1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh doanh sản phẩm gas tại Tổng công ty gas Petrolimex

50 1,1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 549,5 KB

Nội dung

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường với mức độ cạnh tranh ngày càng cao, các doanh nghiệp phải tự quyết định cho mình ba vấn đề trọng tâm: Sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào? Họ phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đảm bảo các yếu tố đầu vào, sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu thị trường đến tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Thực hiện tốt công tác kinh doanh sản phẩm giúp doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Trong những yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, không thể không nhắc đến các quy trình trong quản trị tiêu thụ sản phẩm, có thể kể đến như hoạt động nghiên cứu thị trường, tạo nguồn hang kinh doanh và hoạt động tổ chức bán hàng. Trong quá trình thực tập tại Tổng công ty gas Petrolimex, là một sinh viên kinh tế tôi nhận thấy bên cạnh những thành công đáng kể, thì việc thực hiện các quy trình trong hoạt động kinh doanh của công ty còn gặp không ít khó khăn và còn có nhiều hạn chế cần được khắc phục

Trang 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX 2

1.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty 2

1.1.1 Khái quát chung về Tổng công ty: 2

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 3

1.2 Những đặc điểm cơ bản của Công ty 4

1.2.1 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh kinh doanh và thị trường 4

1.2.2 Đặc điểm về nguồn vốn 5

1.2.3 Kênh phân phối 5

1.2.4 Hệ thống cơ sở vật chất 6

1.2.5 Các loại hàng hóa và dịch vụ chủ yếu 7

1.2.6 Nguồn nhân lực 7

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty 8

1.3.1 Cơ cấu tố chức bộ máy quản lý của Tổng công ty 8

1.3.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Tổng công ty 9

1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty những năm gần đây 12

1.4.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh những năm trở lại đây 12

1.4.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây 13

1.4.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh khác 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY GAS PETROLIMEX 15

2.1 Thực trạng các quy trình trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty 15

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty 17

2.2.1 Nghiên cứu thị trường 17

2.2.2 Tạo nguồn hàng kinh doanh 18

2.2.2.1 Nguồn hàng 18

2.2.2.2 Sự ổn định của các nguồn cung ứng hàng hóa 18

2.2.2.3 Ảnh hưởng của giá hàng hóa đến doanh thu và lợi nhuận 19

Trang 2

2.2.3.2 Lựa chọn các thành viên của kênh 20

2.2.3.3 Khuyến khích các thành viên trong kênh 20

2.2.3.4 Đánh giá hoạt động các thành viên trong kênh 23

2.3 Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 24

2.3.1 Kết quả bán gas của Tổng công ty trong những năm gần đây 24

2.3.2 Doanh thu theo các thành viên mạng lưới kinh doanh 25

2.4 Đánh giá thực trạng kinh doanh trên địa bàn Hà Nội 26

2.4.1 Đánh giá chung 26

2.4.2 Thành công 28

2.4.3 Nhược điểm và nguyên nhân 30

2.4.3.1 Nhược điểm 30

2.4.3.2 Nguyên nhân 31

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KINH DOANH SẢN PHẨM GAS TẠI TỔNG CÔNG GAS PETROLIMEX 32 3.1 Định hướng phát triển của Tổng Công ty gas Petrolimex 32

3.1.1 Định hướng chung của Công ty 32

3.1.2 Kế hoạch của công ty trong năm 2014: 33

3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty gas Petrolimex 33

3.2.1 Giải pháp về nguồn hàng 33

3.2.2 Giải pháp về hoàn thiện mạng lưới kinh doanh 34

3.2.2.1 Phát triển tổ chức mạng lưới kinh doanh 34

3.2.2.2 Tổ chức tốt và tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 36

3.2.2.3 Chiến lược phân phối 36

3.2.2.4 Giải pháp về quản lý hệ thống kênh phân phối 37

3.2.3 Một số giải pháp khác 38

KẾT LUẬN 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 3

Thương Mại và Kinh Tế Quốc Tế - Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện cho

em được làm khóa luận này, đây thực sự là một cơ hội tốt cho em thực hành các kỹnăng được học trên ghế nhà trường và cũng giúp ích rất lớn để em ngày càng tự tinvới bản thân hơn

Để hoàn thành chuyên đề này em xin chân thành cám ơn thầy giáo TS TrầnVăn Bão đã không quản ngại khó khăn và nhiệt tình chỉ dạy giúp đỡ em hoàn thànhtốt bài khóa luận này Và em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chịcán bộ trong Tổng công ty Gas Petrolimex đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu thực tế

ở công ty cũng như nhiệt tình giúp em giải quyết các vấn đề trong quá trình thựctập tại đây

Vì thời gian có hạn, trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạnchế cho nên đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhậnđược những ý kiến đóng góp của các thầy cô trong khoa cũng như các cô, các chú,các anh, các chị trong Tổng công ty Gas Petrolimex

Trang 4

sản phẩm gas tại Tổng công ty Gas Petrolimex” là đề tài nghiên cứu của bản thândưới sự hướng dẫn của TS Trần Văn Bão Các bảng biểu, số liệu, kết quả nêu trongchuyên đề đều trung thực và được cung cấp thực tế từ Tổng công ty Gas Petrolimex.Những tư liệu được sử dụng trong chuyên đề này đều có nguồn gốc trích dẫn rõràng Nếu có gì không đúng, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Người viết

Vũ Đức Hiệp

Trang 5

1 Tiếng Việt

2 Tiếng Anh

2 LPG Liquefied Petrlium Gas Gas hóa lỏng

3 CNG Compressed Natural gas Khí thiên nhiên nén

Trang 6

Bảng 1.1: Tình hình công nhân viên 7

Bảng 1.2 Tình hình Công nhân viên 8

Bảng 1.3 Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty Gas Petrolimex 2010-2013 12

Bảng 1.4 Một số chỉ tiêu tài chính của Tổng công ty 13

Bảng 2.1 Hoa hồng theo sản lượng 21

Bảng 2.2 Chi phí vật phẩm khuyến mãi quy ra giá trị trên địa bàn Hà Nội 2011-2013 22

Bảng 2.3 Khối lượng gas bán qua mạng lưới trên địa bàn Hà Nội của Tổng công ty Gas Petrolimex 24

Bảng 2.4 Doanh thu bán qua mạng lưới trên địa bàn Hà Nội của Tổng công ty Gas Petrolimex 25

Bảng 2.5 Thị phần một số công ty gas trên thị trường Hà Nội năm 2013 26

Bảng 2.6 Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty Gas Petrolimex 2010-2013 28

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Gas Petrolimex 9

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường với mức độ cạnh tranh ngày càng cao,các doanh nghiệp phải tự quyết định cho mình ba vấn đề trọng tâm: Sản xuất cái gì, sảnxuất cho ai và sản xuất như thế nào? Họ phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinhdoanh từ việc đảm bảo các yếu tố đầu vào, sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu thịtrường đến tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Thực hiện tốt công táckinh doanh sản phẩm giúp doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, tăngkhả năng cạnh tranh, khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường

Trong những yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh,không thể không nhắc đến các quy trình trong quản trị tiêu thụ sản phẩm, có thể kểđến như hoạt động nghiên cứu thị trường, tạo nguồn hang kinh doanh và hoạt động

tổ chức bán hàng Trong quá trình thực tập tại Tổng công ty gas Petrolimex, là mộtsinh viên kinh tế tôi nhận thấy bên cạnh những thành công đáng kể, thì việc thựchiện các quy trình trong hoạt động kinh doanh của công ty còn gặp không ít khókhăn và còn có nhiều hạn chế cần được khắc phục Nhận thức được tầm quan trọng

của vấn đề này, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Kinh doanh sản phẩm gas tại Tổng công ty gas Petrolimex”.

Trong phạm vi của một chuyên đề thực tập, tôi chỉ tập trung đi sâu phân tích

và hoàn thiện quy trình kinh doanh, qua đó xác định được những thành tựu đạt đượccũng như những tồn tại và nguyên nhân của nó Trên cơ sở đó đưa ra một số giảipháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện tốt hoạt động kinh doanh của Tổng công ty

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chuyên đề gồm ba chương

Chương 1: Khái quát về Tổng Công ty gas Petrolimex.

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty gas petrolimex

Chương 3: Định hướng phát triển và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty gas Petrolimex

Trang 8

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN GAS

PETROLIMEX

1.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty

1.1.1 Khái quát chung về Tổng công ty:

Tên tiếng việt: Tổng công ty cố phần Gas Petrolimex

Tên tiếng anh: Petrolimex Gas Joint Stock Company

Bán khí dầu mỏ hóa lỏng bằng đường ống

Kiểm định, bảo dưỡng các loại vỏ bình gas

Kinh doanh địa ốc và bất động sản

Dịch vụ thương mai

Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng sửa chữa, lắp đặt và các dịch

vụ thương mại có liên quan đến phục vụ kinh doanh gas

Kinh doanh kho bãi, vật tư, phụ kiện, vật tư thiết bị

Nhiệm vụ của Công ty là:

- Đảm bảo đáp ứng các nguồn hàng theo yêu cầu của đơn vị

- Chỉ đạo mạng lưới kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường

- Thực hiện hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn về lao động và môi trường

- Đào tạo cán bộ công nhân viên đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của

Trang 9

Tổng công ty

- Ban hành các quy định chung về mọi hoạt động của Tổng công ty

- Thực hiện theo kế hoạch nhằm sử dụng hợp lý lao động, tài sản vật tư, tiềnvốn, đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh, thực hiện đầy đủ các họp đồng ký kết vớibạn hàng, chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đốivới Nhà nước, bảo toàn về vốn

- Sau năm 1995, thị trường có sự tham gia của 17 công ty kinh doanh gas,trong đó có cả công ty nước ngoài với ưu thế hơn hẳn về vốn nên công ty gặpnhiều khó khăn, số lượng cung cấp giảm từ 45% xuống 30% Trước tình hình

đó, Ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra áp dụng một số mô hình làm tăng tínhchủ động và thích nghi với thị trường gas lỏng Mô hình đầu tiên là việcthành lập các xí nghiệp gas lỏng tại các khu vực, thị trường trọng điểm như:

Hà Nội, Đà Nằng, Hải Phòng, TP HCM Tại Hà Nội, hệ thống các cửa hànggas và kho gas Đức Giang ra đời Tuy nhiên, các Xí nghiệp này vẫn chịu sựchỉ đạo trực tiếp của Tống Công ty thông qua Công ty xăng dầu khu vực đó

Trang 10

Sự phụ thuộc này làm cho hoạt động kinh doanh gas không đem lại hiệu quả

và mô hình này tồn tại chưa đầy một năm

- Đen năm 1998, đế tiếp tục đối mới hoạt động kinh doanh gas theo hướngnâng cao tính tự chủ và độc lập của ngành hàng, trên cơ sở tờ trình của tổngCông ty Xăng dầu VN, Bộ thương mại đã ra quyết định sổ 1653 (QĐ-BTMcho phép thành lập Công ty gas Petrolimex vào ngày 25 tháng 12 năm 1998

Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 112425-DNNN,trên cơ sở đó tiếp nhận ngành LPG của Tống Công ty Xăng dầu VN Công tychính thức đi vào hoạt động từ 01/1999 Công ty đã không ngừng mở rộngđịa bàn kinh doanh với mạng lưới phân phối rộng khắp các tỉnh, thành phốtrong cả nước Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, Công ty gasPetrolimex tiếp tục mở rộng và nâng cao trình độ công nghệ của hệ thống cơ

sở vật chất tại các vị trí trọng điểm

- Tuy nhiên, thị trường LPG là một thị trường giàu tiềm năng với sự cạnh tranhngày càng khốc liệt nên năm 2004, Tổng Công ty Xăng dầu tiếp tục đổi mớikinh doanh hoạt động gas lỏng theo hướng cổ phần hoá Công ty GasPetrolimex Ngày 1/1/1998, Công ty cố phần Gas Petrolimex chính thức ra đời.1.2 Những đặc điểm cơ bản của Công ty

1.2.1 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh kinh doanh và thị trường

a Sản phẩm:

- Xuất nhập khẩu và kinh doanh gas hóa lỏng

- Kinh doanh kho bãi, vận tải, phị kiện, vật tư thiết bị

- Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt các dịch

vụ thương mại và dịch vụ có liên quan đến phục vụ kinh doanh gas theo quyđịnh của pháp luật

- Dịch vụ thương mại

- Kinh doanh địa ốc và bất động sản ( không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất)

- Bên cạnh đó, Công ty còn cung cấp các thiết bị đo lường, thiết bị cảnhbáo, kiểm soát và các thiết bị PCCC hiện đại có sự tự động hóa cao như:thiết bị rò và phát hiện khí gas, thiết bị đo nhiệt độ, báo cháy tự động, cứuhỏa tự động…

Trang 11

- Trong đó hoạt động kinh doanh gas là hoạt động kinh doanh chủ yếu củacông ty Hoạt động này chiếm 97% doanh thu của công ty

b Thị trường

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trải rộng khắp cả nước, Đặc biệtvới thị trường Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn nhất khu vực miền bắc Hiệnnay tổng nhu cầu LPG tại Hà Nội ước tính khoảng 75000 tấn/ năm bao gồmnhu cầu công nghiệp và dân dụng trong đó LPG sử dụng trong dân dụng vàdịch vụ khoảng 55000 tấn/ năm Ước tính có khoảng 70 – 80% các hộ giađình ở Hà Nội sử dung LPG để sinh hoạt Theo thống kê của Bộ CôngThương trung bình nhu cầu sử dụng LPG hiện nay là 16kg/người/năm, vì vậytheo dự báo nhu cầu này sẽ tăng lên 30kg/người/năm vào năm 2020

- Hoạt động kinh doanh trên thị trường của công ty không thể tránh khỏi sựcạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp lớn nhỏ hoạt động trong cùngnghành như Petro VietNam Gas, Shell Gas, Total Gas Thang Long, HaNoiGas…Mỗi hàng đều có nhưng cách thức khác nhau để xâm nhập vào thịtrường và có những mức giá khác nhau cho mỗi sản phẩm

1.2.2 Đặc điểm về nguồn vốn

- Tính đến cuối năm 2013, vốn điều lệ của Tổng công ty là 502 tỷ đồng, chiếm52,37%

- Giá trị cổ phần do nhà nước nắm giữ: 262,9 tỷ đồng, chiếm 52,37%

- Giá trị cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài: 23,54%, chiếm 4,69%

- Giá trị cổ phần của những nhà đầu tư khác : 215,65 tỷ, chiếm 42,94%

1.2.3 Kênh phân phối.

- Hệ thống phân phối của Gas Petrolimex phủ rông các tỉnh thành trên cảnước, với hàng nghìn cửa hàng xăng dầu và cửa hàng chuyên kinh doanh gastrực thuộc các Công Ty Xăng Dầu các Chi nhánh xăng dầu Petrolimex, củacác đơn vị thành viên thực hiện cung cấp gas Petrolimex và các dịch vụ,ngoài ra còn có hệ thống các tổng đại lý, đại lý độc lập ở khắp các vùng miềntham gia vào mạng lưới cung cấp gas Petrolimex

- Hệ thống phân phối của Tổng công ty được tổ chức và thực hiện theo hướnglinh hoạt, tăng cường việc kiểm soát các đối tượng thuộc kênh phân phối,giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn giữa các kênh phân phối, tạo sức mạnh toàn

Trang 12

hệ thống trong việc giải quyết những nhu cầu của khách hàng với sự tươngquan trong sự cạnh tranh của các đối thủ.

Sản phẩm của công ty được phân phối qua 3 kênh chính là:

 Qua các công ty con

 Qua các chi nhánh , từ đó phân phối đến các tổng đại lý, đại lý trong vàngoài nghành

đó là nhà máy chiết nạp tiên tiến, hiện đại được phân bố:

Khu vực miền Bắc: Kho gas Đình Vũ, KHo Gas Thượng Lý, Kho Gas Đức

Giang, tổng sức chứa 3800 tấn

Khu vực miền Trung: Kho gas Đà Nẵng, sức chứa 1000 tấn

Khu vực Miền Nam: Kho Gas Nhà Bè, sức chứa 2000 tấn

Khu vực Tây Nam Bộ: Kho Gas Trà Nóc, sức chứa 800 tấn

- Ngòai ra Tổng công ty còn có mạng lưới kho chứa đầu tư tại các khách hàngcông nghiệp, các trạm chiết nạp cấp 2 phân bố hợp lý tại các tỉnh trọng điểm,

xa kho cảng đầu mối với sức chứa bổ sung them hàng nghìn LPG Hàng nămTổng công ty tiếp tục củn cố bổ sung các trạm chiết nạp phục vụ tốt nhất chođời sống sinh hoạt và yêu cầu sản xuất khu vực

b Hệ thống chuyên chở, bình chứa Gas, bảo dưỡng và kiểm định chất lượng Gas:

- Gas petrolimex được đầu tư công nghệ hiện đại với trình độ cao trong quátrình lưu trữ, sang chiết, xử lý các sản phẩm cũng như cung cấp cho kháchhàng các thiết bị công nghệ tiên tiến, đảm bảo độ an toàn cao Với tiêu chíphục vụ tốt nhất Tổng công ty đã lựa chọn cũng cấp cho khách hàng bộ sảnphẩm Gas Petrolimex với độ an toàn cao nhất ( các sản phẩm được nhập khẩutrực tiếp từ các hãng uy tín trên thế giới như: Comap-Pháp, Cavagn-Italy,Fisher- Mỹ…) Ngoài ra, Tổng công ty đã xây dựng dự án đầu tư các dây

Trang 13

chuyền bảo dưỡng vỏ bình Gastaij các khu vực miền Bắc và miền Nam nhằmnâng cao tính chất an toàn và tính hấp dẫn với sản phẩm Gas petrolimex.

1.2.5 Các loại hàng hóa và dịch vụ chủ yếu

- Gas công nghiệp: lắp đặt hệ thống bong chứa loại nhỏ và vừa túy theo sảnlương khách hàng tiêu thụ

- Bình gas dân dụng và dịch vụ chứa trong các loại bình 9kg; 12kg; 13kg và 48kg

- Gas thương mại

- Các thiết bị và phụ kiện: van bìn, điều áp, bồn chứa Gas, đuôi heo, van chặn,đồng hồ đo áp…

b Chất lượng lao động

Tổng công ty ngày càng quan tâm, chú trọng và phát triển công tác đào tạo, đàotại lại và đã đạt được những kết quả tích cực

Bảng 1.1: Tình hình công nhân viên

trước khi đến kì lên lương

5 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 700 Công nhân, nhân viên bán hang

đều được tham dự ít nhất 01 lượt

6 Bồi dưỡng cửa hang trưởng 108 Tất cả các cửa hàng trưởng đều

được bồi dưỡng 01 lượt

7 Đào tạo theo nghị định 107/NĐ-CP 750 Ít nhất 05 loiaj giấy chứng nhận

phải đào tạo

Nguồn: Tổng công ty gas Petrolimex

Trang 14

c Về việc làm và đời sống

- Đội ngũ CNVC-LĐ Tổng công ty đều có đủ việc làm, môi trường, điều kiệnlàm việc được cải thiện, các chế độ chính sách đối với người lao động đượcđảm bảo, thu nhập ổn định và cải thiện tương xứng với kết quả lao động

Bảng 1.2 Tình hình Công nhân viên

Đơn vị tính: Người

2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Nguồn: Tổng công ty gas Petrolimex

- Thông qua bảng trên, ta thấy tình hình nguồn lao động của công ty đang tăng lên.Tại thời điểm năm 2008, số nhân viên tổng cộng là 804 người, trong đó trình độđại học và trên đại học chiếm số lượng cao nhất với số lượng 328 người Sau 5năm hoạt động kinh doanh số nhân viên đã tăn them hơn 100 người, lên con số

928 nhân viên Điều đó cho thấy quy mô của doanh nghiệp đang mở rộng hơn,đông thời hiệu quả kinh doanh phần nào được cải thiện trong bối cảnh khủnghoảng toàn cầu như hiện nay Lực lượng lao động có trình độ cao cũng tang lênqua từng năm, nhất là lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty

1.3.1 Cơ cấu tố chức bộ máy quản lý của Tổng công ty

Cơ cấu tố chức của Công ty áp dụng theo kiếu trục tuyến chức năng Cơ cấu này

có tính thống nhất trong mệnh lệnh, cải thiện và nâng cao trách nhiệm quản lý Hệthống chỉ huy trục tuyến từ’ Hội đồng quản trị đến giám đốc, đến chi nhánh, các cửahàng trục thuộc và đến các kho Hệ thống phòng ban chức năng có nhiệm vụ thammưu cho các cán bộ trực tuyến

Trang 15

Các chi nhánh tại khu vực được phân cấp triệt để, có thể hoàn toàn chủ độngtrong việc tổ chức bán hàng, tuyển dụng lao động, phát triển thị trường…

1.3.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Tổng công ty

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Gas Petrolimex

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định những vấn đề được luật pháp

và điều lệ Tổng công ty quy định Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tàichính hàng năm của Tổng công ty và ngân sách tài chính cho các năm tiếp theo

Đại hội đồng Cổ đông Tổng công ty Gas Petrolimex

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Phòng công nghệ đầu tư

Phòng xuất nhập khẩu

Phòng kinh doanh gas công nghiệp

Phòng kinh doanh gas dân dụng

và thương mại

Đà Nẵng Trà Nóc Nhà Bè

Các công ty góp vốn Công ty TNHH cơ khí gas Công ty cổ phần taxi gas Sài Gòn

Công ty TNHH Thương mại và đầu tư LPG

Phòng kế

toán tổng

hợp

Phòng kỹ thuật Tổ bảo vệ xưởng Phân

chiết nạp

Phân xưởng sửa chữa và kiểm định

vỏ bình

Tổ vận hành công nghệ

Phòng công nghệ thông tin

Trang 16

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lí Tổng công ty, có toàn quyền nhân

danh Tổng công ty để quyết định mọi vấn đề lien quan đến mục đích, quyền lợi củaTổng công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông HĐQT cótrách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và nưng người quản lý khác Quyền

và nghĩa vụ của HĐQT do luật pháp và điều lệ Tổng công ty, các quy chế nội bộcủa Tổng công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định

Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng

cổ đông đề ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điềuhành hoạt động kinh doanh , báo cáo tài chính của Tổng công ty Ban kiểm soáthoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc

Ban Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc điều hành là người đại diện theo pháp

luật của Tổng công ty, quyết đinh tất cả các vấn đề lien quan đến hoạt động hàngngày của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiệncác quyền và nhiệm vụ được giao Các Phó Tổng Giám đốc là người giúp việc choTổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về phần việc được phâncông, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng Giám đốc ủy quyền vàphân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Tổng công ty

Các phòng ban nghiệp vụ: các phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham

mưu và giúp việc cho Tổng Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyênmôn và chỉ đạo cảu Ban Giám đốc Tổng công ty hiện có 6 phòng nghiệp vụ vớichức năng được quy định như sau:

Phòng Tổ chức - Hành chính: có chức năng xây dựng phương án kiện toàn

bộ máy tổ chức trong Tổng công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chínhquản trị, đối nội, đối ngoại, tổ chức mua sắm các thiết bị văn phòng, bố trí nơi làmviệc, điện nước, tổ chức công tác dịch vụ văn phòng

Phòng Kinh doanh gas công nghiệp phụ trách quản lý mảng khách hàng

công nghiệp.Có chức năng kinh doanh và thực hiện các mục tiêu, phương hướnghoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất, thực hiện thanh toán, giaohàng xuất nhập khẩu thực hiện định kỳ hay bất thường theo yêu cầu của thị trường

Phòng kinh doanh gas dân dụng và thương mại: phụ trách quản lý mảng

khách hàng thương mại Có chức năng kinh doanh và thực hiện các mục tiêu,phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất, thực hiệnthanh toán, giao hàng xuất nhập khẩu thực hiện định kỳ hay bất thường theo yêu cầu

Trang 17

của thị trường.

- Phòng Xuất nhập khẩu: có chức năng kinh doanh, thực hiện các công tác

xuất nhập khẩu các mặt hàng Gas và phụ kiện có liên quan

- Phòng Kế toán - Tài chính: có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và

quản lý nguồn tài chính của Tổng công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổchức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độquản lý tài chính của Nhà nước

- Phòng Công nghệ đầu tư: có chức năng hoạch định chiến lược phát triển

khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng cấp hoặc thaythế máy móc thiết bị hiện đại có tính kinh tế cao, tham gia giám sát các hoạtđộng đầu tư về máy móc, thiết bị của Tổng công ty và các công trình đầu tưxây dựng cơ bản

- Phòng Quản lý kỹ thuật: có chức năng tổ chức thực hiện lập kế hoạch, quản

lý kỹ thuật trong các lĩnh vực chuyên môn Thực hiện các quy trình quyphạm kỹ thuật, quản lý số đo trang thiết bị, dụng cụ đo lường theo tiêu chuẩnNhà nước Tìm mọi biện pháp duy trì chính xác đơn vị đo tính, tỷ lệ hao hụt.Xây dựng hệ thống kho hàng, hệ thống cân đo

Trang 18

1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty những năm gần đây.

1.4.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh những năm trở lại đây

Bảng 1.3 Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty Gas Petrolimex 2010-2013

Đơn vị: triệu đồng

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

Nguồn: Phòng kế toán Tổng công ty Gas Petrolimex

Trang 19

Từ bảng ta thấy:

- Tổng doanh thu tăng dần qua các năm từ 2.145.162 năm 2010 tăng lên2.813.068 triệu đồng( tăng khoảng 31,1%) và đến năm 2012 là 3.276.673triệu đồng ( tăng 52,75% so với năm 2010) Đến năm 2013 do tình hình kinh

tế vĩ mô có nhiều chuyển biến, khó khăn trong đầu ra cho hàng tồn kho vàtiếp cận vốn từ thị trường tài chính vẫn bế tắc Thị trường xuất khẩu khókhăn trong khi đó thị trường trong nước và sức mua suy giảm Các doanhnghiệp phải cố duy trì hoạt động kinh doanh, sản xuất để tồn tại, sản lượngtiêu thụ gas sụt giảm, nợ đọng, chiếm dụng diễn ra thường xuyên gây khókhăn cho nhà cung cấp Vì thế mà doanh thu năm 2013 là 3.068.740 ( giảm6,35% so với năm 2012)

- Lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty năm 2010 đạt 48.071 triệu đồng vànăm 2011 tổng doanh thu tăng khoảng 31,13% so với năm 2010 nhưng chiphí tài chính tăng từ 22.069 triệu đồng năm 2010 đến 71.204 triệu đồng năm

2011 nên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 31.256 triệu đồng

- Đến năm 2012 lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 76.012 triệu đồng ( tăng lên 143,19

% so với năm 2011) Kết quả này là do doanh thu tăng lên đến hơn 3 nghìn

tỷ đồng và chi phí giảm mạnh khoảng 50 tỷ đồng so với năm 2011 Ngoài raTổng công ty còn tận dụng tối đa công cụ tài chính, gửi tiền ngân hàng để tạolợi nhuận do độ giãn cách lớn về lãi suất giữa vay USD và gửi VND

- Năm 2013 do tổng doanh thu giảm nên lợi nhuận sau thuế giảm chỉ đạt 64

580 triệu đồng

1.4.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây

- Từ năm 2010 đến 2013 tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty diễn

Nguồn: Tổng công ty gas Petrolimex

Qua bảng trên cho thấy:

Trang 20

- Trong 3 năm 2010 đến 2013 Tổng công ty đã đảm bảo kinh doanh hiệu quả,

sử dụng an toàn và phát triển vốn Vốn điều lệ năm 2010 là 264.998 triệuđồng đã tăng lên đến 502.875 triệu đồng năm 2013 ( tăng 89,77%)

- Ta có chỉ số :

- ROA( doanh lợi tài sản)= Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản

- ROE( doanh lợi doanh thu)= Lợi nhuận ròng / Vốn điều lệ

- Kết quả kinh doanh tăng trưởng dẫn đến tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA và

tỷ suất dinh lời trên vốn ROE cũng tăng lên Cụ thể là năm 2010 tỷ số ROA

là 4% đến năm 2011 do nhiều yếu tố bất lợi của nền kinh tế và chi phí tàichính tăng dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm nên ROA giảm xuống còn 3%.Năm 2012 tỷ số này đã tăng trở lại và đạt 6% Chỉ số ROE năm 2010 đạt 9%

đã tăng lên đến 13% vào năm 2012 Từ đó ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản

và vốn chủ sở hữu hiệu quả hơn

- Năm 2013 tổng vốn điều lệ của Tổng công ty đã đạt 502 tỷ đồng, lũy kế 6 thángđầu năm PGC đã đạt 54% kế hoạch doanh thu (đạt 1.593.703 triệu đồng) nhưng

đã đạt được 65% kế hoạch lợi nhuận (đạt 43.157 triệu đồng) của cả năm 2013

- Kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2010 – 2013 của Tổng công ty gasPetrolimex tăng trưởng tốt, các chỉ số hoạt động ổn định, tỷ suất sinh lời tăng

1.4.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh khác

Bên cạnh việc nâng cao doanh thu, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, hàngnăm hàng tháng Ban lãnh đạo công ty phối hợp với BCH Công đoàn phát độngnhiều phong trào thi đua giữa các phòng ban các cá nhân hướng mục tiêu “ Laođộng sáng tạo, kinh doanh giỏi, quản lý tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, hoànthành xuất xắc mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch hàng năm ”

Các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ cũng được Tổng công tyduy trì hàng năm Đây thực sự là sân chơi bổ ích, vừa tăng cường thể chất người laođộng vừa tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, đoàn kết, gắn bostrong tập thể ngườilao động

Trang 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

TỔNG CÔNG TY GAS PETROLIMEX

2.1 Thực trạng các quy trình trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.

Trong bối cảnh kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanhnghiệp, các tập đoàn lớn khác thì việc triển khai các quy trình trong quản trị tiêu thụsản phẩm để từ đó nâng cao doanh thu, lợi nhuận cho công ty là một trong nhữngvấn đề quan trọng và cấp thiết nhất đối với một doanh nghiệp, một công ty VàCông ty cổ phần gas Petrolimex cũng không phải là ngoại lệ Để tránh sự lạc hậu vàthất thế trong cạnh tranh, công ty đang ngày ngày hoàn thiện từng khâu trong tiêuthụ sản phẩm, có thể kể đến như nghiên cứu và dự báo thị trường, quản trị bán hàng

và đặc biệt đó là dịch vụ sau bán hàng của công ty phải thỏa mãn được nhu cầucũng như sự kì vọng từ phía khách hàng

Đối với công tác nghiên cứu thị trường, đó là một công cụ kinh doanh thiếtyếu và là công việc cần làm trong một thị trường cạnh tranh, nơi có quá nhiều sảnphẩm phải cạnh tranh gay gắt để dành sự chấp nhận mua hoặc sử dụng của kháchhàng Do đó, càng hiểu rõ về thị trường và khách hàng tiềm năng thì công ty càng

có nhiều cơ hội thành công Việc hiểu biết về nhóm khách hàng mục tiêu tại một địaphương và thói quen mua sắm của họ sẽ giúp công ty tìm ra biện pháp thích hợp đểđưa sản phẩm của mình vào thị trường một cách hiệu quả nhất

Việc nghiên cứu sẽ cung cấp những chi tiết rất quan trọng hỗ trợ cho công ty

từ việc phát hiện ra thị trường "ngách" cho đến việc hoạch định một chiến lược tiếpthị có hiệu quả Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng nghiên cứu thị trường không phải làđiều đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong kinh doanh, tuy nhiên nó sẽ giúpbạn tránh được nhiều quyết định sai lầm

Nghiên cứu thị trường có thể giúp tìm ra những thị trường lớn nhất cho sảnphẩm của công ty, các thị trường tăng trưởng nhanh nhất, các xu hướng và triểnvọng của thị trường, các điều kiện, tập quán kinh doanh và cơ hội dành cho sảnphẩm của công ty trên thị trường Bên cạnh đó còn cho phép thu gọn tầm nhìn và nỗlực một cách hiệu quả vào một lĩnh vực, phạm vi nhất định Từ đó công ty có thể

Trang 22

đặt ra các ưu tiên đối với một thị trường mục tiêu cụ thể và lên kế hoạch cho các thịtrường tương lai ở mức độ dài hạn hơn.

Giúp công ty xác định các "thủ thuật" giới thiệu sản phẩm tốt nhất.Sau mộtthời gian, qua nghiên cứu công ty có thể đánh giá được các nỗ lực của mình cũngnhư của các đối tác thương mại để từ đó có thể tiến hành những điều chỉnh cần thiết

ở từng thị trường.Và quan trọng hơn đó là giúp hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh,bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu, những sai lầm cũng như nguyên nhân thànhcông của họ

Tiếp đến nói về công tác tạo nguồn hàng kinh doanh, là khâu hoạt độngnghiệp vụ kinh doanh đầu tiên, mở đầu cho hoạt động lưu thông hàng hóa Muahàng là hoạt động nghiệp vụ cơ bản của doanh nghiệp Nếu không mua được hànghóa hoặc mua không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh thì doanh nghiệp không cóhàng để bán Nếu doanh nghiệp mua phải hàng xấu, hàng giả,hàng kém chất lượnghoặc không mua đúng số lượng, thời gian yêu cầu doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng hànghóa, vốn lưu động không lưu chuyển được, doanh nghiệp sẽ không bù đắp được chiphí, sẽ không có lãi

Cuối cùng là công tác tổ chức quản lý mạng lưới kinh doanh của Tổng công

ty Gas Petrolimex Quản lý hệ thống kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu đã xácđịnh của một công ty, một doanh nghiệp Trong đó, các mục tiêu cơ bản của quản lýhoạt động kinh doanh gồm:

+ Nâng cao mức thoả mãn nhu cầu của các khách hàng mục tiêu

+ Tăng doanh thu, lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp

+ Tăng khả năng cạnh tranh bán của doanh nghiệp trên thị trường

+ Giảm chi phí bán

+ Tăng trình độ văn minh phục vụ khách hàng

Việc quản lý tổ chức hoạt động kinh doanh tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp,đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại thực hiện tốt các mục tiêu hoạt động kinhdoanh nói chung và hoạt động bán hàng nói riêng trên cơ sở đẩy mạnh tiêu thụ, thuhút khách hàng nhằm chiếm lĩnh thị trường, nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín củadoanh nghiệp, tạo điều kiện phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động quản lý như quản

lý mua, bán và dự trữ hàng hóa Ngoài ra, còn giúp công ty nâng cao tính chủ độngtrong hoạt động kinh doanh trên cơ sở xây dựng và tổ chức các phương án bán hàngcho phù hợp với từng tình huống, từng thương vụ

Trang 23

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty

2.2.1 Nghiên cứu thị trường

Hiện nay, Công ty chưa có phòng Marketing, do vậy việc vận hành mộtquy trình cụ thể trong nghiên cứu thị trường vẫn chưa được thiết lập Công việcnghiên cứu thị trường được giám đốc công ty giao cho phòng kinh doanh đảmnhận mà trực tiếp làm việc là các nhân viên bán hàng, phụ trách Marketing và cốvấn dịch vụ Phòng này có nhiệm vụ theo dõi khu vực thị trường, trên cơ sở đóxem xét, quan sát và nghiên cứu xu hướng biến động của thị trường về nhu cầu

sử dụng gas nói chung, đặc biệt chú trọng đến nhu cầu sử dụng gas của Công ty

và của các đối thủ cạnh tranh của Công ty

Các nhân viên của Phòng quản lý từng khu vực xác định nhu cầu, thị hiếucủa người tiêu dùng về các loại gas mà do các công ty khác cung cấp Từ đó khoanhvùng thị trường gas của công ty Nghiên cứu và phân loại đối thủ cạnh tranh,thường xuyên nắm bắt được những mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh để cóđối sách thích hợp nhằm mở rộng thị trường trên khu vực mình phụ trách Đề xuất ýkiến cho lãnh đạo giải quyết, nhằm lập kế hoạch và xây dựng những chính sách tiêuthụ linh hoạt, nhạy bén

Việc nghiên cứu thị trường của công ty được triển khai ở 2 cấp độ:

- Nghiên cứu khái quát thị trường: nghiên cứu tổng cung, tổng cầu, giá cảhàng hoá

- Nghiên cứu chi tiết thị trường: nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thói quen củakhách hàng

Việc tiến hành công tác nghiên cứu thị trường cho phép công ty xác địnhđược nhu cầu thị trường, dự báo tình hình thị trường, đánh giá khả năng cạnhtranh của công ty so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành

Trong những năm vừa qua, hoạt động nghiên cứu thị trường được công tytiến hành như sau:

- Thu thập thông tin thị trường được thực hiện theo hai cách:

+ Nghiên cứu tại các văn phòng: Cán bộ nhân viên phòng Marketing thuthập thông tin về nhu cầu của ngành gas thông qua các tài liệu, sách báo, sự gianhập mới và số lượng các đối thủ cạnh tranh chủ yếu; những thay đổi chính sáchcủa nhà nước có liên quan đến nghành gas tại Việt Nam Ngoài ra, công ty còn

Trang 24

phân tích, nghiên cứu thị trường thông qua số liệu kế toán tài chính, thống kê tiêuthụ các năm trước

+ Nghiên cứu thực tế: Công ty thường xuyên cử cán bộ đi khảo sát thực tế đểnắm bắt khả năng tiêu thụ gas của công ty và thu thập các thông tin phản hồi từkhách hàng sử dụng các loại gas do công ty cung cấp

Về việc nghiên cứu khái quát thị trường: Công ty luôn chú ý tới việc nghiêncứu các nhân tố mang tính chất mở rộng vì nó chính là tiền đề cho sự phát triểntrong tương lai của công ty Về nghiên cứu chi tiết thị trường: Công ty thườngxuyên tổ chức các cuộc hội thảo giữa công ty và chi nhánh công ty để cập nhậtnhững thông tin về giá cả hàng hoá,tình hình biến động trên thị trường ảnh hưởngtới hoạt động bán hàng, doanh thu của công ty Từ đó rút ra những nhận xét và đưa

ra các giải pháp tốt nhất trong việc mở rộng thị phần của công ty trên thị trường gasViệt Nam

2.2.2 Tạo nguồn hàng kinh doanh

2.2.2.1 Nguồn hàng

Tổng công ty gas petrolimex là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnhvực thương mại, Công ty hầu như không có nguyên liệu đầu vào mà chủ yếu là muacác sản phẩm đầu vào rồi bán cho người tiêu dùng

Trước tháng 6/1999, toàn bộ lượng gas trên thị trường Việt Nam đều cónguồn gốc nhập khẩu, phần lớn từ Thái Lan, Singapore và Đài Loan Vì vậy, PGCcũng phải nhập khẩu LPG từ nước ngoài Từ tháng 6/1999 đến tháng 3/2001, phầnlớn lượng hàng trên thị trường là hàng nội địa, mua tại nhà máy tách khí tại Dinh Cốthuộc PV Gas Giai đoạn tiếp theo từ 03/2001 tới nay, tổng nhu cầu nội địa vượt xakhả năng sản xuất của Nhà máy tách khí Dinh Cố nên Việt Nam phải nhập khẩu vớikhối lượng lớn Như vậy, sản phẩm đầu vào của PGC có nguồn gốc từ nhà máy táchkhí Dinh Cố và nhập khẩu

2.2.2.2 Sự ổn định của các nguồn cung ứng hàng hóa

Hiện nay, lượng hàng nhập khẩu của Công ty chiếm gần 15% lượng gas nhậpkhẩu của Việt Nam Với tỷ trọng này và là một trong những Công ty đầu tiên thamgia thị trường gas Việt Nam, và đã có uy tín đáng kể tại thị trường khu vực, Tổngcông ty đã xây dựng cho mình được mối quan hệ với hầu hết các nhà cung ứng tạikhu vực bao gồm: Petronas (Hãng xăng dầu quốc gia Malaysia), Shell (Singapore),

Trang 25

Nissho-Iwai, Poten&Partner, LG-Caltex (Hàn Quốc), Unique Gas (Thái Lan), SK(Hàn Quốc), Worldgas (Thái Lan), Petredex (Singapore), PTT (Hãng xăng dầu quốcgia Thái Lan), CPC (Đài Loan) Bên cạnh việc tổ chức tốt nguồn hàng nhập ngoạiđáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình, Công ty luôn coi trọng xây dựng mối quan

hệ đối tác tin cậy với nhà sản xuất duy nhất tại Việt Nam là Công ty chế biến vàkinh doanh các sản phẩm khí (PV Gas) Sản lượng LPG sản xuất hàng năm của đơn

vị này khoảng 300.000 tấn Do mối quan hệ tốt đẹp giữa hai đơn vị được thiết lậpngay từ khi PV Gas mới đi vào hoạt động và do thị phần chi phối của Công ty tại thịtrường nội địa, hiện Công ty đang là một trong ba đơn vị được nhận gas nội địa (PVGas) với tỷ trọng lớn nhất (xấp xỉ 16%) Do vậy, đầu vào của Công ty ổn định hơn

cả so với hầu hết các công ty khác trong ngành

2.2.2.3 Ảnh hưởng của giá hàng hóa đến doanh thu và lợi nhuận

Giá bán sản phẩm của Công ty dựa vào giá nhập khẩu và giá mua LPG từNhà máy Dinh Cố Do đó, doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty chịu ảnh hưởngkhá lớn từ giá mua đầu vào Khi giá đầu vào tăng sẽ làm giảm lợi nhuận trên biếnphí, tác động đến lợi nhuận chung toàn Công ty Mặt khác, giá xăng dầu trên thếgiới liên tục biến động sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệpkinh doanh xăng dầu, gas

2.2.3 Mạng lưới kinh doanh của Tổng công ty Gas Petrolimex

2.2.3.1 Lựa chọn kênh phân phối

Trong thời kì đổi mới việc lựa chọn loại hình kênh phân phối để phát triểnkinh doanh, mở rộng bạn hàng, tăng vị thế của Tổng công ty là yếu tố vô cùng quantrọng Tổng công ty đã thiết lập cho mình một hệ thống phân phối phù hợp căn cứvào các yếu tố sau:

+) Đặc điểm của mặt hàng LPG là linh hoạt trong phân phối và vận chuyển,

độ an toàn cao nên có thể vận chuyển qua nhiều khâu, kho trung gian mà không ảnhhưởng đến an toàn hay hao hụt

+) Đặc điểm các khách hàng của Tổng công ty

+) Khả năng cung cấp LPG và các mức dịch vụ cho khách hàng ở mọi nơi,mọi thời điểm

+) Chi phí vận chuyển LPG từ kho cảng đầu mối, các kho trung chuyển đếncác vùng, khu vực thị trường khác và giới hạn về biến động giá cả gas bán ra trênthị trường của Tổng công ty

Ngày đăng: 20/06/2014, 16:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS Hoàng Đức Thân - GS. TS Đặng Đình Đào (2012), Giáo trình Kinh tế thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
2. GS.TS Hoàng Đức Thận – Phạm Thị Mai Hương (2009), Giáo trình Giao dịch và đàm phán kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân Khác
3. PGS.TS.Nguyễn Xuân Quang, PGS.TS.Nguyễn Thừa Lộc (2012), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại dành cho cao học, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
4. PGS.TS.Nguyễn Xuân Quang (2012), Giáo trình Marketing thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
5. PGS.TS Hoàng Minh Đường – PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc (2012), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội Khác
6. GS.TS. Trương Đình Chiến (2011) Marketing căn bản, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
7. Báo cáo kết quả kinh doanh Tổng công ty Gas Pertrolimex 2010-2013 Khác
8. Báo cáo hội đồng quản trị Tổng công ty Gas Petrolimex 2011-2013 9. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh PGC Hà Nội 2011- 2013 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tình hình công nhân viên - Kinh doanh sản phẩm gas tại Tổng công ty gas Petrolimex
Bảng 1.1 Tình hình công nhân viên (Trang 13)
Bảng 1.2 Tình hình Công nhân viên - Kinh doanh sản phẩm gas tại Tổng công ty gas Petrolimex
Bảng 1.2 Tình hình Công nhân viên (Trang 14)
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Gas Petrolimex - Kinh doanh sản phẩm gas tại Tổng công ty gas Petrolimex
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Gas Petrolimex (Trang 15)
Bảng 1.3. Báo cáo kết quả kinh doanh  của Tổng công ty Gas Petrolimex 2010-2013 - Kinh doanh sản phẩm gas tại Tổng công ty gas Petrolimex
Bảng 1.3. Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty Gas Petrolimex 2010-2013 (Trang 18)
Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu tài chính của Tổng công ty - Kinh doanh sản phẩm gas tại Tổng công ty gas Petrolimex
Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu tài chính của Tổng công ty (Trang 19)
Bảng 2.1. Hoa hồng theo sản lượng - Kinh doanh sản phẩm gas tại Tổng công ty gas Petrolimex
Bảng 2.1. Hoa hồng theo sản lượng (Trang 27)
Bảng 2.3. Khối lượng gas bán qua mạng lưới trên địa bàn Hà Nội của Tổng  công ty Gas Petrolimex - Kinh doanh sản phẩm gas tại Tổng công ty gas Petrolimex
Bảng 2.3. Khối lượng gas bán qua mạng lưới trên địa bàn Hà Nội của Tổng công ty Gas Petrolimex (Trang 30)
Bảng 2.4. Doanh thu bán qua mạng lưới trên địa bàn Hà Nội của Tổng công ty  Gas Petrolimex - Kinh doanh sản phẩm gas tại Tổng công ty gas Petrolimex
Bảng 2.4. Doanh thu bán qua mạng lưới trên địa bàn Hà Nội của Tổng công ty Gas Petrolimex (Trang 31)
Bảng 2.5. Thị phần một số công ty gas trên thị trường Hà Nội năm 2013 - Kinh doanh sản phẩm gas tại Tổng công ty gas Petrolimex
Bảng 2.5. Thị phần một số công ty gas trên thị trường Hà Nội năm 2013 (Trang 32)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w