Hiện Trạng Cấp Nước Của Thành Phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Thiết kế mạng lưới cấp nước quận 10 (Trang 34 - 40)

Ÿ Nguồn nước mặt:

Nguồn cung cấp nước mặt cho Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào sông Đồng Nai. Sau khi có hồ Trị An và Dầu Tiếng lưu lượng xả vào mùa khô đảm bảo 195 m3/s nên hiện nay biên mặn đã bị đẩy lùi xuống quá Long Đại. Chất lượng nước sông Đồng Nai nói chung tốt nhưng có sự thay đổi đáng kể về độ đục, độ màu, độ pH, và độ nhiễm bẩn hữu cơ từ khi hồ Trị An vào hoạt động nên có ảnh hưởng đến qui trình xử lý nước tại nhà máy nước Thủ Đức.

Ngoài nguồn nước mặt sông Đồng Nai, nguồn nước sông Sài Gòn cũng đáng kể, hiện đang được triển khai dự án khai thác để cấp nước cho Thành phố. Tuy chất lượng nước sông Sài Gòn có một vài thông số kém hơn sông Đồng Nai nhưng vẫn bảo đảm tiêu chuẩn nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Bộ Thủy lợi có thông báo đảm bảo lưu lượng nước cung cấp cho nhà máy nước sông Sài Gòn có công suất cả hai đợt là 600.000 m3/ngày.

Ÿ Nguồn nước ngầm:

Nguồn nước ngầm ở Thành phố hiện nay cũng đang được khai thác ở mức độ cho phép để bổ sung lượng nước cần cấp. Theo xét duyệt của Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản quốc gia tại Hóc Môn có trữ lượng nước ngầm cấp B+C là

85.000 m3/ngày với chất lượng tốt, không bị nhiễm mặn. Nguồn nước ngầm Hóc Môn đang được khai thác giải quyết cấp nước cho dân cư phía Tây Thành phố. Tuy nhiên, do chưa xác định chính xác các tác động như sụt đất và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước nên hiện nay chỉ mới xây dựng một nhà máy có công suất 50.000 m3/ngày.

Ngoài ra, rải rác trên địa bàn Thành Phố có các giếng mạch nông và giếng khoan sâu có nhiệm vụ bổ sung cấp nước cho Thành phố, đặc biệt trong những tháng mùa khô. Hệ thống giếng này được khai thác từ thời Pháp thuộc, công suất đạt khoảng 150.000 m3/ngày vào những năm 1960. Từ năm 1964 khi nhà máy nước Thủ Đức được đưa vào hoạt động, hệ thống này không đươc mở rộng nữa và qua quá trình hoạt động do thiếu sự đầu tư sửa chữa kịp thời nên một số giếng bị hư hỏng, hoặc bị nhiễm mặn, nhiễm sắt, do đó khả năng cấp nước hiện nay chỉ khoảng 30.000 - 40.000 m3/ngày. Nếu kể cả tổng số giếng nông trong nhân dân, tổng lượng khai thác lên đến trên 100.000 m3/ngày.

ŸCác công trình đầu mối +Nhà máy nước Thủ Đức:

Nhà máy nước Thủ Đức là nguồn cung cấp nước sạch chính hiện nay. Nhà máy đã được cải tạo nâng từ công suất ban đầu là 480.000 m3 lên 650.000 m3/ngày, cung cấp nước lọc cho Thành phố Hồ Chí Minh và khu công nghiệp Biên Hòa.

Nước thô cung cấp cho nhà máy được lấy từ sông Đồng Nai qua trạm bơm Hóa An. Qua thời gian sử dụng trạm bơm đã bị hư hỏng nhiều, đến nay đã được thay thế một số thiết bị. Công suất hiện tại là 650.000 m3/ngày. Đường ống chuyển tải nước thô 1.800 mm dài 10,8 km hiện có những đường nứt, ống bị ăn mòn có độ nhám lớn. Chắc chắn đến nay khả năng tải nước tiếp tục giảm vì đường ống chưa được cải tạo. Sự không đồng bộ giữa công suất của trạm bơm nước thô, khả năng tải của đường ống nước thô và công suất sản xuất nước sạch của nhà máy nước Thủ Đức là nguyên nhân lượng nước sản xuất ra không ổn định.

Các thiết bị và phụ tùng của nhà máy nước Thủ Đức đã vậân hành trên 30 năm tuy được đầu tư để sửa chữa và cải tạo nhưng do thiếu vốn nên việc cải tạo để nâng công suất nước sạch phát ra lên 750.000 m3/ngày tiến hành chậm chạp, không đồng bộ.

+ Nhà máy nước ngầm Hóc Môn:

Nhà máy nước ngầm Hóc Môn với công suất 50.000 m3/ngày (cơ bản hoàn thành vào tháng 8 năm 1995), cung cấp nước cho các quận Tân Bình, quận 6, quận 11, được nối với mạng lưới đường ống hiện có thành một hệ thống liên hoàn hỗ trợ cho nhau. Do nguồn điện cung cấp không ổn định nên sản lượng phát ra của nhà máy chưa hết công suất và lượng nước được bơm để hòa vào mạng phân phối còn hạn chế. Công suất nhỏ nên nhà máy được coi như nguồn bổ sung để tăng áp và dự phòng cho Thành phố khi cần thiết.

Ÿ Hệ thống giếng ngầm:

Ngoài nhà máy nước Thủ Đức và Hóc Môn, hệ thống cấp nước Thành phố còn được bổ sung nguồn nước từ hệ thống gồm 39 giếng do Công ty Cấp nước quản lý bao gồm cụm giếng Tân Sơn Nhất, Gò Vấp, và các giếng khoan nằm rải rác trong Thành phố. Trong đó có 11 giếng được xây dựng sau năm 1975, 28 giếng cũ đã được sửa chữa phục hồi hiện đang khai thác. Nước giếng bơm lên một số phải xử lý sắt mới hòa vào lưới phân phối để cung cấp.

Ngoài hệ thống cấp nước của TP còn có khoảng trên 7.000 giếng UNICEF do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và khoảng 50.000 giếng do các đơn vị sản xuất - dịch vụ và hộ dân tự khoan đang được sử dụng.

Ÿ Mạng lưới chuyển tải và phân phối

Đường ống chuyển tải 2.000 mm bằng bê tông cốt thép dài 12,4 km dẫn nước vào nội thành còn tốt, có thể đảm bảo chuyển tải đủ nước sạch về Thành phố khi công suất nhà máy nước Thủ Đức lên đến 750.000 m3/ngày đêm.

Đường ống chuyển tải 600 mm bằng bê tông cốt thép dài 14,4 km dẫn nước cho khu công nghiệp Biên Hòa. Tình trạng hoạt động của đường ống tốt.

Đường ống chuyển tải 800, 900, 1.000 mm dài 7 km từ nhà máy nước ngầm Hóc Môn hòa lưới phân phối. Hiện mới khai thác 3/5 họng đầu mối nối với mạng lưới chung.

Đường ống chuyển tải nước sạch 600 mm dài 4,9 km mới được xây dựng để cấp nước cho khu chế xuất Tân Thuận (rẽ nhánh từ đường ống chuyển tải 2.000 mm tại ngã ba Cát Lái) với lưu lượng 30.000 m3/ngày.

+ Mạng lưới phân phối:

Mạng lưới phân phối nước của Thành phố Hồ Chí Minh rất phức tạp và đa dạng do việc phát triển không đồng bộ qua nhiều thời kỳ khác nhau.

F Mạng cấp I: gồm khoảng 23 km đường ống có đường kính từ 600 -1.500 mm và khoảng gần 70 km đường ống gang xám hoặc gang dẻo có đường kính từ 400 - 600 mm dẫn nước đi các quận, huyện.

F Mạng cấp II: gồm 1.112 km đường ống có đường kính từ 150 - 375 mm.

F Mạng cấp III: gồm khoảng 2.000 km đường ống gang từ 40 -100 mm và đường ống nhựa từ 20 - 25 mm cấp nước cho các hộ tiêu thụ.

Trong mạng lưới phân phối còn có 8 thủy đài với tổng dung tích khoảng 48.500 m3 để điều hòa áp lực, nhưng hiện nay các thủy đài này không hoạt động do không đủ áp lực nước và bị rò rỉ.

Mạng lưới phân phối nước hiện hữu tập trung chủ yếu ở các quận nội thành. Ở ngoại thành, một phần huyện Thủ Đức và Nhà Bè có tuyến ống cấp nước, còn lại khoảng 1.916 km2 hoàn toàn không được cung cấp nước. Các đường ống được xây dựng rải rác từ những năm 1880, tuổi thọ cao nên chất lượng vận hành bảo dưỡng kém, thường bị tắc nghẽn, rò rỉ nhiều. Nhiều thiết bị trên mạng đã hư hỏng nặng. Khoảng 9% chiều dài mạng lưới là ống gang cũõ (98 km đường ống từ 600 mm trở xuống), đã sử dụng trên 50 năm, nhiều đoạn đã bị ăn mòn, tập trung ở các quận trung tâm như quận 1, một phần quận 3 và quận 5. Các tuyến ống đặt trong thời kỳ từ 1940 - 1960 khoảng 109 km với 50% ống 80 mm, còn lại đa số là 150 m và 250 mm, chủ yếu ở vùng phía đông quận 5 và phía nam quận 10, cũng bị mục bể nhiều. Hiện có khoảng 70 km đường ống phân phối cần được thay thế.

Tình trạng rò rỉ gây thất thoát và làm giảm áp lực nước trong toàn bộ hệ thống, gây thiếu nước nghiêm trọng ở các khu vực cuối đường ống. Các khu vực nước yếu và không có nước nằm rải rác ở tất cả các quận, nhưng tập trung nhất là các quận 6, 8, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình. Tỷ lệ thất thoát hiện nay là 34,5%, cao hơn mức thất thoát trung bình cho phép (25 - 30%).

Ÿ Các thiết bị đo nước:

Trên toàn mạng lưới có 242.734 đồng hồ đo nước các loại, trong đó đồng hồ gia dụng chiếm 96,6%. Khoảng trên 30.000 đồng hồ không còn hoạt động, trên 50.000 đồng hồ hoạt động không chính xác. Do vậy, một khối lượng lớn nước bị thất thu cũng có thể do khâu đo đếm qua đồng hồ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ŸThực trạng phân phối và sử dụng nước

Tổng sản lượng nước lọc sản xuất từ các nguồn (nhà máy nước ngầm Hóc Môn và nhà máy nước Thủ Đức) bình quân khoảng 700.000 m3/ngày, nhỏ hơn tổng công suất hiện có của các nguồn. Nguyên nhân chủ yếu là do tuyến ống nước thô của nhà máy nước Thủ Đức đang xuống cấp nên nước thô cung cấp để xử lý không bảo đảm cho nhà máy phát hết công suất hiện nay. Sau khi trừ đi phần thất thoát,

lượng nước cung cấp thực tế bình quân 458.500 m3/ngày (không kể lượng nước được cung cấp từ hệ thống giếng cũ). So với năm 1991, lượng nước sản xuất tăng bình quân 1%, trong khi tốc độ tăng dân số luôn trên dưới 3% (không kể khách vãng lai có mặt hàng ngày) nên nước rất khan hiếm kể cả các khu vực đầu nguồn.

Cơ cấu tiêu thụ nước không có sự thay đổi lớn qua các năm. Nước cho sinh hoạt vẫn chiếm tỷ trọng cao (83% - 85%), nước cho sản xuất chiếm tỷ trọng không lớn, chủ yếu do nguồn cung cấp không đủ, một số đơn vị sản xuất có nhu cầu nước lớn sử dụng nguồn nước ngầm tự khai thác không được tính vào thống kê khối lượng nước tiêu thụ.

Do lượng nước sản xuất ra không đáp ứng nhu cầu, mạng lưới lại phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm, tỷ lệ thất thoát nước lớn làm giảm áp lực nước ở cuối hệ thống nên lượng nước cung cấp cho các địa bàn dân cư không đều, tập trung chủ yếu ở các quận 1, quận 3, quận 5, quận Bình Thạnh nơi có mức tiêu thụ nước bình quân đầu người cao hơn 1,5 lần so với mức bình quân chung của toàn Thành phố. Nhiều quận, huyện lượng nước cung cấp ở mức rất thấp hoặc không có nước. Nước cấp bình quân đầu người chung toàn Thành phố năm 1995 là 100 lít/người/ngày, tính riêng nội thành là 122 lít/người/ngày, ngoại thành là 30 lít/người/ngày.

Về chất lượng nguồn nước cấp: Hiện trạng nước mặt hiện nay có nguy cơ ô nhiễm rất cao do nạn vứt rác bừa bãi xuống kênh rạch, nước thải của những cơ sở sản xuất hiện tại vẫn chưa qua xử lý mà thải trực tiếp ra ống thoát nước chung hoặc xuống sông là chủ yếu. Ví dụ: như các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận xả nước thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung. Vấn đề chăn nuôi cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nước, vì toàn bộ nước thải chăn nuôi đều không được xử lý triệt để trước khi xả thải ra sông ngòi, kênh rạch, làm nguồn nước có nhiều vi sinh gây bệnh.

Một phần của tài liệu Thiết kế mạng lưới cấp nước quận 10 (Trang 34 - 40)