1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng chương trình quảng cáo sản phẩm merriman tại tổng công ty cổ phần dệt may hòa thọ

37 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

1.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Tổng công ty Tổng công ty Cổ phần dệt may Hòa Thọ chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các lọai sản phẩm may mặc, các loại sợi, nhập khẩu

Trang 1

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ VÀ SẢN PHẨM MERRIMAN

1.1 Tổng quan về Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ

1.1.1 Giới thiệu về Tổng công ty Cổ phần dệt may Hòa Thọ

Tổng công ty Cổ phần dệt May Hoà Thọ đã thực sự trở thành một trong nhưng doanh nghiệp may lớn nhất của ngành Dệt May Việt Nam Tổng công ty CP Dệt May Hòa Thọ được thành lập năm 1962, là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) thuộc Bộ Công thương, phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI);

- Trụ sở chính tại 36 Ông Ích Đường, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng, Việt Nam, cách sân bay và cách cảng Đà Nẵng khoảng 15km

- Tên giao dịch đối ngoại : HOATHO CORPORATION

- Tên viết tắt : HOATHO CORP

- Vốn điều lệ : 30 tỷ đồng

- Tổng diện tích : 191.666 m2, trong đó tổng diện tích xây dựng là 93.681 m2

- Tổng số CBCNV: 7000, trong đó bộ phận nghiệp vụ trên 250 cán bộ và nhân viên

- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và quản lý môi trường ISO

14001:2004 đã được SGS đánh giá và UKAS cấp giấy chứng nhận

- Các chương trình an ninh, trách nhiệm xã hội đã và đang được thực hiện tại các

Xí nghiệp trực thuộc, tạo ra môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và bình đẳng chomọi người lao động

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 là 88 triệu USD, trong đó có thị trường Hoa Kỳchiếm 42,2%, EU15,5% và thị trường châu Á chiếm 38,3%

- Đã và đang sản xuất cho các nhãn hiệu thương mại nổi tiếng thế giới như: Snickers, Burton, Novadry, Haggar, Perry Ellis Portfolio, Calvin Klein

1.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Tổng công ty

Tổng công ty Cổ phần dệt may Hòa Thọ chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các lọai sản phẩm may mặc, các loại sợi, nhập khẩu các nguyên liệu, thiết bị thiết yếu

Trang 2

dùng để kéo sợi và sản xuất hàng may mặc và khăn bông theo yêu cầu kinh doanh của ngành, địa phương hay khu vực.

Sản phẩm chính:

Các loại sợi: Sợi Cotton chải thô, chải kỹ, sợi T/C, sợi Polyester (Chi số Ne20 - Ne45)Sản phẩm may mặc: Quần tây các loại, quần chống nhăn, veston, áo jacket, đồ bảo hộ lao động,

Hình 1 : Một số sản phẩm của công ty

Vest nam Quần Tây Sơi Polyester

Ngoài hai sản phẩm truyền thống của Tổng công ty đã được thị trường công nhận làsơmi và quần âu, các sản phẩm khác của Tổng công ty đều nhận gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng với những mẫu mã và tiêu chuẩn chất lượng do khách hàng cung cấp Và với những đơn hàng gia công của những khách hàng nước ngoài Tổng công ty

đã bước đầu thành công trong việc thâm nhập vào thị trường quốc tế

Trang 3

- Trung tâm của ngành dệt may khu vực.

- Liên minh, liên kết đối tác chiến lược với các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ

- Vừa kinh doanh, vừa hướng dẫn tiêu dùng trong nước phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Được thành lập từ năm 1962, tiền thân có tên là Nhà máy Dệt Hoà

Thọ(SICOVINA) thuộc Công ty Kỹ nghệ Bông vải Việt Nam Năm 1975, khi thành phố Đà Nẵng được giải phóng, Nhà máy Dệt Hoà Thọ được chính quyền tiếp quản và

đi vào hoạt động trở lại vào ngày 21/04/1975

Trang 4

1.1.5 Thành tựu đạt được trong quá trình hoạt động và phát triển

- Huân chương lao động hàng 1,2,3

- Cờ Chính Phủ từ năm 2004 đến 2012

- Vì sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2009,2010

- Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 2004, 2005, 2006, 2007, 2009, 2010, 2011, 2012-2013

- Giải thưởng trí tuệ 2008

- Doanh nhân tiêu biểu 2007

- DN Asian được ngưỡng mộ 2007

- DN tiêu biểu ngành Dệt May và Da Giày 2009, 2010

- Giải thưởng sao vàng Đất Việt 2005, 2007, 2008, 2009, 2011

Trang 5

1.1.6 Bộ máy tổ chức của Tổng công ty

1.1.6.1 Sơ đồ cơ cấu quản lý của công ty

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ

1.1.6.2 Chức năng, nhiệm vụ

Đại hội đồng cổ đông

ĐHĐCĐ có các quyền sau:

- Thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ

- Thông qua kế hoạch phát triển của Tổng công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của BKS, của HĐQT và của các kiểm toán viên

- Quyết định số lượng thành viên của HĐQT

Trang 6

- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT và BKS; phê chuẩn việc HĐQT bổ nhiệm Tổng Giám đốc điều hành.

- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Tổng công ty, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt Tổng công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của Tổng công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của ĐHĐCĐ HĐQT do ĐHĐCĐ bầu ra HĐQT có các quyền sau:

- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Tổng công ty

- Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Tổng công ty trên cơ sở các mục đích chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng giám đốc và cáccán bộ quản lý Tổng công ty

- Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, báo cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận và phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của Tổng công ty trình ĐHĐCĐ

- Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họp ĐHĐCĐ

- Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Tổng công ty

- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ

Ban kiểm soát

Ban Kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra, gồm 3 thành viên BKS là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành của Tổng công ty BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của Ban:

- Kiểm tra sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của Tổng công ty, kiểm tra tính hợp

lý hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính Tổng công ty, kiểm traviệc thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT

Trang 7

- Trình ĐHĐCĐ báo cáo thẩm tra các báo cáo tài chính của Tổng công ty, đồng thời cóquyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh, hoạt động của HĐQT và Ban Tổng Giám đốc

- Yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường trong trường hợp xét thấy cần thiết;

- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ

ký kết hợp đồng lao động, các chế độ bảo hiểm và các chính sách nội bộ của công ty đối với CBCNV

+ Xây dựng và triển khai thực hiện các nội quy – quy định – quy chế - phương án có liên quan đến quản lý lao động, quản lý chung của công ty và các chính sách nội bộ được ban hành

+ Lưu trữ, bảo quản hồ sơ CBCNV, hồ sơ PCCC, bảo hộ lao động, quân sự, bảo vệThực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe CBCNV, đảm bảo thông tin liên lạc, phục vụ hội nghị, khách, trang trí lễ hội, phục vụ cơm ca, thực hiện các nhiệm vụ công tác hànhchính văn phòng và quản lý tài sản cố định khối văn phòng công ty

+ Hướng dẫn nghiệp vụ công tác quản trị - hành chính các đơn vị trực thuộc và kiểm tra giám sát kết quả thực hiện của các đơn vị

Trang 8

- Nhiệm vụ

Chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận kế toán ở văn phòng và các đơn

vị trực thuộc Tổng Công ty , chi nhánh theo Luật kế toán, chuẩn mực kế toán và các qui định hiện hành

+ Giải quyết kịp thời các nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển sản xuất và đời sống người lao động

+ Chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ thu chi tài chính theo đúng quy định trước khi trình Tổng giám đốc phê duyệt

+ Cân đối và thực hiện các thủ tục vay vốn - trả nợ hợp lý và thu hồi nhanh các khoản công nợ trên khách hàng

+ Điều phối chính xác và kịp thời các dòng tiền của Tổng công ty

+ Tham gia xây dựng giá thành - giá bán sản phẩm, giá bán tài sản thanh lý, giá mua các loại nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, thiết bị phục vụ sản xuất và đầu tư

+ Tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác quản lý tài chính, kiểm kê tài sản, hạch toán quyết toán kết quả sản xuất kinh doanh và báo cáo đầy đủ - kịp thời kết quả hoạt động tài chính của Tổng Công ty hằng tháng - quý - năm và các công trình đầu tư của Tổng Công ty theo đúng các quy định pháp luật

-+ Thu nhập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, chuẩn mực và chế độ kế toán

+ Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ;kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm các quy định về tài chính, kế toán

+ Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật

- Quyền hạn

Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các hoạt động tài chính của công ty

Văn phòng đại diện

- Chức năng

Liên hệ trực tiếp với khách hàng thay mặt cho công ty

- Nhiệm vụ

Trang 9

+ Được tổng giám đốc ủy quyền quan hệ trực tiếp với khách hàng trên danh nghĩa đại diện cho công ty giao tiếp – đàm phán- tiếp nhận thông tin – tài liệu và các yêu cầu củakhách hàng có liên quan đến việc ký kết các hợp đồng kinh tế, xuất nhập khẩu, mua bán sản phẩm nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị phục vụ sản xuất và kinh doanh của công

ty trước khi trình Tổng giám đốc phê duyệt và chịu trách nhiệm, theo dõi đôn đốc việc thực hiện các cam kết hợp đồng đã ký

+ Đại diện cho công ty giao nhận sản phẩm, nguyên vật liệu, phụ tùng, thiết bị theo hợp đồng đã ký

+ Đề xuất Tổng giám đốc giải quyết kịp thời các kiến nghị của khách hàng có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đã ký hoặc trước khi ký và ngược lại những ý kiến của công ty với khách hàng

- Quyền hạn

Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật của Nhà nước về thực thi các nhiệm vụ được giao và không được thưc hiện các nhiệm vụ không được giao và trái quy định của nhà nước

Phòng kế hoạch kinh doanh

- Chức năng

Tham mưu cho TGĐ và thực hiện trong các lĩnh vực: Tiêu thụ sản phẩm, cung ứngcác loại vật tư, nguyên liệu đáp ứng yêu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn,dài hạn của Tổng công ty

- Nhiệm vụ

+ Chịu trách nhiệm khảo sát, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ Xây dựngphương án tiêu thụ và mạng lưới đại lý bán hàng trình TGĐ phê duyệt

+ Tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả

+ Tham gia nghiên cứu, thiết kế và ban hành mẫu mã sản phẩm Tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm và các hoạt động xúc tiến thương mại theo kế hoạch được TGĐ phê duyệt

Trang 10

+ Căn cứ kế hoạch sản xuất hàng tháng của Tổng công ty, nhu cầu của thị trường lậpcác đơn hàng sản xuất sản phẩm hàng tuần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường và

đạt hiệu quả trong công tác bán hàng

Ban xây dựng thương hiệu

- Nghiên cứu về thị trường, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, xuhướng tiêu dùng…

- Phối hợp với các đơn vị tư vấn xây dựng chiến lược và kế hoạch thương hiệu

mới: đặt tên, logo, màu sắc, các yếu tố bản sắc thương hiệu…

- Tổ chức – thiết kế mẫu – thiết kế mẫu cho thương hiệu mới và lập bộ tài liệu

chuẩn để triển khai sản xuất

- Khai thác và tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu phù hợp với dòng sản

phẩm mới

- Cân đối và lập kế hoạch triển khai để sản xuất các đơn hàng của thương hiệu

mới và các đơn hàng khác khi có yêu cầu

- Thực hiện các chương trình truyền thông quảng bá sản phẩm, các chươngtrình khuyến mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng…

1.1.7 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua

Tỷtrọng(%)

Số LĐ ( người)

Tỷtrọng(%)

Số LĐ ( người)

Tỷtrọng(%)

Trang 11

3 Theo hợp đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm từ năm 2010 đến năm 2012)

Qua bảng số liệu ta thấy

Tổng số lao động của công ty tăng đều qua các năm, năm 2011 tăng 15.07% so với

2010 Trong đó:

 Về cơ cấu trình độ lao động tăng qua 2 năm, công nhân kỹ thuật và trình độ

khác chiếm số lượng lớn tăng 15.99 % so với 2010 vì đa phần lao động của công ty

hoạt động ở bộ phận sản xuất, may mặc chiếm 94,61%, còn lao động có trình độ từ

trung học chuyên nghiệp trở lên làm việc chủ yếu ở bộ phận văn phòng có tăng nhưng

tăng không đáng kể chỉ 2,47 % và chiếm khoảng 5,39% trong năm 2011

 Về thời hạn của hợp đồng thì nhìn chung lao động dài hạn chiếm tỷ trọng lớn

95,77% và tăng qua 2 năm là 18.43% còn lao động ngắn hạn là 4,23% và giảm qua 2

năm là 29.88% Cho thấy chính sách của công ty là để người lao động gắn bó với công

ty lâu dài, yên tâm làm việc và hưởng các chế độ chính sách của công ty

1.1.7.2 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật

Bảng 2: Thống kê máy móc thiết bị của công ty

(Cái)

Nước sản xuất Năm sản

xuất

Công suất thiết kế

Công suất thực

Trang 12

10 Italia 1991 60m/phút 55m/phútMáy khuya đầu tròn điện

tử

( Nguồn: Phòng kỹ thuật đầu tư và quản lý chất lượng sản phẩm)

Qua bảng số liệu trên ta thấy các máy móc của công ty chủ yếu được nhập từ nước

ngoài đặc biệt là các nước phương Tây Vì lĩnh vực sản xuất chính của công ty là sản

xuất sợi và may mặc nên máy móc cũng được sử dụng cho các hoạt động này là chủ

yếu Trong đó số lượng máy sợi con là nhiều nhất khoảng 44 cái, còn lại chiếm số

lượng không nhiều

So sánh thực hiện 2013/2012

Thực hiện

101.3% 88,18

(triệu USD)

101.4% 100.2

(Triệu USD)

( Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty từ năm 2011 đến 2013)

Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu của công ty tăng đều qua các năm và đạt được

kế hoạch đề ra khi nền kinh tế bắt đầu có những chuyển biến tích cực Cụ thể như sau:

Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 88,18 triệu USD tăng 16% so với năm 2011, tăng

1.4 % so với kế hoạch; năm 2013 đạt 100,2 triệu USD tăng 13,6% so với năm 2012,

đạt 100% kế hoạch

Doanh thu năm 2012 đạt 1.976,6 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2011, so với kế

hoạch đạt 104%; năm 2013 đạt 2.454,3 tỷ đồng tăng 24% so với năm 2012 Doanh thu

năm 2013 đạt 2.454,3 tỷ đồng tăng 24% so với năm 2012, so với kế hoạch tăng 6,7%

Trang 13

Lợi nhuận thực hiện 55,4 triệu đồng, tăng 5% so với năm 2011, so với kế hoạch đạt 100% Năm 2013 công ty gặp một số khó khăn như: Chi phí đầu vào tăng, sức mua của thi trường nội địa còn rất hạn chế, người dân thắt chặt chi tiêu nên làm cho lợi nhuận thực hiên của công ty trong năm nay đạt 53,07 tỷ đồng, giảm 8,5% so với năm

2012, và giảm 24,19% so với kế hoạch

1.1.7.4 Kết quả hoạt động tài chính

Bảng 4 : Kết quả hoạt động tài chính của công ty qua các năm

Tỷ lệ lợi

nhuận trả

cổ tức

( Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty năm 2012,2013)

Qua bảng số liệu ta thấy:

Tổng giá trị tài sản của công ty năm 2013 tăng 361 triệu đồng (tương đương tăng 0,037%) so với năm 2012

Doanh thu của công ty tăng trưởng tích cực qua các năm Năm 2013 trong điều kiện kinh tế trong nước có khởi sắc và tốt hơnm các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô,

Trang 14

hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ cộng thêm tinh thần nỗ lực sản xuất kinh doanh của nhân viên công ty, Hòa Thọ Corp đã gặt hái được những thành công nhất định.Doanh thu thuần của công ty trong năm 2013 đạt 2.454 tỷ đồng tăng 24,16 % so với cùng kỳ năm ngoái.

Căn cứ vào lợi nhuận sau thuế đạt được, ĐHCĐ thường niên năm 2013 đã thống nhất chia cổ tức 20% bằng tiền mặt và bằng với tỷ lệ cổ tức năm 2012

1.2 Giới thiệu sản phẩm Merriman

1.2.1 Cấu trúc nền móng sản phẩm Merriman

Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ tự hào là nhà sản xuất lớn, uy tín nhất tại khu vực miền Trung và là một trong những đơn vị dẫn đầu trong ngành thời trang Việt Nam Nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, Tổng công ty đã mạnh dạn đầu tư nghiên cứu và xây dựng nên dòng sản phẩm công sở cao cấp mới vớitên Merriman mang phong cách chuyên nghiệp nhưng tiện dung và hợp thời trang trong khoảng vài năm gần đây

Thương hiệu Merriman xuất phát từ dòng họ gia đình cổ điển phổ biến nước Anh, thể hiện hình ảnh người đàn ông vui vẻ, hạnh phúc và thành đạt Với những tính năng

và khác biệt trong phong cách thiết kế, màu sắc phối hợp hài hòa, chất liệu nguyên phụliệu hoàn hảo và sự trau chuốt đến từng đường kim mũi chỉ, sản phẩm Merriman sẽ giúp bạn ghi dấu cá tính một cách khéo léo, nổi bật nhưng vẫn phù hợp với mội trườngxung quanh.( Nguồn : hoatho.com.vn)

Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ mong muốn Merriman tiên phong xác lậpnhững chuẩn mực mới cho thời trang công sở, biểu tượng cho lối sống thoải mái, luôn đổi mới để thành công trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Trang phục Merriman mang đến cho bạn sự trải nghiệm mới lạ, đa dạng và thực sự hoàn hảo

Trang 15

Sản phẩm kết hợp các yếu tố chất liệu, thiết kế, kiểu dáng và chi tiết mang tính

“ casual” và thời trang để tăng tính năng động, tiện dụng và thoải mái cho các sản phẩm công sở truyền thống

Thể hiện tính sáng tạo, sở thích và tính cách cá nhân nhờ điểm nhấn đặc trưng

và mới lạ nhờ chất liệu, thiết kế, kiểu dáng, chi tiết ( cổ tay, tay áo), mẫu mã, màu sắc, phụ kiện

- Về nhãn hiệu sản phẩm

Tên nhãn hiệu “ Merriman” có nghĩa là người đàn ông vui vẻ Ở đây Merriman nhấn mạnh đến yếu tố vui vẻ khi nam giới mặc trang phục này thông qua những họa tiết trên sản phẩm Nếu để ý thấy chất liệu vải của Merriman không giống với những loại vải thường khác trên thị trường, hoa văn sắc xảo theo kiểu của các quý tộc Anh thời xưa

+ Logo

Logo được khởi nguồn cảm hứng từ những họa tiết của quý tộc Anh thời xưa Với những nét vẽ mềm mại và uyển chuyển, cách điệu 3 chữ M trong biểu tượng đã tạo thành một sự đơn giản nhưng hoàn toàn độc đáo trong cách tạo hình bán cổ điển, hàm

ý sản phẩm của Merriman hiện đại nhưng cũng rất chuẩn mực và tinh tế trong đường nét và từng đường kim mũi chỉ Ba chữ M được cách điệu chuyển tiếp lẫn nhau là biểu tượng của sự vui vẻ, nam tính và hiện đại, đủ sức làm một biểu tượng trong ngành thời trang công sở Việt Nam ( Nguồn:hoatho.com.vn)

Hình 2 : Logo sản phẩm Merriman

Trang 16

+ Bao bì sản phẩm

Merriman là dòng sản phẩm thời trang cao cấp nên bao bì sản phẩm rất được chú trọng tới tính cao cấp này, Merriman có cả hộp và bao bì đóng gói cho sản phẩm.Hộp giấy hình chữ nhật với đầy đủ các thông tin về sản phẩm, hệ thống các cửa hàng Merriman để khách hàng có thể chỉnh sửa hoặc đổi sản phẩm nếu cần thiết

Hình 3: Bao bì sản phẩm

1.2.2 Định vị sản phẩm Merriman 1.2.2.1 Khách hàng mục tiêu

Sản phẩm Merriman chính thức xuất hiện trên thị trường vào khoảng quý 4 năm 2011,trước đó một năm công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường, nhận thấy tiềm năng thị trường khu vực và thị hiếu của người tiêu dùng khá khác nhau, trước nhu cầu tìm kiếm những phong cách mới lạ, đáp ứng nhiều xu hướng khác nhau, Tổng công ty

đã cho ra mắt một dòng sản phẩm mới với nhiều đặc điểm khác biệt hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Công ty đã tiến hành phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học

+ Nam giới, độ tuổi 30-55, thu nhập trung bình khá trở lên

+ Thuộc nhóm công chức, nhân viên văn phòng, dân kinh doanh tại các đô thị và thànhphố

+ Chủ yếu quan tâm đến chất lượng tốt, giá dễ mua

+ Hiểu biết và tự tin với chọn lựa của bản thân

+ Quan hệ và giao tiếp xã hội rộng rãi

Khách hàng chính của công ty là khu vực Đà Nẵng, miền Trung, hiện công ty đang

mở rộng thị trường ra miền Bắc và miền Nam

Trang 17

1.2.2.2 Mục tiêu

Merriman được xác định là dòng sản phẩm thời trang công sở cao cấp dành chon

am giới nên về hình ảnh, chất lượng, sản phẩm đã được xây dựng khá tốt với vốn đầu

tư lớn Đây chính là một đặc điểm quan trọng để người tiêu dùng tin tưởng vào sản phẩm Mục tiêu của Merriman là không ngừng phát triển các sản phẩm mới, mẫu mã

đa dạng, đẩy mạnh hệ thống phân phối để trở thành sự lựa chọn tối ưu của khách hàng

1.2.2.3 Đối thủ cạnh tranh

Merriman đang ở giai đoạn triển khai nên công tác nghiên cứu thị trường là rất quan trọng, sản phẩm mới chỉ dừng lại ở việc phát triển mạnh tại thị trường Đà Nẵng, còn các thị trường khác đều rất mới mẻ, hệ thống vẫn đang tiếp tục được mở ra tại miền Bắc và miền Nam

Tại Đà Nẵng, thị trường thời trang công sở dành cho nam theo mức giá trung bình khá trở lên, ngoài Tổng công ty CP dệt may Hòa Thọ với dòng sản phẩm Merriman còn có các thương hiệu nổi tiếng của các công ty cạnh tranh khác như:

+ Thương hiệu Việt Tiến ( dòng sản phẩm công sở nam)

+ Thương hiệu An Phước ( dòng sản phẩm công sở nam)

+ Thương hiệu may 10 ( dòng sản phẩm công sở nam)

+ Thương hiệu may Nhà Bè ( dòng sản phẩm công sở nam)

Trong xu thế hiện nay khi nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ cùng với

sự phát triển tiến bộ của khoa học- kỹ thuật ngày càng tăng thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp diễn ra ngày càng mạnh mẽ Để tiếp tục tồn tại và phát triển, công ty phải ý thức được mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra các chính sách thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.2.4 Lợi ích thương hiệu

Sản phẩm được thiết kế theo phong cách “ Bán cổ điển”, đặc biệt quan tâm đến chất liệu vải, hoa văn trên vải giúp khách hàng cảm nhận phong cách thời trang thể hiện bản sắc và cá tính riêng, giúp khách hàng trải nghiệm ở cả môi trường công sở và những môi trường sinh hoạt khác về tính tiện dụng

Điểm mạnh

Trang 18

+ Tổng công ty đã có thương hiệu đối với khách hàng quốc tế, ngoài ra công ty đã gây dựng được uy tín khá tốt tại thị trường Đà Nẵng và vùng lân cận.

+ Năng lực lãnh đạo và công tác quản trị hiệu quả, nội bộ đoàn kết

+ Cơ sở hạ tầng đầy đủ, máy móc, trang thiết bị hiện đại, tiết kiệm được chi phí

+ Lực lượng lao động có kỹ năng, tay nghề may tốt, có thể sản xuất được những sản phẩm phức tạp được các khách hàng khó tính chấp nhận

Điểm yếu

+ Chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các thương hiệu đã có mặt trên thị trường, đặc biệt lànhững thương hiệu nổi tiếng được khách hàng ưa thích như : Việt Tiến, An Phước…+ Là sản phẩm mới trên thị trường trang phục nam nên chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến

+ Tuy là thương hiệu mạnh nhưng công ty chỉ chú trọng đưa các sản phẩm xuất khẩu, chưa chú trọng thị trường nội địa

Ngày đăng: 19/03/2015, 13:28

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w