Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc cải thiện cán cân thương mạ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 27 - 29)

Qua nghiên cứu phương pháp điều chỉnh thâm hụt cán cân thương mại của ba nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan có thể rút ra những bài học quý giá có thể áp dụng nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam như sau :

Thứ nhất, cần có sự phối hợp đồng bộ, hợp lý giữa chính sách thương mại, chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Nếu chỉ thay đổi chính sách thương mại thì hiệu quả sẽ rất thấp.

Thứ hai, duy trì chính sách tỷ giá hối đối phù hợp với từng thời kỳ và chiến lược phát triển của quốc gia. Lựa chọn đúng thời điểm để phá giá đồng nội tệ khuyến khích xuất khẩu, điều tiết cung cầu ngoại hối hợp lý, duy trì tỷ giá theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, không neo giữ đồng nội tệ vào duy nhất một ngoại tệ được xem là chính sách tỷ giá hợp lý.

Thứ ba, cần phát triển các ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là các ngành mũi nhọn dựa vào lợi thế cạnh tranh quốc gia, qua đó đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, phát triển xuất khẩu. Cải thiện hệ thống luật pháp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển thị trường ra nước ngoài.

Thứ tư, cần hỗ trợ và bảo vệ sản xuất trong nước một cách hợp lý. Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, bao tiêu sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp cho người dân, giúp người nông dân an tâm sản xuất. Ngồi ra chính phủ cũng nên bảo hộ các ngành sản xuất còn non trẻ, các ngành hàng thiết yếu trong nước, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, nhưng vẫn phải đảm bảo tuân theo các hiệp định thương mại quốc tế đã ký kết.

Thứ năm, chính sách đầu tư cần chú trọng thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia theo cả hai hướng: thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu và tạo điều kiện để một số tập đoàn đa quốc gia xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phát triển công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực. Từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất hướng về xuất khẩu trong nước, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại quốc gia.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 27 - 29)