Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 51 - 53)

Việt Nam đang trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở của hội nhập, do vậy nhu cầu nhập khẩu gia tăng là điều không thể tránh khỏi. Bởi vậy, biện pháp

chủ yếu và lâu dài cho việc cải thiện cán cân thương mại, giảm bớt nhập siêu hiện nay vẫn là gia tăng xuất khẩu. Trong những năm vừa qua, chính phủ đã thực hiện một số biện pháp nhằm gia tăng xuất khẩu :

• Điều chỉnh tỷ giá theo hướng có lợi cho xuất khẩu

Trước đây, đồng VND được định giá cao so với USD trong thời gian dài đã làm giảm năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu Việt Nam so với hàng hóa các quốc gia khác, dẫn đến khó khăn cho xuất khẩu và tạo điều kiện để hàng hóa nước ngồi tràn vào trong nước. Điều này có thể thấy rất rõ qua việc cán cân thương mại Việt Nam bị thâm hụt trong nhiều năm. Trong điều kiện nhập siêu liên tục, các chính sách điều chỉnh tỷ giá của chính phủ đã phần nào giúp cải thiện cán cân thương mại. Năm 2008, trước tình trạng nhập siêu gia tăng, NHNN đã phá giá đồng VND lần đầu tiên vào tháng 6, tiếp đó năm 2009, NHNN tiếp tục phá giá thêm hai lần nữa với việc nới rộng biên độ lên 5% và 5,4% (vào tháng 3 và tháng 11). Ngày 11/02/2011, một lần nữa đồng VND lại bị phá giá với mức tăng giá kỷ lục 9,3%, cao nhất trong tất cả các lần điều chỉnh từ năm 1995 đến nay. Việc điều chỉnh này đã giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa nước ngồi. Tuy nhiên, do cơ cấu hàng xuất khẩu nước ta phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nên những ảnh hưởng tốt của việc phá giá chỉ mang tính tạm thời. Về lâu về dài, các chi phí nguyên liệu nhập khẩu gia tăng, kéo theo giá thành sản phẩm gia tăng làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, từ đó ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động xuất khẩu của nước ta. Tuy vậy, năm 2011 nhập siêu cũng đã phần nào được cải thiện khi giảm 20,45% so với năm 2010 xuống còn 9,84 tỷ USD. Do vậy, muốn cải thiện cán cân thương mại thì chính sách tỷ giá là chưa đủ, cần phải thực hiện kết hợp chính sách tỷ giá với ổn định kinh tế vĩ mô, thay đổi mơ hình tăng trưởng và cơ cấu xuất nhập khẩu.

• Đổi mới chính sách thuế, hải quan tạo điều kiên cho hoạt động xuất khẩu Quyết định số 12/2006/ NĐ – CP ngày 23/01/2006 của chính phủ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuận lợi hơn trong các thủ tục hải quan. Đa số các mặt hàng xuất khẩu đều được trực tiếp làm thủ tục tại cơ quan hải quan,

không phải xin giấy phép của các bộ ngành. Việc không áp dụng chế độ cấp giấy phép đối với các mặt hàng xuất khẩu đã loại bỏ cơ chế xin cho; giảm chi phí về thời gian cho doanh nghiệp, giảm chi phí giá thành, tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa. Việc áp dụng khai hải quan điện tử cũng làm giảm đáng kể thời gian làm thủ tục cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đáp ứng được tiến độ thời gian giao hàng.

Thông tư số 05/2009/TT-BTC ban hành ngày 13/01/2009 hướng dẫn một số thủ tục về khai hải quan, thuế xuất, thuế nhập khẩu, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, đã góp phần tháo bỏ khó khăn, giảm chi phí, giảm giá thành, giảm chi phí quản lý hành chính thuế, giảm thời gian thơng quan hàng hóa giúp tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu.

• Ngồi ra chính phủ cịn tích cực khuyến khích đầu tư nước ngoài, tận dụng khả năm xuất siêu từ khu vực này. Hướng FDI vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, các ngành có giá trị gia tăng cao, các ngành sản xuât tiết kiệm năng lượng, các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn (dệt may, da giày, thủy sản, cao su…). Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, xây dựng các mối quan hệ.

Riêng đối với phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, đến cuối tháng 2/2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành quyết định số 12/2001/QĐ- TTG về chính sách khuyến khích phát triển cơng nghiệp hỗ trợ đối với các ngành cơ khí chế tạo, điện tử tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt may, da giầy và công nghiệp hỗ trợ cho phát triển cơng nghệ cao. Theo đó, ngồi việc được xem xét về vốn vay tín dụng phát triển, các dự án cơng nghiệp hỗ trợ còn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành. Từ đó, sẽ giảm được nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện cho sản xuất trong nước trong tương lai, tăng tỷ lệ nội địa hóa, nhờ đó tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 51 - 53)