CCTM Kim ngạch Tăng

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 36 - 39)

Kim ngạch Tăng trưởng Kim ngạch Tăng Trưởng 2007 111326,1 48561,4 21,93 62764,7 39,82 -14203,3 2008 143398,9 62685,1 29,08 80713,8 28,60 -18028,7 2009 127045,1 57096,3 -8,92 69948,8 -13,34 -12852,5 2010 155633 71629 25,45 84004 20,09 -12375 2011 203655,6 96905,7 35,29 106749,9 27,08 -9844,2 Nguồn: Tổng cục thống kê

Năm 2008, cuộc khủng hoảng tiền tệ thế giới mà bắt nguồn là cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ đã gây nhiều bất lợi cho ngoại thương Việt Nam. Giá dầu thơ và nhiều loại ngun liệu, hàng hóa khác tăng mạnh vào đầu và giữa năm, kéo theo sự gia tăng giá của hầu hết các mặt hàng trong nước, từ đó gây ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu. Theo tổng cục thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2008 đạt 62,68 tỷ USD, tăng 29,08% so với năm 2007, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (kể cả dầu thơ) đạt 34,9 tỷ USD tăng 25,7% , chiếm 49,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, khu vưc kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, chiếm 50,3%. Cả nước có 12 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó có 5 hàng xuất khẩu vượt kế hoạch năm là gạo, hạt điều, giầy dép, hàng hải sản và rau quả. Tuy nhiên các mặt hàng thuộc nhóm hàng có kim ngạch cao đã khơng hồn thành kế hoạch năm như: cà phê, cao su, dầu thô, than đá, chè. Ngồi ra cịn một số mặt hàng khác khơng hồn thành kế hoạch năm như hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiên, gỗ và các sản phầm làm từ gỗ. Tuy kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 nhưng nếu loại trừ trị giá tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hố xuất khẩu chỉ tăng 13,5%. Mặt khác, năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam lên tới 80,71 tỷ USD tăng 28,6% so với năm 2007 bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,9 tỷ USD, tăng 31,7%. Tình hình nhập siêu năm 2008 tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm, lên tới

14,4 tỷ USD. Mặc dù 7 tháng cuối năm nhập siêu đã được kiềm chế ở mức thấp hơn nhưng vẫn làm cho cán cân thương mại Việt Nam cả năm thâm hụt xấp xỉ 18 tỷ USD (mức thâm hụt cao nhất từ trước đến nay). Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại ở mức cao kỷ lục này được cho là do 3 nguyên nhân: thứ nhất, ngoài sự tăng về lượng hàng hóa nhập khẩu cịn có thêm sự tăng lên mạnh mẽ của giả cả trên thị trường thế giới; thứ hai, do Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế thế giới và đang trong q trình phát triển nên có nhu cầu cao về nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ q trình cơng nhiệp hóa, hiện đại hóa; thứ ba, do thu nhập ngày càng cao của người dân dẫn đến gia tăng tiêu dùng xã hội, gia tăng các nhu cầu về hàng hóa cao cấp, xa xỉ (tính riêng 5 tháng đầu năm đã có hơn 1 tỷ USD được chi ra để nhập về nước 35.400 ô tô dưới 9 chỗ, tăng so với cùng kỳ năm 2007 là 7 lần).

Năm 2009, nhập siêu của nước ta giảm đáng kể, xuống còn 12,85 tỷ USD thấp hơn nhiều so với năm 2008 là 18 tỷ USD bằng 22,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2009 là 57,1 tỷ USD giảm 9,7% so với năm 2008, hầu hết các mặt hàng chủ yếu đều có sự gia tăng sản lượng xuất khẩu so với năm 2008(trừ dầu thơ có sự suy giảm 2,4% về lượng dành để cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất). Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 69,95 tỷ USD giảm 13,37% so với năm 2008. Do sự suy giảm về kim ngạch xuất nhập khẩu nên quy mô thương mại quốc tế năm 2009 của Việt Nam cũng đã suy giảm rất nhiều, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt xấp xỉ 127 tỷ USD giảm 11,4% so với năm 2008. Theo số liệu từ tổng cục thống kê, hoạt động xuất khẩu có xu hướng gia tăng trong 3 tháng đầu năm với lượng kim ngạch lớn thu về từ tái xuất vàng(2,287 tỷ USD), tuy nhiên sau đó xuất khẩu lại giảm trong tháng 4 và có xu hướng tăng trong những tháng cuối năm. Về phí nhập khẩu, kim ngạch tăng liên tục trong 7 tháng đầu năm,sau đó giảm trong tháng 8 và tiếp tục tăng trong những tháng sau đó. Đáng chú ý là trái ngược với 3 tháng đầu năm có sự chuyển biến tích cực trong cán cân thương mại với thặng dư 1,48 tỷ USD, thì 9 tháng tiếp đó cán cân thương mại đổi chiều liên tục thâm hụt với mức thâm hụt 14,4 tỷ USD. Như vậy năm 2009, cả xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu chúng ta đều không thực hiện được kế hoạch đề ra. Tuy nhiên mức nhập siêu giảm khá nhiều so với năm 2008 đã ít nhiều tạo thuận lợi cho việc ổn định kinh tế vĩ mô năm 2009.

Năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt gần 156 tỷ USD, tăng 23,6% so với năm 2009. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 71,63 tỷ USD, tăng 25,45% và nhập khẩu xấp xỉ 84 tỷ USD, tăng 20,09%. Nhập siêu là 12,4 tỷ USD, bằng 17,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tổng trị giá xuất nhập khẩu của khu vực FDI là 70,92 tỷ USD, tăng 41,5% so với năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 34,1 tỷ USD, tăng 41,2% và chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trị giá nhập khẩu của khu vực này là 36,97 tỷ USD, tăng 41,8%, chiếm 43,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Mặc dù trong năm 2010 mức thâm hụt thương mại còn khá cao, nhưng tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu lại cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu, điều này đã tạo ra chiều hướng tích cực cho việc cải thiện cán cân thương mại.

Bước sang năm 2011, tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng khá ấn tượng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức cao nhất từ trước tới nay 203,66 tỷ USD. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 96,91 tỷ USD, tăng 35,29% so với năm 2010, có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD là: Dệt may 14 tỷ USD, tăng 25,1% so với năm 2010; dầu thô 7,2 tỷ USD, tăng 45,9%; điện thoại các loại và linh kiện 6,9 tỷ USD, tăng 197,3%; giày dép 6,5 tỷ USD, tăng 27,3%; thủy sản 6,1 tỷ USD, tăng 21,7%; điện tử máy tính 4,2 tỷ USD, tăng 16,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng 4,1 tỷ USD, tăng 34,5%; gỗ và sản phẩm gỗ 3,9 tỷ USD, tăng 13,7%; gạo 3,6 tỷ USD, tăng 12,2%; cao su 3,2 tỷ USD, tăng 35%; cà phê 2,7 tỷ USD, tăng 48,1%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm gần 2,7 tỷ USD, giảm 5,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng 2,4 tỷ USD, tăng 51,3%; xăng dầu 2,1 tỷ USD, tăng 53,6%. Tuy nhiên, nguyên nhân chính giúp tăng xuất khẩu năm 2011 lại là do giá thế giới tăng. Chẳng hạn, đối với mặt hàng cà phê, yếu tố giá đóng góp 94,4%, với dầu thơ là 91,2% và với cao su là 87,7%. Tính riêng các nhóm hàng xuất khẩu có thống kê về lượng thì yếu tố tăng giá đóng góp 83,3% trong tăng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011. Như vậy, thành tích tăng kim ngạch xuất khẩu là khơng chắc chắn, có thể bị đảo ngược khi giá hàng hóa thế giới giảm. Nhập khẩu năm 2011 đạt 106,75 tỷ USD, tăng 27,08% so với cùng năm trước, cao hơn mức tăng 20,1% của năm 2010. Nhập khẩu tăng cũng chủ yếu do tăng giá hàng hóa thế giới. Chẳng hạn, với mặt hàng xăng dầu, yếu tố giá đóng góp 82% trong mức tăng giá trị nhập khẩu,

với chất dẻo là 77,4%. Riêng mặt hàng sắt thép, mắc dù lượng nhập khẩu có giảm 20,8% nhưng do tăng giá nên giá trị nhập khẩu vẫn tăng 1,9%. Tính riêng các nhóm hàng nhập khẩu có thống kê về lượng thì yếu tố tăng giá đóng góp đến 97,8% trong tăng kim ngạch nhập khẩu. Nhờ tình hình nhập khẩu khả quan, năm 2011 nhập siêu của nước ta chỉ còn 9,5 tỷ USD (là mức thấp nhất trong vịng 5 năm qua), là năm có tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu thấp nhất kể từ năm 2002.

Tóm lại, trong thời gian từ 2006-2011, hoạt động xuất khẩu đã đạt được những bước tiến tích cực, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn: từ 4 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD vào năm 2006 tăng lên 8 mặt hàng vào năm 2010 và lên 11 mặt hàng vào năm 2011.Kim ngạch nhập khẩu cũng có tốc độ tăng cao, đặc biệt trong hai năm đầu sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO: bình quân đạt 68,5 tỷ USD/năm, bằng 2,6 lần con số của thời kỳ 5 năm trước và tăng bình quân 18%/năm. Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu đạt 105,77 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2010. Nhập siêu giai đoạn 2006-2011 tăng mạnh, bình quân đạt 12,5 tỷ USD/năm, bằng 3,3 lần con số 3,8 tỷ USD của thời kỳ 5 năm trước. Mức thâm hụt thương mại so với GDP ngày càng trở nên báo động khi từ năm 2007- 2011 tỷ lệ này luôn vượt quá 10%. (theo IMF mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai so với GDP được coi là nghiêm trọng khi vượt quá 5%).

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w