Theo dự báo, cán cân thương mại của Việt Nam khó có thể cải thiện được trong ngắn hạn, trong thời gian tới, cán cân thương mại vẫn sẽ bị thâm hụt. Việc cán cân thương mại bị thâm hụt có ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình kinh tế xã hội của cả nước. Vì vậy, việc điều chỉnh cán cân thương mại cần gắn liền với ổn định kinh tế vĩ mô. Chủ trương của nhà nước trong thời gian tới :
• Phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng, tăng tổng phương tiện thanh tốn phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mơ, điều chỉnh chính sách lãi suất ổn định, phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường. Những biện pháp này nhằm duy trì một mức tỷ giá có lợi cho xuất khẩu, đồng thời cũng nhằm ổn định vĩ mô, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và các hoạt động xuất nhập khẩu nói chung có điều kiện phát triển, từ đó thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu, đóng góp vào việc cải thiện cán cân thương mại.
• Kiểm sốt chặt chẽ các hoạt động nhập khẩu, nhất là hàng hóa tiêu dùng cao cấp, đắt tiền. Đẩy mạnh các hoạt động sản xuất thay thế nhập khẩu trong nước, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu không bị phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nâng cao tỷ trọng nội địa các hàng hóa xuất khẩu chính như dệt may, da giày, điện tử, hóa chất… qua đó giảm nhập siêu.
• Đảm bảo các cân đối lớn như cân đối về cung cầu hàng hóa trên thị trường, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam; cân thu chi ngân sách; cân đối cung cầu ngoại hối; cân đối tiết kiệm đầu tư…
• Chú trọng kiểm sốt thu chi ngân sách, kiểm soát chặt chẽ mức nợ công và cơ cấu nợ cơng nhằm đảm bảo an tồn tài chính quốc gia. Tiếp tục đổi mới, hồn thiện chính sách và cơ cấu thu chi ngân sách nhà nước, đảm bảo thu đúng mục đích, chi có hiệu quả các khoản đầu tư công, tránh tiêu cực, lãng phí.