Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 78 - 81)

3.3.3.1 Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức tư vấn thương mại

Hiệp hội là nơi cung cấp các nguồn thông tin quan trọng, có thể tạo doanh thu và cơ hội đào tạo cho các doanh nghiệp thông qua mạng lưới và chia sẻ thơng tin, hình thành các nhóm thương mại. Các hiệp hội là nơi cấp nguồn thông tin phong phú để giới thiệu về các thị trường trong nước và quốc tế mới, hỗ trợ tài chính và cơ hội tiếp cận công nghệ cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các hiệp hội có thể trở thành đối tác với cơ quan chức năng Nhà nước, hoặc các tổ chức quốc tế nhằm bảo đảm giải quyết bức xúc của các doanh nghiệp. Một trong các cam kết quan trọng khi Việt Nam gia nhập WTO là Nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế vai trị của các hiệp hội doanh nghiệp càng được nâng cao. Điều này đã được thể hiện qua việc số đông các trường hợp tranh chấp, dàn xếp trong thương mại quốc tế là do các hiệp hội đứng ra thực hiện, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ. Do đó, để cạnh tranh, tồn tại và phát triển được, hiệp hội giờ đây phải tham gia hoạt động hội viên, tác động vào sản xuất, tổ chức lưu thơng sản phẩm và tham mưu cho Chính phủ, bộ, ngành.

3.3.3.2 Vận động phong trào “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”

Đẩy mạnh vận động người dân, doanh nghiệp ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước, hạn chế sử dụng hàng hóa nhập khẩu, từ đó hạn chế kim ngạch nhập khẩu , góp phần giảm thâm hụt cán cân thương mại cho đất nước. Để cuộc vận động đạt hiệu quả, chính phủ, các doanh nghiệp, các hiệp hội cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại trong nước. Mặt khác, cũng cần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước, khơng chỉ về bao bì, mẫu mà mà còn phải chú ý đến chất lượng hàng hóa và dịch vụ phân phối. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng nên thay đổi tâm lý và thói quen tiêu dùng, quan tâm đến lợi ích quốc gia hơn.

KẾT LUẬN

Cán cân thương mại là một trong những biến số quan trọng của nền kinh tế, có vai trị quết định tới chiến lược và chính sách phát triển của mỗi quốc gia. Một môi trường kinh tế vĩ mơ ổn định chính là cơ sở vững chắc và tác động trực tiếp tới cân bằng cán cân thương mại. Cán cân thương mại luôn luôn biến động xoay quanh trạng thái cân bằng do những tác động cùng chiều và ngược chiều của các hoạt động xuất nhập khẩu. Sự biến động trạng thái của cán cân thương mại phần nào phản ánh được trạng thái của nền kinh tế cũng như có liên quan đến các biến số kinh tế vĩ mô như : cán cân thanh tốn, cán cân vãng lại, nợ nước ngồi, cung cầu tiền tệ, mức tiết kiệm, đầu tư, thu nhập thực tế…

Kết quả nghiên cứu từ khóa luận rút ra một số kết luận sau:

- Cán cân thương mại là một chỉ số kinh tế vĩ mô ghi lại mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định.

- Cán cân thương mại bị thâm hụt có thể có tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế.

- Cán cân thương mại của Việt Nam đã bị thâm hụt trong một thời gian dài và có thể trong những năm tới vẫn trong tình trạng này.

Các biện pháp dài hạn như thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, tăng các măt hàng có giá trị trong chuỗi giá trị, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước….cần được thực hiện song song với các biện pháp ngắn hạn phù hợp với bối cảnh đất nước, và xu hướng chung của kinh tế thế giới như hạn chế nhập khẩu những mặt hàng chưa thiết yếu, tranh thủ nhập khẩu máy móc thiết bị khi kinh tế tồn cầu suy giảm … Các biện pháp cần được phối hợp đồng bộ giữa các bộ, các cấp, các ban ngành chính phủ và doanh nghiệp, bám sát vào tình hình thực tế của nền kinh tế.

Do những hạn chế khách quan và chủ quan, những đánh giá, kiến nghị đưa ra có thể chưa đáp ứng được những yêu cầu, thách thức của thực tiễn. Tuy vậy, với khóa luận tốt nghiệp này, em hi vọng có thể đưa ra một phần thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam và đóng góp một số giải pháp phù hợp với tình hình kinh tế trong nước cũng như yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w