Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 102)

- Địa hình: Địa hình Quảng Ninh mang tính chất là một vùng miền núi, trung du và ven biển, hình thành 3 vùng tự nhiên rõ rệt: vùng núi có diện tích gần

4.2.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

* Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực:

- Đưa nhân lực trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI);

- Phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng

- Nâng cao tính khả thi và hiệu quả của chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2020;

- Phát triển nhân lực trong mối quan hệ mật thiết giữa cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa và đơ thị hóa; phân bổ dân cư đảm bảo hài hịa giữa thành thị và nơng thôn, giữa nông nghiệp với các ngành khác và tạo sự đột phá mới về phát triển kinh tế-xã hội.

- Phát triển nhân lực làm điểm tựa thúc đẩy thị trường lao động phát triển, đồng thời chủ động hội nhập tích cực vào thị trường lao động khu vực và thế giới.

Phương hướng phát triển nhân lực thời kỳ 2011-2020: nâng cao trình độ học vấn, trình độ chun mơn-kỹ thuật của nhân lực, tạo việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động; hợp lý hóa phân bổ nhân lực theo lãnh thổ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội các địa bàn trong tỉnh.

* Những giải pháp cụ thể phát triển nguồn nhân lực:

- Quy hoạch và phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề, công nhân kỹ thuật; tăng quy mô mở rộng cơ cấu ngành nghề đào tạo một cách hợp lý. Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cấp các cơ sở đào tạo hiện có; thực hiện chính sách xã hội hoá dạy nghề theo chủ trương của nhà nước, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục thành lập các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật tại Quảng Ninh, đặc biệt là những nghề mũi nhọn, trọng điểm đòi hỏi kỹ thuật và cơng nghệ cao. Thực hiện các hình thức liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước.

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về tầm quan trọng của phát triển nhân lực. Chú trọng công tác phát triển nhân lực trong từng cơ quan, đơn vị. Tăng cường công tác lãnh đạo, ưu tiên đầu tư phát triển đào tạo nhân lực, coi giáo dục đào tạo và dạy nghề là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, chuẩn hoá giáo viên dạy nghề trên cơ sở đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn. Thu hút cán bộ đào tạo trẻ, giỏi và có kế hoạch đào tạo lại, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề trong tỉnh..

- Đổi mới nội dung chương trình dạy theo hướng đào tạo kiến thức kỹ năng thực sự cần thiết, tăng cường kiến thức thực tế và kỹ năng thực hành để phù hợp với yêu cầu sử dụng của các doanh nghiệp. Nội dung đào tạo cũng phải phù hợp với yêu cầu sản xuất, thị trường lao động và đáp ứng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

- Cần thường xuyên tổ chức điều tra, hội thảo với các doanh nghiệp trên địa bàn về nhu cầu đào tạo nghề và phát triển kỹ năng cho cơng nhân để từ đó xây dựng cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp, đồng thời xây dựng và giao chỉ tiêu đào tạo cho các trường đào tạo nghề công lập thuộc tỉnh.

- Tăng cường tuyên truyền về dạy nghề và học nghề, khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Tỉnh cần có quỹ hỗ trợ học nghề và đầu tư để nâng cao năng lực các cơ sở dạy nghề. Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và các cơ sở dạy nghề để giúp người lao động định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai.

- Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngồi nước đầu tư vào cơ sở dạy nghề, đặc biệt là những doanh nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực.

- Phát huy vai trò của các Trung tâm giới thiệu việc làm vừa là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động, vừa có năng lực trong việc dự báo nhu cầu thực tế của thị trường và năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo.

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w