MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ LỜI NÓI ĐẦU 2 CHƯƠNG 1 : 4 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 2 1.1. Một số khái niệm cơ bản về cán cân thương mại 2 1.1.1. Khái niệm về cán cân thương mại 2 1.1.2. Các trạng thái cơ bản của cán cân thương mại 2 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt cán cân thương mại 2 1.2.1. Các biến số kinh tế 2 1.2.2. Các chính sách của nhà nước 2 1.3. Ảnh hưởng của thâm hụt cán cân thương mại đến nền kinh tế quốc dân 2 1.4. Kinh nghiệm điều chỉnh cán cân thương mại của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam 2 1.4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 2 1.4.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 2 1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc 2 1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc cải thiện cán cân thương mại 2 CHƯƠNG 2: 2 THỰC TRẠNG THÂM HỤT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM. 2 2.1. Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam những năm qua 2 2.1.1. Giai đoạn 19952000 2 2.1.2. Giai đoạn 20012005 2 2.1.3. Giai đoạn 20062011 2 2.1.4. Giai đoạn 4 tháng đầu năm 2012 2 2.2. Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam 2 2.2.1. Nguyên nhân bên trong 2 2.2.2. Nguyên nhân bên ngoài 2 2.3. Các biện pháp điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian qua 2 2.3.1 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu 2 2.3.2 Các biện pháp hạn chế nhập khẩu 2 CHƯƠNG 3: 2 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÂM HỤT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 2 3.1. Định hướng về cán cân thương mại của Việt Nam đến năm 2020 2 3.1.1 Điều chỉnh cán cân thương mại theo hướng ổn định kinh tế vĩ mô 2 3.1.2 Điều chỉnh cán cân thương mại trên cơ sở tự do hóa thương mại 2 3.2. Mục tiêu điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2011 2020 và định hướng đến năm 2030 2 3.3. Một số giải pháp khắc phục thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam 2 3.3.1. Giải pháp từ phía nhà nước 2 3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 2 3.3.3 Một số giải pháp khác 2 KẾT LUẬN 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ASEAN Chinese Yuan Nhân dân tệ CCTM South Korean won Won Hàn Quốc CNY United States dollar Đô la Mỹ EU Vietnam dong Việt Nam đồng FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Freetrade agreement Hiệp định thương mại tự do GDP World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới IMF Balance trade Cán cân thương mại KRW Export Xuất khẩu NHNN Import Nhập khẩu NK Gross domestic product Tổng sản phẩm trong nước ODA State bank Ngân hàng nhà nước THB Thai Baht Bạt Thái Lan USD Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á VND Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức WTO International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế XK Liên minh châu Âu European Union DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tỷ giá CNYUSD từ 1990 đến 2011 2 Bảng 2.1 Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1995 2000 2 Bảng 2.2 Tình hình cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 20072011 .2 Bảng 2.3 Tình hình thu hút FDI giai đoạn 20062011 2 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Tình hình cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2001 2005 2 Biểu đồ 2.2 Tình hình cán cân thương mại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2012 2 Biểu đồ 2.3 Lạm phát Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2011 2 Biểu đồ 2.4 Diễn biến giá dầu thế giới giai đoạn 2000 2011 2 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11012007 đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên bối cảnh kinh tế thế giới sau hơn 5 năm gia nhập WTO với những biến động khó lường đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta nói chung và cán cân thương mại nói riêng. Cán cân thương mại là chênh lệch giữa giá trị bằng tiền của xuất khẩu so với nhập khẩu của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định. Đó là mối quan hệ giữa nhập khẩu và xuất khẩu của một quốc gia. Cán cân thương mại được biết đến như thặng dư thương mại nếu xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu; ngược lại, nó được gọi là thâm hụt thương mại. Cán cân thương mại đóng vai trò quan trọng trong biểu đồ kinh tế của một quốc gia. Cán cân thương mại phần nào phản ánh sức khỏe của nền kinh tế và tác động không nhỏ tới các yếu tố kinh tế vĩ mô cũng như vi mô. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như vai trò của cán cân thương mại trong nền kinh tế cũng như mong muốn tìm hiểu nguyên nhân gây nên sự thâm hụt trong cán cân thương mại đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm khắc phục thâm hụt cán cân thương mại, em đã chọn đề tài “Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam và giải pháp khắc phục.” làm đề tài khóa luận tôt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng cán cân thương mại Việt Nam để từ đó đề xuất một số giải pháp cải thiện cán cân thương mại Việt Nam. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đã nêu ở phần trên, tác giả sẽ lần lượt nghiên cứu các vấn đề:
Trang 1KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Xuân Nữ
Hà Nội, tháng 6 năm 2012
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU Đ
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 : 4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 2
1.1 Một số khái niệm cơ bản về cán cân thương mại 2
1.1.1 Khái niệm về cán cân thương mại 2
1.1.2 Các trạng thái cơ bản của cán cân thương mại 2
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt cán cân thương mại 2
1.2.1 Các biến số kinh tế 2
1.2.2 Các chính sách của nhà nước 2
1.3 Ảnh hưởng của thâm hụt cán cân thương mại đến nền kinh tế quốc dân .2 1.4 Kinh nghiệm điều chỉnh cán cân thương mại của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam 2
1.4.1 Kinh nghiệm của Thái Lan 2
1.4.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 2
1.4.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc 2
1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc cải thiện cán cân thương mại 2 CHƯƠNG 2: 2
THỰC TRẠNG THÂM HỤT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM 2
2.1 Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam những năm qua 2
2.1.1 Giai đoạn 1995-2000 2
2.1.2 Giai đoạn 2001-2005 2
2.1.3 Giai đoạn 2006-2011 2
Trang 32.2 Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam 2
2.2.1 Nguyên nhân bên trong 2
2.2.2 Nguyên nhân bên ngoài 2
2.3 Các biện pháp điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian qua 2
2.3.1 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu 2
2.3.2 Các biện pháp hạn chế nhập khẩu 2
CHƯƠNG 3: 2
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÂM HỤT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 2
3.1 Định hướng về cán cân thương mại của Việt Nam đến năm 2020 2
3.1.1 Điều chỉnh cán cân thương mại theo hướng ổn định kinh tế vĩ mô 2
3.1.2 Điều chỉnh cán cân thương mại trên cơ sở tự do hóa thương mại 2
3.2 Mục tiêu điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2011 -2020 và định hướng đến năm 2030 2
3.3 Một số giải pháp khắc phục thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam .2 3.3.1 Giải pháp từ phía nhà nước 2
3.3.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 2
3.3.3 Một số giải pháp khác 2
KẾT LUẬN 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
Trang 4Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ASEAN Chinese Yuan Nhân dân tệ
CCTM South Korean won Won Hàn QuốcCNY United States dollar Đô la Mỹ
EU Vietnam dong Việt Nam đồng
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoàiFTA Free-trade agreement Hiệp định thương mại tự doGDP World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giớiIMF Balance trade Cán cân thương mại
NK Gross domestic product Tổng sản phẩm trong nướcODA State bank Ngân hàng nhà nướcTHB Thai Baht Bạt Thái Lan
USD Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam ÁVND Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thứcWTO International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
XK Liên minh châu Âu European Union
DANH MỤC BẢNG
Trang 5Bảng 2.1 Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1995 -2000 2 Bảng 2.2 Tình hình cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2007-2011 2 Bảng 2.3 Tình hình thu hút FDI giai đoạn 2006-2011 2
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tình hình cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 2 Biểu đồ 2.2 Tình hình cán cân thương mại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2012 2 Biểu đồ 2.3 Lạm phát Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2011 2 Biểu đồ 2.4 Diễn biến giá dầu thế giới giai đoạn 2000 - 2011 2
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mạithế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007 đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên bối cảnh kinh tế thế giới sau hơn 5 năm gianhập WTO với những biến động khó lường đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tếthế giới đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta nói chung và cán cân thươngmại nói riêng Cán cân thương mại là chênh lệch giữa giá trị bằng tiền của xuấtkhẩu so với nhập khẩu của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định Đó là mốiquan hệ giữa nhập khẩu và xuất khẩu của một quốc gia Cán cân thương mại đượcbiết đến như thặng dư thương mại nếu xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu; ngược lại,
nó được gọi là thâm hụt thương mại
Cán cân thương mại đóng vai trò quan trọng trong biểu đồ kinh tế của mộtquốc gia Cán cân thương mại phần nào phản ánh sức khỏe của nền kinh tế và tácđộng không nhỏ tới các yếu tố kinh tế vĩ mô cũng như vi mô
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như vai trò của cán cân thương mạitrong nền kinh tế cũng như mong muốn tìm hiểu nguyên nhân gây nên sự thâm hụttrong cán cân thương mại đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm
khắc phục thâm hụt cán cân thương mại, em đã chọn đề tài “Thực trạng thâm hụt
cán cân thương mại của Việt Nam và giải pháp khắc phục.” làm đề tài khóa luận
tôt nghiệp của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạngcán cân thương mại Việt Nam để từ đó đề xuất một số giải pháp cải thiện cán cânthương mại Việt Nam
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã nêu ở phần trên, tác giả sẽ lần lượt nghiên cứu cácvấn đề:
Trang 8- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về cán cân thương mại và cân bằng cáncân thương mại
- Phân tích thực trạng cán cân thương mại Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng
và nguyên nhân của thực trạng đó
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Namtrong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Cán cân thương mại Việt Nam và các yếu tố liênquan
- Phạm vi nghiên cứu : Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng cán cânthương mại hàng hóa Việt Nam trong thời gian từ năm 1995 đến quý I/2012, đồngthời đưa ra một số đề xuất về các giải pháp cải thiện cán cân thương mại Việt Namđến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
5 Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở lý luận cơ bản về kinh tế học, các lý thuyết kinh tế vĩ mô vàphương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
- Khảo sát số liệu thực tế thông qua các báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết,đánh giá kinh tế xã hội, các chuyên đề nghiên cứu về thương mại, hoạt động xuấtnhập khẩu của Việt Nam thời gian qua
- Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để nghiên cứu
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận gồm có 3 chương như sau :
Chương I : Lý luận chung về cán cân thương mại
Chương II : Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam
Chương III : Định hướng và giải pháp khắc phục tình trạng thâm hụt cán
cân thương mại của Việt Nam trong những năm tới
Trang 9Trong quá trình làm khóa luận, vì thời gian có hạn cũng như lượng kiến thứcchưa đầy đủ để có thể phân tích đầy đủ hết mọi khía cạnh trong đề tài, nên em mongmuốn nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện hơnkhóa luận của mình
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sỹ Nguyễn Xuân Nữ, người
đã trực tiếp giúp đỡ em trong việc lựa chọn đề tài, cũng như hướng dẫn phươngpháp nghiên cứu và triển khai và hoàn thành khóa luận này
Trang 10CHƯƠNG 1 :
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
1.1 Một số khái niệm cơ bản về cán cân thương mại
1.1.1 Khái niệm về cán cân thương mại
Cán cân thương mại là một bộ phận cấu thành quan trọng của cán cân thanhtoán quốc tế và được phản ánh cụ thể trong cán cân vãng lai Cán cân thương mạighi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong mộtkhoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) hay mức chênh lệch giữa chúng
Cán cân thương mại thường được chia làm cán cân thương mại hàng hóa vàcán cân thương mại dịch vụ
Cán cân thương mại là một bộ phận cấu thành tổng thu nhập quốc dân, cùngvới các yếu tố: chi tiêu dùng, chi tiêu đầu tư, chi tiêu chính phủ hợp thành tổng thunhập quốc dân Do đó, sự biến động của cán cân thương mại sẽ có ảnh hưởng trựctiếp đến nền kinh tế quốc dân, trạng thái của cán cân thương mại thể hiện động tháicủa nền kinh tế ở các thời điểm khác nhau Chính vì vậy biến động của cán cânthương mại trong ngắn hạn và dài hạn là cơ sở để các chính phủ điều chỉnh chiếnlược, đường lối, chính sách phát triển kinh tế, quy hoạch, xây dựng các mô hìnhphát triển, đưa ra các phương thức công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.1.2 Các trạng thái cơ bản của cán cân thương mại
Cán cân thương mại thặng dư
Cán cân thương mại thặng dư (xuất siêu) khi tổng lượng hàng hóa và dịch vụcủa một quốc gia xuất khẩu vượt quá tổng lượng hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia
đó nhập khẩu từ nước ngoài về, hay nói cách khác xuất khẩu ròng (mức chênh lệchcủa xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) của quốc gia đó lớn hơn 0
Trang 11Cán cân thương mại thặng dư cho thấy xuất khẩu tăng trưởng nhanh hơnnhập khẩu Khi đó khả năng sản xuất của nền kinh tế là hiệu quả, vì quốc gia đó cóthể sản xuất những sản phẩm, hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong vàngoài nước.
Cán cân thương mại thặng dư mang lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia như:tăng nguồn thu ngoại tệ từ đó gia tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia, tăng GDP, tạocông ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo… do vậy khoản thu ngoại tệ từ việc xuất siêugóp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước thông qua việc tích lũycủa cải, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế Có thế nói, việc thặng dư cán cânthương mại là một dấu hiệu tích cực với bất kì quốc gia nào trong tiến trình pháttriển kinh tế
Tuy nhiên, một nền kinh tế có thặng dư thương mại luôn duy trì ở mức caocũng chưa hẳn là tốt Khi thặng dư thương mại cao, dự trữ ngoại hối của nước đó sẽgia tăng nhanh chóng, điều này gây sức ép lên tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán.Đồng thời hàng hóa nước có thể cũng phải đối mặt với các biện pháp bảo hộ khắtkhe từ thị trường nước ngoài khi các nước này cho rằng đồng nội tệ đang bị định giáquá thấp so với giá trị thực để hỗ trợ xuất khẩu (ví dụ điển hình là đồng nhân dân tệcủa Trung Quốc) Việc một nền kinh tế xuất siêu cũng chưa hẳn là nền kinh tế đóphát triển, điều này có thể thấy rõ qua các ví dụ về các nước Trung đông - các nướcđang phát triển khi mà các sản phẩm chủ yếu là dầu thô, khoáng sản…Các quốc gianày đạt được trạng thái thặng dư cán cân thương mại chủ yếu nhờ việc xuất khẩucác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà nền sản xuất trong nước không thực sựphát triển
Cán cân thương mại cân bằng
Cán cân thương mại cân bằng khi tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốcgia bằng tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia đó trong một thời kỳ nhất định,hay nói cách khác là lượng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu bằng lượng hàng hóadịch vụ nhập khẩu
Cán cân thương mại luôn luôn biến động xoay quanh trạng thái cân bằng donhững tác động cùng chiều và ngược chiều của các hoạt động xuất nhập khẩu Sự
Trang 12biến động trạng thái của cán cân thương mại phần nào phản ánh được trạng thái củanền kinh tế cũng như có liên quan đến các biến số kinh tế vĩ mô như : cán cân thanhtoán, cán cân vãng lai, nợ nước ngoài, cung cầu tiền tệ, mức tiết kiệm, đầu tư, thunhập thực tế…
Tuy cán cân thương mại của các quốc gia khó tránh khỏi mất cân bằng liêntục theo thời gian nhưng việc cân bằng cán cân thương mại vẫn là mục tiêu dài hạntrong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của của nhiều nước
Cán cân thương mại thâm hụt
Cán cân thương mại thâm hụt khi tổng kim ngạch hàng hóa dịch vụ nhậpkhẩu vượt quá tổng kim ngạch hàng hóa dịch vụ xuất khẩu của một quốc gia, haymức chênh lệch xuất khẩu trừ nhập khẩu nhỏ hơn 0
Thâm hụt cán cân thương mại là yếu tố cơ bản gây nên tình trạng thâm hụtcán cân vãng lai, qua đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và gia tăng gánh nặng
nợ nước ngoài Nếu thâm hụt thương mại trong thời gian dài vượt quá khả năngchịu đựng của cán cân vãng lai thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế như giatăng nợ nước ngoài, hạn chế khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, làm mất giá đồngnội tệ, thay đổi các chính sách chi tiêu chính phủ, hoạt động đầu tư, chính sáchthương mại, tác động tiêu cực đến thu nhập, việc làm, ảnh hưởng đến tăng trưởngkinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thâm hụt cán cân thương mại chưa hẳn
đã mang lại những kết quả tiêu cực, điều này phụ thuộc vào chu kì kinh tế và cácmục tiêu kinh tế mà các chính phủ đang theo đuổi Ví dụ một nền kinh tế có khảnăng tăng trưởng tốt, hứa hẹn nhiều cơ hội đầu tư với lợi nhuận cao trong tương lại,nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng lên (đặc biệt là máy móc và hàng công nghệ cao), kéotheo đó cán cân thương mại cũng thâm hụt (nhất là với các nước đang phát triển).Như vậy nếu có cán cân thương mại có thâm hụt cũng là để tạo tiền đề cho pháttriển kinh tế ở giai đoạn tiếp theo Thực tiễn đã cho thấy ở một số nước trong tìnhtrạng thâm hụt cán cân thương mại, nền kinh tế vẫn ổn định và đạt mức tăng trưởngcao Vấn đề là thâm hụt cán cân thương mại ở mức nào có thể đảm bảo sức chịuđựng của cán cân tài khoản vãng lai và nợ nýớc ngoài
Trang 13Đối với các nước đang công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam thì hiếmkhi có thặng dư cán cân thương mại, vì chúng ta vẫn còn yếu kém về cơ chế, chínhsách quản lý xuất nhập khẩu, mặt khác do yêu cầu phát triển kinh tế đòi hỏi phảinhập khẩu rất nhiều trong khi chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh của nềnkinh tế còn hạn chế, do đó mức tăng trưởng xuất khẩu không đủ khả năng bù đắpthâm hụt thương mại.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt cán cân thương mại
1.2.1 Các biến số kinh tế
1.2.1.1 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cảgiữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau Cũng có thể nói tỷ giá là giá của mộtđồng tiền được biểu hiện bằng một số lượng giá trị của một đồng tiền khác
Tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng đối với quốc gia, vì nó ảnh hưởngđến giá tương đối giữa giá hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thịtrường quốc tế Khi tỷ giá giảm đồng nội tệ lên giá, hàng hóa sản xuất trong nước sẽtrở nên đắt tương đối so với hàng hóa trên thị trường quốc tế, dẫn đến xuất khẩu có
xu hướng giảm dần Trong khi đó danh mục các mặt hàng nhập khẩu có xu hướng
mở rộng do người dân có thể sử dụng những mặt hàng với giá rẻ hơn nhờ giá tínhtheo đồng nội tệ Mặt khác doanh nghiệp nhập khẩu có thể tăng doanh thu nhờ việc
mở rộng danh mục, đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu Do đó cán cân thươngmại cũng biến động theo chiều hướng giảm dần Ngược lại, khi tỷ giá tăng, đồngnội tệ mất giá, hàng hóa sản xuất trong nước sẽ trở nên rẻ tương đối so với hàng hóatrên thị trường quốc tế, sự gia tăng doanh thu dẫn đến các doanh nghiệp xuất khẩu
mở rộng danh mục hàng xuất khẩu , trong khi việc quy đổi ra nội tệ dẫn đến việchàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn dẫn đến giảm nhu cầu nhập khẩu một số mặthàng, qua đó có tích cực đến cán cân thương mại
Trên thực tế, các tổ chức tài chính quốc tế thường khuyến nghị phá giá đồngnội tệ khi các nước gặp khó khăn về cán cân thanh toán quốc tế Biện pháp này làmgia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, thu hút các nguồn lực
Trang 14đầu tư, mở rộng các ngành xuất khẩu có hiệu quả từ đó gia tăng xuất khẩu đồng thờihạn chế nhập khẩu, giúp dần cải thiện cán cân thương mại Tuy nhiên, không phảitrong mọi điều kiện phá giá tiền tệ đều giúp cải thiện cán cân thương mại, việc ápdụng biện pháp này cũng cần có một số điều kiện nhất định Trong khi Hàn Quốc làmột ví dụ điển hình về thành công trong việc áp dụng hiệu quả chính sách phá giátiền tệ thì Thái Lan lại là một điển hình trong việc thất bại khi áp dụng phá giá tiền
tệ Mặc dù cán cân thương mại có được cải thiện phần nào nhưng hậu quả là nợnước ngoài tăng một cách trầm trọng dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệnăm 1997
1.2.1.2 Lạm phát
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chungcủa nền kinh tế Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường haygiảm sức mua của đồng tiền
Ảnh hưởng của lạm phát đến cán cân thương mại thể hiện qua cơ chế giá,thông qua việc tăng hay giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia Lạm phát gia tăng
sẽ làm giá cả nguyên vật liệu đầu vào sản xuất tăng, chi phí sản xuất tăng, do đó giá
cả hàng hóa sản xuất trong nước tăng gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu Mặtkhác, lạm phát cao làm cho nền kinh tế bất ổn định, mất niềm tin của nhà đầu tư,dẫn đến việc đầu tư nước ngoài vào giảm sút, kéo theo việc giảm xuất khẩu từ khuvực có vốn đầu tư nước ngoài Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu cũng trở nênđắt đỏ hơn, nguồn ngoại tệ thu từ xuất khẩu không đủ bù đắp cho nhập khẩu Kếtquả là cán cân thương mại bị thâm hụt
bị suy giảm, gây ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại Mặt khác, khi lãi suấttăng, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có xu hướng chuyển sang đầu tư tại các thị
Trang 15trường có mức lãi suất có lợi cho mình hơn Điều này làm cản trở việc phát triển sảnxuất, kinh doanh nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Vì vậy cán cânthương mại cũng chịu nhiều biến động.
1.2.1.4 Thu nhập quốc dân trong và ngoài nước
Cán cân thương mại tỷ lệ nghịch với thu nhập trong nước: Khi thu nhậptrung bình của người dân trong một quốc gia tăng lên sẽ kéo theo nhu cầu chi tiêutăng lên, nhu cầu về hàng hóa xa xỉ cũng tăng lên, xuất hiện thêm các nhu cầu mới
Đi kèm với nó là nhu cầu nhập khẩu cũng gia tăng tác động tiêu cực đến cán cânthương mại Trong khi đó, thu nhập của người dân nước ngoài tăng, nhu cầu vềhàng hóa sẽ tăng lên, xuất khẩu được khuyến khích, tạo điều kiện cải thiện cán cânthương mại Điều này có nghĩa là thu nhập nước ngoài tỷ lệ thuận với cán cânthương mại
Ngược lại, khi thu nhập trong nước giảm, nhu cầu tiêu dùng của người dâncũng giảm theo, việc nhập khẩu cũng theo đó mà suy giảm kéo theo sự cải thiện củacán cân thương mại Còn thu nhập nước ngoài giảm sẽ kéo theo việc xuất khẩugiảm, làm xấu đi cán cân thương mại
1.2.1.5 Giá cả hàng hóa thế giới
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các nền kinh tế thường tập chung sảnxuất những gì mà mình có lợi thế so sánh so với các nền kinh tế khác, dẫn đến việcmỗi nền kinh tế đều phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế thế giới, kim ngạch xuấtnhập khẩu của mỗi quốc gia cũng phụ thuộc chặt chẽ vào giá thế giới Khi giá thếgiới thấp hơn giá hàng hóa trong nước, hàng hóa nước ngoài sẽ có cơ hội tràn vàothị trường nội địa, kéo theo đó là kim ngạch nhập khẩu tăng Ngược lại khi giá hànghóa trong nước thấp hơn giá hàng hóa thế giới, quốc gia sẽ có lợi thế so sánh về mặthàng đó, dẫn đến việc hoạt động sản xuất được đẩy mạnh, kim ngạch xuất khẩu giatăng, tác động tốt đến cán cân thương mại
Ngoài ra, việc giá hàng hóa thế giới tăng lên cũng ảnh hưởng không nhỏ đếngiá hàng hóa trong nước, gây sức ép đến lạm phát, từ đó tác động đến hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán của quốc gia
Trang 161.2.2 Các chính sách của nhà nước
1.2.2.1 Chính sách thương mại quốc tế
Chính sách thương mại quốc tế là các quan điểm, nguyên tắc, biện pháp thíchhợp mà chính phủ dùng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của quốcgia trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo các mục tiêu trong chiến lược pháttriển của quốc gia đó Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế baogồm: thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu, các hàng rào kỹ thuật, trợ cấp xuất khẩu,tín dụng xuất khẩu…
Mỗi quốc gia có chính sách thương mại khác nhau, tuy nhiên chúng đều chịu
sự chi phối của hai xu hướng cơ bản là: Xu hướng tự do hóa thương mại và xuhướng bảo hộ mậu dịch
Xu hướng bảo hộ mậu dịch:
Là quá trình chính phủ các nước tiến hành xây dựng và đưa vào các biệnpháp thích hợp trong chính sách thương mại quốc tế nhằm hạn chế hàng hóa nhậpkhẩu từ nước ngoài bằng cách đánh thuế hàng nhập khẩu hay hạn chế lượng hànghóa, dịch vụ được phép nhập khẩu
Chính sách bảo hộ thương mại làm giảm lượng hàng hóa nhập khẩu từ đó cóthể giúp cải thiện cán cân thương mại của quốc gia Tuy nhiên, khi quốc gia ápdụng chính sách này có thể phải nhận sự trả đũa từ các nước đối tác, gây ảnh hưởngxấu tới hoạt động xuất khẩu Việc giảm đồng thời cả nhập khẩu và xuất khẩu có thểkhông ảnh hưởng gì đến cán cân thương mại quốc gia
Xu hướng tự do hóa thương mại:
Tự do hóa thương mại là quá trình nhà nước dần gỡ bỏ các hàng rào thuếquan và phi thuế quan của một quốc gia giúp hàng hóa di chuyển qua biên giới cácnước thuận lợi hơn Đồng thời từng bước đưa vào thực hiện các chính sách, biệnpháp quản lý như quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật, chính sách chống bán phá giá,đảm bảo cạnh tranh, chống độc quyền, chính sách đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ,thương hiệu hàng hóa theo các hiệp định đã kí kết và theo chuẩn mực chung của thếgiới
Trang 17Chính sách tự do hóa thương mại tạo ra môi trường cạnh tranh tốt hơn cũngnhư sự bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, là động lực quantrọng để các doanh nghiệp trong nước không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ vềcông nghệ, lao động nếu muốn nâng cao khả năng cạnh tranh để tồn tại trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế Nhờ đó năng lực sản xuất và kinh doanh xuất nhậpkhẩu cũng hiệu quả hơn góp phần gia tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, cảithiện cán cân thương mại Hơn nữa chính sách tự do hóa thương mại cũng giúphàng hóa dễ dàng thâm nhập thị trường nước ngoài hơn, mở rộng thị trường và cơcấu hàng hóa xuất nhập khẩu
Hai xu hướng này không bao giờ được thực hiện một cách triệt để hoàn toàn,
mà thường được kết hợp với nhau trong quá trình xây dựng chính sách thương mạiquốc tế của mỗi quốc gia Trong đó xu hướng bảo hộ mậu dịch được điều chỉnhgiảm dần đồng thời xu hướng tự do hóa ngày càng được tăng cường
1.2.2.2 Chính sách quản lý ngoại hối
Chính sách quản lý ngoại hối là một bộ phận của chính sách tiền tệ quốc gia,một trong những công cụ quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô của nhà nước Nóbao gồm các quy định điều chỉnh việc thu mua, đầu tư, cho vay và các giao dịchkhác về ngoại hối của các bên có liên quan nhằm thực hiện mục tiêu quản lý nhànước qua từng thời kỳ
Thông qua các chính sách quản lý ngoại hối, chính phủ điều tiết có hiệu quảhơn các nguồn ngoại tệ trôi nổi trên thị trường, chống hiện tượng đầu cơ, lũng loạngóp phần ổn định tỷ giá hối đoái (như đã nói ở phần 1.2.1.1: tỷ giá hối đoái có ảnhhưởng đến cán cân thương mại) Mặc khác, việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệpbằng cách như miễn thuế đánh vào ngoại tệ chuyển về nước của các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy đầu tư sản xuất, từ đó cũng giúp giatăng lượng hàng xuất khẩu
1.2.2.3 Chính sách đầu tư
Các biện pháp và chính sách liên quan đến đầu tư có ảnh hưởng trực tiếphoặc gián tiếp đến cán cân thương mại Nhiều nghiên cứu cho thấy để phục vụ cho
Trang 18đầu tư trong nước (nhất là các nước đang phát triển) các nước thường gia tăng nhậpkhẩu nguyên liệu đầu vào, cũng như các loại máy móc, thiết bị công nghệ Việc giatăng nhập khẩu đó có ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại.
Tùy theo định hướng của mỗi quốc gia lựa chọn hướng đầu tư là sản xuấtthay thế hàng nhập khẩu hay đầu tư sản xuất định hướng xuất khẩu mà sẽ có tácđộng đến cán cân thương mại theo các cách khác nhau Kinh nghiệm cho thấy, cácnước thực hiện chính sách đầu tư sản xuất định hướng xuất khẩu có sự cải thiện cáncân thương mại trong dài hạn
Việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài có tácđộng lớn đến việc cải thiện cán cân thương mại, đặc biệt là đối với các nước đangphát triển Một trong những yếu tố có tác động rõ rệt nhất đến cán cân thương mại
là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Việc gia tăng FDI có tác dụng bù đắpthâm hụt cán cân vãng lai, góp phần cải thiện cán cân thương mại Luồng vốn FDIchảy vào thường đi kèm với công nghệ, không những cải thiện khó khăn về vốn màcòn giúp doanh nghiệp cải thiện sản xuất, cung ứng hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêudùng và sản xuất trong nước giúp giảm nhập khẩu Đặc biệt khi đầu tư vào cácngành hàng thay thế nhập khẩu, các nguyên phụ liệu đầu vào, công nghiệp phụ trợmột cách hiệu quả không chỉ giúp giảm nhập khẩu mà còn giúp tăng khả năng cạnhtranh về giá cho các mặt hàng xuất khẩu sản xuất ra, giúp các doanh nghiệp xuấtkhẩu chủ động nguyên liệu sản xuất, từ đó mở rộng việc kinh doanh xuất khẩu.Không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa, FDI còn góp phần thúc đẩy xuất khẩu, sự xuấthiện của các doanh nghiệp FDI với công nghệ tiên tiến giúp các nước nâng cao chấtlượng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu Bên cạnh đó thông qua quan hệ, hệthống phân phối sẵn có của các nhà đầu tư nước ngoài, hàng hóa trong nước tiếpcận các thị trường mới dễ dàng hơn, thị trường mở rộng hơn Tuy nhiên trong giaiđoạn đầu khi đầu tư nước ngoài tăng, sẽ dẫn tới nhập khẩu tăng (đặc biệt là cácnước đang phát triển) do việc nhập khẩu máy móc công nghệ tăng Tuy nhiên việcnhập khẩu máy móc công nghệ lại tạo tiền đề cho sản xuất sau này FDI vừa có tácđộng tốt đến việc cải thiện năng lực xuất khẩu, vừa tác động tốt đến việc mở rộngthị trường xuất khẩu cho các nước nhận đầu tư Nguồn thu ngoại tệ từ FDI đóng góprất lớn vào việc cải thiện cán cân thương mại quốc tế
Trang 19Thêm vào đó, việc gia tăng các nguồn thu nhập chuyển giao từ nước ngoàinhư viện trợ, thu nhập ròng từ các dự án đầu tư nước ngoài, kiều hối cũng có tácdụng rất tốt trong việc bù đắp thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa.
1.3 Ảnh hưởng của thâm hụt cán cân thương mại đến nền kinh tế quốc dân
Cán cân thương mại đóng vai trò quan trọng trong biểu đồ kinh tế của mộtquốc gia Cán cân thương mại phần nào phản ánh sức khỏe của nền kinh tế và tácđộng không nhỏ tới các yếu tố kinh tế vĩ mô cũng như vi mô Thâm hụt cán cânthương mại ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế là một vấn đề được rất nhiềunhà quản lý chính sách phân tích và nghiên cứu
Thâm hụt cán cân thương mại trong ngắn hạn, đối với những nước đang pháttriển có những tác động tích cực đến đến nền kinh tế Các nước đang phát triển bắtđầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công nghệ còn lạc hậu hơnrất nhiều so với thế giới, nguyên liệu sản xuất thiếu thốn Vì vậy, cần phải nhập mộtlượng lớn máy móc, thiết bị kỹ thuật, nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất Thâmhụt cán cân thương mại trong thời điểm này là điều khó có thể tránh khỏi, và có ảnhhưởng tích cực đến nền kinh tế Nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ sảnxuất cùng những nguyên liệu đầu vào chất lượng tốt, giá cả phù hợp giúp giảm giáthành, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa sản xuất trong nước Về lâu dài có thểgiúp gia tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu hàng hóa, giúp nền kinh tế không bị phụthuộc vào nguồn hàng hóa nước ngoài Qua đó cũng có tác động ngược trở lại, làmlành mạnh hóa cán cân thương mại
Tuy nhiên, mức thâm hụt cán cân thương mại cao trong dài hạn lại tác độngtiêu cực đến nền kinh tế quốc dân Thâm hụt cán cân thương mại kéo dài sẽ gây ảnhhưởng đến tỷ giá hối đoái, lạm phát, GDP, giá cả, cán cân thanh toán,…làm tìnhhình kinh tế vĩ mô trở lên bất ổn định
Tỷ giá hối đoái của một quốc gia phụ thuộc vào chính sách tỷ giá của quốcgia đó là chính sách tỷ giá cố định, thả nồi hoàn toàn hay thả nổi có điều tiết màchịu ảnh hưởng ít hay nhiều của thâm hụt cán cân thương mại Khi một nước duy trìchính sách tỷ giá cố định thì thâm hụt cán cân thương mại làm giảm cung ngoại tệtrên thị trường, đồng tiền quốc gia đó lên giá so với ngoại tệ Muốn giữ cố định tỷ
Trang 20giá, NHNN phải bán ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối ra để thu về nội tệ Dẫn đến suygiảm dự trữ ngoại hối và cung tiền trong nền kinh tế, từ đó làm gia tăng lãi suất,giảm đầu tư, qua đó gián tiếp làm giảm thu nhập quốc dân Để đảm bảo cho tỷ giáđược giữ cố định, trong trường hợp này NHNN đã phải hi sinh quyền kiểm soátcung tiền, một trong những biện pháp quan trọng điều hành kinh tế vĩ mô Khichính sách tỷ giá điều chỉnh theo hướng tự do hóa, giảm dần yếu tố hành chínhtrong việc xác định tỷ giá giao dịch trên thị trường thì ảnh hưởng của thâm hụt cáncân thương mại càng tăng Nếu tình trạng thâm hụt cán cân thương mại quá cao vàkéo dài, tình hình kinh tế trở nên căng thẳng, gây sức ép lên đồng nội tệ làm chođồng nội tệ bị mất giá, ép buộc phải phá giá tiền tệ Điều này có thể làm gia tăng áplực lạm phát, khi giá cả nguồn nguyên vật liệu sản xuất cũng như hàng hóa nhậpkhẩu tính theo nội tệ đều tăng lên, qua đó làm sản phẩm sản xuất trong nước cũngtăng giá theo Giá nội tệ giảm, lạm phát gia tăng làm mất lòng tin của người dân vàonội tệ cũng như vào các chính sách điều hành vĩ mô của nhà nước, dẫn đến dễ xảy
ra khủng hoảng kinh tế
Thâm hụt cán cân thương mại còn ảnh hưởng đến cán cân thanh toán củanước đó Đối với các nước đang phát triển, khi mà xuất khẩu dịch vụ còn chiếm tỷtrọng nhỏ bé trong tổng kim ngạch xuất khẩu và các khoản chuyển giao còn chưađáng kể, thì sự thâm hụt cán cân thương mại quyết định tình trạng của cán cân vãnglai Người ta thường sử dụng các chỉ tiêu như tỷ lệ giữa giá trị xuất khẩu và thunhập quốc dân, chỉ số nợ trên xuất khẩu, tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu trên tăngtrưởng xuất khẩu, tỷ lệ mức lãi suất trả nợ trên mức tãng xuất khẩu để đánh giá khảnăng chịu đựng của cán cân vãng lai Nếu như, chỉ số nợ trên xuất khẩu của mộtnước giảm dần theo thời gian phản ánh sự cải thiện của cán cân tài khoản vãng lai.Ngược lại, nếu chỉ số đó có xu hướng tăng thì tình trạng cán cân vãng lai đang xấu
đi Would Bank đưa ra chỉ số tuyệt đối là nếu chỉ số nợ lớn hơn 275% thì tại thờiđiểm đó một nước đang trong tình trạng khủng hoảng nợ Hoặc nếu mức tăng xuấtkhẩu của một nước lớn hơn mức lãi suất trả nợ, nước đó có khả năng thanh toán cáckhoản nợ mà không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
Thân hụt cán cân thương mại sẽ ảnh hưởng đến GDP: theo phương pháp sảnphẩm, GDP được tính theo công thức sau:
Trang 21ép giá khi mua sản phẩm đó ở các nước khác hay sẽ không có hàng để sử dụng Vìvậy, khi nước đó có thâm hụt cán cân thương mại kéo dài sẽ làm cho nền kinh tếnước đó phụ thuộc vào nước ngoài.
Như vậy, thâm hụt cán cân thương mại trong thời gian ngắn có thể là hỗ trợcho sản xuất nhưng trong thời gian dài lại là một điềm xấu với nền kinh tế Chính vìthế mà các nước luôn tìm cách cải thiện cán cân thương mại của mình từ thâm hụtsang thăng dư để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế, trong đó TháiLan, Hàn Quốc, Trung Quốc là những ví dụ điển hình
Trang 221.4 Kinh nghiệm điều chỉnh cán cân thương mại của một số nước trên thế giới
và bài học cho Việt Nam
1.4.1 Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan vốn là một nước có nền nông nghiệp và công nghiệp phát triển,hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan có khả năng cạnh tranh tương đối tốt, lượng gạoxuất khẩu của Thái Lan đứng đầu thế giới Mặc dù vậy, tình trạng cán cân thươngmại của Thái Lan không phải lúc nào cũng thặng dư Từ năm 1987 đến năm 1995,kinh tế Thái Lan tăng trưởng mạnh với tốc độ từ 13% trở lên đồng thời mức độ tăngtrưởng của kim ngạch xuất khẩu rất cao, năm 1987 là 7,1 tỷ USD đến năm 1995 đãlên tới 54,7 tỷ tăng gấp 7, 7 lần Vậy mà, cán cân thương mại trong giai đoạn nàyvẫn ở trạng thái thâm hụt do nhu cầu nhập khẩu của Thái Lan rất lớn
Đến năm 1996, cán cân thương mại của Thái Lan đã bị thâm hụt nghiêmtrọng với trị giá nhập siêu lên tới 16,1 tỷ USD Trước tình hình tăng trưởng kinh tếquá nóng IMF đã đưa ra lời cảnh báo rằng nền kinh tế Thái Lan có thể rơi vàokhủng hoảng, và điều đó đã xảy ra Năm 1997, khủng hoảng tài chính đã xảy ra ởThái Lan và nhanh chóng lan rộng ra các nước trong khu vực Trong 3 năm kể từkhi khủng hoảng kinh tế xảy ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan suy giảmnghiêm trọng, đặc biệt là năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế là âm 2,2% Tốc độgiảm sút của kim ngạch nhập khẩu năm 1998 (33,7% so với năm 1997) cao hơn rấtnhiều so với tốc độ giảm sút của kim ngạch xuất khẩu (6,7%) Vì vậy mà năm 1998,Thái Lan lần đầu tiên đạt thặng dư cán cân thương mại 12,2 tỷ USD Kể từ năm
1998 đến nay, ngoại trừ năm 2005 thì cán cân thương mại của Thái Lan luôn trongtrạng thái thặng dư Để có được những thành quả này là nhờ vào các biện pháp kháhữu hiệu của Chính phủ Thái Lan
Đầu tiên phải kể đến là chính sách tỷ giá hối đoái khi Thái Lan đã phá giáđồng Balt Trước những năm khủng hoảng, Thái Lan đã duy trì một mức tỷ giá hốiđoái gần như cố định, neo đồng Balt vào đồng USD là 25 Balt/USD, đồng Balt bịđánh giá cao so với USD và các đồng tiền khác Nền kinh tế của Thái Lan lại bị phụthuộc khá lớn vào nền kinh tế của Hoa Kỳ và Nhật Bản, do vậy bất cứ sự bất ổn nàocủa đồng Đô la Mỹ và đồng Yên Nhật cũng ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập
Trang 23khẩu của Thái Lan Do tình trạng thâm hụt kéo dài đã khiến áp lực giảm giá đồngBalt ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu ngoại tệ tăng đột biến mặc dù rằng Chính phủ
đã bán ra gần 15 tỷ USD trong gần 40 tỷ dự trữ ngoại hối nhưng đồng Balt vẫn bịphá giá Sự ép phá giá đồng nội tệ gia tăng nghiêm trọng, vượt ra ngoài khả năngchịu đựng của quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia buộc Thái Lan phải thả nổi đồng Baltvào ngày 2/7/1997 Ngay lập tức tỷ giá THB/USD tăng lên là 28,8, tăng 17% so vớitrước Sau khi phá giá, đồng Balt liên tiếp bị giảm giá, tình trạng kinh tế sa sút trầmtrọng Song việc phá giá đồng Balt đã đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cảithiện cán cân thương mại Chỉ trong vòng 16 tháng cán cân thương mại đã đạt đếntrạng thái thặng dư Như vậy, phá giá tiền tệ đã mang lại một kết quả tốt cho cáncân thương mại của Thái Lan
Thứ hai là chính sách đầu tư: Thái Lan tập trung vào phát triển các ngànhcông nghiệp mũi nhọn: công nghiệp điện tử, phát triển các sản phẩm nông nghiệpchất lượng cao, phát triển các hàng dệt may, giày da, đồ gỗ, Thái Lan đã thực hiệnđược nhiều biện pháp đầu tư trong nước khá hiệu quả Các ngành công nghiệp dịch
vụ được chú trọng và đẩy mạnh, bắt đầu giữ vai trò quan trọng hơn trong cơ cấukinh tế Các ngành nghề đều được định hướng phát triển theo hướng phục vụ choxuất khẩu Thái Lan cũng biết cách tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên vàlao động dồi dào, giá rẻ một cách hiệu quả, thu hút FDI vào nông nghiệp, phát triểncông nghiệp chế biến Điều này góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóaThái Lan trên thị trường quốc tế
Cuối cùng là chính sách thương mại: Thái Lan thực hiện chính sách mở cửathị trường Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư, thu hút mạnh các nhà đầu tưnước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong nước Thái Lan tham gia vàonhiều thỏa thuận, hợp tác song phương và đa phương Không chỉ duy trì mối quan
hệ thương mại truyền thống với các nước trong khu vực ASEAN mà còn xây dựngmột mạng lưới kinh doanh với những thỏa thuận ưu đãi với nhiều quốc gia khácnhư Australia, Peru, New Zealand, Ấn Độ,… Qua đó, mở rộng thị trường xuất khẩucho hàng hóa Thái Lan, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại
Trang 24Như vậy, qua chính sách phá giá tiền tệ, chính sách thương mại mở cửa vàchính sách đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn Thái Lan đã cải thiện đượctình trạng thâm hụt cán cân thương mại trở thành một nền kinh tế có cán cân thươngmại thặng dư.
1.4.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất thếgiới trong vòng 4 thập kỷ đổ lại đây Nền kinh tế chuyển biến nhanh chóng, từ mộtnước kinh tế kém phát triển trở thành một nước có tổng sản phẩm quốc nội đứngthứ 10 trên thế giới Khi ở vị trí xuất phát thì Hàn Quốc là một quốc gia nghèo đói
có tình trạng thâm hụt cán cân thương mại nghiêm trọng Tình hình thâm hụt cáncân thương mại của Hàn Quốc được chia thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1961 – 1971: cuộc nội chiến 1950 – 1953 đẩy Hàn Quốc vào vòngxoáy của nghèo đói, siêu lạm phát và thất nghiệp Từ năm 1962 – 1966, Hàn Quốcbắt tay vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất để cải thiện cán cân thương mại,Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee đã tiến hành thay đổi chiến lược phát triểnkinh tế hướng nội trước đó sang chiến lược công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu(Export Oriented Industrialization – EOI) thông qua nhiều chính sách can thiệp vàophát triển các ngành công nghiệp chính là các ngành xi măng, phân bón hóa học, sợitổng hợp và các ngành đảm bảo tự cung tự cấp lương thực thực phẩm, trong đó xuấtkhẩu được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế Nhờ đó, giá trị xuấtkhẩu trung bình đạt 384 triệu USD (tốc độ tăng bình quân là 38,2%), giá trị nhậpkhẩu trung bình đạt 960 triệu USD ( tốc độ tăng bình quân là 21,7%), giá trị thâmhụt cán cân thương mại trung bình là 567 triệu, tỷ lệ thâm hụt giá trị xuất khẩu trêngiá trị nhập khẩu bình quân là 262% Tốc độ tăng bình quân của xuất khẩu lớn hơnnhập khẩu và tốc độ thâm hụt cán cân thương mại giảm dần qua các năm cho thấy
sự chuyển biến tích cực trong trạng thái cán cân thương mại Hàn Quốc do Chínhphủ đề ra kế hoạch phát triển kinh tế hướng ra xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hiệuquả
Giai đoạn 1972 – 1979: trong giai đoạn này, lợi thế cạnh tranh trên thị trườngthế giới giảm mạnh vì vậy mà Hàn Quốc đã tập trung vào phát triển các ngành công
Trang 25nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng nhằm vào các ngành then chốt : sắt và thép,kim loại màu, chế tạo máy, điện tử và hóa chất nền cần nhập khẩu nhiều máy mócthiết bị và nguyên liệu với giá trị lớn Do đó, mức thâm hịt cán cân thương mại bìnhquân lại cấp gấp đôi giai đoạn trước nhưng tỷ lệ thâm hụt trong giá trị xuất khẩu lạigiảm đi đáng kể từ mức 262% giai đoạn trước xuống còn 23%.
Giai đoạn 1980 – 1996: tình trạng thâm hụt cán cân thương mại trong thời kỳđầu những năm 80 có xu hướng giảm và có thặng dư từ năm 1986 – 1989, songsang đầu thập kỷ 90 tình trạng thâm hụt cán cân thương mại lại quay trở lại với giátrị thâm hụt lớn hơn Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 màHàn Quốc là quốc gia chịu hậu quả nặng nề nhất đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh
tế giảm xuống còn 4,7% nhưng tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu vẫn là 9,3% trongkhi nhập khẩu là 0,3% và thâm hụt cán cân thương mại giảm xuống còn 8,4 tỷ USDchỉ chiếm 6,2% giá trị xuất khẩu
Giai đoạn 1997 đến nay: sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính châu
Á năm 1997, cán cân thương mại của Hàn Quốc đã có thặng dư Trong giai đoạnnày tốc độ kinh tế Hàn Quốc giữ ổn định ở mức 4,5 %, giá trị thặng dư cán cânthương mại bình quân là 22,6 tỷ USD và chiếm 9,6% trong giá trị xuất khẩu
Trải qua từng giai đoạn trên, mỗi giai đoạn Chính phủ Hàn Quốc đều cóđược những biện pháp khắc phục tình hình và hướng đi đúng đắn nên đã đưa nềnkinh tế Hàn Quốc đi lên và cải thiện tình trạng cán cân thương mại từ thâm hụt sangthặng dư Các chính sách cải thiện thâm hụt thương mại của Hàn Quốc như sau:
Đầu tiên là chính sách tỷ giá hối đoái: như đã phân tích ở trên, tỷ giá hối đoại
có tác động mạnh mẽ đến trạng thái của cán cân thương mại Hàn Quốc đã tác độngvào tỷ giá để cải thiện thâm hụt cán cân thương mại Chính sách tỷ giá hối đoái củaHàn Quốc được xây dựng từ chính sách kinh tế của từng thời kỳ nhất định để thúcđẩy được xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện tích cực cán cân thương mại và ổnđịnh giá trị đồng tiền Từ năm 1962 – 1980: tỷ giá được xác định dựa trên quan hệcung cầu ngoại tệ Do sự hạn chế của việc duy trì tỷ giá cố định làm nền kinh tế HànQuốc đi xuống nên từ tháng 3 năm 1965, Hàn Quốc đã thả nổi đồng KRW trên thịtrường ngoại hối và chỉ duy trì một loại tỷ giá hối đoái duy nhất Nhờ vậy mà xuất
Trang 26khẩu của Hàn Quốc không ngừng tăng lên Năm 1964, sau khi tiến hành phá giáđồng KRW gần 100%, xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng 36,9% so với năm trước,nhập khẩu giảm 27,9% làm cho thâm hụt cán cân thương mại giảm 32,3% Đến năm
1970, thâm hụt cán cân thương mại Hàn Quốc giảm xuống còn 316,2 triệu USD Từ
1980 – nay: tỷ giá được xác định trên “ giỏ ngoại tệ phức hợp” Tháng 1/1980,Chính phủ phá giá đồng KRW 20% và hệ thống tỷ giá hối đoái cố định được thaythế bởi hệ thống hối đoái linh hoạt dựa trên sự chênh lệch lạm phát trong và ngoàinước và những yếu tố khác như tỷ giá hối đoái của đồng tiền của những đối tácthương mại lớn và các chính sách đối nội Tác động giảm giá trong thời kỳ này đãlàm giảm thâm hụt cán cân thương mại Hàn Quốc rõ rệt
Thứ hai là chính sách đầu tư: Hàn Quốc phát triển các ngành công nghiệpmũi nhọn: chính phủ đã đề ra kế hoạch phát triển công nghiệp nặng và hóa chấtnhằm vào các công nghiệp then chốt: sắt và thép, kim loại màu, chế tạo máy, điện
tử và hóa chất Tạo lập môi trường kinh tế, hỗ trợ hành chính, xây dựng chính sáchkhoa học công nghệ Science và Technology để phát triển các ngành công nghiệpmũi nhọn trên
Thứ ba là chính sách ngoại thương: hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu Đốivới xuất khẩu: Chính phủ cho phép các nhà xuất khẩu được thanh toán trực tiếpbằng tiền mặt, cho phép giữ lại hoặc tùy ý sử dụng ngoại tệ thu được, giành cho cácđặc quyền được vay bằng ngoại tệ Đối với hàng nhập khẩu: tăng mức lãi xuất lêngấp đôi với vốn vay cho trả cho hàng hóa nhập khẩu, đánh thuế cao hơn, áp dụngquota… Mở rộng ngoại thương sang các nước nhằm tạo ra nhiều thị trường xuấtkhẩu cho hàng hóa nước mình
Qua các chính sách của Hàn Quốc ta có thể thấy vai trò của Chính phủ HànQuốc trong quá trình cải thiện tình trạng cán cân thương mại
1.4.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Năm 1979, Trung Quốc đã thực hiện một cuộc cải cách cải tổ và chuyển đổikinh tế Nhờ có cuộc cải cách này mà nền kinh tế của Trung Quốc đã có những cảithiện và tăng tiến rõ rệt, tạo ra những bước phát triển nhảy vọt Năm 1970, tổng giátrị ngoại thương là 4,6 tỷ USD, nhưng đến năm 1979 đã tăng tới 29,4 tỷ USD, gấp
Trang 27hơn 5 lần so với năn 1970, đến năm 1984, tăng lên là 53,6 tỷ USD, đứng hàng thứ
18 trong các nước xuất khẩu trên thế giới Từ năm 1979 đến nay, Trung quốc luôn
có cán cân thương mại thặng dư Từ năm 1979 - 2004, thặng dư cán cân thương mạitrung bình từ 20 - 40 tỷ USD, từ năm 2005 trở đi đã luôn trên mức 100 tỷ USD Đặcbiệt là năm 2005 đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục của thặng dư cán cân thương mạicủa Trung Quốc đạt tới 102 tỷ USD, tăng 217,79% so với năm 2004 Những nămgần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn ở mức cao trên 8%, hiệnnay Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế đứng thứ 2 trên giới chỉ sau
Mỹ và đang là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu củaTrung Quốc đạt 1,899 nghìn tỷ USD (Nguồn: Tổng cục hải quan Trung Quốc
http://english.customs.gov.cn/ )
Nền kinh tế Trung Quốc, xuất phát từ một nền kinh tế tập trung, quan liêubao cấp, vậy mà chỉ trong hơn 30 năm qua, kinh tế Trung Quốc đã có được bướctăng trưởng ngoạn mục Kim ngạch xuất khẩu liên tục gia tăng qua các năm và gópphần nâng cao thặng dư cán cân thương mại Từ những kết quả nói trên, ta có thểthấy được đường lối đổi mới và chính sách quản lý của Trung quốc có hiệu quả
Trước tiên nói đến chính sách ngoại thương và quản lý hành chính của TrungQuốc là theo đuổi chính sách tự dựa vào sức mình và những nguyên tắc bình đẳng,cùng có lợi trong quan hệ ngoại thương, tích cực phát triển mối quan hệ thương mạivới các nước trên thế giới Trước năm 1980, chỉ có một số công ty chỉ định đượcphép tham gia hoạt động ngoại thương nhưng từ năm 1980 thì Trung Quốc đã tiếnhành công cuộc mở cửa đã chấm dứt tình trạng độc quyền kinh doanh này Hế thốngngoại thương không chỉ có sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước mà đã xuấthiện nhiều công ty liên doanh, công ty có vốn nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia,…
Cơ chế xuất nhập khẩu mới đã đẩy nhanh quá trình cải tổ hệ thống phân phối vàthương mại Hàng hóa được nhập khẩu một cách thận trọng và có chọn lựa dựa trên
cơ sở những nhu cầu cần thiết của thị trường Xuất khẩu được khuyến khích nhằmcủng cố sự phát triển kinh tế đất nước Việc giám sát và quản lí hành chính đối vớihoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện thông qua hình thức cấp giấy phép và hệthống hạn ngạch bên cạnh biện pháp thu thuế Trong đó, Trung Quốc cho phép xuấtkhẩu tự do hàng hóa và công nghệ trừ những hàng hóa phải tuân theo những quy
Trang 28định và luật lệ khác Đối với hàng hóa nhập khẩu phải tuân theo những hạn chế củaChính phủ, Trung Quốc thực thi chính sách quota và giấy phép.
Thứ hai là chính sách đầu tư quốc gia: Trung Quốc đã tiến hành cải cáchpháp luật nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài Cơ chế kiểm tra giám sát và quản lýđầu tư nước ngoài cũng được thực hiện đơn giản, cởi mở và hiệu quả hơn Nhờ đó
mà trong các năm qua vốn FDI vào Trung Quốc liên tục tăng Đầu tư trực tiếp nướcngoài trở thành động lực và là yếu tố then chốt để nước này thực hiện công nghiệphóa hướng về xuất khẩu Vì vậy mà từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu,xuất khẩu nguyên liệu là chủ yếu, Trung Quốc đã trở thành một nước sản xuất vàxuất khẩu chủ yếu các mặt hàng công nghệ chế tạo FDI cũng làm giảm tỷ trọngnhập khẩu của Trung Quốc bởi các cơ sở sản xuất trong nước sản xuất được hànghóa thay thế nhập khẩu Chính vì vậy mà cán cân thương mại luôn nằm trong trạngthái thặng dư Việc thu hút vốn đầu tư FDI cũng được Trung Quốc tiến hành mộtcách hợp lý, chia ra thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn với một chiến lược khác nhau.Giai đoạn từ 1979 – 1991: là giai đoạn thử nghiệm với các khoản đầu tư quy mônhỏ, nguồn vốn chủ yếu đến từ cộng đồng Hoa Kiều ở nước ngoài Lĩnh vực đầu tư
là các ngành cần nhiều lao động Giai đoạn từ 1992 – 2000: Trung Quốc thực hiệnnới lỏng hoạt động tín dụng, cắt giảm thuế, mở cửa một số lĩnh vực nhạy cảm…Trong giai đoạn này, lượng vốn FDI vào Trung Quốc đã nhảy vọt từ 4,4 tỷ USDnăm 1991 lên hơn 10 tỷ USD năm 1992, đến năm 2000 là hơn 59 tỷ Giai đoạn
2001 đến nay: sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, các công ty nước ngoài đã thamgia hẳn vào thị trường Trung Quốc, một số lĩnh vực trước đây hạn chế nay đã được
mở cửa, nguồn vốn FDI thu được phần lớn là từ các công ty đa quốc gia, phân bốnguồn lực một cách hợp lý Theo Bộ Thương Mại Trung Quốc công bố, năm 2010,FDI đổ vào Trung Quốc đã lên tới con số kỷ lục là 105,74 tỷ USD Sự kết hợp giữanguồn vốn, công nghệ và nhân lực chuyên sâu giá rẻ đã biến Trung Quốc thành nhàcung cấp chính các thành phẩm và bán các thành phẩm cho thế giới, mang lại giá trịxuất siêu lớn cho cán cân thương mại nước này
Sau cùng là chính sách tỷ giá hối đoái: hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoáichính là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao thặng dưthương mại ở Trung Quốc trong những năm vừa qua
Trang 29Nguồn: key Indicators for Asia and the Pacific 2011(ADB)
Trung Quốc đã khuyến khích xuất khẩu bằng cách phá giá đồng nội tệ từnhững năm 1990, trong giai đoạn 2001 – 2005, Trung Quốc đã giữ mức tỷ giá có lợicho xuất khẩu Nhờ vào nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào, vì vậy mà Trung Quốc cóthể dễ dàng thao túng tỷ giá mà không lo đến sự khủng hoảng trong quá trình điềuchỉnh tỷ giá Theo số liệu thống kê cho thấy, kể từ khi phá giá đồng nhân dân tệ,kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc gia tăng nhanh chóng Đặc biệt là năm 2004,tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 35,39% mang lại thặng dư lên tới 32 tỷ USD chocán cân thương mại Nhưng đến năm 2005, tiến hành điều hành tỷ giá theo chiềuhướng giảm thì tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu cũng giảm dần Thậmchí đến năm 2009, tỷ giá CNY/USD giảm xuống còn 6,38 đã kéo theo sự suy giảm15,88% trong kim ngạch xuất khẩu Cũng trong năm 2009, thặng dư cán cân thươngmại chỉ đạt khoảng 196 tỷ USD, giảm 99,4 tỷ USD so với năm 2008 Rất nhiềunghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, phá giá tiền tệ từ giai đoạn 1994 -2005 có ảnhhưởng tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nước này, tácđộng tích cực trong việc cải thiện cán cân thương mại của Trung Quốc trong giaiđoạn vừa qua
Trang 30Như vậy, bài học áp dụng cách phá giá tiền tệ hợp lý, duy trì trong mộtkhoảng thời gian nhất là một bài học cho các nước đang phát triển tìm hướng đi hợp
lý và chắc chắn nước mình
1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc cải thiện cán cân thương mại
Qua nghiên cứu phương pháp điều chỉnh thâm hụt cán cân thương mại của
ba nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan có thể rút ra những bài học quý giá cóthể áp dụng nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam như sau :
Thứ nhất, cần có sự phối hợp đồng bộ, hợp lý giữa chính sách thương mại,chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa Nếu chỉ thay đổi chínhsách thương mại thì hiệu quả sẽ rất thấp
Thứ hai, duy trì chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với từng thời kỳ và chiếnlược phát triển của quốc gia Lựa chọn đúng thời điểm để phá giá đồng nội tệkhuyến khích xuất khẩu, điều tiết cung cầu ngoại hối hợp lý, duy trì tỷ giá theohướng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, không neo giữ đồng nội tệ vào duynhất một ngoại tệ được xem là chính sách tỷ giá hợp lý
Thứ ba, cần phát triển các ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là các ngànhmũi nhọn dựa vào lợi thế cạnh tranh quốc gia, qua đó đẩy mạnh công nghiệp hóa,phát triển xuất khẩu Cải thiện hệ thống luật pháp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp
mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển thị trường ra nước ngoài
Thứ tư, cần hỗ trợ và bảo vệ sản xuất trong nước một cách hợp lý Chính phủ
hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, bao tiêu sản phẩm đặc biệt làcác sản phẩm nông nghiệp cho người dân, giúp người nông dân an tâm sản xuất.Ngoài ra chính phủ cũng nên bảo hộ các ngành sản xuất còn non trẻ, các ngànhhàng thiết yếu trong nước, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, nhưng vẫnphải đảm bảo tuân theo các hiệp định thương mại quốc tế đã ký kết
Thứ năm, chính sách đầu tư cần chú trọng thu hút FDI từ các tập đoàn đaquốc gia theo cả hai hướng: thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vàoxuất khẩu và tạo điều kiện để một số tập đoàn đa quốc gia xây dựng các trung tâmnghiên cứu, phát triển công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực Từ đó, nâng cao
Trang 31khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất hướng về xuất khẩu trong nước, giatăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại quốc gia.
Trang 32CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG THÂM HỤT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM
2.1 Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam những năm qua
Bảng 2.1: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1995 -2000
Đơn vị: Triệu USD
Nguồn: Giáo trình kinh tế ngoại thương
Trong giai đoạn này, nhờ chính phủ sử dụng các biện pháp phi thuế quan đểhạn chế nhập khẩu một cách mạnh mẽ, hoạt động nhập khẩu bị suy giảm đáng kể,nên thâm hụt thương mại được kiềm chế ở mức thấp Đặc biệt là trong năm 1998 và
1999, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu giảm tới mức kỷ lục là -0,8% vào năm 1998 và2,11% vào năm 1999 Trong khi đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ngoại trừ năm
1998 là 1,9% thì 3 năm còn lại đều đạt ở mức cao trên 23,3% Nhờ xuất khẩu tăng
Trang 33trưởng một cách mạnh mẽ hơn rất nhiều lần so với nhập khẩu, mà trong giai đoạnnày mức cán cân thương mại cũng được cải thiện đáng kể, đặc biệt năm 1999 mứcnhập siêu chỉ còn 200 triệu USD.
Một nguyên nhân quan trọng nữa làm cán cân thương mại trong giai đoạnnày thâm hụt thấp là do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 Cuộc khủnghoảng làm một loạt đồng tiền của các nước bị giảm giá mạnh so với VND và USD,dẫn tới sự suy giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.Mặt khác nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp trong nước không được đáp ứng,dẫn tới khó khăn cho hoạt động xuất khẩu Trước tình hình đó, Chính phủ đã ápdụng nhiều biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: hạn chế nhập khẩu hàng tiêudùng, kích thích xuất khẩu, giảm nhập siêu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Cụ thể
là ngân hàng nhà nước đã mở rộng biên độ giao dịch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giátrên thị trường liên ngân hàng từ (+/-) 5% lên (+/-) 10%, dẫn tới tỷ giá trên thịtrường tăng mạnh, nhưng giá cả không có nhiều biến động, kéo theo đó là sự giatăng mạnh mẽ của kim ngạch xuất khẩu (tăng 26.6%), trong khi đó nhập khẩu chỉtăng 4% so với năm 1996 Thêm vào đó, khủng hoảng tài chính gây khó khăn chocác nước trước đây vẫn đầu tư nhiều vào Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan làmdòng vốn FDI vào Việt Nam giảm sút dẫn tới nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị
và các linh kiên cũng giảm theo Tình trạng nhập siêu theo đó mà được hạn chế
2.1.2 Giai đoạn 2001-2005
Kể từ năm 2002, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của tổng kim ngạch xuấtnhập khẩu thì thâm hụt cán cân thương mại cũng có xu hướng gia tăng nhanhchóng Nếu như năm 2001 cán cân thương mại của nước ta chỉ thâm hụt 1,19 tỷUSD thì năm 2002 thâm hụt cán cân thương mại lên mức 3,04 tỷ USD tăng 155,7%
so với năm 2001, năm 2003 là 5,11 tỷ USD tăng 68% và vẫn tiếp tục tăng 7,37%vào năm 2004 lên mức 5,48 tỷ USD
Nguyên nhân của tình trạng này, một phần là do nền kinh tế thế giới đã bắtđầu phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau khủng hoảng tài chính, đầu tư nước ngoàivào Việt Nam theo đó cũng dần được khôi phục Một phần, là do các cơ chế, chínhsách khuyến khích đầu tư, chuyên môn hóa, thúc đẩy xuất khẩu như : thực hiện hiệp
Trang 34định dệt may với Hoa Kỳ, hoàn thuế giá trị gia tăng, thưởng xuất khẩu, tín dụng hỗtrợ xuất khẩu đã giúp xuất khẩu gia tăng nhanh chóng Tuy nhiên, các chính sáchkhuyến khích đầu tư, cùng với sự gia tăng đầu tư trong khu vực có vốn đầu tư nướcngoài đã làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc điềunày cũng làm gia tăng kim ngạch nhập khẩu Hơn thế nữa, trong giai đoạn này cácmặt hàng xuất khẩu chủ yếu là quần áo may mặc, giày dép, hàng điện tử… chủ yếu
là hàng gia công, giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm không nhiều, nên hiệu quảmang lại không được cao Do vậy, tuy khu vực đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng đếncán cân thương mại theo hiều hướng tốt nhờ gia tăng xuất khẩu, nhưng nhập khẩugia tăng từ khu vực này lại khiến cán cân thương mại trở nên xấu đi
Thêm vào đó, việc đáp ứng tiến trình gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, cũng như thực hiện các cam kết quốc tế với Hoa Kỳ, AFTA,… chính phủ đãdân dần nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập khẩu Từ đó, hàng hóa nước ngoài có
-cơ hội tràn vào thị trường trong nước, gây tình trạng gia tăng khối lượng hàng hóanhập khẩu, có ảnh hưởng không tốt đến cán cân thương mại
Biểu đồ 2.1: Tình hình cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2001-2005
Đơn vị : Triệu USD
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trang 35Nói chung, trong giai đoạn này kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta tăngkhá mạnh, kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình đạt 48,15 tỷ USD tăng 102,65% sovới giai đoạn 1997-2000
Về xuất khẩu:
Xuất khẩu hàng hoá 5 năm (2001 - 2005) đạt 110,6 tỷ USD, cao hơn 1,8%
so với mục tiêu đặt ra trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, tăngbình quân 17,3%/năm Trong đó, năm 2001 đạt 15,029 tỷ USD tăng 3,8% so vớinăm trước; năm 2002 đạt 16,706 tỷ USD, tăng 11,2%; năm 2003 đạt 20,149 tỷUSD, tăng 20,8%; năm 2004 đạt 26,503 tỷ USD, tăng 31,5%, năm 2005 đạt 32,2 tỷUSD, tăng 21,5% (Nguồn: Niên giám thống kê 2006)
Xuất khẩu của cả khu vực doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng Tính chung cả 5 năm 2001 - 2005, tốc độ tăngtrưởng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước là 12,6%/năm,của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 21,9% Tỷ trọng xuất khẩubình quân của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng xuất khẩucủa cả nước có xu hướng tăng dần, đạt 57% vào năm 2005 và đạt trung bình 52,1%trong giai đoạn 5 năm 2001-2005 Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu của khu vựcdoanh nghiệp 100% vốn trong nước lại có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 chỉcòn 43%, tính bình quân trong 5 năm 2001-2005 là 52,1%
Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nhìn chung các nhóm hàng đều có tốc độtăng trưởng khá Trong đó nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp cótốc độ tăng trưởng nhanh nhất (tăng 21%), dần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kimngạch xuất khẩu (tăng từ 35,7% vào năm 2001 lên xấp xỉ 41% vào năm 2005).Đứng thứ hai là nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng 16,8%, chiếm tỷtrọng 34,2% tổng kim ngạch xuất khẩu Tiếp sau đó là nhóm hàng nông, lâm, thủysản tăng 12%, chiếm tỷ trọng 25,1%
Đặc biệt năm 2005, ngoài dầu thô có kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD
cả nước có thêm 6 mặt hàng khác có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dệt may,thuỷ sản, giày dép, hàng điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và gạo Nước ta
Trang 36vẫn duy trì vị trí đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu, đứng thứ 2 thế giới về xuấtkhẩu gạo và cà phê, đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu hạt điều….
Trong giai đoạn này, đã có nhiều cải tiến trong cơ cấu hàng xuất khẩu theohướng giảm dần tỷ trọng các sản phẩm thô, chưa qua chế biến, gia tăng xuất khẩucác mặt hàng đã qua chế biến, có giá trị gia tăng cao hơn, chất lượng tốt hơn, nhằmtừng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trọng nước, nângcao chất lượng xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu trong giai đoạn này cũng có nhiều chuyển biến tíchcực, thông qua việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang hai thị trường lớn và ổn định
là Châu Âu và Châu Mỹ giảm dần sự phụ thuộc vào các thị trường châu Á Hànghóa Việt Nam ngày càng có xuất hiện nhiều trên các thị trường khó tính như Hoa
Kỳ, Nhật Bản, EU Ngoài ra, không thể không kể đến là thị trường Châu Phi đầytiềm năng Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào châu Phi đạt 660triệu USD
Về nhập khẩu:
Nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005 đạt khoảng 130 tỷ USD, tăng bìnhquân 18,9%/năm Trong đó, nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm tỷ trọng lớnnhất chiếm 61,6% tổng kim ngạch nhập khẩu, tốc độ tăng trung bình 20%/ năm.Đứng thứ hai là nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng chiếm tỷ trọng 31,9%, tốc
độ tăng trung bình năm đạt 20% và đang có xu hướng gia tăng dần qua các năm.Tiếp đó là nhóm hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng 6,8%
Nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ trọng lớn nhưng
có xu hướng giảm dần qua các năm, đến cuối năm 2005 chiếm 64,1%, cả giai đoạn
2001 - 2005 chiếm khoảng 65%, trog khi đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có
xu hướng tăng dần, cả giai đoạn chiếm khoảng 35%
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn so với tốc độ tăngtrưởng nhập khẩu, là một dấu hiệu tích cực trong việc cải thiện cán cân thương mại(năm 2005 cán cân thương mại thâm hụt ở mức 4,3 tỷ USD giảm 21,32% so vớimức 5,48 tỷ USD năm 2004) Tuy nhiên, trong giai đoạn này nhập siêu vẫn gia tăng
Trang 37với tốc độ khá nhanh, đỉnh điểm là năm 2004, nhập siêu ở mức 5,48 tỷ USD, caonhất kể từ khủng hoảng kinh tế 1997 Bên cạnh đó, tổng giá trị nhập siêu trong 5năm 2001-2005 đạt khoảng 19,13 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với chỉ tiêu đặt ratrong chiến lược là 14,5 tỷ USD Mặc dù tỷ lệ nhập siêu giảm dần trong năm cuốigiai đoạn (năm 2005 nhập siêu 4,3 tỷ USD) nhưng nhập siêu ở mức cao và chưa cógiải pháp giải quyết hiệu quả đã gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc dân, làmtình hình thâm hụt cán cân thương mại ngày càng trở lên trầm trọng
2.1.3 Giai đoạn 2006-2011
Chiều hướng cải thiện thâm hụt cán cân thương mại của năm 2005, khôngduy trì được bao lâu, khi bước sang năm 2006, cán cân thương mại của Việt Namlại bắt đầu gia tăng thâm hụt trở lại Trong khi, kim ngạch xuất khẩu trong năm chỉđạt 39,83 tỷ USD tăng 22,74% so với năm 2005, thì kim ngạch nhập khẩu lên tớixấp xỉ 45 tỷ USD, tăng 22,12% Đưa mức thâm hụt cán cân thương mại của năm lênmức 5,06 tỷ USD, tăng 17,41% so với năm 2005
Ngày 11/1/2007 đánh dấu một bước tiến lớn của ngoại thương Việt Nam, khiViệt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới(WTO) Trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội để
mở rộng thị trường và phát triển hoạt động ngoại thương hơn Năm 2007, kimngạch xuất khẩu cả nước đạt 48,56 tỷ USD tăng 21,93% so với năm 2006, bằng67,9% GDP (thuộc lại cao ở châu Á và thế giới) Kim ngạch xuất khẩu bình quânđầu người đạt 568 USD, cao nhất trong giai đoạn từ trước đến lúc đó Giá trị hầu hếtcác mặt hàng xuất khẩu đều tăng, trong đó có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩutrên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử máytính, cà phê, gạo và cao su với kim ngạch đạt 33 tỷ USD, chiếm 68,2% tổng kimngạch xuất khẩu của cả nước Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng chuyển dần từnguyên liệu thô sang các mặt hàng chế tác (tăng từ 50,4% năm 2005 lên 52,4% năm2007) Thị trường xuất khẩu được mở rộng, đặc biệt đã có 10 thị trường xuất khẩuđạt kim ngạch trên 10 tỷ USD
Tuy nhiên so với tiềm năng và cơ hội mang lại từ việc gia nhập WTO thì tìnhhình gia tăng kim ngạch xuất khẩu của năm 2007 dường như chưa đạt được kết quả
Trang 38tương xứng Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 62,76 tỷ USD,đứng thứ 41 thế giới, tăng 39,8% so với năm trước đó Đã có 13 mặt hàng đạt kimngạch từ 1 tỷ USD trở lên: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt trên 10 tỷUSD, xăng dầu đạt trên 7 tỷ USD, sắt thép đạt gần 5 tỷ USD, vải 4 tỷ USD, điện tửmáy tính và linh kiện đạt gần 3 tỷ USD Thâm hụt cán cân thương mại lên tới 14,2
tỷ USD, bằng 15,47% GDP, cao gấp gần 2,8 lần so với năm 2006 và gần gấp 2 lần
so với kế hoạch Tình trạng cán cân thương mại bị thâm hụt cao được cho là do 2nguyên nhân chính: các nguồn vốn FDI và ODA vào Việt Nam tăng mạnh dẫn đếnnhu cầu nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, vật liệu xây dựng tăng cao, hai là dohiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước còn thấp, chưa cạnhtranh được với hàng hóa nước ngoài
Bảng 2.2: Tình hình cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: triệu USD
Trang 392008 đạt 62,68 tỷ USD, tăng 29,08% so với năm 2007, trong đó khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD tăng 25,7% , chiếm 49,7% tổng kimngạch xuất khẩu, khu vưc kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, chiếm50,3% Cả nước có 12 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó có 5 hàngxuất khẩu vượt kế hoạch năm là gạo, hạt điều, giầy dép, hàng hải sản và rau quả.Tuy nhiên các mặt hàng thuộc nhóm hàng có kim ngạch cao đã không hoàn thành
kế hoạch năm như: cà phê, cao su, dầu thô, than đá, chè Ngoài ra còn một số mặthàng khác không hoàn thành kế hoạch năm như hàng dệt may, máy vi tính, sảnphẩm điện tử và linh kiên, gỗ và các sản phầm làm từ gỗ Tuy kim ngạch hàng hoáxuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 nhưng nếu loại trừ trị giá táixuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá,gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉtăng 13,5% Mặt khác, năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam lên tới 80,71
tỷ USD tăng 28,6% so với năm 2007 bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8
tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,9 tỷ USD, tăng31,7% Tình hình nhập siêu năm 2008 tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm, lên tới14,4 tỷ USD Mặc dù 7 tháng cuối năm nhập siêu đã được kiềm chế ở mức thấp hơnnhưng vẫn làm cho cán cân thương mại Việt Nam cả năm thâm hụt xấp xỉ 18 tỷUSD (mức thâm hụt cao nhất từ trước đến nay) Tình trạng thâm hụt cán cân thươngmại ở mức cao kỷ lục này được cho là do 3 nguyên nhân: thứ nhất, ngoài sự tăng vềlượng hàng hóa nhập khẩu còn có thêm sự tăng lên mạnh mẽ của giả cả trên thịtrường thế giới; thứ hai, do Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế thế giới
và đang trong quá trình phát triển nên có nhu cầu cao về nhập khẩu máy móc thiết
bị tiên tiến phục vụ quá trình công nhiệp hóa, hiện đại hóa; thứ ba, do thu nhập ngàycàng cao của người dân dẫn đến gia tăng tiêu dùng xã hội, gia tăng các nhu cầu vềhàng hóa cao cấp, xa xỉ (tính riêng 5 tháng đầu năm đã có hơn 1 tỷ USD được chi ra
để nhập về nước 35.400 ô tô dưới 9 chỗ, tăng so với cùng kỳ năm 2007 là 7 lần)
Năm 2009, nhập siêu của nước ta giảm đáng kể, xuống còn 12,85 tỷ USDthấp hơn nhiều so với năm 2008 là 18 tỷ USD bằng 22,5% tổng kim ngạch xuấtkhẩu Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2009 là 57,1 tỷ USD giảm 9,7%
so với năm 2008, hầu hết các mặt hàng chủ yếu đều có sự gia tăng sản lượng xuất
Trang 40khẩu so với năm 2008(trừ dầu thô có sự suy giảm 2,4% về lượng dành để cung cấpcho nhà máy lọc dầu Dung Quất) Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 69,95 tỷ USDgiảm 13,37% so với năm 2008 Do sự suy giảm về kim ngạch xuất nhập khẩu nênquy mô thương mại quốc tế năm 2009 của Việt Nam cũng đã suy giảm rất nhiều,tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt xấp xỉ 127 tỷ USD giảm 11,4% so với năm
2008 Theo số liệu từ tổng cục thống kê, hoạt động xuất khẩu có xu hướng gia tăngtrong 3 tháng đầu năm với lượng kim ngạch lớn thu về từ tái xuất vàng(2,287 tỷUSD), tuy nhiên sau đó xuất khẩu lại giảm trong tháng 4 và có xu hướng tăng trongnhững tháng cuối năm Về phí nhập khẩu, kim ngạch tăng liên tục trong 7 tháng đầunăm,sau đó giảm trong tháng 8 và tiếp tục tăng trong những tháng sau đó Đáng chú
ý là trái ngược với 3 tháng đầu năm có sự chuyển biến tích cực trong cán cânthương mại với thặng dư 1,48 tỷ USD, thì 9 tháng tiếp đó cán cân thương mại đổichiều liên tục thâm hụt với mức thâm hụt 14,4 tỷ USD Như vậy năm 2009, cả xuấtkhẩu, nhập khẩu và nhập siêu chúng ta đều không thực hiện được kế hoạch đề ra.Tuy nhiên mức nhập siêu giảm khá nhiều so với năm 2008 đã ít nhiều tạo thuận lợicho việc ổn định kinh tế vĩ mô năm 2009
Năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt gần
156 tỷ USD, tăng 23,6% so với năm 2009 Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 71,63 tỷUSD, tăng 25,45% và nhập khẩu xấp xỉ 84 tỷ USD, tăng 20,09% Nhập siêu là 12,4
tỷ USD, bằng 17,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước Tổng trị giá xuất nhập khẩucủa khu vực FDI là 70,92 tỷ USD, tăng 41,5% so với năm trước Trong đó, trị giáxuất khẩu là 34,1 tỷ USD, tăng 41,2% và chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu của
cả nước Trị giá nhập khẩu của khu vực này là 36,97 tỷ USD, tăng 41,8%, chiếm43,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước Mặc dù trong năm 2010 mức thâmhụt thương mại còn khá cao, nhưng tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu lại cao hơn khánhiều so với tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu, điều này đã tạo ra chiều hướng tích cựccho việc cải thiện cán cân thương mại
Bước sang năm 2011, tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởngkhá ấn tượng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức cao nhất từ trước tới nay 203,66
tỷ USD Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 96,91 tỷ USD, tăng 35,29% so với năm
2010, có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD là: Dệt may 14 tỷ