Phát triển tổ chức mạng lưới kinh doanh

Một phần của tài liệu Kinh doanh sản phẩm gas tại Tổng công ty gas Petrolimex (Trang 40 - 42)

3.2.2.1.1. Hoàn thiện tổ chức mạng lưới

- Xây dựng các cửa hàng trực thuộc ở Vĩnh Phúc vì hiện nay Tổng công ty chỉ phân phối trên địa bàn này thông qua Công ty xăng dầu Vĩnh Phúc. Trước tiên có thể xây dựng 2 – 3 cửa hàng tại những nơi tập trung đông dân cư, gần các khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.

- Kiểm soát thường xuyên giá cả tại các kênh phân phối để đảm bảo không có hiện tượng cạnh tranh về giá, chiếm lĩnh thị trường của nhau. Phạt tiền các thành viên của kênh không thực hiện đúng quy ước khi kí kết hợp đồng với Tổng công ty như bán không đúng giá quy định hoặc xâm lấn địa bàn mà mình không phụ trách.

- Rà soát kiểm tra đánh giá hoạt động của các đại lý nhỏ lẻ. Cắt bỏ những đại lý hoạt động không hiệu quả, có sản lượng thấp hoặc có hành vi bán hàng nhái,

hàng giả, hàng kém chất lượng. Nếu trong cùng địa bàn có quá nhiều đại lý hoạt động chồng chéo, cạnh tranh nhau thì cắt bỏ đại lý hoạt động kém hơn.

3.2.2.1.2. Phát triển mạng lưới bán hàng

a) Với khách hàng dân dụng

Phát triển mạng lưới mạng lưới các hộ đổi gas. Hộ đổi gas được hiểu là các điểm đổi gas nhỏ lẻ tại các khu vực đông dân cư với số lượng mua lớn. Các điểm này sẽ bố trí mức sản phẩm phù hợp tại khu vực đó trong thời gian trước mắt việc quản lý các hộ này có thể giao cho các tổng đại lý tư nhân hoặc các chi nhánh trực tiếp thực hiện. Mục đích của đề xuất là tạo mối quan hệ gần gũi giữa các hộ đổi gas với khách hàng trong khu vực, ngăn chặn cạnh tranh và tạo dựng một thị trường vững chắc hơn. Đi trước các đối thủ cạnh tranh trên cùng khu vực thị trường đó để mạng lưới này hoạt động có hiệu quả Tổng công ty phải trang bị cho các hộ đổi gas các kiến thức kỹ thuật và xây dựng cơ bản của ngành hàng.

b) Với khách hàng công nghiệp

Khách hàng công nghiệp nằm rất phân tán tại các vùng miền khác nhau, vì vậy Tổng công ty cần xây dựng chính sách cụ thể sử dụng tối đa thế mạnh mạng lưới tiêu thụ rộng khắp hiện tại của ngành. Các chính sách chủ yếu thể hiện công tác tiếp cận khách hàng. Tổng công ty nên xác định các khu vực đầu tư dự án có sử dụng LPG qua các sở đầu tư của các tỉnh hoặc các cơ quan liên quan để tiếp cận thuyết phục nhóm khách hàng này.

Việc tổ chức phân phối như trên một mặt cho phép Tổng công ty tập trung vào các thị trường trọng điểm mặt khác vẫn có thể vươn tới thị trường mới. Các kênh phân phối tới khách hàng công nghiệp là tương đối thuần nhất và khá bên vững do cùng trực thuộc hệ thống phân phối. Để kênh phân phối tới khách hàng công nghiệp được thông suốt Tổng công ty nên thành lập các tổ nghiên cứu tiếp thị, gồm các nhân viên kỹ thuật, kinh doanh, tài chính. Các tổ này cũng phải được thành lập tại các chi nhánh dưới sự chỉ đạo về mặt công nghệ, kỹ thuật của tổ khách hàng công nghiệp thuộc Tổng công ty. Nhóm này có trách nhiệm tổ chức các hoạt động tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, lập các dự áp đầu tư, thực hiện những dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho các công ty trực thuộc cũng như với khách hàng công nghiệp.

Một phần của tài liệu Kinh doanh sản phẩm gas tại Tổng công ty gas Petrolimex (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w