Rất rất hay !
Trang 1BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
CBQL Cán bộ quản lý
CNH Công nghiệp hóa
CNTT Công nghệ thông tin
CSVC Cơ sở vật chất
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
HĐH Hiện đại hóa
HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớpHS/hs Học sinh
MTHTTT Môi trường học tập thân thiện
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO Tổ chức văn hóa thế giớiUNICEF Quỹ Nhi đổng Liên hợp quốc XHCN Xã hội chủ nghĩa
Trang 2DANH MỤC CÁC BẢN
Biểu 2.1 Nhận thức của CBQL và GV về MTHHTT 39
Biểu 2.2 Nhận thức của CBQL&GV về tầm quan trọng của MTHHTT 41
Biểu 2.3 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về ý nghĩa của MTHT .42
Biểu 2.4 Ảnh hưởng của môi trường học tập đến giáo viên 44
Biểu 2.5 Ảnh hưởng của môi trường học tập đến học sinh 46
Biểu 2.6 Ảnh hưởng của môi trường học tập đối với cán bộ quản lý 48
Biểu 2.7 Nhận thức của CBQL về vai trò của Hiệu trưởng 49
Biểu 2.8 Nhận thức của GV về vai trò của Hiệu trưởng 50
Biểu 2.9 Cơ sở vật chất hiện có 50
Biểu 2.10 Cảnh quan không gian trường lớp 52
Biểu 2.11 Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tập 53
Biểu 2.12 Mức độ thực hiện các nề nếp học tập 54
Biểu 2.13 Thực trạng quan hệ giữa giáo viên và học sinh 55
Biểu 2.14 Thực trạng quan hệ giữa học sinh và học sinh 56
Biểu 2.15 Thực trạng việc sử dụng các phương pháp giảng dạy 57
Biểu 2.16 Thời gian tự học của học sinh 59
Biểu 2.17 Thống kê kết quả học tập của học sinh từ năm học 2008 - 2009 đến nay 60
Biểu 2.18 Mức độ quan tâm của chính quyền và các đoàn thể địa phương .61
Biểu 2.19 Mức độ quan tâm của phụ huynh học sinh và cộng đồng 62
Biểu 2.20 Các biện pháp xây dựng môi trường học tập thân thiện của hiệu trưởng 64
Biểu 2.21 Các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường học tập thân thiện của Hiệu trưởng 69
Biểu 2.22 Mức độ tổ chức thực hiện việc xây dựng môi trường học tập thân thiện của nhà trường 70
Trang 3Biểu 3.1 Kết quả khảo nghiệm của nhóm đối tượng trong nhà trường
99Biểu 3.2 Kết quả khảo nghiệm của nhóm đối tượng ngoài nhà trường
100
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá hiện nay, giáo dục được coi lànguồn gốc của sự phát triển, không có giáo dục sẽ không có bất cứ sự pháttriển nào Sự mạnh hay suy của giáo dục quyết định sự thành công hay thấtbại của mỗi quốc gia
Với quan niệm đó, hiện nay các nước trên thế giới đã và đang tập trungchạy đua trong đầu tư cho phát triển giáo dục, coi giáo dục là đòn bẩy về kinh
tế, coi tri thức của con người là nguồn tài nguyên vô tận của mỗi quốc gia.Ngoài mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục các nước cònhướng tới việc chiếm lĩnh và làm chủ các lĩnh vực khoa học mới, công nghệmới để cạnh tranh và phát triển
Trong xu thế đó, Đảng ta đã và đang có nhiều chủ trương, chính sách đểphát triển giáo dục, chấn hưng đất nước mà mục tiêu chính là phát triển conngười Trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay, Đảng ta đặc biệt coi trọng
vị trí con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Đảng ta đã khảng định: “Muốn tiến hànhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo dục - đào tạo, pháthuy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”
Để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của
xã hội cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp như nâng cao chất lượng độingũ giáo viên; cải tiến nội dung, chương trình và sách giáo khoa; đầu tư cơ sởvật chất, trang thiết bị dạy học; huy động mọi nguồn lực từ nhà trường, giađình, xã hội quan tâm và đầu tư cho giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục
an toàn, thân thiện phát huy tính tích cực học tập của học sinh,… Xây dựngmôi trường học tập tốt cho học sinh có ý nghĩa quan trọng và quyết định việcnâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay Bởi vì:
Trang 5Trong những quy luật chung nhất của giáo dục, quy luật giáo dục có mốiliên hệ quy luật và phù hợp với các điều kiện môi trường là quan trọng Môitrường học tập nó các tác động to lớn đến việc hình thành và phát triển nhâncách của học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học Môi trường học tập tốt, lànhmạnh, thân thiện làm cho học sinh có thái độ động cơ học tập tích cực; môitrường học tập thân thiện tạo điều kiện cho việc hình thành nhân cách của họcsinh toàn diện hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn.
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà kinh tế thế giới đã và đang bước vàonền kinh tế tri thức, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, khốilượng tri thức khoa học ngày càng lớn đòi hỏi người học phải được trang bịkhối lượng kiến thức, kỹ năng ngày càng nhiều thì việc xây dựng môi trườnghọc tập thân thiện, tích cực là hết sức cần thiết tạo điều kiện cho việc đổi mớiphương pháp dạy và học tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận nhiều hơn với trithức, khoa học của nhân loại
Đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập, mở cửa của nước ta hiện nay và sựbùng nổ của công nghệ thông tin có nhiều luồng tư tưởng, văn hoá tràn vàovới những diễn biến phức tạp Học sinh ở mọi lứa tuổi trong đó có học sinhtiểu học, lứa tuổi nhậy cảm với những tác động của ngoại cảnh, có thể lâynhiễm nhanh với những thói hư tật xấu, đi lệch chuẩn mực đạo đức, nhữngthuần phong, mỹ tục làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình tu dưỡng vàhọc tập của học sinh Đây chính là những băn khoăn, trăn trở không chỉ đặt racho ngành giáo dục mà là vấn đề của toàn xã hội Chính vì vậy xây dựng môitrường học tập lành mạnh thân thiện với bầu không khí ấm áp ở đó các emđược chia sẻ suy nghĩ, quan điểm, chính kiến của mình, được tranh luận tìm
ra tri thức mới, được vui chơi trong vòng tay ấm áp của thầy cô, bạn bè sẽ làtấm lá chắn hữu hiệu cho các em ươm mầm, nuôi dưỡng ước mơ của mình.Thực trạng giáo dục Bắc Kạn hiện nay và đặc biệt là giáo dục vùng khókhăn là chất lượng giáo dục thấp so với mặt bằng chung của cả nước và khu
Trang 6vực miền núi phía Bắc, nguyên nhân cơ bản do Giáo dục nói chung và giáodục Bắc Kạn nói riêng về cơ bản vẫn hoạt động theo cơ chế cũ, cơ chế baocấp nặng nề, môi trường học tập chậm được cải thiện; cơ sở vật chất trườnglớp nghèo nàn, lạc hậu, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chưa pháthuy được vai trò của học sinh, tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường chưa đượcquan tâm, học sinh chưa hứng thú học tập Do đó có sự không phù hợp giữamôi trường học tập với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xãhội Mâu thuẫn này không được giải quyết thì chất lượng giáo dục sẽ khôngđược nâng lên Chính vì vậy mà năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo dục và Đàotạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, họcsinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường tiểu học vùng khó khăn Tỉnh Bắc Kạn”
làm đề tài nghiên cứu
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các biện pháp xây dựng môi trường học tậpthân thiện ở các trường tiểu học vùng khó khăn tỉnh Bắc Kạn
- Khách thể nghiên cứu là môi trường học tập ở các trường tiểu học vùngkhó khăn tỉnh Bắc Kạn
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng môi trường học tập thân thiện ởtrường tiểu học
Trang 7- Khảo sát thực trạng môi trường học tập ở trường tiểu học vùng khókhăn tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất các biện pháp xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trườngtiểu học vùng khó khăn tỉnh Bắc Kạn
5 Giả thuyết khoa học
Chất lượng và hiệu quả quá trình học tập của học sinh tiểu học vùng khókhăn tỉnh Bắc Kạn phụ thuộc nhiều vào môi trường học tập của các em Nếu
đề xuất được biện pháp xây dựng môi trường học tập thân thiện phù hợp vớiđặc điểm tâm lý học sinh, phong tục tập quán, điều kiện thực tế của địaphương thì sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ huy động học sinh ra lớp và nâng caochất lượng học tập của học sinh
6 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng môi trường học tập của học sinh tiểu học vùng khókhăn và khảo sát trên 8 trường tiểu học ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khókhăn của tỉnh Bắc Kạn
7 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng cácnhóm phương pháp sau đây:
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích, hệ thống hoá các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học,tạp chí có liên quan làm rõ những biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường họctập thân thiện
- Sử dụng phương pháp dự báo khoa học để dự báo về phong trào xâydựng môi trường học tập trong thời gian tới
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng vềgiáo dục và đào tạo; Luật giáo dục, Điều lệ trường tiểu học, quy định củangành giáo dục về xây dựng môi trường học tập
Trang 87.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát, theo dõi phong trào xây dựng môi trường học tập thân thiện ởcác trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- Điều tra bằng anket về thực trạng việc xây dựng môi trường học tậpthân thiện của các trường tiểu học vùng khó khăn
- Nghiên cứu việc sơ kết, tổng kết phong trào xây dựng trường học thânthiện của các trường học trên địa bàn tỉnh
- Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, chínhquyền và các tổ chức đoàn thể địa phương
- Xin ý kiến chuyên gia góp ý về cách xử lý kết quả điều tra, các biệnpháp xây dựng môi trường học tập thân thiện
- Thu thập và sử lý số liệu, thông tin
7.3 Nhóm phương pháp bổ trợ
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra
- Lập các biểu bảng, các sơ đồ… để so sánh, đối chiếu số liệu nhằm mục đích rút ra những nhận xét phục vụ đề tài nghiên cứu
8 Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu: Những vấn đề chung
Phần nội dung: Gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về xây dựng môi trường học tập thân thiện ở
Trang 9Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP
THÂN THIỆN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1 VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Trên thế giới
Môi trường là hoàn cảnh sống xung quanh, luôn có ảnh hưởng trực tiếphay gián tiếp đến sự phát triển mọi mặt đời sống con người Vì vậy môi trườngđang là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học
Nhận thức được môi trường có ảnh hưởng đến năng xuất lao động, cácnhà tâm lý học lao động tập trung nghiên cứu môi trường vĩ mô, những điềukiện như: Nhiệt độ, mầu sắc, âm thanh, ánh sáng, khung cảnh, mối quan hệliên nhân cách của nhóm nhỏ; những yếu tố, điều kiện, hoàn cảnh tác độngmạnh đến chất lượng công việc
Nhà tâm lý học Mỹ Kenloc (1923) đã nuôi trong cùng một môi trườngcon khỉ 10 tháng tuổi và cậu bé trai 8 tháng tuổi của mình để so sánh ảnhhưởng của môi trường đến con khỉ và con người Đã có nhiều ví dụ để chúng tahiểu về vai trò của môi trường sống đối con vật hoặc con người, không thể làmthay đổi bản năng của con vật Ngược lại môi trường của loài vật có thể tácđộng mạnh vào bản chất của con người Nhà xã hội học Mỹ R.E Pác - cơ đãnói: “Người không đẻ ra người, đứa trẻ chỉ trở nên người trong quá trình giáodục” Điều này khẳng định vai trò của yếu tố môi trường văn hóa, môi trườnggiáo dục có tính quyết định đối với sự hình thành nhân cách con người
Cuối thế kỷ XIX, khi xuất hiện phương pháp xác định trẻ sinh đôi cùngtrứng, đã xuất hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường và di truyền đốivới sự hình thành nhân cách con người Ở Liên Xô cũ có công trình của I.ICanaev (1959), kết quả nghiên cứu đó được công bố trong tác phẩm Trẻ sinhđôi Sau đó vấn đề được tiếp tục bởi Đ.B Enconhin
Trang 10Nhiều nhà tâm lý học Mỹ với các công trình nghiên cứu đã chỉ ra ảnhhưởng rất quan trọng của môi trường đến sự hình thành và phát triển nhâncách cá nhân Những kết quả nghiên cứu có hệ thống đã dần hình thành mộtchuyên ngành tâm lý học mới: Tâm lý học môi trường và thường được kháiquát trong các tài liệu Giáo dục học, Tâm lý học Quan điểm chung của khoahọc giáo dục (bao gồm cả tâm lý học) đều khẳng định vai trò quyết định củayếu tố môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người.Tiếp đó, là vấn đề nghiên cứu, xây dựng môi trường với mục đích để có ảnhhưởng tốt nhất đến dạy học và giáo dục nhân cách thế hệ trẻ.
Về môi trường dạy học, trước hết phải kể đến những nghiên cứu củaI.V Pavlov và B.F Skinnơ I.V.Pavlov nghiên cứu sự hình thành phản xạ cóđiều kiện trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ, con vật (con chó) hoàntoàn thụ động B.F.Skinnơ nghiên cứu sự hình thành phản xạ tạo tác động môitrường gần với thực tế hơn, con vật (chuột, bồ câu…) chủ động trong hành viđáp ứng trên cơ sở nhu cầu của nó Nội dung học tập thể hiện ngay trong môitrường mà con vật phải tìm cách thích nghi Đây là cơ sở lý thuyết để xâydựng kiểu dậy học chương trình hóa, dạy học bằng máy Từ nghiên cứu kếtquả của hai ông, các nhà giáo dục đã nhận thức một vấn đề rất quan trọngrằng: Yếu tố môi trường trong giáo dục không chỉ góp phần quyết định đến sựhình thành và phát triển nhân cách con người mà quan trọng hơn là yếu tốthực tế đã kích thích chủ thể (con người) hoạt động năng động và sang tạohơn Việc tạo lập, xây dựng và phát triển môi trường giáo dục là một nhiệm
vụ quan trọng của khoa học giáo dục hiện đại [26]
Nghiên cứu về môi trường dạy học phải kể đến công trình của Jean MarcDenomme và Madeleine Roy về phương pháp sư phạm tương tác[33] Trong
đó, mô hình quen thuộc: Người dạy - Người học - Tri thức được chuyển thànhNgười dạy - Người học - Môi trường Tác giả coi môi trường là yếu tố tham
Trang 11gia trực tiếp đến quá trình dạy học chứ không đơn thuần chỉ là nơi diễn ra cáchoạt động dạy học Đặc biệt, tác giả đi sâu vào các yếu tố môi trường của việchọc, các yếu tố môi trường của việc dạy Trên cơ sở đó, các tác giả đã nhấnmạnh đến một quy luật quan trọng: Môi trường ảnh hưởng đến người dạy,người học và người dạy phải thích nghi với môi trường Ảnh hưởng và thíchnghi đó chính là hệ quả của phương pháp sư phạm tương tác liên quan đếnmôi trường.
Từ đầu thế kỷ XX, Dimitri Glinos đã viết “…Giáo dục phải thích ứngvới những hoàn cảnh luôn thay đổi, đối phó với những vấn đề mới, những nhucầu mới và thường xuyên đòi hỏi những kỹ năng mới… Trong một thời giandài, nền giáo dục đã không thể thích ứng được với các hoàn cảnh mới và gắnvới các nhu cầu thực tế Khoảng cách giữa giáo dục và cuộc sống ngày cànglớn và bây giờ, điều chúng ta cần không chỉ là một cuộc cách mạng để tái lậplại mối tương quan giữa giáo dục và cuộc sống[4;tr.206]
Emile DurKheim quan niệm môi trường học đường bao hàm cả lớp học
và việc tổ chức lớp học, như một sự liên kết có phạm vi rộng hơn gia đình vàkhông trìu tượng như xã hội Một lớp học không đơn thuần chỉ là một khốikết dính các cá nhân độc lập với nhau mà còn là một xã hội thu nhỏ Tronglớp học, học sinh suy nghĩ, hành động và cảm nhận khác với khi chúng táchrời nhau… Những quan niệm trên đây đã có trước hàng thế kỷ, hiện nay đangtrở thành vấn đề thời sự của khoa học giáo dục
Trang 12môi trường giáo dục trẻ Giá trị của câu chuyện và câu tục ngữ trên ở chỗ đã
đề cao môi trường sống trong quá trình phát triển của trẻ Với trẻ em ba môitrường: nhà trường - gia đình - xã hội có vai trò quan trọng trong quá trìnhhọc tập, trưởng thành và hoàn thiện nhân cách
PGS.TS Phạm Hồng Quang đã nghiên cứu về môi trường văn hóa giáodục, mối quan hệ của nó với môi trường kinh tế và chỉ ra những tiêu chí đểxây dựng môi trường văn hóa giáo dục trong các nhà trường
Trường học thân thiện là mô hình trường do Quỹ Nhi đồng Liên hiệpquốc (UNICFF) đề sướng từ thập kỷ cuối của thế kỷ trước và đã được triểnkhai có kết quả tốt ở nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam, phối hợp vớiUNICEF, Bộ giáo dục và đào tạo đã làm thí điểm nhiều năm ở 50 trường tiểuhọc và Trung học cơ sở Từ kết quả thí điểm, Bộ chủ trương tiến hành đại trà
từ năm học 2008 - 2009 ở tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở và trunghọc phổ thông trong toàn quốc, đến nay được thực hiện ở tất cả các bậc học,cấp học
Mô hình này không hoàn toàn mới đối với nền giáo dục nước ta Từnhững thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, với triết lý “đời sống học đường làcuộc sống thực của trẻ em ngay ngày hôm nay, lúc này; chứ không chỉ chuẩn
bị cho tương lai”, nên phương châm “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
đã được phổ biến và áp dụng từ những ngày đó Đặc biệt phương châm này đãđược bền bỉ thực hiện rất có hiệu quả tại Trung tâm Công nghệ giáo dục (doGS.TS Hồ Ngọc Đại làm giám đốc) và sau đó được áp dụng tại nhiều tỉnhtrong cả nước từ năm học 1992 - 1993, Khi đề tài khoa học cấp nhà nước “Môhình nhà trường mới theo khả năng phát triển tối ưu của trẻ em Việt Nambằng giáo dục thực nghiệm” được nghiệm thu với kết quả đánh giá tốt
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc xâydựng được MTHTTT ở các trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Trang 13Đường lối, chính sách của Đảng thực sự là những định hướng quan trọng ởtầm vĩ mô, chỉ đạo toàn diện công tác nâng cao chất lượng giáo dục Bên cạnh
đó, Bộ GD&ĐT đã có chỉ thị số 40/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 về việcphát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013
Nhiều hội thảo khoa học và công trình nghiên cứu khoa học về xây dựngMTHTTT ở các trường tiểu học Nhiều chương trình, dự án của các tổ chứcquốc tế, của chính phủ đã hỗ trợ tích cực cho nhiệm vụ này
Tác giả Vũ Thị Sơn cũng đề cập tới môi trường học tập trong lớp họcđăng trên tạp chí giáo dục số 102/2004 Dự án Việt Bỉ nâng cao chất lượngđào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam(VIE 04 019 11)
Gần đây có một số đề tài, khóa luận tốt nghiệp của học viên và sinh viên
đã nghiên cứu các vấn đề như: Môi trường giáo dục, môi trường văn hóa giáodục, môi trường học tập,
Nghiên cứu về môi trường học tập ở trường tiểu học vùng khó khăn củatỉnh Bắc Kạn là vấn đề chưa có công trình nào nghiên cứu
1.2 KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
1.2.1 Khái niệm thân thiện
Thân thiện là khái niệm nói về tình cảm thân ái, gần gũi, sự đùm bọcgiữa con người với con người trong cộng đồng xã hội, về cách sống, cách đối
xử bình đẳng, dân chủ giữa mọi người
Thân thiện còn được mở rộng để diễn đạt mối quan hệ của con người vớimôi trường sống, trong đó có môi trường tự nhiên Con người sống thân thiệnvới môi trường, con người sẽ sống tốt hơn và môi trường được bảo vệ và pháttriển tốt hơn
Thân thiện bắt nguồn từ yêu cầu cuộc sống của mỗi con người, của cảcộng đồng dân cư Xã hội càng phát triển con người càng phải thân thiện hơn
Trang 14với nhau, thân thiện với đồng bào trong nước và với cộng đồng quốc tế Nhàquản lý thân thiên với giáo viên, học sinh, giáo viên thân thiện với đồngnghiệp và người học Xây dựng môi trường làm việc, học tập thân thiện trongnhà trường là nhiệm vụ của các nhà quản lý và giáo viên.
1.2.2 Khái niệm môi trường học tập
Môi trường học tập là các yếu tố có tác động đến quá trình học tập củahọc sinh, bao gồm:
- Môi trường vật chất: Là không gian diễn ra quá trình dạy học gồm có đồdùng dạy học như bảng, sách vở, nhiệt động, ánh sáng, âm thanh, không khí…
- Môi trường tinh thần: Là mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, họcsinh với học sinh, giữa nhà trường - gia đình - cộng đồng
Môi trường học tập là toàn bộ các yếu tố vật chất và các yếu tố tinh thần,các yếu tố xã hội - nơi học sinh tiến hành hoạt động học tập, rèn luyện nó ảnhhưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả học tập của học sinh nói riêng và
sự hình thành nhân cách của học sinh nói chung
Môi trường học tập góp phần tạo nên mục đích học tập, động cơ học tập
và là phương tiện hoạt động để người học học tập thành công và hiệu quả.Trong phạm vi nhà trường, thường đề cập tới các yếu tố môi trường họctập, môi trường khoa học Trong đó khái niệm môi trường học tập được xemxét cụ thể hơn Trong tài liệu “Curriculunm Đevelopment a Guide toPractice” [34]đã quan niệm môi trường học tập gồm:
- Môi trường học tập theo truyền thống: Nhà trường là môi trường đơnđộc, tĩnh lặng và trật tự Bầu không khí này là kết quả của áp lực theo địnhnghĩa hẹp của nền giáo dục chính quy, cửa vào giới hạn cho một số người, vàtheo phong cách giáo huấn, mô phạm (nói, nghe) đối với việc học tập
- Trường học đổi mới đã có cơ cấu tổ chức hoàn toàn trái ngược vớiphong cách truyền thống Chúng thường được mở rộng hơn, ồn ào hơn và đôi
Trang 15khi như những trung tâm với các hoạt động Các trường học như thế là kếtquả của cả hai sự thay đổi: Định nghĩa trường học và cách hiểu mới về điềukiện môi trường để củng cố việc học.
Có ba tiêu chuẩn để đánh giá môi trường học tập của nhà trường: Mốiliên hệ giữa nhà trường với cộng đồng xung quanh, cấu trúc và cách sử dụngcác tòa nhà và sân bãi, cách tổ chức không gian học tập trong các tòa nhà
- Nhà trường mong muốn mở rộng các phản hồi của học sinh về quátrình học tập thường khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạtđộng của nhà trường, trong mối quan hệ này biểu thị ở những hoạt động cóliên quan đến nhà trường, cộng đồng có sự hỗ trợ lẫn nhau
- Cuộc cách mạng trong xây dựng trường học: Một tòa nhà sinh động,năng nổ có thể thể hiện một trung tâm học tập chủ động sáng tạo Khi xem xétkhuôn viên, các khoảng không gian ưu tiên có thể đoán ra được triết lý giáodục của nhà trường Không gian hấp dẫn vui vẻ, đầy màu sắc, sân trườngđược sử dụng rộng rãi cho nhiều hoạt động…
- Không gian lớp học: Cách truyền thống là sắp xếp phòng học để cho tất
cả cái nhìn và sự chú ý đều tập trung vào người thầy, các hoạt động trùngkhớp với cách sắp xếp của đồ đạc Khả năng khác là sắp xếp lớp học tạo ranhững khoảng không gian nhiều mục đích, tạo ra sự di chuyển có thể có trong
sự kiểm soát của giáo viên Sự khác nhau trong không gian lớp học được pháttriển từ cơ cấu phức tạp đến cơ cấu linh hoạt
Lớp học: Sự sắp xếp chỗ ngồi đồng nhất trong phòng đến bàn ghế lớphọc cùng kiểu như cấn đối đến bàn ghế được sắp xếp cho mỗi hoạt động dovậy không gian lớp học được sử dụng cho nhiều mục đích đến không gian bênngoài được sử dụng để học tập
Sự di chuyển trong lớp học: Di chuyển bị giới hạn trong phòng do giáoviên kiểm soát hoàn toàn đến sự di chuyển của học sinh tùy thuộc tình huốngđược tự do di chuyển trong giới hạn và học sinh di chuyển tùy ý
Trang 16Sở hữu lớp học: Không gian lớp học được quản lý bởi giáo viên, giáo viênquản lý vùng không gian của học sinh đến lớp học có vùng không gian của họcsinh đến lớp học có vùng không gian cho sự tiếp cận qua lại và chỉ có khu vựcquy định - mở cho tất cả, toàn bộ không gian lớp học có thể tiếp cận với nhiềungười [34, tr 68 - 79] Học sinh được học trong mối quan hệ hợp tác với thầy,với bạn.
Toàn bộ hệ thống môi trường học tập, môi trường dạy học, môi trườnggiáo dục trong trường học phải được tiếp cận hệ thống, đó là các quan hệ thầy
- trò, quan hệ với nhà quản lý, mà bản chất của các mối quan hệ là dựa trênquan hệ pháp luật, nhân văn, đạo đức Thực tế dạy học đã chứng minh rằngnếu quan hệ giữa người dạy và người học được đặt trong điều kiện tốt đẹp,
quan hệ ảnh hưởng sư phạm, dân chủ thì sẽ tạo ra các “dung môi” tích cực
cho môi trường dạy học, học tập Ví dụ khi giáo viên say mê, tích cực vớinghề, có trách nhiệm cao với học sinh, gợi mở và dẫn đường cho người họcthì thái độ tích cực học, khả năng sáng tạo của học sinh được nâng cao
1.2.3 Khái niệm môi trường học tập thân thiện
Môi trường học tập thân thiện (MTHTTT) là môi trường mà người học cócảm giác an toàn, hứng thú tiến hành hoạt động nhận thức, hoạt động học tậpđược tiến hành trong môi trường hợp tác và hiệu quả MTHTTT là môi trường
mà người học cơ hội cùng tham gia và có cơ hội bày tỏ thái độ và quan điểmcủa mình, trao đổi, nhận xét lẫn nhau, giáo viên khuyến khích học sinh học tập
và giúp học sinh tự khám phá kiến thức và thu hút được học sinh tới trường.MTHTTT là ở đó nhà trường được xây dựng theo cách tiếp cận tôn trọngquyền trẻ em nhằm làm cho học sinh khỏe mạnh, hài lòng với việc học tậptrên cơ sở giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộngđồng để các em có thể phát triển hết tiềm năng của mình trong một môitrường an toàn và đầy đủ dinh dưỡng
Trang 17Học sinh cần được khuyến khích tự tạo ra môi trường học tập trong lớptheo sở thích của các em Hãy để các em trang trí lớp học bằng tranh ảnh haycác vật trang trí khác để lớp học thật gần gũi và ấm cúng như là góc học tậpcủa các em ở nhà để tạo thêm hứng thú học tập cho các em Hãy để các em tựbày tỏ ý kiến và quan điểm của mình trước những vấn đề của học tập và vấn
Một trường học tập thân thiện cần có nhà vệ sinh hợp vệ sinh mà cần hệthống nhà tắm, phòng để đồ dùng cá nhân và nơi thay quần áo an toàn, kínđáo, tiện lợi cho học sinh Khi học môn thể dục và chơi thể thao ngoài giờ,học sinh rất cần nơi thay trang phục và đồ dùng riêng Sau khi chơi thể thaohay các hoạt động vận động nhiều em đã bị lấm bẩn và ra mô hôi thì nhà tắm
và nhà vệ sinh dành cho học sinh nam riêng và nữ riêng là cần thiết
1.2.4 Khái niệm xây dựng môi trường học tập thân thiện
Xây dựng MTHTTT được hiểu là nhà quản lý tiến hành một hệ thốngcác biện pháp nhằm tạo ra một môi trường học tập an toàn, hiệu quả, thu hútngười học tích cực tham gia, giúp người học có cơ hội được trải nghiệm đượcphát huy và khẳng định mình
Trang 18Xây dựng môi trường học tập thân thiện là hệ thống những tác động của nhà quản lý nhằm tạo ra môi trường vật chất, môi trường tinh thần và môi trường xã hội an toàn, thu hút người học tự giác tham gia, đồng thời tạo
cơ hội cho người học được bày tỏ thái độ và quan điểm của mình trong môi trường nhóm lớp để học tập có hiệu quả và đem đến sự hài lòng cho cộng đồng, xã hội Đồng thời thu hút được cộng đồng tham gia nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VIỆC XÂY DỰNG MTHTTT Ở CẤP TIỂU HỌC
1.3.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh cấp Tiểu học
Học sinh tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khảnăng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt mộttrình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm locuộc sống cá nhân, gia đình Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hìnhthành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bướcgia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ để tự khẳng định mình Họcsinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai.Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ địnhchưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét Trẻnhớ rất nhanh và quên cũng nhanh
Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu học phảnánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khichúng trực tiếp tác động lên giác quan Tri giác giúp cho trẻ định hướngnhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới Tri giác còn giúp cho trẻ điềuchỉnh hoạt động một cách hợp lý Trong sự phát triển tri giác của học sinh,giáo viên tiểu học có vai trò rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình thành
kỹ năng nhìn cho học sinh, hướng dẫn các em biết xem xét, biết lắng nghe.Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của học sinh tiểu học
Trang 19còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chưa mạnh Vì vậy, đảm bảo đầy
đủ các yếu tố cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học như việc sử dụng đồ dùngdạy học là phương tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho học sinh Nhu cầuhứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định cho nên giáo viêncần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của học sinh Do
đó xây dựng môi trường học tập thân thiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đốivới học sinh Đối với học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan - hình tượng pháttriển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logíc Các em nhớ và giữ gìn chínhxác những sự vật hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa,những câu giải thích bằng lời Trẻ ở các lớp đầu cấp tiểu học có khuynhhướng ghi nhớ máy móc, chúng thường học thuộc lòng tài liệu theo đúng từngcâu, từng chữ Dần dần cùng với quá trình học tập, ở học sinh tiểu học thuộccác lớp cuối cấp việc ghi nhớ có ý nghĩa được hình thành và phát triển, các
em dần dần hiểu được những mối liên hệ có ý nghĩa bên trong các tài liệu cầnghi nhớ Do đó, giáo viên phải bằng mọi cách kích thích phát triển ghi nhớ có
ý nghĩa đối với học sinh tiểu học để trẻ nắm được ý nghĩa của tài liệu ghi nhớđược tốt hơn Tạo môi trường làm việc thân thiện sẽ kích thích học sinh nhớtốt hơn, bèn hơn
Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặcđiểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể Trong sự phát triển tư duy
ở học sinh tiểu học, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp
và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp Trong quá trìnhdạy học và giáo dục, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này Vì vậy, trong dạyhọc, giáo viên cần đảm bảo tính trực quan thể hiện qua dùng người thực, việcthực, qua dạy học hợp tác hành động để phát triển tư duy cho học sinh Giáoviên cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, trừutượng hóa, khái quát hóa, khả năng phán đoán và suy luận qua hoạt động với
Trang 20thầy, với bạn bằng tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học theo nhóm,phương pháp dạy học bằng tình huống.
Học sinh tiểu học thường có nhiều nét tính cách tốt như hồn nhiên, hamhiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha Giáo viên nên tận dụng đặc tính này
để giáo dục học sinh chia sẻ tình cảm và kinh nghiệm trong môi trường lớphọc Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, nhân cách củamỗi người Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâutrọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em Tình cảm tích cực sẽ kíchthích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động Tình cảm học sinh tiểuhọc được hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em Vìvậy giáo viên cần quan tâm xây dựng môi trường học tập nhằm tạo ra xúccảm, tình cảm tích cực ở trẻ để kích thích trẻ tích cực trong học tập Đặc điểmtâm lí của học sinh dân tộc thể hiện ở tư duy ngôn ngữ - logíc dừng lại ở mức
độ trực quan cụ thể Ngoài ra tâm lí của học sinh dân tộc còn bộc lộ ở việcthiếu cố gắng, thiếu khả năng phê phán và cứng nhắc trong hoạt động nhậnthức Học sinh có thể học được tính cách hành động trong điều kiện nàynhưng lại không biết vận dụng kiến thức đã học vào trong điều kiện hoàncảnh mới Vì vậy trong môi trường học tập, giáo viên cần quan tâm tới việcviệc phát triển tư duy và kỹ năng học tập cho học sinh trong môi trườngnhóm, lớp Việc học tập của các em còn bị chi phối bởi yếu tố gia đình, điềukiện địa lý và các yếu tố xã hội khác đòi hỏi nhà trường, gia đình, xã hội cần
có sự kết hợp chặt chẽ để tạo động lực học tập cho học sinh
- Hoạt động của học sinh tiểu học: Nếu như ở bậc Mầm non hoạt độngchủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã
có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập.Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập ở các em còn diễn ra các hoạtđộng khác như:
Trang 21+ Hoạt động vui chơi: Thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vậtsang các trò chơi vận động.
+ Hoạt động lao động: Bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân vàgia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa,… Ngoài ra, còn tham gialao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng hoa,…
+ Hoạt động xã hội: Các em bắt đầu tham gia váo các phong trào củatrường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,…
- Những thay đổi kèm theo:
+ Trong gia đình: các em luôn cố gắng là một thành viên tích cực, có thểtham gia các công việc của gia đình Điều này được thể hiện rõ nhất trong cácgia đình neo đơn, hoàn cảnh, các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn,… các emphải tham gia lao động sản xuất cùng gia đình từ rất nhỏ
+ Trong nhà trường: do nội dung, tính chất, mục đích của các môn họcđều thay đổi so với cấp mầm non đã kéo theo sự thay đổi ở các em về phươngpháp, hình thức, thái độ học tập Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ýthức học tập tốt
+ Ngoài xã hội: các em đã tham gia vào một số các hoạt động xã hội mang
tính tập thể (đôi khi tham gia tích cực hơn cả gia đình) Đặc biệt là các em muốn
thừa nhận mình là người lớn, muốn được nhiều người biết đến mình
Khi xây dựng môi trường học tập thân thiện nhà quản lý cần quan tâmđến những đặc điểm trên để có những biện pháp chỉ đạo sát thực
1.3.2 Mục tiêu, ý nghĩa của xây dựng MTHTTT ở trường tiểu học
1.3.2.1 Mục tiêu của xây dựng môi trường học tập thân thiện
Mục tiêu của xây dựng môi trường học tập thân thiện là nhằm tạo điềukiện, tạo phương tiện, tạo động lực cho hoạt động dạy và học phát triển Giúpnhà quản lý không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng giáodục toàn diện học sinh Nhà trường là nơi tiếp nhận tất cả các em trong độ
Trang 22tuổi quy định đến trường Thực hiện tốt công tác huy động, vận động học sinh
ra lớp, duy trì sĩ số, đảm bảo công tác phổ cập giáo dục có chất lượng Tạomọi điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền học tập cho trẻ em
Môi trường học tập thân thiện góp phần tạo nên chất lượng giáo dụckhông ngừng được nâng cao Các thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học,thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giácông bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo giúp các
em tự tin ngay từ những năm đầu cắp sách đến trường
Môi trường học tập thân thiện giúp học sinh được học tập, rèn luyệntrong môi trường lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm
đe dọa Môi trường học tập có đầy đủ các điều kiện về CSVC đảm bảo cácquyền tự nhiên thiết yếu của con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế,nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập, không gian cây xanh,… tạo điều kiện cho họcsinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ
Môi trường học tập tạo lập sự bình đẳng giới, bình đẳng giữa các họcsinh thuộc các dân tộc khác nhau, không có sự phân biệt, kỳ thị giàu nghèo,học sinh khuyết tật Nhà trường thân thiện phải chú trọng kỹ năng sống, giáodục trẻ dân tộc hòa nhập, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tựbảo vệ sức khỏe, biết sống khỏe mạnh, an toàn Phát huy tính chủ động, tíchcực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phùhợp và hiệu quả Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinhtrong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tựgiác, chủ động và ý thức
MTHTTT mà ở đó là nơi huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượngtrong và ngoài nhà trường có sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹhọc sinh, của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế và nhândân địa phương nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà
Trang 23trường, xây dựng môi trường học tập tốt nhất cho học sinh được nuôi dưỡngước mơ và phát triển.
1.3.2.2 Ý nghĩa của xây dựng MTHTTT ở trường tiểu học
Quan trọng nhất là tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫntinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, gópphần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh, nâng cao chấtlượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học,các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ Kết quảcuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, của địa phương,góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ không chỉ cảm nhậnđược sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở,vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạtđộng ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui màhọc mà trẻ còn được thừa nhận, được tin tưởng, được ủy thác các nhiệm vụ
quan trọng Như thế, mỗi ngày trẻ đến trường là một ngày vui Môi trường
học tập thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tích cực của học sinh.Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú,chủ độngtìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học vàhành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập,trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá,sáng tạo
Xây dựng MTHTTT là điều kiện để từng bước xây dựng đội ngũ giáoviên có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu của giáo dụctrong thời kỳ phát triển mới Theo đó, các thế hệ học sinh năng động, tích cựcdưới sự dạy dỗ của các thầy cô giáo được học tập trong MTHTTT, sẽ là nhân
tố quyết định sự phát triển bền vững cho địa phương, cho đất nước
Trang 24- Xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, gương mẫu trongviệc gìn giữ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở địa phương Xâydựng hình ảnh tốt đẹp cho nhà trường, nêu cao đạo lý tôn sư trọng đạo, tônvinh nghề dạy học.
Để trường học là nơi học sinh thích đến, tự nguyện, tự nhiên “không
đến trường thấy nhớ, nghỉ học lâu thấy buồn” Nói cách khác, trường học đó
trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời Giáo dục đó trở thành mụcđích sống, lẽ sống của học sinh
- Xây dựng MTHTTT góp phần nâng cao năng lực của cộng đồng và giađình, giúp học sinh phát triển tối đa tiềm năng, trong đó chú trọng đến sự pháttriển về thể chất, nhân thức và tâm lý xã hội, góp phần làm thay đổi hẳnnhững thói quen, tập quán của đồng bào các dân tộc thiếu số cũng như cuộcsống của các em
Xây dựng môi trường học tập thân thiện là một nội dung quan trọngtrong xây dựng văn hóa nhà trường, đối với trường tiểu học vùng khó khăn,XMHTTT góp phần tạo động lực thúc đẩy học sinh tới trường
1.3.3 Nội dung xây dựng môi trường học tập thân thiện
Xây dựng môi trường học tập thân thiện là những biện pháp quản lý của người hiệu trưởng nhằm tạo ra môi trường vật chất an toàn, thân thiện với người học và các mối quan hệ xã hội chia sẻ, cộng đồng hợp tác học tập cùng với các yếu tố tâm lý tích cực thúc đẩy người học tự giác học tập, rèn luyện nhằm thực hiện có hiệu mục tiêu và nhiệm vụ học tập đề ra Xây dựng môi trường học tập thân thiện là tạo ra những ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng và thu hút được sự tham gia của cộng đồng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Xây dựng môi trường học tập thân thiện bao gồm:
1.3.3.1 Xây dựng không gian, cơ sở vật chất thân thiện trong nhà trường
- Không gian vật lý thân thiện: trường lớp xanh, sạch, đẹp và thân thiện(luôn đảm bảo vệ sinh, chăm sóc các bồn bao cây cảnh Chú ý trang trí không
Trang 25gian lớp học: Góc thiên nhiên, góc học tập Tăng cường các khẩu hiệu, pa nôvừa có tính thẩm mĩ lại vừa có tính tuyên truyền giáo dục).
Cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi cho việc học tập của học sinh, xây dựngthư viện thân thiện, phòng đọc thân thiện, phòng học đủ ánh sáng và thuận lợicho việc học tập của học sinh Nhà trường đảm bảo an toàn về vệ sinh, nướcuống và tránh xa những nơi có tiếng ồn Hiệu trưởng phải thường xuyên huyđộng mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường nhằm đảm bảo thông tin tốtnhất cho trẻ em trong môi trường an toàn, hiệu quả
1.3.3.2 Xây dựng quan hệ xã hội thân thiện, chia sẻ
Nhà quản lý chia sẻ với giáo viên những khó khăn trong dạy học, giáodục học sinh và cuộc sống đời thường, chia sẻ với đồng nghiệp và phụ huynhtầm nhìn và sứ mạng của nhà trường Huy động được giáo viên tham gia xâydựng kế hoạch hoạt động của nhà trường và quản lý nhà trường nhằm xây
lòng vì học sinh thân yêu
Thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau Điều này rất quan trọng, vì
nó là cái lõi để thân thiện với mọi đối tượng khác Tại đây, vai trò của hiệutrưởng, của tổ chức Đảng và các đoàn thể là cực kỳ quan trọng Muốn vậy,trong quan hệ quản lý, phải thực thi và thực hiện bằng được quy chế dân chủ
ở cơ sở Trong quan hệ tài chính, phải trong sáng, công khai, minh bạch đốivới mọi thành viên trong nhà trường Về mặt tâm lý, phải thực sự tôn trọnglẫn nhau, từ chú bảo vệ, chị lao công đến hiệu trưởng Không thể có thânthiện, nếu trong trường mất dân chủ, bất bình đẳng, nếu thiếu tôn trọng lẫn
Trang 26nhau, hiệu trưởng hống hách, quát nạt nhân viên dưới quyền Cũng không thể
có thân thiện, nếu mọi khoản thu chi trong nhà trường cứ “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm”.
Giáo viên chia sẻ với học sinh những khó khăn trong học tập, rèn luyện.Quan hệ thầy trò là quan hệ cộng đồng hợp tác cùng chung một mục đích đó
là vì sự tiến bộ của người học và quán triệt triết lý “Thầy ra thầy, trò ra trò”.Thân thiện giữa tập thể sư phạm, nhất là các thầy, cô với các em họcsinh Thầy cô cùng các bộ phận khác trong nhà trường đều hoạt động theo
phương châm: “Tất cả vì học sinh thân yêu” Từ đó, trò sẽ quý mến, kính
trọng thầy cô chứ không là “kính nhi viễn chi” Sự thân thiện của các thầy, cô
với các em là “khâu then chốt”, và Hiệu trưởng phải chỉ đạo giáo viên thực
hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Tận tâm trong giảng dạy và giáo dục các em Muốn vậy, hãy mạnh dạn
chuyển lối dạy cũ thụ động “thầy đọc, trò chép”, “thầy giảng, trò nghe” sang lối dạy “thầy tổ chức, trò hoạt động” “thầy chủ đạo, trò chủ động”, thầy trò tương tác với quan điểm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” và “dạy học
cá thể” Có vậy mới phát huy được tính tự giác, tích cực học tập của các em,
mới thực hiện được việc quan tâm đến từng em học sinh, nhất là đối với các
em có hoàn cảnh khó khăn, các em học sinh “cá biệt” Hoạt động dạy học
phải lấy chất lượng làm hàng đầu, là mục tiêu để phấn đấu và phát triển
- Công tâm trong quan hệ ứng xử Điều này cực kỳ khó, bởi người ta có
thể chia đều tiền bạc, chứ khó “chia đều” tình cảm Tuy vậy, “đã mang lấy nghiệp vào thân” thì không có cách nào khác là thầy, cô giáo rèn bằng được
cho mình sự công tâm trong quan hệ ứng xử, công tâm trong chăm sóc các em(em có hoàn cảnh khó khăn hơn, chăm sóc nhiều hơn, chứ không phải côngtâm là coi bằng sự chăm sóc), công tâm trong việc đánh giá, cho điểm (nghĩa
là phải công bằng, khách quan với lương tâm và thiên chức nhà giáo)
Trang 27- Phải coi trọng việc giáo dục bình đẳng giới để các em học sinh nam, nữbiết quý trọng nhau, sống hòa đồng với nhau Phải rèn kỹ năng sống cho họcsinh thích ứng với xã hội, bởi cuộc sống nhà trường là cuộc sống thực, ngayngày hôm nay, bây giờ, chứ không chỉ chuẩn bị cho tương lai Đừng để trò
phải “ngơ ngác” trước cuộc sống xã hội đang từng ngày thay đổi.
Người học chia sẻ với nhau trong môi trường nhóm lớp để giải quyếtnhiệm vụ học tập đặt ra và hoàn thiện nhân cách Bè bạn thân thiện: không có
sự kỳ thị giữa giầu nghèo, khuyết tật, loại bỏ bạo lực học đường,…
Ngoài ra, các mối quan hệ giữa học sinh với các nhân viên phục vụ trongtrường cũng cần phải thân thiện Họ cần phải biết cách tôn trọng học sinh vàchất lượng phục vụ cần được thường xuyên đánh giá thông qua các phiếu điềutra định kỳ phát cho học sinh
1.3.3.3 Xây dựng nề nếp học tập tự chủ
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên, lãnh đạo các tập thể học sinh tự quản thựchiện tốt các hoạt động học tập một cách có nề nếp: Nề nếp ra vào lớp đúnggiờ, nền nếp hoàn thành bài trước khi đến lớp, nề nếp tích cực tham gia xâydựng bài trong giờ lên lớp, nề nếp nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá
1.3.3.4 Dạy và học hiệu quả, lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học thân
thiện tạo ra những môn học thân thiện: Biến những kiến thức xa lạ thành gần gũi, thân quen, biến gần gũi thân quen trở nên thích học.
Phương pháp giảng dạy (PPDH) phổ biến ở phổ thông hiện nay vẫn theo
hướng “Lấy người dạy là trung tâm” (Teacher - centered) với quan niệm giáo
viên là người truyền đạt kiến thức và học sinh là người tiếp thu kiến thức.Kiến thức từ sách giáo khoa được giáo viên “độc quyền” truyền đạt cho họcsinh, kiến thức của các em phụ thuộc vào kiến thức của thầy và học sinh luôn là
người lĩnh hội tri thức thụ động PPDH này đã dẫn đến lối dạy “Thầy đọc - trò chép” và lối học “thuộc lòng những gì thầy đọc cho chép” Đây là phương
Trang 28pháp dạy học tạo nên thói quen thụ động, trông chờ và sức ỳ của học sinh trongtiếp thu kiến thức, sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính năng động, sáng tạo trongcuộc sống.
PPDH theo hướng “lấy người học làm trung tâm” (Learner-centered) thực sự là phương pháp dạy học “thân thiện” với người học vì giáo viên ở
đây chỉ là người tổ chức và trợ giúp hoạt động tiếp thu kiến thức cho học sinh.Giáo viên chỉ đóng vai trò là người gợi mở và bổ sung thêm những điều họcsinh chưa biết, chưa rõ và hiểu chưa đúng mà thôi Học sinh thực là nhân vậttrung tâm trên lớp học, các em có thể lựa chọn kiến thức và phương pháp họcphù hợp với mình Giáo viên là người nêu vấn đề và cùng học sinh tranh luậncho tới khi học hiểu thấu đáo vấn đề đó Học sinh có thể được giáo viên giaocho các bài tập làm chung theo nhóm để các em có cơ hội cùng nhau chia sẻ
và đóng góp kiến thức của cá nhân mình cho nhóm Giáo viên cũng có thểnêu trước vấn đề và cho học sinh tự về nhà nghiên cứu từ sách giáo khoa vàsách tham khảo khác về vấn đề đó để đến buổi học trên lớp sau đó học sinhthảo luận và tranh luận với nhau theo cặp và nhóm Tranh luận sẽ giúp các emhiểu sâu hơn và nhớ nhanh hơn vì các em được tiếp thu kiến thức một cáchchủ động, thoải mái PPDH này đã tạo nên nhu cầu tự học, tự nghiên cứu bênngoài lớp học và rèn luyện cho người học thói quen đào sâu suy nghĩ về vấn
đề nào đó Dần dần học sinh sẽ hình thành thói quen suy nghĩ một cách chủđộng, độc lập sáng tạo và biết chia sẻ những suy nghĩ của mình với người
khác Phương pháp dạy học thân thiện là phương pháp dạy học mà người học được thừa nhận, được chia sẻ, được tôn trọng, được bày tỏ thái độ và quan điểm của mình một cách chủ động, làm cho việc học trở nên gần gũi, thân thiết, người học tìm thấy niềm vui trong học tập vì kiến thức là do chính người học khám phá dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động dạy học phải thu hút được người học tham gia một cách tíchcực và hiệu quả, chất lượng giáo dục dạy học phải được đặt lên hàng đầu, chất
Trang 29lượng dạy học phải đem đến sự hài lòng cho nhà quản lý, giáo viên, học sinh
và đáp ứng yêu cầu của cha mẹ học sinh và xã hội
Phương pháp kiểm tra, đánh giá thân thiện: phải phản ánh đúng năng lựchọc tập của học sinh, phát huy được năng khiếu trong các lĩnh vực học tập màhọc sinh ưa thích Bên cạnh đó, phải đánh giá được chiều hướng tiến bộ củahọc sinh trong quá trình học tập, không nặng nề về điểm số qua các bài kiểmtra thường xuyên và định kỳ, đặc biệt là đối với những học sinh yếu kém từ
đó sẽ tạo tâm lý mặc cảm, xấu hổ với kết quả kém và có thái độ ghen ghét, đố
kỵ với những học sinh có điểm kiểm tra cao hơn Điều này đã làm xấu đi mốiquan hệ giữa nhiều học trong lớp Phương pháp đánh giá thân thiện là phươngpháp giúp người học hình thành phát triển năng lực tự đánh giá, giúp ngườihọc giám đối mặt với thất bại và coi thất bại là bài học và sửa chữa sai lầm
1.3.3.5 Tổ chức hoạt động giáo dục thân thiện
Để có một ngôi trường thân thiện thực sự, nhà quản lý cần quan tâm chỉđạo chú trọng đưa vào các hoạt động vui chơi, các trò chơi dân gian, tìm hiểu
và chăm sóc di tích lịch sử hay các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo ra mốiquan hệ gắn kết giữa người học với cộng đồng, giữa con người với cảnh vật,giữa người học với người học
Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyếnkhích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh; tổ chức các trò chơi dângian thông qua đó giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử hợp
lý với các tình huống trong cuộc sống, sinh hoạt Thông qua tổ chức hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh ứng xử có văn hóa, loại bỏ bạolực và tệ nạn xã hội trong học đường, củng cố mở rộng đào sâu tri thức, rèn
kỹ năng sống
Tạo điều kiện học sinh được tham gia các hoạt động trong nhà trường mộtcách chủ động, để các em được bộc lộ quan điểm, thái độ và tình cảm của mình
Trang 30trước các vấn đề của cuộc sống, lao động, học tập Giúp các em rèn luyện các kỹnăng và hình thành quan hệ tốt trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè Tổ chứcnhững hoạt động như hội thảo về phương pháp học tập, hay các cuộc thi tìm hiểu
để học sinh có cơ hội trải nghiệm và khảng định năng lực cá nhân
1.3.3.6 Xây dựng môi trường thân thiện ngoài nhà trường
- Sự vào cuộc của chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương, củacộng đồng dân cư đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường
Công tác chăn lo bồi dưỡng thế hệ trẻ của địa phương Chú trọng đầu tưcác điểm vui chơi, các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao, các câu lạc bộ,
tổ chức sinh hoạt Đoàn - Đội khu dân cư
Phong tục tập quán, nếp sinh hoạt khu dân cư và hương ước làng, bản tốtđẹp cần được duy trì và thu hút học sinh tham gia, đặc biệt là huy động đượccác em tham gia các công trình công cộng, bảo vệ môi trường, chăm sóc các
di tích văn hóa của địa phương
- Sự phối kết hợp thường xuyên, hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và
xã hội Trong đó đặc biệt đề cao vai trò gia đình, là môi trường học tập quantrọng của học sinh
- Hồ Chủ tịch đã nói: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường tốt hơn Giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”
Khi nói đến vấn đề gia đình, chúng ta thường nghĩ đến vai trò của nó đốivới trẻ em Thực tế giáo dục gia đình có ảnh hưởng lâu dài, toàn diện đối với
sự tồn tại, phát triển của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời của nó Giáo dục giađình đặt cơ sở hết sức quan trọng cho sự hình thành nhân cách gốc của trẻ em,thúc đẩy sự phát triển nhân cách ở tuổi vị thành niên, củng cố giữ gìn nhâncách con người ở tuổi trưởng thành và khi về già Giáo dục gia đình vì vậy làthường xuyên, suốt đời và có hệ thống
Trang 31Giáo dục gia đình có những đặc điểm ưu thế so với giáo dục của xã hội
và nhà trường Trước hết vì nó xuất phát từ tình cảm và thông qua tình cảm,
có khi không cần lời nói mà qua thái độ, việc làm, cách đối xử trong gia đình,
… Giáo dục gia đình mang tính cá biệt và cụ thể, chú đến những nét cá biệtcủa từng đứa trẻ Nó linh hoạt theo sự phát triển của trẻ em, theo sự thay đổicuộc sống của gia đình và xã hội Bởi vậy, giáo dục gia đình có tính thực tiễn,qua thực tế để giáo dục và rất chú trọng đến kết quả thực tế của việc giáo dục.Chỗ mạnh của gia đình là kinh nghiệm xã hội, kiến thức đa dạng về đời sống,
nó là một tập thể không thuần nhất, khác nhau về giới tính, nghề nghiệp, tuổitác, tính tình, bao gồm cha mẹ, anh em, ông bà, do đó việc giáo dục mang tínhphối hợp nhiều mặt về kiến thức, và các mối quan hệ xã hội Phương phápgiáo dục của gia đình là thuyết phục, giảng giải và làm gương và sức mạnhcủa nó là giáo dục bằng tình cảm yêu thương, quan tâm chăm sóc Vì vậymuốn xây dựng môi trường học tập thân thiện thì cần phải có sự kết hợp giữanhà trường, gia đình và xã hội Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo giáo viên chủnhiệm lớp thường xuyên phối kết hợp với gia đình học sinh và cộng đồng dân
cư làm tốt công tác giáo dục học sinh trong nhà trường
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng môi trường học tập thân thiện và vai trò của Hiệu trưởng với việc xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường tiểu học
1.3.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường tiểu học
Xây dựng MTHTTT nhằm tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vậtchất lẫn tinh thần) an toàn bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập,góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nguồn lực vìngười học Trong quá trình xây dựng, môi trường học tập thân thiện chịu ảnhhưởng của rất nhiều yếu tố Trong đó phải chú ý tới hai yếu tố khách quan vàchủ quan
Trang 32* Yếu tố chủ quan.
- Cán bộ quản lý giáo dục:
Để xây dựng được một MTHTTT với mục đích đã đề ra các cán bộquản lý nhà Trường cần quan tâm sát sao, đề ra nhiệm vụ và phương hướngxây dựng MTHTTT cụ thể cho từng trường theo từng kì, từng năm học Sựquan tâm của các cán bộ quản lý giáo dục sẽ là nguồn động viên lớn lao đểnhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong công tác tổ chức quản lýcủa nhà trường, thái độ thân thiện của người hiệu trưởng đối với giáo viên,nhân viên và người học sẽ tạo ra sự chia sẻ trong hoạt động và trong cuộcsống Hiệu trưởng nhà trường quán triệt nguyên tắc tập trung, dân chủ sẽ tạo
ra môi trường sư phạm đoàn kết vì mục đích chung, vì sự phát triển của nhàtrường Thực hiện công bằng, dân chủ, công khai trong quản lý lãnh đạo làyếu tố tạo động lực cho giáo viên không ngừng nâng cao chất lượng dạy học.Cùng với việc triển khai việc xây dựng MTHTTT cần có sự kiểm tra, đôn đốcthực hiện thường xuyên nhằm đạt mục đích đã đề ra Cán bộ quản lý luônquan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên thông qua cáclớp ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, tổ chức các cuộc thigiáo viên giỏi các cấp để thầy cô có cơ hội giao lưu và học hỏi kinh nghiệmlẫn nhau nhằm trau dồi thêm kiến thức cho mình Thành lập các quỹ khuyếnhọc, quỹ vì người nghèo, quỹ học sinh nghèo vượt khó nhằm kích thích họcsinh vươn lên trong học tập, đặc biệt là các em vùng sâu, vùng xa, các em cóhoàn cảnh khó khăn
- Sự nỗ lực của thầy và trò
MTHTTT phải xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa con ngườivới con người, cụ thể là thân thiện trong tập thể giáo viên, tập thể học sinh,giữa giáo viên và học sinh MTHTTT là môi trường mà ở đó giáo viên luônthương yêu, quý mến học sinh, thầy cô giáo không ngừng trau dồi thức, rèn
Trang 33luyện kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm, học sinh luôn chăm ngoan học giỏi, tíchcực trong học tập Có được điều đó là nhờ sự nỗ lực của cả thầy và trò Giáoviên là nhân tố cơ bản tạo nên môi trường học tập than thiện cho người học,thông qua phương pháp dạy học, quan hệ giao tiếp ứng xử sư phạm, giáo viêntạo nên động cơ học tập, hứng thú học tập ở học sinh, kích thích tính tích cựchọc tập ở học sinh
Học sinh là nhân tố có tính chất quyết định tới việc tham gia và tạo nênmôi trường học tập thân thiện bởi hoạt động học tập là của người học, dongười học và vì người học Không ai có thể thay thế người học Hoạt độnghọc chỉ có hiệu quả khi người học thực sự tham gia tự giác, tích cực để tựbiến đổi nhân cách của mình theo yêu cầu của giáo viên
MTHTTT là môi trường lý tưởng cho thế hệ trẻ bước vào lĩnh hội tri thứcmới hình thành những phẩm chất nhân cách tốt đẹp vì thế đây không chỉ lànhiệm vụ của nhà trường mà còn của toàn xã hội Với sự đầu tư về cơ sở vậtchất kĩ thuật, trang thiết bị, kinh phí và những sáng kiến, kinh nghiệm của các
tổ chức xã hội sẽ là động lực để nhà trường thực hiện thành công mô hình này
* Yếu tố khách quan
- Địa bàn hoạt động:
Nếu MTHTTT được xây dựng trên một địa bàn thuận lợi, kinh tế pháttriển, trình độ dân trí cao, các cấp các ngành đều quan tâm, đầu tư cho giáodục thì mục tiêu nhà trường đặt ra dễ dàng thực hiện hơn Ngược lại nếuMTHTTT được áp dụng ở những vùng sâu, vùng xa, học sinh đi lại khó khăn,kinh tế gia đình yếu kém thì việc thu hút các em tới trường chắc chắn sẽ gặpnhiều khó khăn Vì thế đòi hỏi cần phải có sự quan tâm của cả cộng đồng đểcác em ở mọi địa bàn đều được học trong một môi trường thân thiện
- Cơ sở vật chất kĩ thuật là nguồn tài chính:
Đây là điều kiện không thể thiếu để xây dựng MTHTTT Để đổi mớiphương pháp, hình thức tổ chức dạy học, để nâng cao tay nghề của giáo viên
Trang 34cũng như lôi cuốn các em đam mê trong học tập thì cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ cho dạy học phải được đảm bảo Để kích thích, thu hút trẻ em tớitrường thì phải xây dựng được môi trường xanh, sạch, đẹp, có sân chơi chotrẻ muốn vậy phải được đầu tư về cơ sở vật chất kĩ thuật Qua đó ta có thểthấy hiệu quả của việc xây dựng MTHTTT chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủquan và khách quan Trong đó yếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định, yếu tốkhách quan là điều kiện cần và đủ để phát huy những nội lực nhằm đạt đượcmục đích đã đề ra
Hiệu trưởng (HT) nhà trường là người đại diện trước pháp luật, chịutrách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theocác quy định của pháp luật, Điều lệ trường tiểu học, các quy chế, quy định của
bộ GD&ĐT, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường đã được cơ quanchủ quản phê duyệt
1.3.4.2 Vai trò của Hiệu trưởng trong xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường tiểu học
Hiệu trưởng trong các nhà trường thực hiện phân quyền cần phải giữ cáncân cân bằng của rất nhiều vai trò Ngoài vai trò tổ chức, lãnh đạo trực tiếphoạt động dạy học và hoạt động giáo dục, Hiệu trưởng còn có nhiệm vụ xâydựng môi trường dạy - học để tạo động lực cho giáo viên và học sinh hoạtđộng có hiệu quả HT làm việc với nhiều đối tượng khác nhau như các thànhviên của cộng đồng hay các nhà tài trợ, liên minh với thế giới bên ngoài nhằmtìm kiếm các nguồn hỗ trợ kinh phí và vật chất, khuyến khích đội ngũ tìmkiếm các nguồn hỗ trợ để tăng thêm nguồn lực cho nhà trường nhằm tạo ramột môi trường an toàn và thân thiện để dạy và học có hiệu quả Trách nhiệm
và quyền hạn của HT trong các quyết định về nhân sự, chương trình, ngânsách và đồng thời cũng nâng cao chất lượng học tập của HS Nhưng quyếtđịnh đó chỉ thực sự có hiệu quả cao khi hiệu trưởng biết chia sẻ quyền lực vàtrách nhiệm với cấp dưới và giáo viên nhằm biến những yêu cầu mang tính
Trang 35cưỡng chế của HT thành nhu cầu thể hiện hành vi tự giác của giáo viên và họcsinh Họ là người lãnh đạo tập thể xuất sắc và đồng thời cũng là người đạidiện, thương thuyết giỏi là người đi đầu trong xây dựng môi trường học tậpthân thiện: Biết chia sẻ tâm nhìn và sứ mạng của nhà trường với giáo viên,biết huy động cán bộ, giáo viên vào việc lập kế hoạch và quản lý nhà trường,biết vui niềm vui của đồng nghiệp, trách nhiệm với sự thấy bại của cấp dưới.Trong nhà trường các giá trị, niềm tin đều hướng tới lợi ích của GV, côngnhân viên và HS Vì vậy, HT cần đặt lợi ích của HS và chất lượng GD lên vịtrí hàng đầu, làm việc hợp tác để nâng cao chất lượng GD và quảng bá thươnghiệu của nhà trường Chính mục đích này sẽ tạo nên sự gắn kết các thành viêntrong nhà trường với nhau, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, tạo bầu không khí làmviệc tích cực, cởi mở, thân thiện trong nhà trường.
Ngoài ra HT là người có vai trò quyết định, chi phối sự phát triển củamôi trường học tập bằng các biện pháp chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học, đổimới phương pháp dạy học, xây dựng quan hệ ứng xử thân thiện trong vàngoài trường, Đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc xây dựng tập thể sưphạm đoàn kết thân ái, tất cả vì học sinh thân yêu để trường ra trường, lớp ralớp, thầy ra thầy, trò ra trò Tư duy phát triển giáo dục của người HT ảnhhưởng lớn đến VHHT tại các trường học HT có vai trò quan trọng trong việchình thành VHHT HT coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn để khôngngừng phát triển đội ngũ; khuyến khích GV tích cực hợp tác với đồng nghiệptrong và ngoài trường để nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm HTphải là tấm gương về sự tự học thường xuyên để phát triển chuyên môn liên tụcthích ứng với yêu càu mới của quản lý trường học HT tạo điều kiện để mỗi HSđều có cơ hội thể hiện năng lực, sự sáng tạo và khả năng học tập của bản thân.Tạo ra môi trường học tập để GV và HS học tập một cách chủ động, sáng tạo.Tạo môi trường sư phạm làm việc có chất lượng, hiệu quả
Trang 36Kết luận chương 1
Xây dựng MTHTTT là mục tiêu chung của các trường học hiện nay vì
nó là điều kiện, là phương tiện để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trườngđồng thời nó còn có tác dụng tạo động lực cho việc học tập, rèn luyện củahọc sinh MTHTTT là môi trường an toàn, thân thiện, hiệu quả, thu hút mọihọc sinh trong độ tuổi đến trường, là nơi đáp ứng và thoả mãn nhu cầu họctập rèn luyện của học sinh và thu hút sự tham gia của xã hội để xây dựng vàphát triển nhà trường
Xây dựng MTHTTT gắn liền với mục tiêu huy động sức mạnh tổng hợpcủa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục
an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đápứng nhu cầu xã hội Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinhtrong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả Từ đógóp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Nội dung xây MTHTTT đa dạng, phong phú: xây dựng không gian, cơ
sở vật chất, xây dựng văn hoá nề nếp, văn hóa ứng xử, tổ chức hoạt động dạyhọc hiệu quả và hoạt động giáo dục thân thiện, hoàn thiện các mối quan hệtrong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục,…
Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng MTHTTT bao gồm yếu tố kháchquan và chủ quan trong đó yếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định
Trang 37Chương 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP
THÂN THIỆN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG KHÓ KHĂN
TỈNH BẮC KẠN
2.1 VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI, GIÁO DỤC TỈNH BẮC KẠN
2.1.1 Vài nét khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là tình miền núi vùng cao với diện tích là 4648,31 km 2, Dân sốkhoảng 300.000 người gồm 7 dân tộc là Tày, Nùng, Kinh, Mông, Dao, Hoa,San chí (dân tộc thiểu số chiếm trên 80%) Tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấphuyện, 122 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 61 xã đặc biệt khó khăn Kinh tế của tỉnh còn rất khó khăn, thu nhập bình quân đầu người năm
2010 là 10.800 VNĐ/người/năm bằng ½ mức trung bình của cả nước Kinh tếchủ yếu là nông, lâm nghiệp Đời sống của đại bộ phận đồng bào các dân tộc
ở các xã đặc biệt khó khăn còn rất thiếu thốn, tỷ lệ đói nghèo cao Thống kếtại thời điểm cuối năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của tỉnh Bắc Kạn là48% theo tiêu trí mới, ở các xã đặc biệt khó khăn tỷ lệ này cao từ 80 - 100%.Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng không tốt tới phát triển giáo dục ởBắc Kạn
2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục của tỉnh Bắc Kạn
Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước về giáo dục, sự quyết tâm củaĐảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Kạn, những năm qua giáo dục Bắc Kạn đã cóbước phát triển vững mạnh cả về qui mô trường lớp và chất lượng giáo dục.Đến nay tỉnh Bắc Kạn đã có hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, thốngnhất với đầy đủ các cấp học, loại hình học tập đáp ứng nhu cầu học tập củacon em đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Cụ thể: Toàn tỉnh hiện có 338
Trang 38trường với 3472lớp, 66658 học sinh Trong đó: Bậc học mầm non có 116trường, với 1036 lớp, 16333 học sinh; Tiểu học có 110 trường, 1504 lớp,
22971 học sinh; Trung học cơ sở có 97 trường, với 649 lớp, 16911 học sinh;Trung học phổ thông có 15 trường có 264 lớp, 9994 học sinh
Chất lượng giáo dục đã có những bước cải thiện đáng kể, tỷ lệ học sinhtốt nghiệp trung học phổ thông tăng dần qua các năm (năm 2007 đạt 20% đếnnăm 2010 đạt 69,30%), tỷ lệ học sinh thi đỗ các trường đại học hàng năm khácao vào khoảng 26 - 30%; Hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệpTHCS đạt 99%, tỷ lệ học sinh giỏi và học sinh tiên tiến đạt trên 30%, lên lớpthẳng đạt trên 92% Tuy nhiên tình trạng học sinh đi học chưa chuyên cần và
bỏ học ở các trường học đặc biệt là các trường vùng cao, vùng khó khăn vẫncòn nhiều Nguyên nhân bỏ học do các em học yếu, đường xá đi lại và giađình kinh tế khó khăn, nhiều gia đình không quan tâm đến việc học hành củacon cái hoặc do bạn bè rủ rê nghỉ học Chất lượng giáo dục chưa đáp ứngđược yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục đại trà chưa đồng đềugiữa các vùng miền, bộc lộ nhiều hạn chế so với đầu tư kinh phí và con ngườicho giáo dục
2.1.3 Tình hình phát triển giáo dục tiểu học của tỉnh Bắc Kạn
2.1.3.1 Về quy mô trường, lớp, học sinh
Toàn tỉnh hiện có 110 trường tiểu học và 20 trường Phổ thông cơ sở(Liên cấp tiểu học và THCS) với 1504 lớp Toàn bộ các xã trên địa bàn tỉnh
đã có trường tiểu học nhưng ở các trường tiểu học vùng cao, vùng khó cónhiều phân trường lớp lẻ (có 343 phân trường) với 337 lớp ghép cơ bản là 02trình độ, một số ít ghép 03 trình độ Hệ thống phân trường đảm bảo cho họcsinh từ nhà đến trường không quá 2 km nhưng số học sinh rất ít, có những lớpchỉ có 2 - 3 học sinh Các phân trường cách xa trường chính từ 4 - 20 Km,đường xá đi lại khó khăn, cơ bản là đường liên thôn là đường rừng, đường đi
bộ, tốt hơn thì có thể có đường đi được xe máy
Trang 39Học sinh tiểu học năm học 2010 - 2011 có 22.971 học sinh đạt tỷ lệ15,27 học sinh /lớp Đây là tỷ lệ thấp so với quy định 30 - 35 học sinh/lớp, lý
do những năm qua số học sinh giảm do chính quyền và nhân dân thực hiện tốtcông tác kế hoạch hóa gia đình và do bậc học tiểu học có quá nhiều phântrường, lớp lẻ Tỷ lệ huy động trẻ vào lớp 1 khá cao, năm học 2010 - 2011 đạt99,66%, tỷ lệ học sinh bỏ học 0,07%
2.1.3.2 Về cơ sở vật chất
Các trường tiểu học có 1622 phòng học văn hóa, trong đó phòng họckiên cố có 580 phòng chiếm 35,76%, bán kiên cố có 861 phòng chiếm53,08%, phòng học tạm 181 phòng chiếm 11,16% Tuy vậy chỉ có 41 trườngtiểu học được xây dựng kiên cố tương đối hoàn chỉnh, có 52 trường có thưviện, có 18 trường tiểu học có phòng học bộ môn
Do địa hình đồi núi cao nên các trường học nói chung, trường tiểu họcnói riêng có diên tích hẹp, khuân viên mặt bằng ít, có trường khuân viên nhàtrường có độ dốc khá cao nên việc xây dựng khuân viên phù hợp với lứa tuổihọc trò gặp khá nhiều khó khăn Các trường tiểu học nói chung cơ bản cócông trình vệ sinh hợp vệ sinh nhưng số công trình vệ sinh theo quy chuẩnđược xây dựng chưa nhiều
2.1.3.3 Chất lượng giáo dục
Những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được các trườngtiểu học trú trọng, có nhiều hội thảo chuyên đề cấp trường, cấp huyện, cấptỉnh về đổi mới phương pháp dạy học Chính vì vậy nhờ đó mà chất lượnggiáo dục đã từng bước dược nâng lên Năm học 2009 - 2010, xếp loại học lựcgiỏi có 3934 học sinh = 17,43%; học sinh, xếp loại khá có 6264 học sinh =27,69% Thi học sinh giỏi lớp 3, 4, 5 có 586 học sinh dự thi và có 261 họcsinh đạt giải chiếm 44,54%
Trang 402.2 TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
2.2.1 Địa bàn và quy mô khảo sát
Địa bàn khảo sát: Do điều kiện về thời gian, địa bàn rộng nên đề tài tậpchỉ tập chung nghiên cứu, khảo sát tại 6 trường tiểu học của huyện Pác Nặmtỉnh Bắc Kạn (là huyện khó khăn nhất của tỉnh nằm trong 64 huyện nghèo nhấtnước) gồm: Trường tiểu học Bộc Bố, Bằng Thành, Nhạn Môn, Nghiên Loan,Công Bằng và Cổ Linh Các trường này đều nằm trong các xã đặc biệt khókhăn Học sinh của các trường ở đây có 100% là con em các dân tộc thiểu số.Quy mô khảo sát: Quy mô trường lớp, cán bộ, giáo viên và học sinh của
6 trường tiểu học
Nhân viên
Số lớp Số HS
HS D.tộc
Tỷ lệ HSDT (%)
2.2.2 Đối tượng khảo sát
Khảo sát trên những đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh
2.2.3 Nội dung khảo sát
- Thực trạng giáo dục
- Mức độ nhận thức của các đối tượng về xây dựng MTHTTT