- Tiếp tục rà sốt, hồn thiện hệ thống luật pháp và các văn bản hướng dẫn
4.3.2. Đối với tỉnh Quảng Ninh
▪ Trong ngắn hạn:
- Việc trước tiên cần tuyên truyền, phổ biến nội dung của PCI tới các cơ quan hành chính Nhà nước từ các Sở, ban, ngành; địa phương từ cấp huyện tới cấp
phường, xã (cách thức tốt nhất đã và đang nhiều địa phương thực hiện là phối hợp với cơ quan xây dựng chỉ số PCI cung cấp, làm rõ và tư vấn các cách thức cải thiện chỉ số này). Việc nhận thức đầy đủ, đúng đắn về chỉ số năng lực cạnh tranh PCI sẽ là cơ sở để từng cơ quan xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc cải thiện điểm số PCI và thực tế chính là cải thiện mơi trường cạnh tranh của tỉnh. Cụ thể hơn, các ngành, địa phương cần căn cứ vào tình hình chung, vào từng chỉ số cấu thành PCI để có kế hoạch cụ thể để triển khai, thực hiện nghiêm túc trên cơ sở phản ảnh của cộng đồng doanh nghiệp và sự giám sát của lãnh đạo tỉnh (Hội đồng nhân dân tỉnh).
- Một trong những vấn đề cốt lõi còn tồn tại như đã nêu trong các chỉ số thành phần đó chính là cải cách thủ tục hành chính. Trong thời gian ngắn, việc có thể làm ngay đó là u cầu các cơ quan hành chính trong tỉnh niêm yết công khai tất cả các thủ tục hành chính và các chính sách liên quan đến phạm vi quản lý Nhà nước của mình theo hướng mà người dân dễ dàng nhất trong việc tiếp cận và thực hiện. Hiện nay, các ngành và địa phương về cơ bản đã thực hiện xong việc thống kê các thủ tục hành chính theo yêu cầu của Đề án 30 do đó việc niêm yết các thủ tục này cần triển khai sớm.
- Các ngành, địa phương cần rà soát, điều chỉnh và bổ sung các chính sách theo hướng kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.Trước mắt, tập hợp các báo cáo của VCCI nói chung và các báo cáo đặc thù của tỉnh Quảng Ninh liên quan đến chỉ số PCI để công bố trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh. Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng cơng cụ để cộng đồng doanh nghiệp, người dân có thể tham gia ý kiến trực tiếp thông qua Cổng Thơng tin điện tử theo những tiêu chí tương tự như cách thức điều tra của VCCI. Việc làm này sẽ đảm bảo các kết quả điều tra năng lực cạnh tranh của tỉnh được chính xác, cơng khai và dân chủ hơn.
- Trong trung và dài hạn.
- Đề nghị UBND Tỉnh nghiên cứu thành lập Trung tâm thông tin doanh nghiệp của tỉnh nhằm mục đích xây dựng ngân hàng dữ liệu về doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, hướng dẫn, thông tin kịp thời, xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu.
- Tập trung tạo quỹ đất sạch: Triển khai xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp địa phương, tạo thuận lợi về thủ tục hành chính, đất đai để các doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai nhanh
- Tăng tính ổn định của việc cung cấp điện, nước, viễn thông, hạ tầng giao thơng… vì đây cũng là một trong những nguyên nhân tác động thường xuyên đến cảm nhận của các doanh nghiệp về môi trường kinh doanh của tỉnh.
- Chú trọng đầu tư và quy hoạch về giao thông và cơ sở hạ tầng tạo sự thuận tiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư. Tỉnh cần tiếp tục có những giải pháp mang tính đột phá trong đầu tư kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, đạt tiêu chuẩn như: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái, cảng nước sâu Hải Hà…
- Hồn thiện các quy hoạch ngành nghề, quy hoạch chung xây dựng tại các địa phương và công bố công khai.
- Đối với đội ngũ cán bộ cơng chức, ngồi các u cầu về trình độ, năng lực cơng tác, một u cầu rất quan trọng đó là đạo đức nghề nghiệp và tính chun nghiệp trong thực thi cơng vụ. Liên quan đến vấn đề này, địi hịi phải có những giải pháp đồng bộ về tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch, sử dụng cán bộ… cho đến các cơ chế, chính sách nâng cao thu nhập, đời sống cho cán bộ công chức và thu hút nhân tài của tỉnh.
- Tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cơng tác rà sốt, thống kê lại diện tích đất đai tồn tỉnh, hồn thiện cơng tác quy hoạch sử dụng đất, đầu tư xây dựng hạ tầng các khu tái định cư, khu đất sạch cho các dự án, đất xây dựng nhà ở cho công nhân tại các doanh nghiệp. Việc kiểm tra các dự án đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng cũng cần tiếp tục được quan tâm thực hiện để đôn đốc, yêu cầu các nhà đầu tư thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình theo dự án được duyệt như đầu tư kết cấu hạ tầng, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, thực hiện theo đúng tiến độ được duyệt.
Kết luận chương 4
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về Cải thiện môi trường đầu tư, chỉ số PCI ở chương 1; nghiên cứu những yếu tố cấu thành môi trường đầu tư, các chỉ số thành phần của PCI trong chương 3. Cùng với những quan điểm, mục tiêu, định hướng của Đảng và Nhà nước về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh. Luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2012-2020. Các giải pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Một số giải pháp đưa ra trong đề tài này tác giả mong muốn được các nhà quản lý lưu tâm và hy vọng sẽ mang tính khả thi.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế hội nhập và phát triển, môi trường đầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng để khơi thông các dòng vốn từ mọi tầng lớp dân cư trong và ngoài nước. Nhà đầu tư sẽ quyết định đầu tư mới hoặc mở rộng đầu tư kinh doanh khi họ tìm được mơi trường đầu tư hấp dẫn, có thể mang lại cho họ nguồn lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, địa phương nào xây dựng được mơi trường đầu tư thơng thống cũng sẽ có cơ hội để giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế xã hội.
Cùng với quá trình phát triển của đất nước, Quảng Ninh cũng dần tạo đuợc vị thế trong con mắt các nhà đầu tư. Những năm gần đây, tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư để phát huy tiềm lực nội tại và thu hút vốn đầu tư bên ngoài để phát triển kinh tế. Những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được triển khai bài bản, đồng bộ tới lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng đã mạnh dạn đưa ra những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém trên: trước hết là do Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu, ban hành các chủ trương, giải pháp đồng bộ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn. Cấp ủy, chính quyền một số địa phương và một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Sự phối hợp, kết hợp giữa các ngành, các cấp trong giải quyết công việc cho doanh nghiệp và nhà đầu tư chưa tốt, chưa rõ trách nhiệm. Việc xử lý cán bộ thiếu năng lực, khơng hồn thành nhiệm vụ, gây phiền hà, sách nhiễu trong thực thi công vụ chưa kiên quyết. Một số ngành, địa phương chưa xác định và chưa lựa chọn được những công việc trọng tâm, trọng điểm, nhất là những vấn đề có tính chiến lược để dồn sức chỉ đạo thực hiện, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh. Để giải quyết được những hạn chế còn tồn tại nhằm đạt được mục tiêu nằm trong 10 tỉnh thành có mơi trường đầu tư tốt nhất cả nước vào năm 2015 tỉnh Quảng Ninh cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác cải thiện môi trường đầu tư.