Quan Điểm, Mục Tiêu, Chỉ Tiêu Phát Triển

Một phần của tài liệu Thiết kế mạng lưới cấp nước quận 10 (Trang 40 - 72)

3.2.1. Quan điểm phát triển:

Phát triển nguồn nước phải đáp ứng đủ về lượng có dự phòng, đảm bảo về chất cho nhu cầu tiêu dùng của một Thành phố qui mô lớn, đang phát triển nhanh trên tất cả các lĩnh vực.

Hệ thống cấp nước phải từng bước hiện đại hóa với công nghệ tiên tiến để vừa bảo đảm chất lượng, tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước, vừa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng của Thành phố. Cần chú ý cả các đối tượng tiêu dùng nước tập trung ở khu vực đô thị, khu công nghiệp, cả các vùng nông thôn sâu, vùng xa hiện đang thiếu nước.

Hình thành các tổ chức kinh doanh và quản lý ngành thích hợp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế cùng đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống cấp nước. Có chính sách và cơ chế khuyến khích tiết kiệm trong tiêu dùng nước.

3.2.2. Mục tiêu phát triển:

Nhanh chóng cải tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước hiện có nhằm xóa bỏ các vùng nước yếu cục bộ ở nội thành và tình trạng khan hiếm nước ở các khu vực quận ven và các huyện ngoại thành. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết phát triển hệ thống cấp nước ở các khu vực đô thị hóa và các khu công nghiệp mới ở vùng ven.

Giảm tỷ lệ thất thoát nước còn 25% vào năm 2010.

Bằng các biện pháp bảo đảm cung cấp nước sạch cho các khu vực đô thị hóa và nông thôn. Trong đó, riêng hệ thống mạng lưới cung cấp nước "chung" của Thành phố phải bảo đảm nâng tỷ lệ dân số được cấp nước lên 95% ở khu vực thành thị và 60% ở khu vực nông thôn vào năm 2010.

Đảm bảo chất lượng nước uống theo tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2010.

3.2.3. Một số chỉ tiêu phát triển:

Đối với khu vực thành thị, bằng hệ thống mạng lưới cung cấp nước đảm bảo tỷ lệ dân số thành thị được cấp nước là 85% năm 2000, 90% năm 2005 và 95% năm 2010. Tương ứng chỉ tiêu cấp nước bình quân là 150 lít/người/ngày, 180 lít/người/ngày, và 200 lít/người/ngày theo yêu cầu hiện đại hóa các thiết bị vệ sinh trong gia đình.

Đối với khu vực nông thôn, do hệ thống cấp nước được cải thiện, mở rộng mạng lưới ra các vùng nông thôn ngoại thành nên dự kiến tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước là 40% vào năm 2000, 50% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010. Trên cơ sở phát triển kinh tế và cải thiện mức sống của người nông dân dự kiến nước cấp bình quân 40 lít/người/ngày vào năm 2000, 50 lít/người/ngày vào năm 2005 và 60 lít/người/ngày vào năm 2010. Số còn lại bằng những giải pháp cụ thể và công trình riêng lẻ bảo đảm nước sạch cho mọi người.

Khách vãng lai được cấp nước sạch với chỉ tiêu bình quân đầu người như đối với dân thành thị qua từng giai đoạn.

Nước cho khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung đảm bảo tiêu chuẩn 100 m3/ha, riêng khu công nghiệp kỹ thuật cao là 50 m3/ha.

Từ nay đến năm 2010 sẽ tiến hành chương trình cải tạo hệ thống cấp nước, trong đó đặc biệt chú trọng đến mạng lưới phân phối đồng thời với việc cải tiến tổ chức quản lý và hiện đại hóa các công cụ quản lý, phấn đấu giảm tỷ lệ thất thoát nước còn 30% vào năm 2000, 27% vào năm 2005 và 25% vào năm 2010.

Để tiết kiệm nguồn nước cần nghiên cứu áp dụng công nghệ mới để lọc và xử lý nước thải bằng hệ thống riêng sử dụng "tuần hoàn" đối với các đối tượng dùng

nước yêu cầu chất lượng không quá nghiêm ngặt về mặt vệ sinh - dịch tễ, nhất là cho các khu CN (thí dụ như nước làm nguội máy móc...).

Căn cứ vào các chỉ tiêu phát triển nêu trên, dự kiến nhu cầu dùng nước trên địa bàn Thành phố thời kỳ 1996 - 2010 như sau: ước tính lượng nước cần sử dụng khoảng 1.100.000 m3/ngày vào năm 2000, khoảng 1.800.000 m3/ngày vào năm 2005, khoảng 2.600.000 m3/ngày vào năm 2010.

3.3. Định Hướng Quy Hoạch Phát Triển Hệ Thống Cấp Nước

3.3.1. Nguồn nước thô

Nguồn nước thô cung cấp cho các nhà máy xử lý nước sạch về lâu dài chủ yếu vẫn dựa vào nguồn nước mặt của hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé (hồ Phước Hòa) và kênh Đông - Củ Chi. Nguồn nước ngầm cũng cần phải được tiếp tục xem xét khai thác mức độ để giải quyết một phần lượng nước cần thiết và dự phòng khi có những biến động về nguồn nước.

3.1.2. Nguồn nước mặt:

Hiện nay trên sông Đồng Nai nhà máy thủy điện Trị An đã đi vào hoạt động ổn định. Lượng nước của sông Đồng Nai sau khi có đập Trị An, ngoài việc tưới cho nông nghiệp và cung cấp nước cho các khu đô thị, công nghiệp của tỉnh Đồng Nai và khu trục đường 51 Bà Rịa -Vũng Tàu vẫn còn tối thiểu 181,6 m3/giây. Theo công văn ngày 5/2/1982 của Bộ Thủy lợi gửi Bộ Điện lực, trả lời yêu cầu về thủy lợi để lập luận chứng kinh tế kỹ thuật công trình thủy điện Trị An cho biết Thành phố có thể lấy nước dùng cho sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất công nghiệp 25 m3/giây, tức khoảng 2.200.000 m3/ngày. Vấn đề là chất lượng nước có sự thay đổi đáng kể, độ đục có xu hướng giảm, tuy nhiên độ màu, độ pH, độ nhiễm bẩn hữu cơ lại gia tăng, rong tảo phát triển làm bít nhanh lưới quay. Vì vậy, cần có những biện pháp xử lý để đảm bảo chất lượng nguồn nước đạt tiêu chuẩn cấp cho sinh hoạt.

Bộ Thủy lợi cũng đảm bảo lưu lượng khai thác nước sông Sài Gòn cho nhà máy nước sông Sài Gòn cả hai giai đoạn với công suất 600.000 m3/ngày. Khả năng lấy nước có thể tăng dần sau khi có hồ Phước Hòa. Chất lượng nguồn nước sông Sài Gòn tại Bến Than đạt tiêu chuẩn nguồn nước cấp cho sinh hoạt, trừ độ pH thấp, lượng cặn và chất hữu cơ cao cần phải được xử lý. Khi có công trình Thác Mơ, tổng lượng nước cấp cho sông Sài Gòn là 42 m3/giây thỏa mãn mọi yêu cầu cấp nước cho vùng hạ lưu sông Sài Gòn.

Hồ Phước Hòa (đã có luận chứng trình Chính phủ) ngoài nhiệm vụ tưới cho 42.876 ha đất nông nghiệp, còn chuyển qua sông Thị Tính cung cấp cho sông Sài Gòn làm ngọt hóa vùng Lái Thiêu - Rạch Tra càng đảm bảo an toàn cho vị trí lấy nước tại Bến Than trên sông Sài Gòn. Ngoài ra còn có thể cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp của Thành phố bước 1 là 5,5 m3/giây và bước 2 là 15 m3/giây.

Kênh Đông - Củ Chi qua tính toán cân bằng của Sở Thủy lợi cho việc tưới tiêu nông nghiệp Thành phố, còn thừa khoảng 2,5 m3/giây có thể cấp nước cho một nhà máy có công suất 100.000 m3/ngày.

3.1.3. Nguồn nước ngầm:

Trữ lượng nước ngầm tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh theo đánh giá của Liên đoàn Địa chất 8 có thể lên tới 951.000 m3/ngày. Lượng nước ngầm này là một nguồn dự trữ đáng kể, tuy nhiên cần phải được nghiên cứu khẳng định lại. Theo tài liệu thăm dò sơ bộ của Nhật trước năm 1975 thì nước ngầm khu vực Hóc Môn có thể khai thác với công suất từ 100.000 đến 200.000 m3/ngày. Theo quyết định của Hội đồng xét duyệt dự trữ khoáng sản Quốc gia số 181/QĐHĐ ngày 3/1/1989 thì nước ngầm khu vực Hóc Môn có dự trữ là 46.000 m3/ngày, độ pH từ 5 - 6, sắt biến động từ có vết đến 2 -10 mg/lít và không bị nhiễm mặn. Mới đây nhất theo kết quả thăm dò ở cấp B+C, trữ lượng nước ngầm tại Hóc Môn khoảng 85.000 m3/ngày. Nhưng qua hồ sơ khảo sát của Nhật thì tầng chứùa nước ở khu vực này có xu hướng thông nhau, trong khi đó các vấn đề như ảnh hưởng của việc khai thác nước ngầm

đến độ lún của mặt đất, đến năng suất cây trồng và môi trường sinh thái, sự nhiễm bẩn từ mặt ruộng xuống do thấm xuyên chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Vì vậy, cho đến nay phương án nâng công suất nhà máy nước ngầm Hóc Môn lên 100.000 m3/ngày vẫn chưa được khẳng định chắc chắn.

3.1.4. Quy hoạch hệ thống cấp nước Ÿ Các công trình nguồn: Ÿ Các công trình nguồn:

+ Nhà máy nước Thủ Đức:

Để đảm bảo vận hành có hiệu quả trước khi đi vào phát triển, cần phục hồi lại nhà máy nước Thủ Đức từ trạm bơm nước thô cho đến nhà máy xử lý, cụ thể:

Cải tạo sửa chữa trạm bơm Hóa An, thay mới các bơm nước thô cho phù hợp với công suất 750.000 m3/ngày (vận hành 4 bơm, dự phòng 2 bơm).

Đường ống nước thô dẫn nước từ trạm bơm Hóa An về nhà máy nước Thủ Đức hiện nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng, hạn chế khả năng chuyển tải, vì vậy sau khi xây dựng và đưa vào vận hành đường ống nước thô thứ hai đường kính 2.400 mm cần ngưng vận hành đường ống hiện hữu để khảo sát và lên phương án sửa chữa.

Tiếp tục cải tạo nhà máy nước Thủ Đức đưa công suất lên 750.000 m3/ngày. Để thực hiện mục tiêu này, tập trung vào ba việc lớn:

- Cải tạo 20 bể lọc.

- Cải tạo sửa chữa 4 bể chứa. - Cải tạo bơm lọc.

Dự án cải tạo mở rộng nhà máy nước Thủ Đức lên 750.000 m3/ngày dự kiến đưa vào sản xuất giai đoạn 1998 - 2000.

Mở rộng nhà máy nước Thủ Đức giai đoạn 2, nâng công suất từ 750.000 m3/ngày lên 900.000 m3/ngày và dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn 2000 - 2005.

Mở rộng nhà máy nước Thủ Đức giai đoạn 3, nâng công suất từ 900.000 m3/ngày lên 1.170.000 m3/ngày, đưa vào vận hành giai đoạn 2004 - 2010.

Bên cạnh việc mở rộng nhà máy nước Thủ Đức, sẽ triển khai dự án xây dựng nhà máy nước Thủ Đức II với công suất 300.000 m3/ngày theo hình thức BOT do Pháp thực hiện. Công trình dự kiến đưa vào sản xuất sau năm 2000.

+ Nhà máy nước sông Sài Gòn:

Dự án nhà máy nước sông Sài Gòn, công suất định hình là 600.000 m3/ngày, chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: 300.000 m3/ngày, dự kiến hoàn tất vào năm 1998. - Giai đoạn 2: 300.000 m3/ngày, dự kiến hoàn tất vào năm 2003. Các công trình gồm có:

Trạm bơm nước thô đặt tại Bến Than, đợt I gồm 3 bơm công suất 320.000 m3/ngày và đợt II gồm 5 bơm công suất 640.000 m3/ngày.

Tuyến ống nước thô dài 9,9 km, đường kính 1.500 mm bằng bê tông dự ứng lực dẫn nước từ trạm bơm về nhà máy xử lý.

Nhà máy xử lý đặt tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn đợt I công suất 300.000 m3/ngày và đợt II công suất 600.000 m3/ngày.

Tuyến ống chuyển tải nước sạch đường kính 1.500 mm, dài 15,5 km dẫn nước sạch từ nhà máy về nội thành.

Hiện nay, dự án nhà máy nước sông Sài Gòn đang trong quá trình thực hiện giai đoạn 1 để đạt công suất 300.000 m3/ngày. Dự kiến nhà máy đi vào hoạt động năm 1998.

Giai đoạn 2 do Malaysia thực hiện bằng hình thức BOT dự kiến vận hành từ năm 2003 trở đi.

+ Nhà máy nước ngầm Hóc Môn:

Nhà máy nước ngầm Hóc Môn được xây dựng với công suất 50.000 m3/ngày, phục vụ cấp nước khu vực phía Tây Nam Thành phố (quận Tân Bình, quận 6, quận 11).

Công trình đã hoạt động từ tháng 8/1995. Bao gồm:

Cụm giếng Tân Bình với 8 giếng chìm, cụm giếng Hóc Môn với 13 giếng. Khu xử lý 50.000 m3/ngày.

Đường ống chuyển tải nước sạch từ nhà máy đến mạng lưới phân phối đường kính 800, 900, 1000 mm dài khoảng 7 km.

Vẫn đề hiện nay là phải tiếp tục triển khai nghiên cứu dự án phát triển nối mạng với hệ thống phân phối chung của TP.

+ Nhà máy nước Bình An:

Nhà máy nước Bình An do Malaysia đầu tư xây dựng theo hình thức BOT với công suất 100.000 m3/ngày, dự kiến cuối năm1997 đi vào sản xuất.

+ Nhà máy nước trên hồ Phước Hòa: công suất 650.000 m3/ngày và dự kiến bổ sung nguồn cung cấp nước trong giai đoạn 2008 - 2010.

Theo tiến độ các dự án trong quy hoạch hệ thống cấp nước TP công suất nước phát ra như sau:

+ 2000: 1.250.000 m3/ngày. + 2005: 2.170.000 m3/ngày. + 2010: 2.820.000 m3/ngày.

(không kể công suất của nhà máy nước ngầm Hóc Môn và hệ thống giếng vì chủ trương của ngành là để dự phòng).

So với nhu cầu sử dụng nước thì lượng nước cung cấp vẫn còn thiếu khoảng 260.000 m3/ngày vào năm 2000, khoảng 200.000 m3/ngày vào năm 2005, khoảng 500.000 m3/ngày vào năm 2010. Để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước, phải gấp rút tiến hành lập luận chứng kinh tế kỹ thuật dự án mở rộng nhà máy nước Thủ Đức lên 1.170.000 m3/ngày và nhà máy nước 650.000 m3/ngày trên hồ Phước Hòa.

Vì vậy, bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đã được duyệt, cần tiếp tục tiến hành các dự án mới kêu gọi thêm các nguồn đầu tư phát triển nguồn cung cấp nước. Đồng thời có các giải pháp cấp nước cho một số khu công nghiệp tập trung có qui mô lớn.

Ÿ Mạng lưới:

Hướng quy hoạch mạng lưới đường ống phân phối nước là phải cải tạo thay thế toàn bộ mạng lưới cũ đã hư hỏng nặng, phát triển mạng lưới ở các khu vực dân cư trong nội thành hiện chưa có đường ống, các khu dân cư mới và các khu công nghiệp tập trung. Từng bước hình thành hệ thống cấp nước theo mạch vòng khép kín cho Thành phố để điều hòa lượng nước cấp và bảo đảm an toàn khi vận hành mạng lưới.

-Trong giai đoạn 1996 - 2000:

Nhà máy nước Thủ Đức khi nâng lên 750.000 m3/ngày, đường ống chuyển tải nước sạch về TP với đường kính 2.000 mm hiện hữu có khả năng chuyển tải tối đa 700.000 m3/ngày vẫn chưa cần thay đổi.

Các hạng mục cần thay thế và đặt mới trên mạng lưới phân phối cụ thể là: + Khoảng 400 km đường ống từ 100 - 500 mm.

+ 500 van 100 - 500 mm. + 300.000 đồng hồ nước. + 500 trụ cứu hỏa.

+ Cải tạo 8 thủy đài, 3 trạm bơm tăng áp.

+ Thông rửa 20 km ống nghẹt; cơi 1.000 van bị chôn vùi; cải tạo 600 vòi nước công cộng để cung cấp nước cho các hộ tiêu thụ hiệu quả hơn.

- Đồng thời với việc xây dựng nhà máy nước sông Sài Gòn giai đoạn 1, phải tập trung phát triển mạng lưới phân phối khu vực Tây Nam Thành phố tiếp nối với ống chuyển tải 1.500 mm, đảm bảo phân phối hợp lý 300.000 m3/ngày của nhà máy và 50.000 m3/ngày của nhà máy nước ngầm Hóc Môn đến thẳng các khu vực thiếu nước. Cụ thể gồm hai tuyến chính của mạng cấp I có đường kính 900 - 1.000 mm; mạng cấp II và cấp III cung cấp nước cho các quận 6, quận 8, quận 11, quận Tân Bình và khu vực Bắc Nhà Bè

CHƯƠNG 4: VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC QUẬN 10 4.1. Sơ Đồ Và Nguyên Tắc Vạch Tuyến Mạng Lưới Cấp Nước

4.1.1. Chọn sơ đồ mạng lưới cấp nước:

- Mạng lưới cấp nước làm nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nước đến các nơi tiêu thụ.Nó bao gồm các ống chính,chủ yếu làm nhiệm vụ vận chuyển nước đi xa, các đường ống nhánh làm nhiệm vụ phân phối nước đến các điểm tiêu dùng nước.

- Mạng lưới cấp nước là một bộ phận của hệ thống cấp nước. Giá thành xây dựng mạng lưới cấp nước thường chiếm khoảng 50% - 80% giá thành toàn bộ công trình. Bởi vậy nó cần được nghiên cứu và thiết kế chính xác trước khi xây dựng

- Mạng lưới cấp thường có các loại sau:

+ Mạng lưới cụt: là mạng lưới chỉ cung cấp theo một hướng nhất định (hay cấp

Một phần của tài liệu Thiết kế mạng lưới cấp nước quận 10 (Trang 40 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)