Yếu tố tự nhiên

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 42)

- Địa hình: Địa hình Quảng Ninh mang tính chất là một vùng miền núi, trung du và ven biển, hình thành 3 vùng tự nhiên rõ rệt: vùng núi có diện tích gần

3.2.1.Yếu tố tự nhiên

3.2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đơng Bắc Việt Nam, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có vị trí địa lý khá thuận lợi cho giao lưu kinh tế văn hóa và khoa học kỹ thuật với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh Bắc Bộ, cả nước và quốc tế. Quảng Ninh còn là cửa ngõ thông ra biển của cả vùng đồng bằng sơng Hồng, vùng trung du miền núi phía Bắc. Phía Bắc tỉnh có hơn 18,8 km đường biên giới trên bộ và 191 km đường biên gới trên biển giáp với Trung Quốc. Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh thành có biển, với 250 km bờ biển, 2077 đảo (chiếm 2/3 số đảo của Việt Nam). Quảng Ninh có bốn cảng biển quốc tế (Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai,Vạn Gia), ba khu kinh tế cửa khẩu (Móng Cái, Hồnh Mơ, Bắc Phong Sinh) trong đó có Cửa khẩu quốc tế thành phố Móng Cái tiếp giáp với vùng duyên hải rộng lớn Nam Trung Quốc; có các cảng nước sâu như Cái Lân, Cửa Ơng, Hịn Nét... thuận tiện cho giao thơng biển.

Chính từ những yếu tố địa lợi này đã giúp cho Quảng Ninh có được những giá trị khác biệt đem đến những cơ hội để phát triển kinh tế bền vững mà không phải địa phương nào cũng có được. Đó là dịch vụ du lịch, biên mậu, hậu cần cảng biển, đánh bắt nuôi trồng chế biến thuỷ hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng và là trung tâm nhiệt điện lớn nhất Việt Nam. Là một tỉnh vùng biên, Quảng Ninh có thể phát triển dịch vụ thương mại và vận tải giữa Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN, thu hút các dự án đầu tư vào khu kinh tế của khẩu Móng Cái. Xét về vị trí địa lý, giá trị thương mại quốc tế này được chia thành thương mại qua biên giới và thương mại qua đường biển. Thương mại qua biên giới với Trung Quốc đạt 6 tỷ USD chiếm 50% tổng giao dịch thương mại của Quảng Ninh. Giá trị thương mại này đóng góp 500 tỷ VNĐ vào GDP ngành vận tải và kho vận. Thương mại qua biên giới với Trung Quốc đi qua 3 cửa khẩu: Bắc Luân, Ka Long, Vạn Gia (Móng Cái); Hồnh Bồ (Bình Liêu) và Bắc Phong Sinh (Hải Hà).Thương mại đường biển qua các cảng Cái Lân, Hòn Gai, Cẩm Phả

Quảng Ninh là tỉnh miền núi - Duyên hải, địa hình chia ra : vùng đồi núi, vùng trung du đồng bằng, vùng biển đảo, hơn 80% diện tích đất là đồi và núi, ít có những khu đất thật bằng phẳng gây khó khăn cho trồng cây nơng nghiệp, có ít diện tích để xây dựng các đơ thị lớn và phát triển sở hạ tầng của tỉnh

3.2.1.2. Nguồn tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất

Quảng Ninh có diện tích tự nhiên 6.102 km2, chiếm 1,84% tổng diện tích của Việt Nam, là tỉnh có diện tích lớn nhất trong vùng đồng bằng sông Hồng. Quảng ninh có quỹ đất dồi dào với 611.081,3 ha, trong đó 75,370 ha đất nơng nghiệp đang đựoc sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.Trong tổng diện tích đất đai tồn tỉnh, đất nơng nghiệp chỉ chiếm 10%, đất có rừng chiếm 38%, diện tích chưa sử dụng cịn lớn (chiếm 43,8%) tập trung ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.

b. Tài nguyên rừng

Quảng Ninh có trên 388.000 ha đất rừng với độ che phủ đạt 51,0% cao hơn nhiều so với tỷ lệ 39,7% của cả nước. Rừng Quảng Ninh có thảm động thực vật phong phú, gồm 1027 loài thực vật và 120 loài động vật. Rừng ở Quảng Ninh chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, lồi. Gỗ q hiếm có lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chị chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre, ngồi ra cịn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ... các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su, keo tai tượng. Nhìn chung vùng rừng giàu và trung bình chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng phịng hộ, phân bố trên các dãy núi cao thuộc vùng biên giới Việt - Trung.

Rừng Quảng Ninh cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: Voi, hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các lồi bị sát và các lồi chim. Trong số đó có một số các lồi đang gặp nguy hiểm như gấu ngựa và rái cá... đang đựơc bảo tồn ở vườn quốc gia Vịnh Bái Tử Long .

Quảng Ninh có diện tích đất rừng lớn nhất so với các tỉnh khác trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Điều này mang lại cơ hội phát triển ngành lâm nghiệp cùng với cơ hội nhận tài trợ từ chương trình REDD + (các nước phát triển có mức phát thải cao trả tiền cho công tác bảo vệ rừng , một cách để bù đắp cho lượng phát thải). Đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực khai thác nông sản, sản xuất nhiên liệu sinh học, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng vì đây là những lĩnh vực đầu tư vẫn chưa được khai thác triệt để. Nguồn nguyên vật liệu giá rẻ cũng giúp ra tăng giá trị cho doanh nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ bán cho du khách, sản xuất bột giấy để xuất khẩu, sản xuất đồ gia dụng để cung cáp cho nhà hàng và khách sạn trên địa bàn tỉnh.

c. Tài nguyên biển

Quảng Ninh có 250 km đường bờ biển và trên 6.100 km2 ngư trường trên 40.000 ha bãi triều, và hơn 20.000 ha diện tích eo biển và vịnh. Những khu vực này là nơi sinh sống của nhiều lồi hải sản có giá trị kinh tế cao như: Tơm, cua, hàu, bào ngư, sò huyết và sái sùng một đặc sản của Vân Đồn. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho

thu hút đầu trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phục xuất khẩu. Tỉnh cũng có thể phát triển thêm các cơ sở chế biến thực phẩm giá trị cao tận dụng lợi thế về thuỷ sản.

d. Tài nguyên khoáng sản

Quảng Ninh được thiên nhiên ban tặng tài nguyên khoáng sản phong phú đặc biệt là than, vật liệu xây dựng và nước khoáng

- Than: than khai thác tại Quảng Ninh chiếm trên 90% tổng sản lượng than cả nước. Quảng Ninh có bể than lớn cung cấp chủ yếu là than mỡ (anthraxit) với hàm lượng cac- bon cao. Tổng trữ lượng ước đạt khoảng 8,8 tỷ tấn trên diện tích khoảng 1.000km2 (130 km chiều dài và 6-10 km chiều rộng) từ Đơng Triều đến Cẩm Phả. Trong đó, khoảng 3,6 tỷ nằm ở độ sâu 0 đến âm 300m.

- Khoáng sản phi kim phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: Quảng Ninh có nhiều đá vơi, đất sét và cao lanh... Các khoáng sản này là tài nguyên quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất VLXD của tỉnh.

Bảng 3.1: Các loại khống sản chính phục vụ ngành cơng nghiệp VLXD

TT Khống sản Số lượng mỏ Trữ lượng

1 Đá vôi xi măng 3 1.330 triệu tấn

2 Sét xi măng 6 130 triệu tấn

3 Sét gạch ngói 6 75,6 triệu tấn

4 Sét chịu lửa 4 14,6 triệu tấn

5 Cao lanh 16 150 triệu tấn

6 Cát thuỷ tinh 1 6,2 triệu tấn

7 Cát sỏi xây dựng 4 11,7 triệu tấn

8 Đá ốp lát 2 1 triệu m3

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh)

- Nước khoáng: các địa phương Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên

n) và Đồng Long (Bình Liêu) có nguồn nước khống uống được. Ngồi ra, cịn có các suối nước nóng ở Cẩm Phả với hàm lượng khống cao có tác dụng trị liệu và phục vụ du lịch.- Các khống sản khác: ngồi ra, Quảng Ninh cịn có trữ lượng nhỏ imenit ở Móng Cái, sắt ở Hồnh Bồ và Vân Đồn, phốt pho - Hồnh Bồ và Đơng Triều, vàng ở Tiên Yên và Hải Hà...

Tài nguyên khoáng sản phong phú cũng là một yếu tố nổi trội của tỉnh, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH và thu hút đầu tư. Năm 2011, khai thác than là hoạt động kinh tế lớn nhất tại Quảng Ninh đóng góp 10.446 tỷ VNĐ và GDP chiếm 25% tổng GDP toàn tỉnh, đây cũng là ngành tạo ra số lượng lao động lớn thứ hai sau ngành nông nghiệp chiếm 15% tổng lực lượng lao động của tỉnh Quảng Ninh. Các loại khoáng sản khác là nguồn tư liệu sản xuất quan trọng trong các ngành công nghiệp của Quảng Ninh, gián tiếp phát triển dịch vụ đóng góp khá lớn vào nền kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay đã có những thương hiệu được thế giới biết đến như Than antraxit, gạch ngói Giếng Đáy, ngói Hạ Long, gốm Viglacera - Hạ Long; sứ nặng lửa Đông Triều... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Tài nguyên nước

Tổng lượng nước mưa hàng năm trên đất liền của Quảng Ninh đạt khoảng 12 tỷ m3, hay trung bình 2,0 triệu m3 /km2. Quảng Ninh có nhiều sơng suối, trong đó có 30 sơng có độ dài hơn 10 km. Tổng lưu lượng các con sông trong khu vực quy hoạch là khoảng 7,26 tỷ m3/năm. Ngoài ra, Quảng Ninh cịn có 124 hồ đập với tổng lượng nước là 336,65 triệu m3. Trữ lượng nước ngầm đẫ được thăm dò và xếp loại của Quảng Ninh là: Loại A: 55.622 m3/ngày; Loại B: 130.671 m3/ngày và Loại C: 172.216 m3/ngày. Với trữ lượng nước trên có thể bảo đảm cho nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống.

f. Tài nguyên du lịch

Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước, có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng như Vịnh Hạ Long,Vịnh Bái Tử Long. Vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (lần đầu năm 1994 vì giá trị thẩm mỹ nổi bật và lần thứ 2 năm 2000 vì giá trị địa chất, địa mạo nổi bật) và được bầu chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới trong năm 2012. Đây cũng là một trong những điểm thu hút được nhiều du khách nhất tại Việt Nam, năm 2011 tiếp nhận được 2,9 triệu du khách.

- Vịnh Bái Tử Long với vẻ đẹp còn hoang sơ nằm ở phía Đơng Bắc Vịnh Hạ Long, với trên 600 đảo đất và đá, là nơi cư ngụ của nhiều loại động thực vật. Các hải đảo và nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Trà

Cổ, Bãi Cháy, Ti Tốp... cùng hàng trăm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật tập trung dọc ven biển với mật độ cao vào loại nhất của cả nước…, tạo khả năng mở nhiều tuyến du lịch kết hợp rất hấp dẫn trên đất liền và trên các đảo.

Với tài nguyên - tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, có lợi thế về vị trí địa lý và giao thơng thuận lợi và với lịng hiếu khách của con người nơi đây. Quảng Ninh đã và sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với du khách mọi miền đất nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 42)