Nguyên nhân bên trong

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 41 - 47)

2.2.1.1. Chính sách tỷ giá hối đối

Tỷ giá hối đối tác động đến cán cân thương mại một cách nhạy cảm và phức tạp. Chính sách tỷ giá hối đối là một trong những cơng cụ quan trọng mà các chính phủ sử dụng để điều chỉnh cán cân thương mại, đặc biệt trong điều kiện mở cửa hội nhập thị trường như hiện nay. Trên lý thuyết, khi tăng tỷ giá, hoạt động xuất khẩu được khuyến khích, nhập khẩu bị hạn chế, và ngược lại. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu, tác động của việc thay đổi tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam lại không được rõ ràng.

Trong giai đoạn 1997-1999, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á, đồng tiền các quốc gia trong khu vực bị xuống giá mạnh đồng VND bị định giá cao hơn so với các đồng tiền khác. Điều này dẫn đến việc hạn chế xuất khẩu. Trước tình hình đó, NHNN đã phải tiến hành phá giá đồng nội tệ hai lần và nới lỏng biên độ dao động 3 lần lên mức 5%; 10% rồi hạ xuống 7%. Nới rộng biên độ giao dịch đã làm cho tỷ giá thị trường tăng mạnh. Việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN trên đây đã có tác động tích cực đối với xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu của Việt Nam, giảm nhập siêu trong các năm 1997-1999. Ngoài ra, giá cả trên thị trường biến động không đáng kể cũng là một nhân tố góp phần cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam.

Từ năm 2000-2005, mặc dù tỷ giá thực tăng nhưng không cải thiện được sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam vì tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu

lớn hơn tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu. Nguyên nhân là do chịu tác động của hai yếu tố giá và lượng của một số mặt hàng chủ lực như xăng dầu, sắt thép, phân bón do bị ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị có nhiều biến động, chiến tranh Irắc, căng thẳng về chính trị đặc biệt ở Trung Đơng, dịch bệnh SARS vv… (TS Nguyễn Văn Tiến, Chính sách tỷ giá VND nhằm cải thiện cán cân thương mại trong

thời kỳ khủng hoảng tài chính tồn cầu).

Những năm gần đây, chính sách tỷ giá hối đối ở Việt Nam luôn được điều chỉnh theo hướng hạn chế nhập khẩu, tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu nhằm giúp ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Biên độ giao động của tỷ giá được điều chỉnh nhiều lần qua các năm : từ +/- 0,25% năm 2002; đến +/- 0,5% năm 2006; +/- 0,75% năm 2007; đặc biệt sang năm 2008 có tới 3 lần điều chỉnh biên độ lên +/- 1%,+/-2% và +/- 3%; đến ngày 24/03/2009 biên độ một lần nữa được nới lỏng lên mức +/- 5%, tỷ giá VND/USD là 16973, năm 2010 tăng lên mức 18932. Đặc biệt, ngày 11/2/2011 tỷ giá VND/USD tăng (giảm giá VND) 9,3% từ 18.932 lên 20.693 VND/USD; biên độ giao dịch giảm từ +/- 3% xuống +/- 1%. Hiện nay, tỷ giá VND/USD đang ở mức khá cao, trên thị trường liên ngân hàng dừng ở mức 18828 VND/ 1 USD, tỷ giá thị trường tự do ở quanh mức 21.200 – 21.300 VND/ 1 USD. Điều này phần nào có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam ra thị trường quốc tế, giảm bớt thâm hụt cho cán cân thương mại.

Tuy nhiên, những ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại hầu như không đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng chủ yếu do giá cả thế giới đang tăng cao, thị trường xuất khẩu được mở rộng, đồng thời cũng do hiệu quả của các biện pháp quản lý xuất nhập khẩu của chính phủ. Hơn nữa, trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, chủ yếu là các sản phẩm thô, những mặt hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên ít chịu ảnh hưởng của biến động giá tương đối. Các sản phẩm công nghiệp, chịu nhiều biến động về giá tương đối thì nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập từ nước ngoài (may mặc, da giày) nên việc thay đổi tỷ giá khơng có tác động q nhiều đến kim ngạch xuất khẩu.

Theo báo cáo của IMF (năm 2006) về vấn đề tỷ giá thực ở Việt Nam cũng cho thấy, trong giai đoạn 2001-2005, khi tỷ giá thực tăng 1% sẽ dẫn đến sự suy giảm 0,09% của tỷ giá thương mại (tỷ số giữa mức giá trung bình có trọng số các mặt hàng xuất khẩu và mức giá trung bình có trọng số của các mặt hàng nhập khẩu của một nước). Việc giảm tỷ giá thương mại cho thấy, khi phá giá VND, tốc độ tăng giá hàng xuất khẩu nhỏ hơn tốc độ tăng giá hàng nhập khẩu, do vậy xuất khẩu được khuyến khích, nhập khẩu bị kiềm chế. Tuy nhiên, mức chịu ảnh hưởng là không đáng kể, vì khi tăng tỷ giá thực 1% thì chỉ giảm 0,09%. Do vậy, có thể nói cán cân thương mại Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhiều của tỷ giá hối đối.

2.2.1.2. Lạm phát

Trong giai đoạn 2000-2007, tình hình lạm phát ở Việt Nam vẫn được kiềm chế ở mức một con số, nhưng năm 2008 chỉ số giá tiêu dùng tăng đột biến, lạm phát cao mức kỉ lục 23,1% (Nguồn: Worldbank data). Lạm phát gia tăng đã khiến giá cả các mặt hàng trong nước tăng lên, hàng hóa Việt Nam trở nên đắt tương đối so với hàng hóa nước ngồi, dẫn đến sự khó khăn trong việc xuất khẩu và làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa nước ngồi. Trong giai đoạn 2001-2006 thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam luôn được giữ ở mức dưới 6 tỷ USD. Nhưng đến năm 2008, lạm phát tăng đột biến đã làm cán cân thương mại thâm hụt đến mức kỉ lục xấp xỉ 18 tỷ USD, bằng 20% GDP. Sang năm 2009, khủng hoảng tài chính thế giới đã làm cho giá cả hàng hóa thế giới giảm sâu, theo đó giá cả hàng hóa trong nước cũng giảm theo sau một khoảng thời gian dài lạm phát cao. Để đối phó với khủng hoảng, chính phủ đã có những chính sách tiền tệ linh hoạt, đồng bộ nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ, kiềm chế lạm phát. Các chính sách kích thích kinh tế của chính phủ đã phần nào phát huy tác dụng khi năm 2009, lạm phát của Việt Nam dừng ở mức 7,1% và thâm hụt cán cân thương mại cũng giảm xuống còn 12,85 tỷ USD, giảm 28,71% so với năm 2008.

Biểu đồ 2.3: Lạm phát Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2011

Nguồn: Worldbank data

Bước sang năm 2010- 2011, lạm phát lại tăng cao 11,75% và 18,13% gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, đồng thời cũng gây khó khăn cho việc cải thiện cán cân thương mại.

2.2.1.3. Thâm hụt cán cân ngân sách nhà nước

Nhiều nghiên cứu cho thấy, vấn đề thâm hụt ngân sách nhà nước cũng thường đi kèm với thâm hụt cán cân thương mại. Tình trạng thâm hụt cán cân của Việt Nam có một phần xuất phát từ nguyên nhân thâm hụt ngân sách nhà nước. Thâm hụt ngân sách cao (năm 2009: 6,9% GDP) cộng với nợ cơng (và nợ cơng có bảo đảm) tăng lên 45% so với GDP là minh chứng cho sự thâm hụt cán cân vãng lai ngày càng gia tăng của Việt Nam. Thâm hụt cán cân ngân sách của nước ta trong thời gian qua luôn cao hơn các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan , Malaysia… Thâm hụt bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010 là xấp xỉ 7% GDP, trong khi các quốc gia này chỉ là xấp xỉ 5% GDP.

Nguyên nhân của mức thâm hụt ngân sách cao là do tốc độ tăng thu ngân sách luôn chậm hơn so với chi ngân sách. Ngoài những khoản được thống kê trong

chi ngân sách cịn có những khoản chi ngồi ngân sách, nếu tính thêm những khoản này thì con số thâm hụt cịn cao hơn. Thâm hụt ngân sách gia tăng làm giảm tiết kiệm nội địa, dẫn đến giảm đầu tư tư nhân làm cán cân tài khoản vãng lai ngày càng thâm hụt. Thâm hụt ngân sách cao, cịn có một hậu quả là làm giảm lịng tin vào các chính sách điều tiết vĩ mơ của chính phủ, kéo mức lạm phát kì vọng lên cao, vì người dân cho rằng chính phủ phải in thêm tiền để tài trợ thâm hụt, mức lạm phát kì vọng cao cũng gây ảnh hưởng khơng tốt đến tình hình thâm hụt cán cân thương mại.

Chính phủ có thể bù đắp thâm hụt thương mại bằng cách tăng thuế hoặc phát hành trái phiếu. Hiện tại, tỷ lệ nợ công của Việt Nam đứng ở mức xấp xỉ 57% GDP cao hơn rất nhiều so với ngưỡng nợ công thận trọng theo khuyến nghị của IMF là 40% GDP tại các nền kinh tế mới nổi. Mặt khác, khi tăng thuế, doanh nghiệp sẽ phải hứng chịu những gánh nặng về chi phí lớn hơn, dẫn đến suy giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Thuế thu nhập cá nhân làm giảm thu nhập khả dụng của người dân trong nước, dẫn đến giảm mức chi tiêu, qua đó làm giảm tổng cầu của nền kinh tế. Cả hai biện pháp này đều có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, làm nền kinh tế tăng trưởng khó khăn hơn, dẫn đến cán cân thương mại bị thâm hụt nặng nề hơn.

2.2.1.4. Chính sách đầu tư chưa hiệu quả

Các chính sách và hoạt động đầu tư có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như cán cân thương mại của một quốc gia. Theo các kết quả nghiên cứu, khi đầu tư tăng, đặt biệt là đầu tư nước ngồi tăng thì nhập khẩu của một quốc gia cũng tăng theo, từ đó ảnh hưởng xấu đến tình hình nhập siêu của quốc gia đó.

Trong những năm gần đây, với chính sách khuyến khích đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện cho luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày một lớn. Năm 1997, tổng số vốn FDI đăng kí là 5,59 tỷ USD với 349 dự án thì đến năm 2006 con số này lên đến hơn 12 tỷ với 987 dự án. Đặc biệt năm 2008, số vốn FDI đăng ký đạt mức kỉ lục 71,73 tỷ USD với số vốn thực hiện đạt 11,5 tỷ

USD. Năm 2011 số vốn thực hiện cũng đạt 11 tỷ USD bằng 74,83% số vốn đăng ký. (Nguồn: Niên giám thống kê 2011)

Bảng 2.3: Tình hình thu hút FDI giai đoạn 2006-2011

Đơn vị: Tỷ USD

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Vốn đăng ký 12 21,34 71,73 23,1 18,6 14,7

Vốn thực hiện 4,1 8,03 11,5 10 11,5 11

Nguồn: Niên giám thống kê 2011

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được đẩy mạnh, kéo theo sự gia tăng nhập khẩu và thúc đẩy nhập siêu. Điển hình năm 2008, khi tổng số vốn FDI vào Việt Nam là cao nhất thì nhập siêu năm đó cũng đạt con số kỷ lục 18 tỷ USD. Mặt khác, bắt đầu từ năm 2008 , dòng vốn FDI chuyển dần sang lĩnh vực bất động sản và dịch vụ giải trí, về lâu về dài điều này có thể dẫn đến gia tăng tiêu dùng trong nước, gây ảnh hưởng không tốt đến cán cân thương mại.

Tuy nhiên, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi cũng đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2003 trở lại đây, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi ln có giá trị xuất khẩu chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu và đang có xu hướng gia tăng qua các năm. Trái lại, khu vực doanh nghiệp trong nước mặc dù có nhiều lợi thế hơn, nhưng hiệu quả hoạt động lại thấp hơn, kim ngạch xuất khẩu những năm gần đây của khu vực này luôn dưới 50%, và nhập khẩu luôn lớn hơn 60% kim ngạch nhập khẩu, thâm hụt thương mại bắt nguồn chủ yếu từ khu vực này. Theo số liệu thống kê của tổng cục hải quan, trong năm 2011 xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2011 đạt 96,71 tỷ USD, tăng 36% so với kết quả thực hiện của năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 47,87 tỷ USD, tăng 40,3% và chiếm 49,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trị giá nhập khẩu của khu vực các doanh nghiệp này là 48,84 tỷ USD, tăng 32,1%, chiếm 45,7% tổng kim ngạch nhập

khẩu của cả nước. Nhập siêu của khu vực này là 0,97 tỷ USD chiếm 9,85% nhập siêu của cả nước. Trong khi đó, khối doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đạt 49,03 tỷ USD trong năm 2011, tăng 28,7% và nhập khẩu là 57,91 tỷ USD, tăng 21%, nhập siêu tới 8.87 tỷ USD, chiếm 90.15% tổng nhập siêu của cả nước.

Trong giai đoạn hiện nay, chính phủ đang thực hiện chiến lược đầu tư phát triển xuất khẩu thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn thiếu hiệu quả đã ảnh hưởng xấu cán cân thương mại. Đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhà nước, dẫn đến sự ra đời của các nhà máy quy mô lớn, sản xuất hàng công nghiệp kém hiệu quả do nhập khẩu máy móc thiết bị lỗi thời của thế giới, dẫn đến chất lượng hàng hóa sản xuất ra thấp, chi phí sản xuất cao, nên giá cao hơn giá thế giới (một ví dụ điển hình là Vinashin).

Một yếu tố khác là việc đầu tư đổi mới công nghệ chưa được chú trọng đúng mức, tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị chỉ đạt khoảng 30% kim ngạch nhập khẩu của cả nước, làm suy giảm năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa. Các mặt hàng sản xuất trong nước chủ yếu là các mặt hàng gia cơng, sơ chế… có hàm lượng cơng nghệ thấp, giá trị thặng dư nhỏ, khó có thể thay thế được hàng nhập khẩu, đặc biệt các nguyên liệu đầu vào quan trọng cho các ngành xuất khẩu chính như may mặc, da giầy, vải, gỗ…

Tóm lại, sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào tăng trưởng vốn đầu tư. Tuy nhiên tình trạng đầu tư không hiệu quả lại đang diễn ra trên rất nhiều dự án, điều này vừa dẫn tới việc tăng trưởng kinh tế dưới mức tiềm năng và gây lãng phí lớn cho nền kinh tế. Ngồi ra việc tăng trưởng nhờ đầu tư dẫn đến ra tăng nhu cầu nhập khẩu, cộng với sự yếu kém trong năng lực sản xuất hàng xuất khẩu đã gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 41 - 47)