Nguyên nhân bên ngoà

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 47 - 51)

2.2.2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế

Từ khi nước ta bắt đầu sự nghiệp đổi mới (khởi xướng từ Đại hội trung ương Đảng lần thứ 6 năm 1986), nước ta bắt đầu thi hành chính sách mở rộng quyền kinh doanh, xóa bỏ sự độc quyền ngoại thương của nhà nước, ngoại thương Việt Nam đã

đạt được nhiều tiến bộ và thành tựu vượt bậc. Nhờ chính sách mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại mà đến nay (số liệu cập nhật đến ngày 11/02/2012 trên trang web chính thức của Bộ Ngoại giao: http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/) Việt Nam đã đặt qua hệ ngoại giao với trên 180 nước, thương mại đầu tư với hơn 200 nước, thực hiện chế độ tối huệ quốc với hơn 164 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những cường quốc như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU và các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ… Việc mở cửa hội nhập đã giúp cải cách nền kinh tế trong nước, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên để thực hiện các cam kết thương mại song phương và đa phương đã kí kết, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục giảm dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tăng cường mở rộng thị trường. Cụ thể, theo cam kết gia nhập WTO, mức thuế nhập khẩu bình quân của Việt Nam phải giảm từ 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5 đến 7 năm sau khi gia nhập WTO. Mức thuế bình quân phải giảm từ 23,5% xuống 20,9% trong 5 năm với hàng nông sản, từ 16,8% xuống 12,6% đối với hàng cơng nghiệp. Cắt giảm 1/3 số dịng thuế của biểu thuế quan, trong đó hầu hết các mặt hàng có thuế suất trên 20% (Bộ Tư pháp, 2007, Việt Nam với WTO). Việc cắt giảm thuế làm gia tăng sức cạnh tranh của nhóm hàng nhập khẩu với nhóm hàng sản xuất trong nước, từ khi gia nhập WTO kim ngạch nhập khẩu của nước ta gia tăng nhanh chóng, gây ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại.

2.2.2.2. Giá cả hàng hóa thế giới tăng

Giá cả đóng vai trị quan trọng trong việc xác định cung cầu hàng hóa trên thị trường, qua đó có ảnh hưởng đến nhu cầu xuất nhập khẩu các mặt hàng trong nền kinh tế. Việt Nam tham gia thương mại quốc tế với tư cách là một nền kinh tế nhỏ mở cửa, khơng có khả năng tự xác định giá cho mình, điều này dẫn tới việc hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của giá thế giới của các mặt hàng xuất nhập khẩu. Do đó, cán cân thương mại của Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng của giá hàng hóa thế giới, đặc biệt là nhóm các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực.

Trong cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam, dầu thô chiếm một tỷ trọng lớn (gần 20% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam). Mặt khác, xăng dầu đã qua chế biến lại là mặt hàng nhập khẩu chủ lực của nền kinh tế. Do vậy, sự biến động của giá dầu mỏ trên thế giới có những ảnh hưởng sâu sắc đến cán cân thương mại của Việt Nam. Khi giá dầu thế giới tăng cao, kéo theo sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu dầu thơ, qua đó tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, giá dầu mỏ tăng cũng là gia tăng kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ đã qua chế biến, qua đó làm gia tăng tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Biểu đồ 2.4: Diễn biến giá dầu thế giới giai đoạn 2000 - 2011

Nguồn : http://www.worldoils.com/oilprice.php

Qua biểu đồ diễn biến giá dầu thế giới giai đoạn 2000 – 2011 ta có thể thấy, giá dầu thế giới có xu hưởng gia tăng liên tục kể từ năm 2002 (ngoại trừ năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới), đặc biệt năm 2008 giá dầu thơ trung bình của cả năm đạt 99,7 USD/ thùng, và đỉnh điểm là tháng 7/2008 giá dầu thô đạt mức kỷ lục 147,27 USD/ thùng. Sự gia tăng đột biến này đã kéo theo sự gia tăng giá chung của các mặt hàng trên thế giới, đặc biệt là các mặt hàng được chế biến trực tiếp từ dầu mỏ. Giá dầu mỏ tăng đột biến năm 2008, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của nước ta thông qua việc tăng kim ngạch xuất khẩu dầu thơ, qua đó có ảnh hưởng tốt đến cán cân thương mại. Tuy nhiên, Việt Nam chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước về các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ và hóa dầu… nên vẫn phải nhập khẩu lượng lớn các sản phẩm từ dầu mỏ (năm 2011 kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu các loại đạt 9,9 tỷ USD, chiếm 9.28% tổng kim

ngạch nhập khẩu của cả nước). Do đó, khi giá dầu thế giới tăng cao sẽ khiến kim ngạch nhập khẩu tăng cao. Đồng thời, giá xăng dầu tăng làm chi phí sản xuất các sản phẩm tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu tăng, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuât trong nước, dẫn tới nhu cầu của thế giới với hàng hóa của Việt Nam có thể bị giảm mạnh. Điều này cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại. Thực tế cho thấy, năm 2008, giá dầu thế giới tăng cao, cùng với ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng rất xấu đến cán cân thương mại của Việt Nam (cán cân thương mại thâm hụt mức cao nhất từ trước tới nay : xấp xỉ 18 tỷ USD).

Ngoài ra, cán cân thương mại của Việt Nam còn chịu ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng giá cánh kéo.Trong điều kiện kinh tế quan hệ cung cầu bình thường, tương quan giữa giá hàng công nghiệp và giá hàng nông sản thường ở mức hợp lí và ổn định. Nhưng trong trường hợp khơng bình thường, cung - cầu mất cân đối, nhất là trong khủng hoảng kinh tế, thì giá hàng cơng nghiệp thường tăng nhanh hơn giá hàng nơng sản, thậm chí giá hàng cơng nghiệp tăng mà giá hàng nông sản không tăng, hoặc lại hạ (tuyệt đối hay tương đối). Mặt khác, trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, các sản phẩm nông sản, các mặt hàng thô, sơ chế chiếm tỷ trọng lớn, trong khi các mặt hàng công nghiệp lại chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nhập khẩu. Do vậy, khi giá thế giới tăng, hiện tượng này cũng góp phần vào việc tăng thâm hụt cán cân thương mại.

Tóm lại, biến động giá cả hàng hóa thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến cán cân thương mại của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nhập khẩu chủ lực như dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỏ.

2.2.2.3. Cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt

Xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên tồn thế giới đã trở thành mơi trường cho các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia. Hàng hóa một nước muốn xuất hiện trên thị trường thế giới phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong những năm gần đây, cán cân thương mại của Việt Nam luôn trong trạng thái thâm hụt cao, điều này cho thấy khả năng

cạnh thấp của hàng hóa nước ta cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, những sản phẩm thô, sơ chế mang hàm lượng công nghệ thấp chiếm tỷ trọng cao. Bởi vậy, khi thị trường thế giới xuất hiện các sản phẩm tương tự hay các sản phẩm có giá trị thay thế, hàng hóa Việt Nam liền khó có thể cạnh tranh được. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, cao su… thường xuyên vấp phải sự cạnh tranh về giá cả khiến kim ngạch nhiều năm bị sụt giảm nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, xu hướng bảo hộ mậu dịch đang có xu hưởng gia tăng của các nền kinh tế phát triển cũng gây ra nhiều áp lực cũng như khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của nước ta. Điển hình là hải sản đơng lạnh của Việt Nam đã từng bị đình chỉ xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản và EU do dư lượng kháng sinh quá mức cho phép, vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ… Ngồi ra cịn có các vụ tự vệ thương mại liên quan đến mặt hàng giày dép, nơng sản, cơ khí…

Cạnh tranh đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam hiện nay vẫn cịn rất thấp do nền cơng nghiệp trong nước phát triển không đồng bộ. Sự thiếu hụt các ngành công nghiệp phụ trợ dẫn đến hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới, do tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu đầu vào trong sản xuất hàng xuất khẩu luôn rất cao. Sự đổi mới chậm trễ của máy móc, cơng nghệ cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước.

Tóm lại, trong bối cảnh tồn cầu hóa, cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới đã trở thành thách thức to lớn trong việc cải thiện năng lực sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, qua đó hạn chế nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 47 - 51)