Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 87)

- Địa hình: Địa hình Quảng Ninh mang tính chất là một vùng miền núi, trung du và ven biển, hình thành 3 vùng tự nhiên rõ rệt: vùng núi có diện tích gần

3.4.1. Thành tựu đạt được

Nhằm tạo sự thơng thống, minh bạch, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, bước đầu đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ.

- Với mục tiêu phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh, tỉnh Quảng Ninh đã và đang nỗ lực tạo sự chuyển biến mới trong nhận thức và hành động của cả cộng đồng, trong đó quan trọng nhất, trực tiếp nhất là các cấp chính quyền, các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức từ tỉnh đến huyện và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã giúp họ nâng cao nhận thức, xác định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư.

- Để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng công tác xúc tiến đầu tư. Tỉnh đã chỉ đạo các ban, ngành chức năng bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá thu hút đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức các cuộc làm việc tại nước ngoài: Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kơng... để tìm kiếm nhà đầu tư. Hàng năm, ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh thường xuyên tiếp xúc, làm việc với khoảng 20 đoàn doanh nghiệp và đầu tư từ các quốc gia và vùng lãnh thổ đến tìm hiểu cơ hội đầu tư. Cơng tác vận động, xúc tiến đầu tư cũng được tăng cường, nhất là vận động vốn đầu tư nước ngoài.

- Tỉnh đã đẩy mạnh quan hệ với các tổ chức tài chính lớn như: ngân hàng Thế giới, ngân hàng Phát triển Châu Á, ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc... nên nhiều chương trình, dự án lớn đã được các nhà tài trợ chấp thuận như: Dự án Khu

công viên phức hợp được tập đoàn đầu tư Genting (Malaysia) đến nghiên cứu, khảo sát để đầu tư; dự án Đường dẫn cầu Bắc Luân II với tổng mức đầu tư dự án khoảng 44,72 triệu USD do Liên danh Công ty TNHH chế tạo thiết bị điện Phong Trạch (Trung Quốc) - Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển An Đức và Công ty TNHH Sanshe (Australia) đầu tư ; Dự án Trung tâm Thương mại và Siêu thị Big C Hạ Long với tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng được Công ty Cổ phần Bất động sản Việt - Nhật chấp thuận đầu tư; Công ty TNHH phát triển Công cộng Ý - Thái với dự án Đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái ... Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh đã chắp mối cùng Tập đoàn Tuần Châu mời gọi được Tổ hợp các Tập đoàn đầu tư nổi tiếng của Mỹ (gồm các đối tác chiến lược là Tập đoàn ISC, Tập đoàn Penn National Gaming, Ngân hàng Citibank và một số tập đoàn kinh doanh về lĩnh vực du lịch, vui chơi giải trí cùng liên kết với Tập đồn Tuần Châu thành lập Cơng ty TNHH Marina City Development để triển khai thực hiện Dự án đầu tư “Khu phức hợp Marina City Hạ Long”, với tổng mức đầu tư dự kiến 7,5 tỷ USD... Các dự án đầu tư nói chung đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển và đóng góp tích cực vào q trình chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

- Tỉnh cũng đã ban hành các văn bản chấn chỉnh trong lĩnh vực đấu thầu, giám sát đánh giá đầu tư, quản lý chất lượng, tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư, quyết toán dự án hoàn thành nên đã kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong q trình thực hiện dự án, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước. Công tác chuẩn bị đầu tư được tỉnh chú trọng, việc quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định thống nhất và được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối vốn. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa được tỉnh thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi nên cơ bản đảm bảo tính cơng khai, minh bạch.

- Trong điều kiện các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về sản xuất, kinh doanh, việc trợ giúp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển đội ngũ doanh nhân cũng được tỉnh và các địa phương quan tâm. Các buổi đối thoại với doanh

nghiệp được tổ chức thường niên, những buổi làm việc trực tiếp của lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp đã tạo những cơ hội tốt để doanh nghiệp được trao đổi, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Sự nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Quảng Ninh được thể hiện rõ rệt nhất qua kết quả thu hút vốn đầu tư phát triển

Bảng 3.25 : Vốn đầu tư thực hiện theo giá hiện hành tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005 - 2011 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2008 2009 2010 2011 Tổng nguồn vốn 10.537 31.378,3 32.545,4 33.610,8 38.374,1 1.Vốn khu vực kinh tế NN 8.201,3 27.250,4 24.875,5 23.496,4 23.923,5 - Vốn ngân sách nhà nước 1.431,2 2.842,9 3.126,5 4.443,3 3.765,4 - Vốn vay 5.783,9 22.127,2 20.527,1 17.438,7 18.316,1 - Vốn tự có của các DN 986,2 2.280,3 1.221,9 1.614,4 1.842,0 2. Vốn ngoài NN 1.886,8 2.737,1 5.424,6 7.151,8 11.118,5 - Vốn của DN 645,0 1.115,0 2.564,4 3.704,9 5.433,6

- Vốn của dân cư 1.241,8 1.622,1 2.860,2 3.447,0 5.709,4

3. Nguồn vốn nước ngoài 231,7 705,5 1.260,0 1.830,0 2.208,3

4. Nguồn vốn khác 217,2 685,3 985,3 1.132.6 1.123,8

(Nguồn: Số liệu Cục Thống kê Quảng Ninh năm 2011)

Tổng vốn đầu tư phát triển tồn tỉnh khơng ngừng tăng trong giai đoạn 2005- 2011. Năm 2011 toàn tỉnh huy động được 38.374,1 tỷ đồng cao gấp 3,69 lần so với năm 2005, tăng 25% so với cùng kỳ. Tính cả giai đoạn 2005-2011 tổng nguồn vốn đầu tư thu hút được là 146.445,6 tỷ đồng, bình quân mỗi năm thu hút khoảng 20.921 tỷ đồng.

Từ năm 2008 tổng nguồn vốn đầu tư tăng rất nhanh và có sự chuyển biến trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư: tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước giảm từ 69,9% năm 2010 xuống còn 62,3% năm 2011, tỷ trọng vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng từ 21,3% năm 2010 lên 29% năm 2011. Đây là dấu hiệu tích cực phản ánh môi trường đầu tư của tỉnh đã và đang được cải thiện để khuyến khích sự tham gia sản xuất kinh doanh của nhiều thành phần kinh tế.

Tính đến hết năm 2011 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 89 dự án FDI cịn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,159 tỷ USD và 13 dự án ODA. với tổng vốn đầu tư là 200 triệu USD. Vốn đầu tư thực hiện cả năm 2011 của các doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp đạt 53,3 triệu USD (trong đó, vốn FDI đạt 51,84 triệu USD), tăng nhiều so với năm 2010. Doanh thu của các doanh nghiệp FDI trong cả năm 2011 đạt 670 triệu USD, góp phần giải quyết việc làm cho 3.400 lao động và đóng góp vào ngân sách nhà nước 56,2 triệu USD.

Kết quả thu hút vốn đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2011 đạt 12,0%; năm 2011 quy mô nền kinh tế của tỉnh (theo giá so sánh) gấp 1,7 lần năm 2005, thu nhập bình quân đầu người đạt 46,7 triệu đồng vượt mục tiêu, kế hoạch đề ra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm, thủy sản. Năng lực của nền kinh tế tăng đáng kể, nhiều cơng trình quan trọng đã và đang được đầu tư; kết cấu hạ tầng KT- XH được tăng cường; các đô thị từng bước được chỉnh trang, mở rộng khang trang hơn; bộ mặt nông thơn, miền núi có nhiều đổi mới; các hoạt động văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ và từng bước được xã hội hóa, đời sống vật chất và mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân có nhiều cải thiện.

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w