình từng giai đoạn như sau:

Bảng 3: Nội dung thay đổi tiêu chí số 10 về thu nhập

Nội dung

tiêu chí 10

Chỉtiêuchung

Chỉ tiêu theo vùngTDMN

phíaBắc

ĐBsôngHồng

BắcTrungbộ

Duyênhải namTB

TâyNguyên

ĐôngNambộ

ĐBSôngCửuLong

năm2015

Đếnnăm2020

o Tiêu chí 12 về cơ cấu lao động cũng được đổi thành tiêu chí tỷ lệ lao động có việclàm thường xuyên Theo đó, thay vì tính theo tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việctrong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thì quy định mới tính theo tỷ lệ người làm việctrên dân số trong độ tuổi lao động Đối với chỉ tiêu này, quyết định nêu rõ chỉ tiêuchung và từng vùng là đạt từ 90% trở lên

o Tiêu chí 7: Về tiêu chí chợ nông thôn, nội dung "chợ đạt chuẩn của Bộ xây dựng

" được thay thế bằng nội dung "chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo quy định"

Trang 35

o Tiêu chí 14 về giáo dục: Quyết định cũng sửa đổi nội dung "phổ cập giáo dụctrung học" trong tiêu chí về giáo dục thành "phổ cập giáo dục trung học cơ sở".

o Tiêu chí 15 về y tế: Nội dung “tỷ lệ người dân tham gia các hình thức Bảo hiểm ytế” được sửa đổi thành "Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế" với chỉ tiêu chungcho cả nước đạt từ 70% trở lên, chỉ tiêu cho các vùng là đạt

Huyện NTM: có 75% số xã trong huyện đạt NTM

Tỉnh NTM: có 80% số huyện trong tỉnh đạt NTM

 Tổ chức đánh giá, xét duyệt đạt chuẩn NTM

Việc xét và công nhận xã đạt chuẩn NTM căn cứ vào bộ tiêu chí NTM do Uỷ bannhân dân tỉnh công bố áp dụng trên địa bàn tỉnh (bao gồm bộ tiêu chí quốc gia và cáccác tiêu chí bổ sung của tỉnh), cụ thể như sau:

 Các xã căn cứ vào bộ tiêu chí NTM tự đánh giá, nếu đạt đủ các tiêu chí theoquy định thì báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện để tổng hợp danh sách gửi Uỷ ban nhândân tỉnh trước tháng 11 hàng năm

 Ban Chỉ đạo NTM của tỉnh thành lập các tổ công tác thẩm định và ra quyết địnhcông nhận xã đạt chuẩn NTM

 Ban Chỉ đạo NTM trung ương kiểm tra việc công nhận xã NTM ở các tỉnh đểxét công nhận huyện, tỉnh đạt chuẩn NTM cho các huyện có 75% số xã trong huyệnđạt NTM và các tỉnh có 75% số huyện trong tỉnh đạt NTM

1.1.8 Khái quát tình hình xây dựng NTM ở Thừa thiên Huế và toàn quốc

1.1.8.1 Đối với toàn quốc

Theo báo cáo tại hội nghị tổng kết ngành Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thônnăm 2012 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trong hai ngày 14, 15-3-

Trang 36

Trong công tác quy hoạch và lập đề án xây dựng NTM cấp xã, tính đến hết năm

2012, cả nước đã có 83,5% số xã hoàn thành quy hoạch chung về xây dựng NTM;60,4% số xã đã phê duyệt xong đề án xây dựng NTM cấp xã; khoảng 20% số xã đạtcác tiêu chí thuộc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, trong đó tập trung ở đồng bằngsông Hồng, miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long

Một trong những nội dung về xây dựng NTM đã được các đại biểu tham dự hộinghị đặc biệt chú ý là "phong trào xây dựng NTM cả nước đã có sự chuyển biến rõ néttrong năm 2012; số xã đạt đối với mỗi tiêu chí đều tăng” Theo thống kê mới nhất, đếncuối năm 2012, cả nước đã có34 xã đạt 19/19 tiêu chí về NTM, 276 xã đạt từ 14 – 18tiêu chí (chiếm 3,2% số xã), 1.701 xã đạt từ 9 – 13 tiêu chí (20%)…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số bất cập như Thông

tư hướng dẫn triển khai thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về NTM (thay thế thông tưtrước đây) còn chậm nên các địa phương lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch vàtrong rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí Về phía các địa phương, công tácquy hoạch và lập đề án xây dựng NTM cấp xã triển khai chậm; chất lượng công tácquy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu… Cùng đó, nhu cầu về vốn trong xây dựngNTM là rất lớn nhưng thời gian qua, nguồn lực đầu tư của trung ương và các tỉnh cònthấp

1.1.8.2 Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế

Tính đến nay tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư gần 390 tỷ đồng, huy động nhân dânđóng góp hàng tỷ đồng, góp phần hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM một cáchhiệu quả Điều đáng mừng là hầu hết các địa phương trong tỉnh đã huy động tốt sứcdân chung tay xây dựng NTM bằng việc hiến đất, hiến tài sản cho nhà nước để làmđường giao thông, hệ thống thủy lợi và các công trình dân sinh

Qua sơ kết 2 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM cho thấy hiện trạng nôngthôn Thừa Thiên Huế so với bộ tiêu chí Quốc gia còn phải phấn đấu nhiều: Đánh giátheo 19 tiêu chí của 92 xã đến cuối năm 2012 ta có bảng:

Trang 37

Bảng 4: Đánh giá theo 19 tiêu chí ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012

(Nguồn: hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện CT NTM của tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 9/1/2013)

Nhìn vào bảng trên ta thấy: hiện tại ở tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có xã nào đạtđược từ 16 đến 19 tiêu chí, trong đó chỉ có một xã đạt 15 tiêu chí, hầu hết các xã đạt từ

08 – 09 tiêu chí (chiếm đến 41,3%) Như vậy, có một số tiêu chí đã đạt, song một sốtiêu chí có chỉ tiêu còn thấp cần phải có cơ chế, chính sách, giải pháp và nguồn lực phùhợp mới thực hiện được như: tiêu chí trường học; hệ thống giao thông thủy lợi; kiên cốhóa nhà ở dân cư vùng ven biển đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, là nơi thường xuyên

bị thiên tai bão lụt tàn phá; ngoài nội lực cần phải có nguồn lực hỗ trợ đầu tư từ Chínhphủ, các dự án quốc tế, các chương trình mục tiêu, các doanh nghiệp và sự đóng gópcủa người dân thì các chỉ tiêu kinh tế - xã hội này mới mong hoàn thành trong giaiđoạn 2011-2015

Ngoài ra một số chỉ tiêu gây khó khăn cho quá trình lãnh đạo, chỉ đạo như: Thunhập bình quân đầu người khu vực nông thôn; chuyển dịch cơ cấu lao động trong nôngthôn, tỷ lệ hộ nghèo còn quá cao so với quy định nhất là ở huyện điểm, việc huy độngnguồn lực đóng góp của dân để tham gia xây dựng chương trình còn khó khăn, nhất làcác vùng đặt biệt khó khăn đang là thách thức lớn đối với tỉnh và các cấp chính quyền

Trang 38

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NTM Ở XÃ HƯƠNG

TOÀN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu

Biểu đồ 1: Vị trí địa lý xã Hương Toàn

2.1.1.Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1.Địa hình và thổ nhưỡng

Hương Toàn là một trong 6 xã của thị xã Hương Trà, thuộc vùng đồng bằng vàcách trung tâm thị xã Hương Trà khoảng 6 km về phía Đông Bắc, cách trung tâmThành phố Huế khoảng 3km về phía Tây Nam

Giới hạn địa lý cụ thể của xã Hương Toàn như sau:

Phía đông giáp xã Hương Vinh, Hương Sơ;

Trang 39

Phía tây giáp phường Hương Xuân;

Phía nam giáp phường Hương Chữ;

Phía bắc giáp xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền

Địa hình của xã Hương Toàn là tương đối đơn giản, là vùng đồng bằng với dạngđịa hình chính là: giới hạn độ cao so với mặt nước biển không quá 2,2m thấp nhất là0,2m Hình dạng bề mặt chủ yếu là bằng phẳng, đều được cấu tạo bởi lớp trầm tích trẻgồm chủ yếu là phù sa được bồi đắp, thành phần cơ giới thịt trung bình, tầng canh tácthường dày trên 20cm rất thuận tiện cho cây trồng phát triển

Như vậy, địa hình cũng như thổ nhưỡng của Hương Toàn rất thuận lợi cho việcquy hoạch cũng như triển khai các dự án cho NTM

2.1.1.2.Chế độ khí hậu, thời tiết

Hương Toàn có đặc điểm khí hậu chung với khí hậu của thị xã Hương Trà là khíhậu nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động của khí hậu biển nên tạo cho xã một số đặctrưng khí hậu như sau:

Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm là 25,40C Nhiệt độ cao nhất là 400C và tậptrung vào các tháng 5, 6, 7, 8 và nhiệt độ thấp nhất là 10,50C tập trung chủ yếu vàotháng 2 Tổng tích nhiệt năm là 91500C, số giờ nắng trung bình năm là 1952 giờ

Chế độ mưa: lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa bắt đầu từ tháng

9 đến hết tháng 2 năm sau Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.995,5 mm, lượngmưa cao nhất thường tập trung vào tháng 10, 11, 12 hàng năm khoảng thời gian nàycũng thường xảy ra lụt lội ở một số thôn trong xã , mưa giai đoạn này chiếm tới 70-75% lượng mưa cả năm Số ngày mưa trung bình năm là 157,9 ngày

Chế độ gió: Hương Toàn chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: (1) gió mùa

Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau với tốc độ gió trung bình 4 – 6 m/s và (2)gió mùa Tây Nam ảnh hưởng từ tháng 4 đến tháng 8 với tốc độ gió trung bình từ 2 – 4m/s Bão thường xuất hiện vào tháng 8 hàng năm, cao điểm từ tháng 9 – 10 hàng nămvới tốc độ gió bình quân 30 – 40 m/s

Độ ẩm: độ ẩm tương đối bình quân là 84,5%, độ ẩm thấp tuyệt đối là 15% Tính

Trang 40

nhau, mùa đông có độ ẩm lớn nhất trong các mùa do mưa nhiều Điều này ảnh hưởngrất lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của bà con nông thôn.

Hương Toàn chịu sự tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng mưa lớn,nền nhiệt tương đối cao, lượng bốc hơi mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triểnnuôi trồng thủy sản, khí hậu phân thành 2 mùa rõ rệt trong năm với nền nhiệt, mưa vàchế độ gió thể hiện rõ theo từng mùa tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định chiếnlược xây dựng và triển khai chương trình NTM Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợisẵn có, điều kiện tự nhiên của xã cũng có những hạn chế nhất định: do địa bàn thuộcvùng đồng bằng thấp trũng, khí hậu lại khắc nghiệt, mùa nắng kéo dài kèm theo gióTây Nam khô nóng; còn vào mùa mưa, do sự chênh lệch lớn về lượng mưa và quátrình phân bố dễ gây lũ lụt ngập úng trên địa bàn gây khó khăn cho đời sống, sinh hoạt,sản xuất của người dân cũng như gây khó khăn cho các hoạt động kinh tế xã hội khác

2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1.Kinh tế

- Tổng thu ngân sách 2012 đạt: 5.479 triệu đồng

- Thu nhập bình quân/người/năm 2012: 14,2 triệu đồng Tỷ lệ hộ nghèo: 8,48%(theo chuẩn mới) Toàn xã hiện đã đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cậpTHCS

 Sản xuất nông nghiệp

- Trồng trọt: khu vực trồng trọt xã Hương Toàn với cây trồng chính và chủ lựcvẫn là cây lúa Tuy quá trình sản xuất gặp không ít khó khăn do tình hình thời tiết vàsâu bệnh, giá vật tư phân bón tăng cao,…nhưng trong quá trình sản xuất với sự cốgắng không ngừng của cán bộ và nhân xã, với quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng,ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa, sử dụng các giống lúa mới,cải thiện hệ thống thủy lợi, dự báo phòng trừ sâu bệnh, vì vậy diện tích gieo trồng cũngnhư năng suất và sản lượng ngày càng tăng

 Diện tích trồng lúa: 1126 ha/năm Sản lượng 6.530 tấn

 Diện tích rau màu: 149 ha/ năm Sản lượng: 670 tấn

Ngày đăng: 08/11/2016, 22:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w