Báo cáo mơi trường kinh doanh tồn cầu 2013 (Ease of Doing Business) mà Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cơng bố xếp Singapore ở vị trí đầu bảng. Đây là năm thứ bảy liên tiếp đảo quốc sư tử đứng thứ nhất thế giới về môi trường đầu tư kinh doanh. Để có được những thành cơng đó ta có thể kể đến một số nguyên nhân chính như sau:
Thứ nhất: Quản trị tốt
Singapore nhấn mạnh sự lãnh đạo chính trị mạnh mẽ trong việc điều hành nền kinh tế và thực hiện các chính sách kinh tế quan trọng. Điều này giúp giảm thiểu các rủi ro về chính sách và chính trị đối với các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn tại Singapore. Theo Tổ chức tư vấn rủi ro chính trị và kinh tế (PERC), năm 2010,
Singapore là nước đứng thứ hai về mức độ ít rủi ro nhất trong khu vực Đơng Nam Á. Singapore có nhiều chỉ số tốt, đặc biệt trong các lĩnh vực như sự ổn định của Chính phủ, ổn định xã hội, hiệu quả của Chính phủ trong việc thực thi các chính sách kinh tế, và chất lượng chính sách của Chính phủ.
Thứ hai: Giám sát, điều hành thận trọng hệ thống tài chính
Trong những năm qua, Ủy ban Tiền tệ Singapore (MAS) đã áp dụng một số biện pháp giúp giảm thiểu rủi ro hệ thống tài chính, với các quy định phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất. Trong một số trường hợp, như quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng, quy định chặt chẽ hơn các tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ đó, hệ thống tài chính vận hành ổn định, ngay cả khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.
Thứ ba: Đa dạng hóa cấu trúc kinh tế và các thị trường xuất khẩu
Singapore vừa duy trì một nền sản xuất cạnh tranh tồn cầu, sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng cao, vừa tạo ra sức cạnh tranh trong các ngành dịch vụ, bao gồm các ngành xuất khẩu, du lịch và các dịch vụ tài chính.
Thứ tư: Xây dựng chính sách tài chính hợp lý
Các chính sách tài chính hợp lý, thận trọng, “liệu cơm gắp mắm” và duy trì các nguồn thu ổn định, đa đạng, nhằm giảm thiểu các rủi ro tài chính. Điều này giúp Singapore có nguồn lực tài chính để hạn chế các cú sốc khi có tác động từ bên ngồi.
Thứ năm: Xây dựng chương trình phát triển tổng thể tốt
Là phải vạch ra được chương trình phát triển tổng thể và nhanh chóng triển khai chương trình ấy thành hiện thực. Nhà nước cần phải có những chính sách nhất qn nhằm bảo đảm sự ổn định và liên tục của dòng chảy phát triển; đơn giản hóa và vi tính hóa thủ tục hành chính nhằm tăng khả năng cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư nước ngoài; chiến lược quy hoạch nhằm cân bằng sự phát triển giữa thành thị và nông thôn...
Bảo đảm lực lượng lao động được trang bị tốt cả về kỹ năng nghề nghiệp lẫn trình độ ngoại ngữ, tin học để có thể nhanh chóng nắm bắt được những tiến bộ khoa học, kỹ thuật trên thế giới.