Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại củaViệt Nam những năm qua

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 29 - 36)

2.1.1. Giai đoạn 1995-2000

Kể từ hội nghị trung ương lần thứ 6 năm 1986, nước ta bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới, mở của nền kinh tế với hàng loạt chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước, năng lực sản xuất của nền kinh tế được đẩy mạnh, lực lượng sản xuất phát triển, hoạt động ngoại thương cũng có những biến đổi mạnh mẽ và những tiến bộ vượt bậc. Tuy nhiên cán cân thương mại của nước ta luôn luôn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt.

Bảng 2.1: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1995 -2000

Đơn vị: Triệu USD

Năm Kim ngạch XNK Xuất khẩu Nhập khẩu CCTM

1995 13604,3 5448,9 8155,4 -2706,5 1996 18396 7256 11140 -3884 1997 20777,3 9185,00 11592,30 -2407,3 1998 20859,6 9360,00 11499,60 -2139,6 1999 23283,5 11541,40 11742,10 -200,7 2000 30119,2 14482,70 15636,50 -1153,8

Nguồn: Giáo trình kinh tế ngoại thương

Trong giai đoạn này, nhờ chính phủ sử dụng các biện pháp phi thuế quan để hạn chế nhập khẩu một cách mạnh mẽ, hoạt động nhập khẩu bị suy giảm đáng kể, nên thâm hụt thương mại được kiềm chế ở mức thấp. Đặc biệt là trong năm 1998 và 1999, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu giảm tới mức kỷ lục là -0,8% vào năm 1998 và 2,11% vào năm 1999. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ngoại trừ năm

1998 là 1,9% thì 3 năm cịn lại đều đạt ở mức cao trên 23,3%. Nhờ xuất khẩu tăng trưởng một cách mạnh mẽ hơn rất nhiều lần so với nhập khẩu, mà trong giai đoạn này mức cán cân thương mại cũng được cải thiện đáng kể, đặc biệt năm 1999 mức nhập siêu chỉ còn 200 triệu USD.

Một nguyên nhân quan trọng nữa làm cán cân thương mại trong giai đoạn này thâm hụt thấp là do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Cuộc khủng hoảng làm một loạt đồng tiền của các nước bị giảm giá mạnh so với VND và USD, dẫn tới sự suy giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Mặt khác nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp trong nước khơng được đáp ứng, dẫn tới khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Trước tình hình đó, Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, kích thích xuất khẩu, giảm nhập siêu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể là ngân hàng nhà nước đã mở rộng biên độ giao dịch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng từ (+/-) 5% lên (+/-) 10%, dẫn tới tỷ giá trên thị trường tăng mạnh, nhưng giá cả khơng có nhiều biến động, kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ của kim ngạch xuất khẩu (tăng 26.6%), trong khi đó nhập khẩu chỉ tăng 4% so với năm 1996. Thêm vào đó, khủng hoảng tài chính gây khó khăn cho các nước trước đây vẫn đầu tư nhiều vào Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan làm dòng vốn FDI vào Việt Nam giảm sút dẫn tới nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị và các linh kiên cũng giảm theo. Tình trạng nhập siêu theo đó mà được hạn chế.

2.1.2. Giai đoạn 2001-2005

Kể từ năm 2002, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thì thâm hụt cán cân thương mại cũng có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Nếu như năm 2001 cán cân thương mại của nước ta chỉ thâm hụt 1,19 tỷ USD thì năm 2002 thâm hụt cán cân thương mại lên mức 3,04 tỷ USD tăng 155,7% so với năm 2001, năm 2003 là 5,11 tỷ USD tăng 68% và vẫn tiếp tục tăng 7,37% vào năm 2004 lên mức 5,48 tỷ USD.

Nguyên nhân của tình trạng này, một phần là do nền kinh tế thế giới đã bắt đầu phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau khủng hoảng tài chính, đầu tư nước ngồi

vào Việt Nam theo đó cũng dần được khơi phục. Một phần, là do các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, chuyên mơn hóa, thúc đẩy xuất khẩu như : thực hiện hiệp định dệt may với Hoa Kỳ, hoàn thuế giá trị gia tăng, thưởng xuất khẩu, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu đã giúp xuất khẩu gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, các chính sách khuyến khích đầu tư, cùng với sự gia tăng đầu tư trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc điều này cũng làm gia tăng kim ngạch nhập khẩu. Hơn thế nữa, trong giai đoạn này các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là quần áo may mặc, giày dép, hàng điện tử… chủ yếu là hàng gia công, giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm không nhiều, nên hiệu quả mang lại không được cao. Do vậy, tuy khu vực đầu tư nước ngồi có ảnh hưởng đến cán cân thương mại theo hiều hướng tốt nhờ gia tăng xuất khẩu, nhưng nhập khẩu gia tăng từ khu vực này lại khiến cán cân thương mại trở nên xấu đi.

Thêm vào đó, việc đáp ứng tiến trình gia nhập tổ chức thương mại quốc tế - WTO, cũng như thực hiện các cam kết quốc tế với Hoa Kỳ, AFTA,… chính phủ đã dân dần nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập khẩu. Từ đó, hàng hóa nước ngồi có cơ hội tràn vào thị trường trong nước, gây tình trạng gia tăng khối lượng hàng hóa nhập khẩu, có ảnh hưởng khơng tốt đến cán cân thương mại.

Biểu đồ 2.1: Tình hình cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2001-2005

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nói chung, trong giai đoạn này kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta tăng khá mạnh, kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình đạt 48,15 tỷ USD tăng 102,65% so với giai đoạn 1997-2000.

Về xuất khẩu:

Xuất khẩu hàng hoá 5 năm (2001 - 2005) đạt 110,6 tỷ USD, cao hơn 1,8% so với mục tiêu đặt ra trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, tăng bình qn 17,3%/năm. Trong đó, năm 2001 đạt 15,029 tỷ USD tăng 3,8% so với năm trước; năm 2002 đạt 16,706 tỷ USD, tăng 11,2%; năm 2003 đạt 20,149 tỷ USD, tăng 20,8%; năm 2004 đạt 26,503 tỷ USD, tăng 31,5%, năm 2005 đạt 32,2 tỷ USD, tăng 21,5%. (Nguồn: Niên giám thống kê 2006)

Xuất khẩu của cả khu vực doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đều tăng. Tính chung cả 5 năm 2001 - 2005, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước là 12,6%/năm, của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là 21,9%. Tỷ trọng xuất khẩu bình quân của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trong tổng xuất khẩu của cả nước có xu hướng tăng dần, đạt 57% vào năm 2005 và đạt trung bình 52,1%

trong giai đoạn 5 năm 2001-2005. Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước lại có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 chỉ cịn 43%, tính bình quân trong 5 năm 2001-2005 là 52,1%.

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nhìn chung các nhóm hàng đều có tốc độ tăng trưởng khá. Trong đó nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ cơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (tăng 21%), dần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu (tăng từ 35,7% vào năm 2001 lên xấp xỉ 41% vào năm 2005). Đứng thứ hai là nhóm hàng cơng nghiệp nặng và khoáng sản tăng 16,8%, chiếm tỷ trọng 34,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp sau đó là nhóm hàng nơng, lâm, thủy sản tăng 12%, chiếm tỷ trọng 25,1%.

Đặc biệt năm 2005, ngoài dầu thơ có kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD cả nước có thêm 6 mặt hàng khác có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dệt may, thuỷ sản, giày dép, hàng điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và gạo. Nước ta vẫn duy trì vị trí đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo và cà phê, đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu hạt điều….

Trong giai đoạn này, đã có nhiều cải tiến trong cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm dần tỷ trọng các sản phẩm thô, chưa qua chế biến, gia tăng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến, có giá trị gia tăng cao hơn, chất lượng tốt hơn, nhằm từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trọng nước, nâng cao chất lượng xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu trong giai đoạn này cũng có nhiều chuyển biến tích cực, thơng qua việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang hai thị trường lớn và ổn định là Châu Âu và Châu Mỹ giảm dần sự phụ thuộc vào các thị trường châu Á. Hàng hóa Việt Nam ngày càng có xuất hiện nhiều trên các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Ngồi ra, không thể không kể đến là thị trường Châu Phi đầy tiềm năng. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào châu Phi đạt 660 triệu USD.

Nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005 đạt khoảng 130 tỷ USD, tăng bình qn 18,9%/năm. Trong đó, nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 61,6% tổng kim ngạch nhập khẩu, tốc độ tăng trung bình 20%/ năm. Đứng thứ hai là nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng chiếm tỷ trọng 31,9%, tốc độ tăng trung bình năm đạt 20% và đang có xu hướng gia tăng dần qua các năm. Tiếp đó là nhóm hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng 6,8%.

Nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ trọng lớn nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm, đến cuối năm 2005 chiếm 64,1%, cả giai đoạn 2001 - 2005 chiếm khoảng 65%, trog khi đó khu vực có vốn đầu tư nước ngồi có xu hướng tăng dần, cả giai đoạn chiếm khoảng 35%.

Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn so với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, là một dấu hiệu tích cực trong việc cải thiện cán cân thương mại (năm 2005 cán cân thương mại thâm hụt ở mức 4,3 tỷ USD giảm 21,32% so với mức 5,48 tỷ USD năm 2004). Tuy nhiên, trong giai đoạn này nhập siêu vẫn gia tăng với tốc độ khá nhanh, đỉnh điểm là năm 2004, nhập siêu ở mức 5,48 tỷ USD, cao nhất kể từ khủng hoảng kinh tế 1997. Bên cạnh đó, tổng giá trị nhập siêu trong 5 năm 2001-2005 đạt khoảng 19,13 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với chỉ tiêu đặt ra trong chiến lược là 14,5 tỷ USD. Mặc dù tỷ lệ nhập siêu giảm dần trong năm cuối giai đoạn (năm 2005 nhập siêu 4,3 tỷ USD) nhưng nhập siêu ở mức cao và chưa có giải pháp giải quyết hiệu quả đã gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc dân, làm tình hình thâm hụt cán cân thương mại ngày càng trở lên trầm trọng.

2.1.3. Giai đoạn 2006-2011

Chiều hướng cải thiện thâm hụt cán cân thương mại của năm 2005, khơng duy trì được bao lâu, khi bước sang năm 2006, cán cân thương mại của Việt Nam lại bắt đầu gia tăng thâm hụt trở lại. Trong khi, kim ngạch xuất khẩu trong năm chỉ đạt 39,83 tỷ USD tăng 22,74% so với năm 2005, thì kim ngạch nhập khẩu lên tới xấp xỉ 45 tỷ USD, tăng 22,12%. Đưa mức thâm hụt cán cân thương mại của năm lên mức 5,06 tỷ USD, tăng 17,41% so với năm 2005.

Ngày 11/1/2007 đánh dấu một bước tiến lớn của ngoại thương Việt Nam, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường và phát triển hoạt động ngoại thương hơn. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 48,56 tỷ USD tăng 21,93% so với năm 2006, bằng 67,9% GDP (thuộc lại cao ở châu Á và thế giới). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt 568 USD, cao nhất trong giai đoạn từ trước đến lúc đó. Giá trị hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều tăng, trong đó có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính, cà phê, gạo và cao su với kim ngạch đạt 33 tỷ USD, chiếm 68,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng chuyển dần từ nguyên liệu thô sang các mặt hàng chế tác (tăng từ 50,4% năm 2005 lên 52,4% năm 2007). Thị trường xuất khẩu được mở rộng, đặc biệt đã có 10 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD.

Tuy nhiên so với tiềm năng và cơ hội mang lại từ việc gia nhập WTO thì tình hình gia tăng kim ngạch xuất khẩu của năm 2007 dường như chưa đạt được kết quả tương xứng. Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 62,76 tỷ USD, đứng thứ 41 thế giới, tăng 39,8% so với năm trước đó. Đã có 13 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt trên 10 tỷ USD, xăng dầu đạt trên 7 tỷ USD, sắt thép đạt gần 5 tỷ USD, vải 4 tỷ USD, điện tử máy tính và linh kiện đạt gần 3 tỷ USD. Thâm hụt cán cân thương mại lên tới 14,2 tỷ USD, bằng 15,47% GDP, cao gấp gần 2,8 lần so với năm 2006 và gần gấp 2 lần so với kế hoạch. Tình trạng cán cân thương mại bị thâm hụt cao được cho là do 2 nguyên nhân chính: các nguồn vốn FDI và ODA vào Việt Nam tăng mạnh dẫn đến nhu cầu nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, vật liệu xây dựng tăng cao, hai là do hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước cịn thấp, chưa cạnh tranh được với hàng hóa nước ngồi.

Bảng 2.2: Tình hình cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2007-2011

Năm Kim ngạch XNK

Xuất khẩu Nhập khẩu

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w