Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 72 - 78)

3.3.2.1. Tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.Vì vậy, chính sách bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước cũng dần phải được gỡ bỏ. Cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp phải chủ động trong việc sản xuất và phải tự đổi mới nâng cao sức cạnh tranh của mình so với các doanh nghiệp nước ngoài. Biện pháp này được coi là biện pháp cơ sở, nền tảng cho phát triển hàng hóa sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu cũng như đẩy mạnh xuất khẩu, vừa thức đẩy tăng trưởng kinh tế vừa giải quyết nhiều cơng ăn việc làm và góp phần ổn định sản xuất. Một giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là đẩy mạnh hoạt động R&D (Reseach and development – nghiên cứu và phát triển) trong doanh nghiệp. Việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kĩ thuật cần tập trung vào những sản phẩm chủ lực của mỗi doanh nghiệp. Qua việc so sánh sản phẩm của công ty với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, tìm ra những yếu điểm, qua đó đề ra các biện pháp cải thiện mẫu mã, chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Từ đó,

mở rộng và chiếm lĩnh thị trường cho sản phẩm. Phát triển thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí phân phối, chi phí thơng tin liên lạc, tiết kiệm thời gian qua đó giảm giá thành sản phẩm. Hoạt động sản xuất hiệu quả khơng chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà nó cịn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất chung của nền kinh tế trong dài hạn, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Nhờ đó, giúp hạn chế nhập siêu, lành mạnh hóa cán cân thương mại.

Để đẩy mạnh hoạt động R&D trong doanh nghiệp, cần tạo mỗi liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các nhà khoa học, cơ quan, viện nghiên cứu thơng qua hình thức hợp đồng nhằm ràng buộc hai phía, đặt hai phía vào mối quan hệ hai bên cùng có lợi, qua đó đảm bảo việc hợp tác chặt chẽ, đem lại hiệu quả thiết thực hơn.

3.3.2.2. Xây dựng chiến lược thị trường, chiến lược phát triển trong giai đoạn hội nhập

Doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh cụ thể qua từng thời kì, dựa trên cơ sở nghiên cứu xu hướng và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, dịch vụ, thị trường, phương thức kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh, khả năng thích ứng thị trường của doanh nghiệp. Về thị trường, các doanh nghiệp nên mở rộng thị trường theo xu hướng đa phương hóa, đa dạng hóa nhằm nâng cao doanh thu và hạn chế rủi ro có thể gặp phải tại một trong các thị trường (ví dụ các vụ kiện bán phá giá). Việc đa dạng hóa sản phẩm khơng những giúp các doanh nghiệp nâng cao được giá trị gia tăng mà cịn có khả năng tăng doanh số. Ngồi ra, cần tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp, đó là đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng. Ngoài chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng nhất thì các doanh nghiệp cũng cần phải cải tiến mẫu mã của sản phẩm, phát triển thương hiệu, cạnh tranh về giá cả, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng truyền thống, các mặt hàng sản xuất do bị hạn chế về cơ cấu khơng có điều kiện tăng nhiều về khối lượng như nông, lâm, thủy, hải sản.

Hiện nay, nhu cầu xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp là rất lớn, khơng chỉ trong lĩnh vực xuất khẩu, mà cịn cả tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước.Tuy nghiên, năng lực cung cấp các dịch vụ của một số tổ chức xúc tiến thương mại còn rất hạn chế. Bởi vậy, nhằm nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu của mình, các doanh nghiệp cần phải chủ động hơn trong các hoạt động xúc tiến thương mại, gắn công tác xúc tiến thương mại với mục tiêu tăng trưởng, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu của đất nước.

Doanh nghiệp nên thực hiện xúc tiến thương mại thơng qua việc nghiên cứu, tìm hiểu kĩ lưỡng các thị trường xuất nhập khẩu, tham gia các hội thảo, hội chợ, và chú trọng xây dựng thương hiệu. Công tác này sẽ đạt được hiệu quả cao nếu như các doanh nghiệp biết tận dụng lợi thế, phát triển sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng hay tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh đó, những thị trường lớn với kim ngạch nhập khẩu cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc,… cũng cần phải được các doanh nghiệp chủ động khai thác và thúc đẩy xúc tiến thương mại hơn nữa trong thời gian tới.

3.3.2.3. Nâng cao năng lực chuyên môn cán bộ công nhân viên trong đơn vị, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu

Con người ln ln là vốn q trong bất kì một cơ quan, tổ chức nào, vì vậy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức. Đây là giải pháp vừa cấp bách vừa lâu dài. Đội ngũ cán bộ cơng nhân viên vì thế cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu như kĩ năng nghiên cứu thị trường, kĩ năng đàm phán quốc tế, kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương, hiểu biết về luật pháp quốc tế, kĩ năng tiếng anh, tin học. Để có đủ năng lực cho việc hiểu rõ, nắm bắt và phân tích được nhu cầu thị trường trong và ngồi nước. Từ đó tìm ra những cơ hội, thách thức để có thể phản ứng nhanh được với những thay đổi dù là nhỏ nhất của thị trường. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp cần có chiến lược bồi dưỡng, đào tạo và trọng dụng nhân tài. Tạo điều kiện để mọi người cùng có cơ hội tham gia đóng góp ý kiến, giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của mỗi hàng

hóa, sản phẩm mà họ tự tay làm ra. Nâng cao kiến thức của cán bộ công nhân bằng cách thường xuyên mở các lớp huấn luyện, mời các giáo viên có trình độ chun mơn về giảng dạy cập nhật những kiến thức mới, thông tin mới nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới ngày càng cao.

Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước cần phải kiên quyết hơn trong việc cải cách cơ chế kinh doanh, thể chế tài chính, cơ chế tuyển dụng nhân lực, lãnh đạo, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho mỗi doanh nghiệp, cán bộ lãnh đạo cũng như nhân viên trong các doanh nghiệp.

3.3.2.4. Đề cao văn hóa kinh doanh, xây dựng truyền thống và uy tín doanh nghiệp

Văn hố doanh nghiệp là tồn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Văn hóa doanh nghiệp chính là một tài sản vơ hình của mỗi doanh nghiệp. Sự thành công của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là ở các nước châu á thường được dựa trên mối quan hệ cá nhân của người lãnh đạo, cịn các nước Tây Âu thì thành cơng của doanh nghiệp lại được dựa trên các yếu tố như khả năng quản lý các nguồn lực, năng suất làm việc, tính năng động của nhân viên…

Có thể nói, Văn hố doanh nghiệp là nhằm tạo ra quy tắc ứng xử cho doanh nghiệp mà không phải tạo ra tác dụng chỉ đạo. Cách làm này của các doanh nghiệp khơng chỉ có tác dụng thúc đẩy cho doanh nghiệp mình thực hiện được phương thức kinh doanh "lấy con người làm trung tâm", mà còn làm cho năng lực phát triển sản phẩm và năng lực đoàn kết hiệp đồng tập thể của doanh nghiệp trở nên phồn vinh, tăng thêm sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiêp, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

3.3.2.5 Mở rộng liên doanh, liên kết, tham gia vào các Hiệp hội ngành hàng, đặc biệt là trên phạm vi quốc gia để vừa cạnh tranh, vừa hợp tác

Thời gian qua, hoạt động xuất khẩu vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng của mọi thành phần kinh tế, năng lực xuất khẩu của các cơng ty trong nước vẫn cịn yếu kém. Nước ta hiện nay vẫn chưa có các tập đồn xuất khẩu lớn mang tầm cỡ và uy tín quốc tế, các cơng ty xuất nhập khẩu đa phần là các công ty vừa và nhỏ, thiếu vốn, công nghệ, thị trường nhỏ hẹp … đã ảnh hưởng khơng ít đến doanh thu xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, u cầu liên doanh, liên kết, hợp nhất để tạo ra các tập đồn xuất khẩu lớn, có tiềm lực về vốn, công nghệ được đặt ra, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu sắc như hiện nay. Sau khi gia nhập WTO, khả năng mở rộng liên kết, hợp tác kinh doanh được mở rộng ra phạm vi tồn cầu. Ngồi việc có thể liên doanh, liên kết với các doanh nghiệ trong nước, các doanh nghiệp cịn có thể liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài, tao ra các tập đoàn xuyên quốc gia. Như vậy, vừa có thể học hỏi được khoa học cơng nghê của đối tác, vừa có thể tận dụng được thị trường và hệ thống phân phối của đối tác. Tuy nhiên, để tránh rủi ro và có thể tận dụng tốt hơn các cơ hội, các công ty cần phải gia tăng hiểu biết về pháp luật quốc tế.

3.3.2.6. Doanh nghiệp cần nâng cao năng lực tài chính trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Như đã phân tích ở trên, hoạt động xuất nhập khẩu có đặc trưng là chịu ảnh hưởng của tỷ giá. Vì thế, các doanh nghiệp cần hết sức linh hoạt để sử dụng công cụ phái sinh sao cho quản lý tốt, phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, giá cả. Việc sử dụng linh hoạt các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp có thể phản ứng linh hoạt trước các biến động trên thị trường, phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, ổn định cán cân thương mại. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng nhiều biện pháp khác nhau sao cho đạt hiệu quả nhất như đa dạng hóa ngoại tệ để chia sẻ rủi ro, sử dụng hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro về giá.

3.3.2.7. Cần tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của cán bộ quản lý trong

Tăng khả năng cạnh tranh bằng cách nâng cao năng lực lãnh đạo của các chủ doanh nghiệp là yếu tố cần thiết để theo kịp sự phát triển nhanh chóng và sự địi hỏi khắc nghiệp của hoạt động kinh doanh với mức độ cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Doanh nhân, nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần được chú trọng nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại đủ để sức bước vào nền kinh tế tri thức. Có thể kiến thức và kỹ năng đã có nhưng vẫn cần được hệ thống hóa và cập nhật thường xun ví dụ kỹ năng lãnh đạo, thuyết trình, đàm phán và giao tiếp, quan hệ công chúng…

Trên đây là một số giải pháp đưa giúp các doanh nghiệp Việt Nam có những chiến lược kinh doanh hiệu quả, tạo cơ hội nâng cao sức cạnh tranh và giữ vững được vị thế trên thị trường. Hoạt động xuất nhập khẩu cũng gặp nhiều thuận lợi và gián tiếp tác động tới cải thiện cán cân thương mại.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w