Quy hoạch hệ thống cấp nước

Một phần của tài liệu Thiết kế mạng lưới cấp nước quận 10 (Trang 44 - 72)

Ÿ Các công trình nguồn:

+ Nhà máy nước Thủ Đức:

Để đảm bảo vận hành có hiệu quả trước khi đi vào phát triển, cần phục hồi lại nhà máy nước Thủ Đức từ trạm bơm nước thô cho đến nhà máy xử lý, cụ thể:

Cải tạo sửa chữa trạm bơm Hóa An, thay mới các bơm nước thô cho phù hợp với công suất 750.000 m3/ngày (vận hành 4 bơm, dự phòng 2 bơm).

Đường ống nước thô dẫn nước từ trạm bơm Hóa An về nhà máy nước Thủ Đức hiện nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng, hạn chế khả năng chuyển tải, vì vậy sau khi xây dựng và đưa vào vận hành đường ống nước thô thứ hai đường kính 2.400 mm cần ngưng vận hành đường ống hiện hữu để khảo sát và lên phương án sửa chữa.

Tiếp tục cải tạo nhà máy nước Thủ Đức đưa công suất lên 750.000 m3/ngày. Để thực hiện mục tiêu này, tập trung vào ba việc lớn:

- Cải tạo 20 bể lọc.

- Cải tạo sửa chữa 4 bể chứa. - Cải tạo bơm lọc.

Dự án cải tạo mở rộng nhà máy nước Thủ Đức lên 750.000 m3/ngày dự kiến đưa vào sản xuất giai đoạn 1998 - 2000.

Mở rộng nhà máy nước Thủ Đức giai đoạn 2, nâng công suất từ 750.000 m3/ngày lên 900.000 m3/ngày và dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn 2000 - 2005.

Mở rộng nhà máy nước Thủ Đức giai đoạn 3, nâng công suất từ 900.000 m3/ngày lên 1.170.000 m3/ngày, đưa vào vận hành giai đoạn 2004 - 2010.

Bên cạnh việc mở rộng nhà máy nước Thủ Đức, sẽ triển khai dự án xây dựng nhà máy nước Thủ Đức II với công suất 300.000 m3/ngày theo hình thức BOT do Pháp thực hiện. Công trình dự kiến đưa vào sản xuất sau năm 2000.

+ Nhà máy nước sông Sài Gòn:

Dự án nhà máy nước sông Sài Gòn, công suất định hình là 600.000 m3/ngày, chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: 300.000 m3/ngày, dự kiến hoàn tất vào năm 1998. - Giai đoạn 2: 300.000 m3/ngày, dự kiến hoàn tất vào năm 2003. Các công trình gồm có:

Trạm bơm nước thô đặt tại Bến Than, đợt I gồm 3 bơm công suất 320.000 m3/ngày và đợt II gồm 5 bơm công suất 640.000 m3/ngày.

Tuyến ống nước thô dài 9,9 km, đường kính 1.500 mm bằng bê tông dự ứng lực dẫn nước từ trạm bơm về nhà máy xử lý.

Nhà máy xử lý đặt tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn đợt I công suất 300.000 m3/ngày và đợt II công suất 600.000 m3/ngày.

Tuyến ống chuyển tải nước sạch đường kính 1.500 mm, dài 15,5 km dẫn nước sạch từ nhà máy về nội thành.

Hiện nay, dự án nhà máy nước sông Sài Gòn đang trong quá trình thực hiện giai đoạn 1 để đạt công suất 300.000 m3/ngày. Dự kiến nhà máy đi vào hoạt động năm 1998.

Giai đoạn 2 do Malaysia thực hiện bằng hình thức BOT dự kiến vận hành từ năm 2003 trở đi.

+ Nhà máy nước ngầm Hóc Môn:

Nhà máy nước ngầm Hóc Môn được xây dựng với công suất 50.000 m3/ngày, phục vụ cấp nước khu vực phía Tây Nam Thành phố (quận Tân Bình, quận 6, quận 11).

Công trình đã hoạt động từ tháng 8/1995. Bao gồm:

Cụm giếng Tân Bình với 8 giếng chìm, cụm giếng Hóc Môn với 13 giếng. Khu xử lý 50.000 m3/ngày.

Đường ống chuyển tải nước sạch từ nhà máy đến mạng lưới phân phối đường kính 800, 900, 1000 mm dài khoảng 7 km.

Vẫn đề hiện nay là phải tiếp tục triển khai nghiên cứu dự án phát triển nối mạng với hệ thống phân phối chung của TP.

+ Nhà máy nước Bình An:

Nhà máy nước Bình An do Malaysia đầu tư xây dựng theo hình thức BOT với công suất 100.000 m3/ngày, dự kiến cuối năm1997 đi vào sản xuất.

+ Nhà máy nước trên hồ Phước Hòa: công suất 650.000 m3/ngày và dự kiến bổ sung nguồn cung cấp nước trong giai đoạn 2008 - 2010.

Theo tiến độ các dự án trong quy hoạch hệ thống cấp nước TP công suất nước phát ra như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ 2000: 1.250.000 m3/ngày. + 2005: 2.170.000 m3/ngày. + 2010: 2.820.000 m3/ngày.

(không kể công suất của nhà máy nước ngầm Hóc Môn và hệ thống giếng vì chủ trương của ngành là để dự phòng).

So với nhu cầu sử dụng nước thì lượng nước cung cấp vẫn còn thiếu khoảng 260.000 m3/ngày vào năm 2000, khoảng 200.000 m3/ngày vào năm 2005, khoảng 500.000 m3/ngày vào năm 2010. Để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước, phải gấp rút tiến hành lập luận chứng kinh tế kỹ thuật dự án mở rộng nhà máy nước Thủ Đức lên 1.170.000 m3/ngày và nhà máy nước 650.000 m3/ngày trên hồ Phước Hòa.

Vì vậy, bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đã được duyệt, cần tiếp tục tiến hành các dự án mới kêu gọi thêm các nguồn đầu tư phát triển nguồn cung cấp nước. Đồng thời có các giải pháp cấp nước cho một số khu công nghiệp tập trung có qui mô lớn.

Ÿ Mạng lưới:

Hướng quy hoạch mạng lưới đường ống phân phối nước là phải cải tạo thay thế toàn bộ mạng lưới cũ đã hư hỏng nặng, phát triển mạng lưới ở các khu vực dân cư trong nội thành hiện chưa có đường ống, các khu dân cư mới và các khu công nghiệp tập trung. Từng bước hình thành hệ thống cấp nước theo mạch vòng khép kín cho Thành phố để điều hòa lượng nước cấp và bảo đảm an toàn khi vận hành mạng lưới.

-Trong giai đoạn 1996 - 2000:

Nhà máy nước Thủ Đức khi nâng lên 750.000 m3/ngày, đường ống chuyển tải nước sạch về TP với đường kính 2.000 mm hiện hữu có khả năng chuyển tải tối đa 700.000 m3/ngày vẫn chưa cần thay đổi.

Các hạng mục cần thay thế và đặt mới trên mạng lưới phân phối cụ thể là: + Khoảng 400 km đường ống từ 100 - 500 mm.

+ 500 van 100 - 500 mm. + 300.000 đồng hồ nước. + 500 trụ cứu hỏa.

+ Cải tạo 8 thủy đài, 3 trạm bơm tăng áp.

+ Thông rửa 20 km ống nghẹt; cơi 1.000 van bị chôn vùi; cải tạo 600 vòi nước công cộng để cung cấp nước cho các hộ tiêu thụ hiệu quả hơn.

- Đồng thời với việc xây dựng nhà máy nước sông Sài Gòn giai đoạn 1, phải tập trung phát triển mạng lưới phân phối khu vực Tây Nam Thành phố tiếp nối với ống chuyển tải 1.500 mm, đảm bảo phân phối hợp lý 300.000 m3/ngày của nhà máy và 50.000 m3/ngày của nhà máy nước ngầm Hóc Môn đến thẳng các khu vực thiếu nước. Cụ thể gồm hai tuyến chính của mạng cấp I có đường kính 900 - 1.000 mm; mạng cấp II và cấp III cung cấp nước cho các quận 6, quận 8, quận 11, quận Tân Bình và khu vực Bắc Nhà Bè

CHƯƠNG 4: VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC QUẬN 10 4.1. Sơ Đồ Và Nguyên Tắc Vạch Tuyến Mạng Lưới Cấp Nước

4.1.1. Chọn sơ đồ mạng lưới cấp nước:

- Mạng lưới cấp nước làm nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nước đến các nơi tiêu thụ.Nó bao gồm các ống chính,chủ yếu làm nhiệm vụ vận chuyển nước đi xa, các đường ống nhánh làm nhiệm vụ phân phối nước đến các điểm tiêu dùng nước.

- Mạng lưới cấp nước là một bộ phận của hệ thống cấp nước. Giá thành xây dựng mạng lưới cấp nước thường chiếm khoảng 50% - 80% giá thành toàn bộ công trình. Bởi vậy nó cần được nghiên cứu và thiết kế chính xác trước khi xây dựng

- Mạng lưới cấp thường có các loại sau:

+ Mạng lưới cụt: là mạng lưới chỉ cung cấp theo một hướng nhất định (hay cấp theo dọc tuyến ống) và kết thúc tại đầu mút của tuyến ống,dược áp dụng trong các trường hợp sau:

ü Cấp nước sản xuất khi được phép ngừng để sửa chữa.

ü Cấp nước sinh hoạt khi đường kính không lớn hơn 100mm.

ü Cấp nước chữa cháy khi chiều dài không lớn hơn 300mm. + Mạng lưới vòng: là mạng lưới có đường ống khép kín mà trên đó tại mọi điểm có thể cấp nước từ hai hay nhiều phía.

+ Mạng lưới cấp nước hỗn hợp: là mạng lưới thường được sử dụng phổ biến nhất và nó bao gồm ưu điểm của hai loại mạng lưới vòng và cụt.

- Qua phân tích ưu nhược điểm ta thấy:

+ Mạng lưới mạng lưới cụt có tổng chiều dài ngắn nhất, dễ tính toán, vốn đầu tư nhỏ, nhưng không đảm bảo an toàn khi cấp nước. Khi đoạn ống nào đó bị sự cố hư hỏng thì toàn bộ khu vực phía sau không có nước dùng, mặt khác mạng lưới cụt

không đáp ứng được nhu cầu áp lực nước đồng đều cho khu vực được cấp nước, đặc biệt không đáp ứng được tiêu chuẩn của ngành (TCN 33-2006).

+ Mạng lưới vòng thì một đoạn nào đó có sự cố hư hỏng thì nước sẽ theo đường ống khác đến cung cấp cho khu vực phía sau, tuy nhiên tổng chiều dài mạng lưới vòng lớn. Trên thực tế, các đường ống chính và các đường ống nối tạo thành mạng lưới ống chính là mạng vòng, còn các ống phân phối đến các hộ dân là mạng lưới cụt. Căn cứ vào khu vực cấp nước và yêu cầu cấp nước của khu dân cư ta chọn phương án mạng lưới vòng.

4.1.2. Sơ bộ về vạch tuyến cấp nước và nguyên tắc vạch tuyến cấp nước:

4.1.2.1 Sơ bộ về vạch tuyến cấp nước:

- Vạch tuyến cấp nước có nghĩa là phác họa hình học mạng lưới lên mặt bằng, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: địa hình khu vực, các chướng ngại vật (sông, hồ, đường sắt, đường ô tô, …). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống cấp nước có tính đến nhà cao tầng và cách bố trí khác nhau trong từng khu vực, khả năng phát triển trong tương lai, khả năng kết hợp… phải được giải quyết một cách toàn diện các vấn đề lựa chọn hợp lý đạt giá trị kinh tế kỹ thuật.

- Mạng lưới cấp nước bao gồm các tuyến truyền dẫn chính và tuyến phân phối.Tính toán thủy lực chỉ thực hiện đối với mạng truyền dẫn, còn các nhánh phân phối ta lấy theo cấu tạo.

- Mạng lưới cấp nước theo mạng vòng trong trường hợp yêu cầu cấp nước liên tục và an toàn.Ống truyền thường dọc theo đường phố và vuông góc với chướng ngại vật Với mục đích bảo đảm hệ thống làm việc ổn định thì đường ống chính đặt song song với nhau một khoảng 400 – 800m và không ít hơn hai đường. Trên các tuyến ống chính đó cứ cách nhau 600 – 800m đôi khi có thể lớn hơn tới 1000m được nối lại với nhau bằng các đoạn nối tạo thành mạng vòng.

- Đối với hệ thống chữa cháy thì cứ cách nhau 150m theo chiều dài của đoạn thì ta đặt một họng chữa cháy, các van khóa để đóng mở riêng biệt của mạng lưới (trên một đoạn không được quá năm cái).

- Tại điểm các ống giao nhau ta gọi là nút.Ở đó thường xây dựng hố ga và bố trí các van khóa để đóng mở các đoạn.Kích thước hố ga căn cứ vào đường kính ống và kích thước các phần định hình và khoảng cách của chúng tới mặt tường trong của hố ga. Tại những chỗ chuyển hướng dòng chảy cần gia cố các gối đỡ. Khi thay đổi đường kính ống ta dùng cole để nối ống.

4.1.2.2. Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới cấp nước:

- Mạng lưới cấp nước phải đưa nước đến mọi đối tượng dùng nước trong phạm vi thiết kế.

- Tổng chiều dài đường ống của toàn mạng lưới phải nhỏ nhất và đảm bảo cấp nước liên tục và an toàn.

- Việc quyết định hướng và số lượng các tuyến ống chính, hình dạng của mạng phải dựa trên cơ sở:

+ Hình dạng và địa hình phạm vi thiết kế. Chú ý sự có mặt của các chướng ngại thiên nhiên (như: sông, hồ, đồi, núi …) và nhân tạo.

+ Sự phân bố các đối tượng dùng nước.

+ Vị trí các điểm dùng nước tập trung với lưu lượng lớn. + Vị trí nguồn nước.

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC

5.1. Tiêu Chuẩn Dùng Nước

Là lượng nước trung bình tính cho một đơn vị tiêu thụ trong một đơn vị thời gian ( thường là trong một ngày) hay cho một đơn vị sản phẩm (lít/ người/ ngày, lít/ đơn vị sản phẩm).

Muốn thiết kế một hệ thống cấp nước cần xác định tổng lưu lượng theo tiêu chuẩn của từng nhu cầu dùng nước. Các nhu cầu thường gặp là:

+ Nước sinh hoạt: Tính bình quân đầu người, lít/ người/ ngày đêm, theo qui định trong tiêu chuẩn cấp nước hiện hành TCXD 33-85

+ Nước công nghiệp: Tiêu chuẩn nước sử dụng cho công nghiệp phải được xác định trên cơ sở dây chuyền công nghệ của xí nghiệp do cơ quan thiết kế hay quản lý cấp. Tiêu chuẩn dùng nước được tính theo đơn vị sản phẩm.

+ Nước cho công nghiệp bao gồm: nước cho sinh hoạt của công nhân, cho công nhân tắm, và cho sản xuất. Trong đó nước cho công nhân tắm sau giờ làm việc theo ca đồng nhất với tiêu chuẩn 40 người mội vòi tắm 500 lít/ giờ với thời gian tắm là 45 phút.

+ Nước tưới cây, tưới đường: Tiêu chuẩn nước dùng cho tưới cây, tưới đường , vườn hoa, mặt đường trong các đô thị thì tùy theo loại mặt đường, loại cây trồng, khí hậu để chọn. Theo quy phạm, có thể lấy từ 0,5 – 1 lít/ m2 diện tích được tưới.

+ Nước dùng trong các nhà công cộng: Lấy theo quy định của TCXD 33-85 + Nước rò rỉ của mạng lưới phân phối: Lượng nước này không có tiêu chuẩn rõ rệt, tùy theo tình trạng của mạng lưới mà có thể lấy từ 5-10% tổng công suất của hệ thống. Thực tế, lượng nước rò rỉ của mạng lưới có khi lên tới 15- 20% .

+ Nước dùng trong khu xử lý: Để tính toán sơ bộ có thể chọn tỷ lệ 5 - 10% công suất của trạm xử lý ( trị số nhỏ dùng cho công suất lớn hơn 20.000m3 / ngày

đêm). Lượng nước này dùng cho nhu cầu kỹ thuật của trạm, phụ thuộc vào từng loại công trình: bể lắng từ 1,5-3%, bể lọc từ 3- 5%, bể tiếp xúc từ 8- 10%.

+ Nước chữa cháy: Lưu lượng nước, số đám cháy đồng thời, thời gian cháy áp lực nước để chữa cháy cho một điểm dân cư phụ thuộc vào quy mô dân số, số tầng cao, bậc chịu lửa, và mạng lưới đường ống nước chữa cháy đã quy định trong TCVN 33-85.

5.2. Tính Toán Lưu Lượng Nước Tiêu Thụ

v Các Thông Số Tính Toán

- Diện tích tổng cộng của Quận 10: F = 571,81 ha - Mật độ dân số: P= 41527 người/km2

- Tiêu chuẩn dùng nước: qt/c = 150 l/ng - Tiêu chẩn tưới: qtưới = 1l/m2

- Số sinh viên trường ĐH: 5000 sinh viên - Số giường bệnh viện Quận 10: 200 giường - Số công nhân trong xí nghiệp : 500 người

- Hệ số không điều hòa ngày lớn nhất Kngày.max .Hệ số không điều hoà ngày lớn nhất là tỉ số lưu lượng ngày dùng nước lớn nhất và lưu lượng ngày dùng nước trung bình .Hệ số này phụ thuộc vào quy mô đô thị, cách tổ chức đời sống xã hội , mức độ trang thiết bị vệ sinh trong công trình , chế độ làm việc của các xí nghiệp , sự thay đổi nước theo mùa về chất lượng nước , lưu lượng nước… (theo TCXD 33-2006) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kngày.max= 1,2 ÷ 1,4

Đối với các thành phố có quy mô lớn nằm trong vùng có khí hậu khô nóng quanh năm như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh… thì có thể áp dụng mức

Ta có thể chọn : Kngày.max=1,2

Hệ số không điều hoà giờ K xác định theo công thức Kgiờ.max= αmax* βmax

α : Hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình , chế độ làm việc của các cơ sở sản xuất và các điều kiện địa phương khác nhau sau theo (TCXD 33-2006)

αmax= 1,2 ÷ 1,5

Chọn αmax= 1,3

β : Hệ số kể đến số dân trong khu dân cư lấy theo bảng 3.2 (TCXD 33-2006)

Một phần của tài liệu Thiết kế mạng lưới cấp nước quận 10 (Trang 44 - 72)