Thực trạng của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay (Qua thực tế ở tỉnh Sơn La)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay (qua thực tế ở tỉnh Sơn La) pptx (Trang 49 - 66)

- Các giá trị văn hóa tinh thần:

2.1.1. Thực trạng của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay (Qua thực tế ở tỉnh Sơn La)

Thái ở Tây Bắc hiện nay (Qua thực tế ở tỉnh Sơn La)

Là người chủ đã sáng tạo ra văn hóa thung lũng, người Thái đã có nhiều thế kỷ sống hòa vào trong sự cân bằng của môi trường tự nhiên, và tạo lập được hệ sinh thái nhân văn của mình. Người Thái xưa với mô thức khai thác theo truyền thống cổ truyền hết sức hợp lý, vừa khai thác vừa đảm bảo được sự tái hiện thiên nhiên với dáng vẻ tự nhiên vốn có của nó. Các nhu cầu của cuộc sống con người lấy từ nguồn thiên nhiên chứng tỏ vừa đủ để xã hội tồn tại và phát triển. “Vì thế có thể nói rằng, cho đến năm 1954, cộng đồng người Thái đã tạo lập được hệ sinh thái nhân văn của mình khá hoàn hảo. Điều đó có thể thấy rất rõ trong những điều khoản quy định phân vùng đất đai thành lệ luật bản mường [48, tr.156-158]. Nhưng kể từ khi có nương rẫy, mô thức văn hóa thung lũng luôn biểu hiện tính hai mặt: một mặt, nó đã đem lại cho con người khá nhiều sản phẩm, kể cả nhu cầu về lương thực mà đồng ruộng không đáp ứng được. Nhưng mặt tiêu cực của nó lại lớn hơn rất nhiều, đó là sự triệt phá rừng bừa bãi chỉ biết tước bóc tự nhiên, không cho nó có sức hồi sinh vô tận. Bên cạnh việc khai thác, do nhu cầu của đời sống con người đã phá vỡ thế luân canh truyền thống, rừng xanh bị san trụi, đã làm cho sự cân bằng hệ sinh thái nhân văn của thung lũng đứng trước nguy cơ bị phá vỡ một cách nghiêm trọng. Có thể thấy rất rõ điều này trong những năm gần đây. Văn hoá thung lũng được hình thành trong thời kỳ tiền công nghiệp đã bị lung lay đến tận gốc, do nạn bùng nổ dân số theo tự

nhiên và cơ học. Xưa, “đất rộng người thưa” thì ngày nay “người đông đất chật”. Những năm gần đây, tỉ lệ sinh của người Thái rất cao (Năm 1995 người Thái ở miền Tây Bắc mới có 22 vạn người, thì ngày nay riêng dân số Thái ở một tỉnh Sơn La đã có ngót 52 vạn) lại cộng thêm cả bà con người Kinh tới cộng cư trong thung lũng lòng chảo ngày càng tăng nhanh. Với một trình độ văn hóa thấp, nhận thức còn hạn hẹp, nghèo đói buộc người ta phải phá rừng để trồng lúa và hoa màu, tự túc lương thực tại chỗ đã làm cho văn hóa thung lũng đứng trước nguy cơ bị phá hủy.

Người Thái bước vào cơ chế thị trường trong tình trạng thiên nhiên bị tàn phá trầm trọng. Trước tình hình đó, mặc dù đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, của nạn khai phá rừng một cách bừa bãi dẫn tới thiên tai, hạn hán, lũ lụt. Họ đã sớm có ưýưư thức khẩn trương trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc nhằm cứu vãn môi trường tự nhiên. Tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản một cách tùy tiện cơ bản đã được ngăn chặn song chưa triệt để. Trong 5 năm (1996 - 2000) tỉnh Sơn La đã trồng mới được gần 5 vạn ha rừng, bằng nhiều biện pháp tổng hợp nông - lâm kết hợp đã nâng được độ che phủ của rừng từ 15,1% (1999) lên 25,1% (2000). Song, với trình độ dân trí, văn hóa còn hạn chế nên ưưý thức của bà con dân tộc (trong đó chiếm đa số là bà con dân tộc Thái) chưa cao, chưa có kiến thức về trồng và bảo vệ rừng nên việc trồng rừng còn gặp rất nhiều khó khăn và kém hiệu quả. Người nông dân Thái tuy nói là không làm nương rẫy theo kiểu cũ, vì rừng không còn hoặc bị nghiêm cấm phát rừng làm rẫy, nhưng nếp làm ăn thâm căn cố đế ấy vẫn bộc lộ khá đậm. Tập quán làm nương rẫy xưa theo phương pháp luân canh bỏ hóa trong chu kỳ khép kín 12 năm, phù hợp với văn hóa thung lũng không còn được thực hiện. Để có sản phẩm hàng hóa đảm bảo cho cuộc sống, bà con dân tộc Thái đã phải chuyển đổi hẳn cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên, do đặc điểm tập quán đời sống và sinh hoạt của dân tộc dẫn tới việc làm quen với mô hình kinh tế mới, cách thức làm ăn mới của bà con còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại về mọi mặt. Đặc biệt, ở đây phải kể đến một bộ phận người Thái đã phải từ bỏ nơi “chôn rau cắt rốn”, quê hương bản mường của mình chuyển đến nơi ở mới (các khu tái định cư), để nhường chỗ cho dự án xây dựng công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam á tại Tạ Bú, Mường La (Sơn La).

Có thể khẳng định rằng, những đặc điểm của văn hóa thung lũng đã tồn tại theo dòng lịch sử của dân tộc Thái hàng ngàn năm. Chiều dầy của thời gian đã làm cho các thích ứng của con người với tự nhiên gần như trở thành bản năng. Nhưng một vấn đề rất cấp bách đang được đặt ra là, nền văn hóa này luôn luôn chứa đựng trong nó mâu thuẫn, giữa tự nhiên cần thiết có sự cân bằng sinh thái với nhu cầu khai thác của con người. Như vậy, sự thích nghi theo chiều thuận trong tự nhiên của thung lũng chỉ có thể trở thành văn hóa trong giải pháp khi mà con người biết tiếp tục trao cho nó sự sống, biến nó thành kho vô tận cho việc khai thác và ngược lại.

Nói đến văn hóa Thái không thể bỏ qua văn hóa thung lũng, cũng như đời sống của dân tộc này không thể tách rời môi trường tự nhiên mà họ đã gắn bó suốt hàng ngàn năm. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nó không còn là lực cản trên bước đường xây dựng mô hình kinh tế mới, cùng đó đề ra những kế hoạch đầu tư trí tuệ, tiền tài, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động toàn diện để làm cho sự cân bằng môi sinh trở về như nó vốn có. Làm sao cho nó vươn tới trình độ mở rộng để vượt khỏi không gian chật hẹp của nó là gia đình, bản mường để đến với mọi nơi, được mở hết tầm để lan tỏa cái hay cái đẹp của dân tộc với đất nước và thế giới.

- Về văn hóa vật chất:

Văn hóa vật chất là một trong những lĩnh vực quan trọng trong văn hóa dân tộc Thái nói chung, văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc nói riêng. Ngoài những giá trị về mặt vật chất, các thành tố của dạng thức văn hóa này còn chứa đựng các giá trị về mặt tinh thần. Cụ thể các giá trị của chúng được thể hiện thông qua công cụ lao động, nhà ở, trang phục, ăn uống...

Văn hóa vật chất là lĩnh vực vốn rất nhạy cảm, và có sự thay đổi rất nhanh, bởi nó gắn bó mật thiết và đáp ứng các nhu cầu tức thời, các nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người. Có thể nhận thấy những biến đổi trong sinh hoạt văn hóa vật chất trên những phương diện sau đây:

Trước hết, phải kể đến đó là việc chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, mạnh dạn đưa những giống cây con mới, có năng suất và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Nhiều hộ bà con dân tộc Thái đã xây dựng và phát triển mô hình kinh tế trang trại theo hướng

chuyên canh cây trồng và đa canh, với hệ sinh thái VACR ngày càng phù hợp và có hiệu quả, góp mặt vào một số cơ sở kinh doanh nông, lâm nghiệp, thủy sản. ở những nơi có hệ thống thủy nông cũ đã được cải tạo. Ruộng hai vụ phải thường xuyên có nước, hệ thống mương phai lái lin thực hiện bằng thủ công nay phải chuyển thành những công trình thủy lợi nhỏ, vừa và lớn xây đắp bằng bê tông cốt thép. Chẳng hạn, công trình đại thủy nông Nặm Rôm đã chấm dứt cái gọi là “ruộng nước trời” và giải quyết nước tưới cho toàn bộ cánh đồng lòng chảo Mường Thanh rộng 10 km, dài 20 km từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Thủy lợi đã không chỉ để cho người nông dân Thái tự làm mà Nhà nước với nhân dân cùng làm. Người Thái đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới và chuyển canh tác lúa theo hai vụ, từ một vụ lúa nếp trở thành hai vụ lúa tẻ hoặc một nếp một tẻ. Đây là một cuộc cách mạng thay cũ đổi mới của người nông dân Thái. Mặt khác, để duy trì năng suất cây trồng đạt ở mức cao và ổn định, việc sử dụng các loại phân hóa học, phân vi sinh cũng trở thành thói quen của những người nông dân Thái vốn chỉ quen dựa vào nguồn phân bón và sự bồi đắp của mùn rác tự nhiên. Chính vì vậy, đời sống của bà con dân tộc Thái những năm gần đây đã khá hơn rất nhiều.

Được như ngày nay, là sự mong muốn và nỗ lực rất lớn của Đảng và Nhà nước ta cũng như bản thân bà con dân tộc Thái. Song thiết nghĩ, mỗi người con dân tộc Thái nên khắc sâu nỗi nhọc nhằn của cha ông trước đây, đã xây dựng nên nền văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Để giữ gìn phát huy những truyền thống quưý báu đó, khai thác nó. Làm cho cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc mình ngày càng lan tỏa, nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, cũng như các yếu tố kỹ thuật mới trong sản xuất, đã làm thay đổi một số thành tố trong bộ công cụ sản xuất truyền thống của người Thái. Trước đây, con dao, cày và mai là những công cụ không thể thiếu được trong lao động sản xuất. Thậm chí, chiếc cày còn đi vào đời sống tâm linh. Con dao còn được coi là vật hộ mệnh, thì ngày nay chúng đã có rất nhiều thay đổi về chức năng. Có một tập quán mang dấu ấn tâm linh cổ xưa, nữ giới Thái theo tục kiêng thao tác dùng mai, cày. Theo quan niệm đó, hai công cụ lao động này “mang tính nam, chứa đựng điều k₫₫₫ỵ nữ”, nếu đàn bà sơ ưưý va quệt đôi vú vào cán mai, bắp cày e “phải chuốc độc hại vào

đường sinh con đẻ cái”. Song từ khi chuyển sang cấy hai vụ một năm, lấy lí do bình đẳng nam nữ, phụ nữ Thái đã bỏ tục kiêng k₫ỵ này. Bây giờ ít ai còn nhớ hay biết tới phong tục Thái có tục kiêng kỵ lạ kỳ như vậy.

Ngày nay, người Thái không sử dụng chiếc cày cổ, mà do học người Kinh nên đã dùng chiếc cày 51 hay dùng bừa bằng răng sắt. Lưỡi mai không còn sử dụng mà thay vào đó là xẻng. Việc cải tiến cung cách làm nương rẫy cũng dẫn đến sự mai một của hệ thống công cụ làm nương như gậy chọc lỗ (đủng), và công cụ rẫy cỏ (kchóp, kvẹ). Từ những

năm 70 của thế kỷ XX, người Thái đã bắt đầu làm quen với các công cụ sản xuất cải tiến, thậm chí nhiều nơi đã sử dụng máy móc cơ giới. Đã có máy cày chạy trên những cao nguyên rộng lớn hoặc vùng lòng chảo có diện tích tương đối rộng như Mường Thanh (Điện Biên, Lai Châu). Một số gia đình khá giả đã mua được máy tuốt lúa dậm chân (thay cho việc đập lúa, tuốt lúa bằng thủ công trước đây), máy sát ngô, sắn; máy bơm nước xách tay, máy phát điện mini chạy bằng nguồn nước tự nhiên.

Những năm gần đây, mặc dù tình hình đất nước đã có nhiều thay đổi và có những bước phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội...người Thái cũng từng bước có những chuyển biến tích cực về mọi mặt. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc hợp lý tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách giữa miền xuôi và miền ngược về mọi mặt và bước đầu đã thu được những kết quả tốt. Tuy nhiên, điều đó đến nay vẫn chưa thể nói được rằng nền nông nghiệp của dân tộc này vẫn chưa thoát khỏi cảnh “con trâu đi trước, người cày theo sau”, và việc phá hủy môi sinh vì nhu cầu cuộc sống vẫn là một thực tế. “Phải chăng, trong khi các điều kiện thiên nhiên chưa cho phép, với nền nông nghiệp thung lũng, sự chuyển tiếp từ giai đoạn tiền công nghiệp đến nền công nghiệp thực sự chắc gì đã hoàn toàn bắt đầu bằng việc thay đổi công cụ lao động?” [52, tr. 105]. Nên chăng, ở đây phải bắt đầu từ nhân tố con người? Việc thay đổi công cụ lao động là một trong những yếu tố quan trọng để thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội. Song với điều kiện sống và sinh hoạt, trình độ dân trí hiện nay của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc thì việc cần thiết phải chăng là thay đổi nhận thức, và nâng cao trình độ văn hóa của bà con? Việc thay đổi công cụ lao động vẫn là rất cần thiết, nhưng thiết nghĩ không thể ngay lập tức thay đổi toàn bộ, khi mà hoàn cảnh và con người chưa thể

thích nghi. Vấn đề đặt ra là vừa tiếp thu những công cụ lao động hiện đại, nhưng không thể vứt bỏ những công cụ lao động truyền thống vẫn phù hợp với hoàn cảnh sống và lao động của bà con. Như hệ thống mương, phai, lái, lin vẫn còn phát huy tác dụng với các bản làng, nương ruộng xa nguồn nước. Nhiều nương rẫy địa hình phức tạp vẫn cần đến công cụ chọc lỗ tra hạt, chiếc cày. Để phục hồi lại môi trường sinh thái, vẫn phải tận dụng sự bồi đắp và nguồn phân bón tự nhiên...

Sự biến đổi trong hoạt động kinh tế, đã tác động trực tiếp đến tập quán ăn uống của người Thái, cả trong cơ cấu lương thực thực phẩm, cũng như thời gian chuẩn bị và thời điểm tổ chức mỗi bữa ăn. Ngày nay, việc tiếp thu những giống lúa mới, đặc biệt là lúa tẻ với ưu thế và năng suất vượt trội, đã tạo ra hệ quả tất yếu là thói quen ăn cơm nếp đang dần được thay bằng cơm tẻ. Theo kết quả điều tra các hộ gia đình người Thái sinh sống ở thị xã Sơn La gần đây nhất cho thấy: Phần lớn các hộ gia đình đều chuyển sang dùng cơm tẻ cho bữa ăn thường ngày. Cơm nếp vẫn được dùng nhưng ít hơn, chủ yếu trong các dịp lễ tết, hội hè, giao lưu trình diễn văn hóa dân tộc như để nhắc nhở nhau nhớ về một thời, nhớ về nét riêng trong văn hóa tộc người mình. Trước đây, trong các bản vùng sâu vùng xa chỉ có gạo nếp và chỉ ăn cơm nếp. Song gần đây, họ đã trồng lúa tẻ và có thêm cơm tẻ trong bữa ăn thường nhật.

Cơm Lam xưa là thức ăn văn hóa phổ biến của người Thái, ngày nay dường như chủ yếu có mặt tại các nhà hàng ăn dân tộc hay các điểm du lịch, ít thấy xuất hiện trong các gia đình hàng ngày. Rừng bị tàn phá, lượng thịt thú, rau mầm khan hiếm dần, sông suối do khai thác bừa bãi và ô nhiễm môi trường cũng không còn cung cấp thức ăn cho con người như trước…Cùng với những thay đổi về tập quán ăn uống, một số đồ gia dụng cũng được tiếp thu từ người Kinh, người Mường cũng đã được sử dụng phổ biến như chiếc cối xay lúa, cối xay ngô, cót phơi thóc và thói quen để thóc hạt thay bằng để lúa và giã thóc bằng máng, cối gỗ truyền thống.

Cách uống và tiếp mời rượu cũng là một nét văn hóa hết sức độc đáo của dân tộc này. Trước đây, người Thái uống rượu trong các dịp vui, buồn cùng chuyện trò tâm tình và ca hát. Người Thái có câu: “uống rượu đừng uống say, say nhiều thành vơ vất người

say mềm lại đang trở thành tập quán không lành mạnh nhưng lại được coi là hợp lưý và phổ biến. Người ta uống rượu tùy hứng bất kể lưý do gì, có khi uống cả ngày thâu đêm…Người Thái cần phải coi đó như một tệ nạn xã hội, cần thống nhất có quy định hạn chế làm sao để phục hồi, gìn giữ lại nét văn hóa từ ngàn xưa của cha ông mình.

+ Nhà ở, một loại hình văn hóa vật chất in đậm bản sắc văn hóa tộc người cũng có

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay (qua thực tế ở tỉnh Sơn La) pptx (Trang 49 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)