1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các rào cản thương mại của hoa kỳ và giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu của việt nam

99 1,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 12,46 MB

Nội dung

Do vặy, việc nắm bắt được các rào cân thương mại cùa Hoa Kỳ và lựa chọn những bước đi phù hợp đề phát triển các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này sao cho tránh được các rào càn là mộ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

C H U Y Ê N N G À N H LUẬT KINH DOANH QUỐC TÊ

KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP

Phan Thị Bảo Ngọc Anh Ì

44 Th.s Hồ Thúy Ngọc

Hà Nội, tháng 05 năm 2009

Trang 3

CHƯƠNG ì: MỘT SỐ VẮN ĐÊ cơ BẢN VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐÓI VỚI CÁC

DOANH NGHIỆP X U Ấ T K H Â U VIỆT N A M 11

ì T Ô N G QUAN V Ề R À O C Ả N T H Ư Ơ N G M Ạ I l i

1 Khái niệm về rào cản thương mại l i

1.1 Nguôn góc, bản chất của rào càn thương mại l i

1.2 Vai trò, chực năng cùa rào càn thương mại 15

Ì.3 Phân loại rào càn thương mại 17

Ì 4 Ư u diêm và nhược điểm của rào càn thương mại 20

2 Sự phát triển của các quy định về rào cản thương mại trên thế giới 22

2.1 Giai đoạn trước năm 1948 22

2.2 Giai đoạn từ năm 1948 đến năm 1994 23

3.1 Các rào càn thương mại thường được sử dụng trong chính sách nhập khẩu

29

3.2 Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong chính sách thương mại quốc tế

30

l i M Ộ T VÀI N É T V Ề DOANH NGHIỆP X U Ấ T K H Â U V I Ệ T N A M 31

Ì • Giới thiệu chung về các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 31

2 Các mặt hàng xuất khẩu chù lực của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 33

3 Các thị trường xuất khẩu chính cùa các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

35

Trang 4

2

C H Ư Ơ N G l i : T H Ự C TRẠNG V Ề C Á C R À O C Ả N T H Ư Ơ N G M Ạ I C Ủ A HOA K Ỳ Đ Ố I

V Ớ I H À N G NHẬP K H Ẩ U 36

ì KHÁI Q U Á T V Ề HOA K Ỳ 36

Ì Một vài nét khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ 36

2 Chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ 39

3 Tồng quan về hệ thụng luật pháp cùa Hoa Kỳ liên quan đến nhập khẩu 41

li C Á C R À O C Ả N T H Ư Ơ N G M Ạ I C Ủ A HOA K Ỳ 43

2.1 Cấm nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu 46

2.2 Thủ tục, chứng từ, lệ phí thông quan nhập khẩu và thu thuế nhập khâu 48

2.3 Tiêu chuẩn kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật 49

2.4 Trợ cấp nông sàn và trợ cấp trong công nghiệp 51

2.5 Một sụ quy định có nguy cơ trờ thành rào càn thương mại đụi với hàng

nhập khẩu vào Hoa Kỳ 52

IU Đ Á N H GIÁ T Á C Đ Ộ N G C Ủ A C Á C R À O C Ả N T H Ư Ơ N G M Ạ I C Ủ A HOA K Ỳ

Đ Ố I V Ớ I C Á C DOANH NGHIỆP X U Ấ T K H Ẩ U V I Ệ T N A M 56

Ì Tình hình xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào Hoa Kỳ 56

2 Tác động cùa các rào càn thương mại Hoa Kỳ đụi với các mặt hàng xuất

khẩu chù lực của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 68

3 Nhận xét chung về tác động của các rào cản thương mại của Hoa Kỳ đụi

với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 75

C H Ư Ơ N G IU: C Á C GIẢI PHÁP Đ Ố I V Ớ I DOANH NGHIỆP X U Ấ T K H Ấ U C Ủ A V I Ệ T

2 Chiến lược phát triên xuất nhập khẩu thời kỳ 2006 - 2010 79

3 Phương hướng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ thời kỳ 2009 - 2010 81

Trang 5

t i C Á C G I Ả I P H Á P C Ụ T H Ế Đ Ố I V Ớ I DOANH NGHIỆP X U Ấ T K H Ẩ U V I Ệ T

N A M N H Ằ M V Ư Ợ T R À O C Ả N T H Ư Ơ N G M Ạ I C Ủ A HOA K Ỳ 83

Ì- Nâng cao chát lượng sàn phàm, áp dụng các tiêu chuàn quốc tế cho hàng

3 Cải tiến cơ cấu hàng hóa xuất khẩu 86

4 Hợp tác với các cơ quan nhà nước 87

5 Hợp tác với các doanh nghiệp bán lẻ Hoa Kỳ 88

6 Theo dõi chặt chẽ và nắm bắt kịp thời tinh hình thị trường Hoa Kỳ 88

7- Phát triển đội ngũ tư vấn luật pháp hiệu quá cho doanh nghiệp 89

X£&£atoỹn Ọf

Trang 6

4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Kim ngạch xuất khẩu một số nhóm hàng củaViệt Nam vào thị trường

Hoa Kỳ năm 2001 - năm 2008

Bảng 2 Kim ngạch xuất khấu một số nhóm hàng củaViệt Nam vào thị trường

Hoa Kỳ tháng 1 năm 2009 - tháng 1 và tháng 12 năm 2008

DANH MỤC CÁC BIỂU Đ Ò

Biểu đồ 1 8 mặt hàng xuất khẩu trên 2 tỷ USD năm 2008

Biểu đồ 2 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam năm 2008

Biêu đô 4 Cơ câu kinh tê Hoa Kỳ năm 2008

Biêu đô 5 Tốc độ tăng trường GDP Hoa Kỳ năm 2000 đến năm 2008

Biêu đô 6 Xuât khâu hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ 2001 - 2008

Biêu đô 7 Kim ngạch xuất khấu một số nhóm hàng củaViệt Nam vào thị trường

Hoa Kỳ năm 2001 - năm 2008

Biêu đô 8 Cơ cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tháng 1 năm

2009

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

A G O A Aírican Growth and Opportunity

B A A Buy America Act Đạo luật mua hàng M ỹ

B T A The United States-Vietnam Bilateral

ccc Commodity Credit Corporation Công ty tín dụng hàng hoa

D Ó C Department o f commerce Bộ Thương mại Hoa K ỳ

F D A Food and Drug Administration Cục an toàn thực phàm và dược

phẩm Hoa K ỳ FSA Farm Service Agency Cục an ninh nông nghiệp M ỹ FSC Forest Certification Chổng chì rừng

G A U General Agreement ôn Tariffs and

Trang 8

6

HTS Harmonized Tariff Schedule Biêu thuê quan hài hòa ILO International Labour Organization Tổ chức lao động quôc tể

I M F International Monetary Fund Quĩ tiên tệ quôc tế

ISI Import Substitution Industialisation

Chiến lược công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khâu

ITC United States International Trade

Commission

ủ y ban thương mại quốc tề Hoa

Kỳ

LEFASO Vietnam Leather and Footwear

M F N Most Favoured Nation Treatment Đôi xử tôi huệ quòc

N A F T A North America Free Trade

Non - Most Favoured Nation

N T R Normal Trade Relations Qui chê thương mại bình

OECD Organisation for Economic

Co-operation and Development

Tô chức hợp tác và phát triên Kinh tế

P N T R Permanent Normal Trade Relations

Quy chê quan hệ thương mại

T B T Technical Barriers to Trade Các rào cản kỹ thuật trong

thương mại

U N C T A D United Nations Conference ôn

Trade and Development

Hội nghị của Liên Hiệp Quôc

về thương mại và phát triền

USD United States Dollar Đông đô la M ỹ hay M ỹ k i m

(đơn vị tiền tệ của Hoa K ỳ )

Trang 9

USDA United States Department o f

USTR United States Trade Representative C ơ quan đại diện thương mại

Hoa Kỳ

VASEP Vietnam Association o f Seafood

Exporters and Producers

Hiệp hội chế biên và xuât khâu thủy sán Việt Nam

V I T A S Vietnam Textile and Garment

WTO World Trade Organization Tồ chức thương mại thế giới CPSC Consumer Product Safety

Commission

Uy ban an toàn tiêu dùng của Hoa Kỳ

Trang 10

£ỀfeM ỞtĐcểĩl

Tính cấp thiết của đề tài:

Hoa Kỳ hiện nay là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt là đối với mặt hàng dệt may K i m ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ tăng nhanh hàng năm sau 13 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và sau hơn 7 năm thực hiện Hiệp định Thương mại song phương, đóng góp đáng kể vào k i m ngạch xuất khẩu cồ nước Đặc biệt kể từ khi Việt Nam trờ thành thành viên chính thức cùa WTO từ ngày 11 tháng Ì năm 2007, quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ ngày càng phát triển tốt

C ơ cấu kinh tế hai nước khác nhau nên trao đồi thương mại ai cũng có lợi

M ỹ cần nguyên liệu cho sán xuất trong nước m à họ không có, còn Việt Nam có thể xuất khấu những hàng mình hiện có và tiến tới sẽ làm những mặt hàng có hiệu quồ kinh tế cao hơn, chế biến sâu hơn và mang lại hiệu quồ cao hơn Điều này góp phần

mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hoa, góp phần đẩy mạnh sồn xuất trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm và khuyến khích phát triền công nghệ, thúc đây sồn xuất phát triên

Việt Nam có nguồn lao động và nguồn nguyên liệu rè còn M ỹ có nền công nghệ cao, có nguồn tài chính dồi dào, có hệ thống thị trường phát triển, kinh nghiệm quồn lý tiên tiên, tạo ra khồ năng tốt cho cà hai bên chuyên dịch cơ cấu sồn xuất theo hướng ngày càng tạo nhiều lợi thế so sánh hơn

M ở rộng giao thương được với M ỹ sẽ thiết lập được quan hệ bạn hàng với các tập đoàn, các công ty siêu quốc gia có quy m ô toàn cầu thì ta cũng mờ rộng được giao thương với các nước khác cồ trong và ngoài khu vực Việt Nam nhanh chóng hội nhập với xu thế toàn cầu hoa là xu thế tất yếu và có lợi

Tuy nhiên, đối với Việt Nam, muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào Hoa Kỳ không phồi là một điều dễ dàng vì Hoa Kỳ đã và đang dựng kên những rào cồn thương mại

đề bồo hộ các ngành sồn xuất trong nước m à Hoa Kỳ không có thế mạnh Đặc biệt, trong thời gian tới, khi suy thoái trờ thành căn bệnh toàn cầu, nước nào cũng muốn bồo vệ cho lợi ích cùa người dân nước đó trước tiên nên mức độ khắc nghiệt của các

Trang 11

9

rào cản sẽ càng tăng lên Bên cạnh đó còn có các chuẩn mực, tiêu chuẩn quôc tê m à Việt Nam phái vượt qua Do Việt Nam chỉ đang trong quá trình làm quen với hệ thống thương mại toàn cầu nên các chuẩn mực sàn phẩm khắt khe của các nước phát triển vẫn còn là một điều mới lạ V à do đó, hệ thống các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn lúng túng trong việc tiêu chuẩn hóa các sản phẩm theo những chuân mực quốc tế

Do vặy, việc nắm bắt được các rào cân thương mại cùa Hoa Kỳ và lựa chọn những bước đi phù hợp đề phát triển các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này sao cho tránh được các rào càn là một điều rất quan trọng đối với Nhà nước cũng như đối với các doanh nghiệp Nam bắt được nhu cầu thức tế bức xúc đó, khóa luặn:

"Các rào cản thương mại cùa Hoa Kỳ và giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khâu của Việt Nam " đã được lựa chọn nhằm đóng góp một phân vào việc đáp ứng nhu

cầu thực tiễn đang đặt ra hiện nay

M ụ c đích nghiên cứu của khóa luặn là:

- Hệ thống hoa những lý luặn chung về rào cản thương mại quốc tế

- Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào M ỹ trong các năm qua và những tác động của các rào cản thương mại của M ỹ đối với xuất khẩu hàng hoa cùa Việt Nam

- Trên cơ sở nghiên cứu các rào cản thương mại cùa Mỹ, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoa vào thị trường M ỹ trong nhũng năm tới

Đ ố i tượng và phạm v i nghiên cứu:

- Nghiên cứu một số quy định và lý luặn về rào cán thương mại phổ biến trên thế giới

- Nghiên cứu một số luặt pháp thương mại của Hoa Kỳ quy định về hàng hóa nhặp khẩu

- Phân tích tổng k i m ngạch xuất khẩu và cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ trong các năm gần đây

- Nghiên cứu trên phạm v i cả nước

Trang 12

Phương pháp nghiên cửu:

Khóa luận sử dụng phương pháp thống kê so sánh, dựa trên phân tích các số liệu, phân tích thông tin và các tư liệu hiện có

Bố cục khóa luận: gồm 3 chương:

Chương ì: trình bày một số vấn đề cơ bàn về rào cân thương mại, thương

mại tự do và bảo hộ mậu dịch, giới thiệu một vài nét chính về xuất khẩu Việt Nam

và các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Chương li: nêu một vài nét khái quát về nền kinh tế và pháp luật Hoa Kỳ có

liên quan đến rào cản thương mại, phân tích tình hình xuất khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ từ năm 2001 đến tháng Ì năm 2009, qua đó phân tích ảnh hượng của các rào cản thương mại Hoa Kỳ với xuất khẩu của Việt Nam

Chương HI: trình bày một số nét chính của định hướng xuất khẩu sang Hoa

Kỳ của Nhà nước, qua đó đê xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm vượt qua các rào cản, phát triển xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ

Đây là một vân đề lớn, lại đề cập tới một nội dung rộng gồm nhiều mặt hàng, diễn biến thị trượng rất mau lẹ, phức tạp và khó lượng trong khi khả năng điều tra thu thập số liệu còn gặp nhiều hạn chế trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, nên đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót Do vậy, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn, để tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứu trong khóa luận này

Qua khóa luận tót nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng đẫn và chỉ bảo tận tình cùa Th.s Hồ Thúy Ngọc - Giảng viên khoa Quàn trị kinh doanh cùng tất cả các thầy, cô giáo trượng đại học Ngoại Thương H à N ộ i đã trang bị cho

em những kiến thức quý báu giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2009

Sinh viên thực hiện Phan Thị Bào Ngọc

Trang 13

CHƯƠNG ì: MỘT SỐ VẤN ĐÈ cơ BẢN VÈ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHÁU VIỆT NAM

ì TÒNG QUAN VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI

1 Khái niệm về rào cản thương mại

/ / Nguồn gốc, bản chất của rào cản thương mại

Trên thế giới, chưa có một định nghĩa chính thức nào về rào cán thương mại được công nhận bởi tất cả các quốc gia Dựa trên tinh thần của các Hiệp định thương mại cùa W T O , các Hiệp định song phương và đa phương mà các quốc gia trên thê giới tham gia ký kết, có thể coi rào càn thương mại là tập hẩp những luật l ệ hay nhũng chính sách của chính phù mang tính cản trờ đ ố i với thương mại quốc tế Đây là các biện pháp nham ngăn càn hàng nhập khẩu hay hỗ trợ hàng xuất khẩu không phù hẩp với các Hiệp định thương mại song phương và đa phương mà một quôc gia ký kết, tạo ra rào càn hay có nguy cơ ngăn càn hàng hóa của các quốc gia

đ ố i tác tiếp cận thị trường trong nước, làm giảm khả năng cạnh tranh cùa hàng hóa nhập khẩu so với hàng hóa trong nước Rào cản thương mại có thể là việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v hay việc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao đ ố i với một số mặt hàng nhập khâu nào đó đề bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó, hoặc có thể là những biện pháp hỗ trợ xuất khẩu Nhũng biện pháp này được áp dụng nhàm một mục đích chung là bảo hộ nền kinh tế trong nước chống lại những tác động khôn g mong muốn của thươn g mại tự

do

về lý thuyêt, việc áp đặt các tiêu chuân nói trên thuộc về lĩnh vực kinh tế hẩc

vĩ m ô , được các chính phủ áp dụng khi các báo cáo thống kê v à các phân tích kinh tế-xã hội cho thấy ảnh hường tiêu cực của việc nhập khẩu hay đầu tư nước ngoài

đ ố i với sản xuất trong nước dường như lớn hơn so với lợi ích mà việc này đem l ạ i

N h ư vậy, nguồn gốc và bàn chất cùa rào cản thương mại liên quan chặt chẽ đến những lợi ích và khó khăn mà một quốc gia phải đ ố i mặt khi hội nhập vào hệ thống

Trang 14

12

thương mại quốc tế Nói theo cách khác, một quốc gia luôn sử dụng các rào càn thương mại của mình để tăng cường lợi ích và giảm bớt các thiệt hại khi tham gia trao đôi thương mại với các quôc gia khác Cho nên, muôn tìm hiêu bản chát rào cản thương mại của một quốc gia, ta phải tìm hiểu những lợi ích và khó khăn thương mại quốc tế mang lại cho quốc gia đó

• Lợi ích của thương mại tự do

Những lợi ích to lớn do toàn cầu hóa mang lại đã được chứng minh bằng cả thậc tiễn lẫn lý thuyết trong nhiều thập ký qua Đa phần các nhà kinh tế học cồ điển, kinh tê học tân cô điên cho đến các nhà kinh tế học cổ điển mới đều cho rằng tăng trường kinh tê gân liền với tậ do hóa thương mại và cơ chế thị trường không có sậ can thiệp của N h à nước Điều này sẽ tăng cường sậ cạnh tranh trong thị trường nội địa, từ đó nâng cao năng suất lao động và giảm giá thành Phân chia lao động và chuyên môn hóa giữa các quốc gia cũng dẫn đến năng suất lao động cao hơn và giá thành giảm Sản suất quy m ô lớn sẽ phân chia lao động và chuyên môn hóa cao hơn nữa và dẫn đến giá thành hạ và lợi nhuận tăng

Các nhà kinh tế học cồ điển vào cuối thế ký X V I I I và đầu thế ký X I X là những người tiên phong cho lý thuyết về thương mại tậ do Trong đó tiêu biểu là hai nhà kinh tế học nổi tiếng Adam Smith và David Ricardo Hai nhà kinh tế học này có một điềm chung là đều ủng hộ thương mại tậ do và giảm thiểu can thiệp cùa Chính phù trong điều tiết thương mại quốc tế

Theo quan đi ể m cùa Adam Smith, thươn g mại quốc tế được tiến hành dậa trên lợi thế tuyệt đ ố i cùa m ỗ i nước thành viên ô n g cho rằng mỗi nước nên tập trung nguồn lậc của mình đề sản xuất loại hàng hóa mà nước đó có chi phí sản xuất thấp nhất, sau đó trao đ ổ i hàng hóa của mình với các nước khác để nhập khẩu loại hàng hóa mà mình không có lợi thế tuyệt đ ố i Trong khi đó một nước được coi là có lợi thế tuyệt đ ố i với một mặt hàng nếu họ có thể sàn xuất ra nhiều đơn vị sản lượng đầu ra hơn so với các quốc gia khác với cùng một đơn vị sàn lượng đầu vào Do đó

có thể nói lợi thế tuyệt đ ố i lấy khái niệm năng suất lao động làm nền tảng Việc chuyên môn hóa như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí sàn xuất cho tất cả các thành

Trang 15

13

viên tham gia thương mại quốc tế và qua đó thúc đầy tăng trường kinh tế Cách giải thích của Adam Smith hết sức đơn giàn, dễ hiểu và được thừa nhận khá rộng rãi thời bấy giờ Tuy nhiên lý thuyết thương mại dựa trên lợi thế tuyệt đ ố i chớ đúng trên phạm v i rát hẹp Tức là các hoạt động thương mại quốc tế chi có thề được tiến hành giữa các nước đều có lợi thế tuyệt đ ố i cùa riêng mình Do đó, m ô hình này không thê giải thích được tại sao hiện tuông thương mại quốc tế vẫn diễn ra giữa một nước

có lợi thê tuyệt đ ố i hoàn toàn với một nước kém lợi thế hoàn toàn

Trong lý thuyết về lợi thế so sánh trong thươn g mạ i quốc tế, David Ricardo tập trung phân tích chi phí so sánh và tìm hiểu bằng cách nào đề một quốc gia thu lợi được từ thương mại khi chi phí thấp hơn tương đ ố i Ông chớ rõ quá trình thương mại quôc tê cũng sẽ diễn ra và tất cả các thành viên tham gia đều tiết k i ệ m được chi phí sản xuất khi từng nước tập trung nguồn lực vào sàn xuất các ngành hàng mà họ

có chi phí tương đ ố i thấp hơn Và tham gia trao đ ổ i hàng hoa quốc tế với quốc gia chuyên môn hoa ngành hàng khác Lý thuyết này vẫn đúng ngày nay N ế u tất cả các quốc gia đều chuyên môn hoa vào các lĩnh vực họ có lợi thế so sánh, mức phúc lợi toàn cầu sẽ tăng lên đáng kể

Quan điểm cùa Ricardo còn được cùng cố hơn nữa bời các lý thuyết cùa trường phái kinh tế học Tân cổ điển từ đầu thế kỷ X I X đến đầu thế ký X X Kinh tế học Tân cố điển coi thị trường là công cụ điều tiết hiệu quá nhất đề tối đa hóa lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng thông qua điểm cân bằng giá trên thị trường Can thiệp của Chính phù sẽ làm lệch lạc tín hiệu giá trên thị trường và làm cho nguồn lực sàn xuất không được phân bổ theo cách hiệu quá nhất

• Những thách thức đôi với một quốc gia khi tham gia thương mại tự do

Thương mại quốc tế không hoàn toàn là hoàn hào nếu như các quốc gia chớ đơn thuần m ờ cửa thị trường mà ko có sự điều chình nào của chính phủ Trong thương mại quốc tế, một quốc gia có thể mất đi cơ hội phát triển những ngành công nghiệp non trẻ, những ngành thiết yếu cần phải phát triển trong cơ cấu kinh tế hay

sẽ trờ nên phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của quốc gia khác dẫn đ ế n những bất ổn

v ề chính trị Do đ ó thực tế luôn cần đến sự bảo hộ cùa chính phủ mộ t nước vớ i

Trang 16

nền kinh tế cùa nước đó, dĩ nhiên là bào hộ có chọn lọc và chì bào hộ trong một thời gian nhất định

Trong thập kỷ 20 cùa thế ký 20, hai nhà kinh tế người Argentina là Raul Prebisch và Hans Singer thuộc trường phái Kinh tế học phát triển đã đưa ra lập luận cùa minh chống lại quan điểm thương mại quốc tế dựa trên lợi thế so sánh Hai ông cho rằng lợi thế so sánh của các nước đang phát triển là hàng hóa nông sản và lợi thế so sánh cùa các nước phát triển là hàng hóa công nghiỉp và theo lý thuyết lợi thế

so sánh của David Ricardo, hoạt động trao đồi thương mại giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển sẽ đảm bảo cho đôi bên cùng có lợi Tuy nhiên, bàng quan sát thực nghiỉm, Raul Prebisch và Hans Singer cùng chỉ ra rằng nếu nền kinh

tế thế giới chuyên m ô n hóa theo lợi thế so sánh, về dài hạn, lợi ích của các nước đang phát triển sẽ giảm dần và thậm chí có thề bằng không

Đe chứng minh cho quan điểm của minh, hai ông thống kê xu thế biến động giá cùa hai loại mặt hàng nông nghiỉp và công nghiỉp và thấy rằng giá cùa các hàng hóa nông nghiỉp có xu hướng giảm, đối nghịch với nó là giá cùa các mặt hàng công nghiỉp có xu hướng tăng hoặc tốc độ tăng giá cùa các mặt hàng nông nghiỉp nhỏ hơn tốc độ tăng giá cùa các mặt hàng công nghiỉp Chính vì xu hướng biến động giá này làm cho lợi ích thương mại của các nước đang phát triển giám so với lợi ích thu được từ thương mại của các nước phát triển Viỉc giá hàng hóa nông sản liên tục giảm sẽ làm cho lợi thế so sánh ban đầu của các nước đang phát triển trong dài hạn

sẽ mất đi Xuất phát từ sự phân tích đó, hai ông cho rằng các nước đang phát triển chỉ có thể cải thiỉn được viỉc biến đổi giá cà nói trên có lợi cho mình khi tập trung một phần nguồn lực để phát triển các ngành công nghiỉp trong nước với sự trợ giúp tích cực từ phía chính phủ Đ ó chính là tiền đề lý thuyết cho sự ra đời cùa chiến lược công nghiỉp hóa thay thế hàng nhập khẩu (ISI)

Theo chiến lược này, chính phủ chọn lựa những ngành công nghiỉp m à mình

có tiềm năng nhưng chưa có đủ điều kiỉn phát triển trong ngắn hạn, sau đó sử dụng các biỉn pháp bào hộ sản phàm của các ngành này bang các công cụ thuế và phi thuế quan như: thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp sản xuất trong nước Sau một khoảng thời gian nhất định - khi các ngành này có khả nàng tự phát triển,

Trang 17

15

các biện pháp bảo hộ sẽ dần được dỡ bò Cùng với sự lớn mạnh của các ngành công nghiệp trong nước, các nước thế giới thứ ba có thể xuất khẩu được các sản phàm công nghiệp

Tuy nhiên, chiến lược thay thế hàng nhập khẩu bằng các biện pháp bảo hộ thuế quan và phi thuế quan sau đại chiến thế giới lần thứ l i cùa các nước đang phát triên và nhịng nước mới giành được độc lập đã không có được nhũng kết quà tốt

Do các ngành công nghiệp được bảo hộ quá triệt để, không vấp phải sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu nên không có động lực phát triền Do đó, chất lượng hàng hóa ngày càng giảm sút và người tiêu dùng trong nước phải chịu hậu quà này

1.2 Vai trò, chức năng của rào cản thương mại

N h ư đã trình bày ở trên, mặc đù thương mại tự do đóng góp không nhỏ trong vấn đề tăng trường kinh tế cùa một quốc gia, nó không phải là một m ô hình hoàn hảo tới mức các quôc gia có thê hoàn toàn yên tâm mờ cửa thị trường của mình cho hàng hóa và đầu tư nước ngoài Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, các nước đều duy trì các rào cản thương mại đề bảo hộ sản xuất nội địa Ngay cà đối với Hoa Kỳ là quốc gia ủng hộ tự do hóa thương mại nhất thì cũng là quốc gia sử dụng các rào cản bảo hộ mậu dịch một cách hiệu quà nhất Vai trò và chức năng của rào cản thương mại thể hiện qua nhịng mục đích cụ thể cùa các quốc gia khi sử dụng chúng Tuy mức độ cần thiết

và lý do sâu xa dẫn đến việc bào hộ cùa sán xuất nội địa của từng nước và đối tượng bảo hộ cùa mỗi nước khác nhau nhưng đa phần đều nhằm nhịng mục tiêu sau đây: Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất là bảo hộ và cải thiện các ngành sàn xuất nội địa Chúng ta đều biết học thuyết ủng hộ thương mại tự do dựa hầu hết vào

lý thuyết lợi thế so sánh của các quốc gia Tuy nhiên, nếu một quốc gia hiện tại chưa có lợi thế so sánh trong một lĩnh vực nào đó thì quốc gia đó chưa hẳn không

có lợi thế so sánh tiềm năng trong lĩnh vực đó Có thể do nhiều nguyên nhân như lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia khác nhau nên nhiều nước phát triển nhanh hơn và nhiều nước chậm hơn Nêu các nước đang và chậm phát triển chỉ tập trung vào phát triển và xuất khẩu nhịng gì được gọi là thế mạnh cùa mình là các

Trang 18

16

mặt hàng nông sàn và thủy sản thì ngành công nghiệp của nước đó sẽ không thê phát triền được và phải dựa hoàn toàn vào nhập khẩu của các nước phá t triển khác Điêu này không những làm cho các quốc gia đang và chậm phát triền kia trờ nên chậm phát triên hơn mà còn gây ra những rủi ro về chính trị v i lệ thuộc vào nước khác Do đó, những quốc gia này phải có nhũng chính sách bào hộ hợp lý cho những lĩnh vực quan trọng để các doanh nghiệp hoất động trong những lĩnh vực này đất hiệu quả t ố i ưu và nâng cao khả năng cấnh tranh trong nước và quốc tế Không chỉ các nước đang phát triển mà các nước phát triển cũng phải cân nhắc đến nhũng vấn đề tương tự Ví dụ n h ư Hoa K ỳ hiện vẫn cố gắng bảo hộ cho ngành nông nghiệp bằng m ọ i giá với nhiều phương thức bào hộ khác nhau, trong đó có nhiều phương thức đi ngược lấi với lợi ích thương mấi quốc tế và bị nhiều quốc gia lên tiếng phản kháng

Mục tiêu thứ hai cùa Chính phủ khi dựng lên các rào cản thương mấi là để nâng đỡ các doanh nghiệp khó khăn nhưng lấi có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là những doanh nghiệp sử dụng một lượng lao động hoặc một lượng vốn lớn Việc giải thể những doanh nghiệp này sẽ làm tăng lượng người lao động thất nghiệp lên đáng kể, thậm chí có thể gây những cú sốc lớn về kinh tế và chính trị

Mục tiêu thứ ba của bảo hộ mậu dịch là tấo công ăn việc làm cho lực lượng lao động của một quốc gia N ế u một quốc gia m ở cửa ngay lập tức cho hàng hóa nước ngoài tràn vào, những ngành hàng yếu kém cùa nước đó sẽ bị tê liệt ngay Đồng thời, một số lượng lớn người lao động trong ngành đó sẽ mất việc làm ngay

và việc chuyển đ ổ i sang nghề nghiệp khác đ ố i với họ sẽ là rất khó khăn Do đó một quốc gia cần có những chính sách bảo hộ cần thiết để điều chình và dần thích nghi với sự vận động cùa thương mấi quốc tế

Mục tiêu thứ tư của bảo hộ mậu dịch đ ố i với các nước đang và chậm phát triển là duy trì cán cân thanh toán có lợi và cải thiện nguồn ngân sách Hầu hết các quốc gia đang phát triển đều có một cán cân thanh toán bị thâm hụt và một nguồn ngân sách hấn hẹp được tài trợ chù yếu thông qua thuế và vay n ợ nước ngoài Do đó các quốc gia này cần có một chính sách bảo hộ hợp lý để phát triển những ngành

Trang 19

ran

h à n g thay thế nhập khẩu hoặc hướng về xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu những mặt

hàng xa xỉ không cần thiết đề tăng thu và hạn chế chi tiêu ngoại tệ

Cuối cùng, bào hộ còn là mót công cụ chính trị để các nước phát triển gây

sức ép đ ố i với các quốc gia khác Có thể nói Hoa K ẻ là quốc gia lạm dụng công cụ

bảo hộ nhiều nhất nham mục đích này Trong luật pháp Hoa K ẻ có những điều

khoản đặc biệt cho phép Quốc hội Hoa K ẻ áp đặt những biện pháp thương mại đơn

phương lên các quốc gia được coi là "kẻ thù" của Hoa K ẻ Tiêu biểu là "Đạo luật

buôn bán với các nước thù địch" (The trading with the enemy act) được thông qua

năm 1917 trong đó Hoa K ẻ tự cho mình quyền áp đặt các quyền cấm vận thương

mại, trừng phạt kinh tế, bao vây phong tỏa đ ố i với một số nước được coi là có thể

đe dọa đến an ninh của Hoa Kẻ

Tóm l ạ i , trong nền kinh tế toàn cầu, các quốc gia hội nhập đều phải dùng

chung một luật trong quan hệ kinh tế Các quốc gia phát triển với ưu thế về vốn, kỹ

thuật dễ dàng xâm chiếm thị trường và cạnh tranh không bình đẳng với các quốc

gia kém phát triển Đ ể ngăn chặn hàng hóa xâm nhập vào thị trường nội địa một

cách hợp l ệ , các quốc gia này thường dựng nên những rào cản kỹ thuật, về tiêu

chuẩn môi trường, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn phù họp với văn hóa,

tiêu chuẩn về an toàn lao động nói chung là rất nhiều tiêu chuẩn M ụ c đích cuối

cùng là ngăn cản hàng hóa giá rè cùng loại từ nước ngoài xâm nhập và cạnh tranh

với hàng nội địa, bảo vệ người sản xuất trong nước vì cà hai mục tiêu chính trị và

kinh tế

1.3 Phân loại rào cản thương mại

Dựa trên cách tiếp cận của tồ chức thương mại thế giới, rào càn trong thương

mại quôc tế được chia thành hai loại là rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan

• Rào cản thuế quan:

Việc áp dụng thuế quan nhằm nhiều mục đích khác nhau Đ ố i với các nước

đang phát triền thì thuế quan là một nguồn thu quan trọng đóng góp cho ngân sách

N h à nước Bên cạnh đó, thuế quan còn được sử dụng như một công cụ bảo vệ hàng

Lỵ Ws

Trang 20

18

hóa trong nước khói sự cạnh tranh khốc liệt của hàng hóa nhập khâu, bào vệ một ngành sản xuất quan trọng hay còn non trẻ của nước mình hay để trà đũa một quốc gia khác

Thuế quan cùa m ỗ i nước đ ố i vớ i các loại hàn g hóa được côn g bố rõ ràng trên biểu thuế quan Trong biểu thuế quan, các mức thuế đánh vào tặng loại hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định theo một hệ thống nhất định Biểu thuế quan có thể được xây dựng dựa trên phương pháp tự định hoặc phương pháp thương lượng giữa các quốc gia

Trong biếu thuế quan của một nước tồn tại nhiều loại thuế suất khác nhau

N ế u phân loại theo phươn g phá p tính thuế, thuế suất c ó thể chia thành thuế suất đặc định, thuế suất theo giá trị và thuế suất hỗn hợp Thuế suất đặc định là thuế tính trên một đơn vị hiện vật của hàng hóa, ví dụ thuế tính trên Ì tấn, Ì chiếc Thuế suất theo trị giá là thuế đánh vào giá trị hàng hóa và được tính theo tỳ lệ phần trăm cùa giá trị hàng hóa đó Thuế suất hỗn hợp là sự kết họp giữa thuế suất đặc định và thuế suất theo giá trị Theo mức thuế, thuế quan được chia ra mức thuế t ố i đa, mức thuế tối thiểu và mức thuế ưu đãi Mức thuế t ố i đa được áp dụng cho những hàng hóa có xuất xứ tặ các nước chưa có quan hệ thương mại bình thường Mức thuế tối thiểu được áp dụng cho nhũng hàng hóa có xuất xứ tặ các nước có quan hệ bình thường Mức thuế ưu đãi được áp dụng cho hàng hóa xuất xứ tặ các nước có thỏa thuận họp tác Cuối cùng, khi phân loại theo mục đích đánh thuế, thuế quan được phân chia thành thuế quan tài chính và thuế quan bảo hộ Thuế quan tài chính là thuế quan nhằm vào mục tiêu tăng thu cho ngân sách quốc gia Thuế quan bảo hộ là thuế quan nhằm bảo hộ các ngành sàn xuất trong nước, làm giảm sức cạnh tranh cùa hàng nhập khẩu

Do thuế quan là một biện pháp quản lý hàng xuất nhập khẩu minh bạch, dễ

dự đoán và dễ cắt giảm nên được W T O coi là hợp lệ và cho phép các nước thành viên duy trì Thông qua các vòng đàm phán, W T O luôn hướng tới mục tiêu cắt giảm thuế quan C á c nước thành viên khôn g được phép tăng thuế lên trên mức trần đ ã cam kết trong biểu thuế và phải có những cam kết về những l ộ trình giám thuế cụ thể

Trang 21

mm

• Các hàng rào phi thuế quan:

Theo một nghiên cứu gần đây của Hội nghị cùa Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), nhiều nước phát triền đã áp dụng các rào càn phi thuế quan để thay thế cho các quy định cắt giảm thuế quan của WTO Các rào cản phi thuế quan ngày nay rất đa dạng, bao gồm1

:

• Các biện pháp kỹ thuựt

• Các loại thuê và phí trong nước

• Các quy định và thủ tục hải quan

• Các hạn chê trong việc tiếp cựn thị trường liên quan đến cạnh tranh

• Các hạn chế về định lượng nhựp khấu

• Các thủ tục và quy trình hành chính (nói chung)

• Các thực tiễn về mua sắm của Chính phù

• Trợ cấp và các hỗ trợ của Chính phủ

• Các hạn chế về đầu tư hoặc các yêu cầu

• Quy định hoặc chi phí về vựn chuyển

• Các hạn chế về cung cấp dịch vụ (nói chung)

• Các hạn che về sự dịch chuyền của các thương nhân hoặc người lao động

• Các công cụ bào hộ thương mại (chống bán phá giá, thuế đối kháng, quyền

tụ vệ)

• Các quy định của thị trường trong nước

Ngoài những biện pháp chù yếu kể trên, trong hoạt động thương mại quốc tế còn tồn tại rất nhiều hình thức rào càn thương mại khác Ví dụ như doanh nghiệp nhà nước, quy tắc xuất xứ, các quy định về kiểm định hàng hoa trước khi xuống tàu

Cùng với tiến trình phát triển của hoạt động thương mại quốc tế và xu hướng cắt giảm dần hàng rào thuế quan và điều tiết các rào cản phi quan thuế truyền thống các hình thức rào cản trá hình và tinh v i ngày càng xuất hiện nhiều hơn, thường là

! UNCTẢD, The Trade Barrier Reporter:

http://ntb.unctad.org/(A(bB9a9kUvOXtwP7XpTRTqxhv_BZgh69gh3rMpRr3q0faW2ZfeW8xPJ8jjJorzmuY

Trang 22

20

liên quan tới các tiêu chuẩn về kỹ thuật, môi trường, lao động, với mục đích cuối cùng là đạt được nhiều giá trị thặng dư cho doanh nghiệp mình, đất nước mình trong sân chơi chung toàn cầu

1.4 ưu điếm và nhược điểm của rào cản thương mại

Mặc dù ban đầu việc bào hộ mậu dịch sẽ đem lại một số lợi ích nhất thời cho

các nhà sản xuất trong nước, đàm bảo được mục tiêu xã hội là đảm bào công ăn việc làm cho một số nhóm người lao động nào đó Tuy nhiên nhược điọm cùa nó là làm cho các nhà sản xuất trong nước có cơ hội đầu cơ trên giá bán hàng (hay cung cấp dịch vụ) ở mức có lợi nhất cho họ hoặc không có các biện pháp nâng cao chất lượng

và hạ giá thành sàn phẩm về dài hạn, điều này đem lại thiệt hại cho người tiêu

dùng và gây ra sự trì trệ trong các ngành sản xuất nội địa được bảo hộ M ộ t cách tông quát, rào cản thương mại có những ưu nhược điềm cụ thọ sau đây:

• Ưu điểm

- Giảm áp lực cạnh tranh của hàng hoa nước ngoài: do áp dụng các biện pháp bảo hộ làm năng lực cạnh tranh cùa hàng nước ngoài giảm nên các ngành sản xuất trong nước cạnh tranh được với hàng nước ngoài Ví dụ như nước ta bảo hộ cho sản xuất xe gắn máy, cho hàng điện tử đều là nhũng ngành đang trong giai đoạn phát triọn

- Thuế nhập khẩu góp phần đảm bảo cho nguồn thu của ngân sách Nhà nước: đối với các nước đang phát triọn, do áp dụng bảo hộ rộng rãi nên thuế nhập khâu là một nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước Ngược lại ờ các nước

phát triọn thì tỷ lệ này lại rất thấp, chỉ chiếm 1-2% nguồn thu ngân sách

- Điều chỉnh cán cân thanh toán, tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu: ví dụ như một nước trong tình trạng nhập siêu, tức nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu thì biện pháp đọ cải thiện là hạn chế nhập khẩu Lúc đó là lúc cần sử dụng đến các công cụ cùa chinh sách bảo hộ

- Các công cụ của biện pháp bảo hộ mậu dịch còn được sử dụng đọ thương lượng trong quan hệ thương mại giữa các nước V i dụ như M ỹ khi tuyên bố

Trang 23

tăng thuế suất thép nhập khẩu vào đầu năm 2002 đã làm cho những nước xuất khẩu thép chính vào M ỹ phản ứng quyết liệt Nhiều nước còn đe doa sẽ kiện M ỹ tại WTO (EU, Nhật) Trung Quốc thì tuyên bố sẽ xem xét khả năng

sử dụng công cụ thuế quan (nâng thuế nhập khẩu với hàng hàng nông nghiệp của Mỹ) để gây sức ép buởc Mỹ giảm thuế nhập khẩu thép của Trung Quôc

Nhược điếm

Không tạo ra được môi trường cạnh tranh, duy trì nền sàn xuất kém hiệu quả:

ví dụ như vào những năm 1970 - 1980 ở M ỹ ngành sàn xuất ôtô, điện tử được Nhà nước bảo hở chặt chẽ đã tạo ra tâm lý ý lại không chịu đối mới công nghệ Do đó trong thời kỳ này ngành công nghiệp ôtô, điện tử của Nhật

đã vượt xa so với Mỹ

Gây thiệt hại cho người tiêu dùng do giá cao và chất lượng kém: hiện nay ngành công nghiệp xe máy cùa nước ta vẫn đang được báo hở, chính phù đánh thuế vào xe máy ngoại nhập vẫn còn rất cao Mởt chiếc xe Honda ở Thái Lan cùng loại như ờ Việt nam bán rẻ hơn chúng ta khoảng 4 0 % trị giá

Do bảo hở cùa Nhà nước người tiêu dùng đã phải mua xe nởi với giá cao hơn 40%, m à chất lượng cũng tương đương Biện pháp bào hở cùa Nhà nước thì người chịu thiệt hại nhiều nhất là người tiêu dùng

Gây ra tình trạng buôn lậu: để tránh tình trạng buôn lậu trốn thuế nhập khẩu, hiện nay ở nước ta quy định những mặt hàng nhập khau là phải có tem nhập khẩu Tuy nhiên, thuế càng cao thì buôn lậu càng mạnh Giá mởt chai rượu Tây qua con đường nhập khấu chính ngạch phải đóng thuế có thể lên tới 500.000 chai Nếu nhập lậu chì vào khoảng 200-300.000 chai N h ư vậy nếu

họ nhập lậu mởt lô hàng thì số tiền lãi gấp đôi Điều này càng kích thích mọi thành phần kinh tế tham gia buôn lậu C ơ quan Nhà nước thoái hoa cũng tiếp tay cho buôn lậu

Đi ngược lại xu thế tự do hoa thương mại, hởi nhập kinh tế quốc tế: ngày nay tất cả các cam kết song phương, đa phương, các thỏa thuận kinh tế khu vực hay toàn cầu đều hướng đến tự do hóa thương mại Vì vậy hiện nay xu hướng chung là các nước nới lỏng dân các biện pháp bảo hở, quốc gia nào

Trang 24

m à tăng dần các biện pháp bảo hộ có nghĩa là tự cô lập minh với nền kinh tê thế giới

- Bảo hộ có thề dẫn đến hạn chế khả năng nhập khấu thiết bị tiên tiến cùa thế giới Đây cũng là kết quả cùa các nhược điềm trước Do các doanh nghiệp trong nước được bào hộ sẽ không có động lực thúc đầy đề đổi mới và cài tiến công nghệ

- Cuối cùng, biện pháp bào hộ có thể dẫn tới các phản ứng trả đũa tở các quốc gia khác M ộ t ví dụ điển hình là cuộc chiến tranh thương mại do M ỹ khơi xướng vào giai đoạn năm 1973-1982, kết quả là sự xuất hiện chính sách bảo

hộ mậu dịch với nhiều biện pháp khác nhau kéo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu binh quân hàng năm cùa các nước công nghiệp chủ yếu giám xuống còn -1,6% vào năm 1982.2

2 Sự phát triển của các quy định về rào cản thương mại trên thế

giói

2.1 Giai đoạn trước năm 1948

Vào thời kỳ này, hoạt động thương mại quốc tế, m à chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu, đã diễn ra rất sôi nổi giữa các quốc gia Tở thời xa xưa, khi thành thị phong kiến ra đời, các thương nhân đã hợp thành những đoàn người đi khắp lục địa châu  u và sang  n Đ ộ để bán hàng Những lục địa mới là những thị trường tiêu thụ hàng hóa khổng lồ ờ châu Âu, đồng thời là những nơi cung cấp nông sản cho nền còng nghiệp ờ châu  u phát triển Ở nước Anh, việc tước đoạt ruộng đất của nông dân, bảo hộ công nghiệp, độc quyền ngoại thương, xâm chiếm thuộc địa diễn ra tở rất sớm Sau Công xã Paris (1871-1913), các tập đoàn tư bản thống trị thị trường trong nước và giành giật thị trường nước ngoài bằng cách mở rông hệ thống thuộc địa Mỹ, Đức, Nhật Bản có ít thuộc địa để khai thác nguyên liệu, tiêu thụ hàng hóa và đầu tư đã tạo nên sự mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa dẫn đến

2 GS TS Nguyễn Trí Dĩnh, PGS TS Phạm Thị Quý, Truông đại học Kinh tế quốc dân (2006), Giáo trình

Trang 25

23

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất nhằm phân chia lại thị trường thế giới N ă m

1939, sau cuộc đại suy thoái năm 1929, chù nghĩa phát xít xuất hiện ờ Đức, Ý, Nhật cũng chỉ nhằm mục đích dùng chiến tranh phân chia lại thị trường thế giới , tranh giành thị trường bên ngoài để giải quyết tình hình trì trệ của kinh tế trong nước

N h ư vậy, trong giai đoạn này, chưa tữn tại bất cứ một hệ thống pháp luật nào nhằm quản lý thương mại quốc tế Thương mại quốc tế phần lớn thể hiện dưới hình thức bóc lột, khai thác và xâm chiếm thuộc địa Các quốc gia có nhận thức được phân nào những lợi ích to lớn của thương mại quốc tế nhưng những lợi ích này chi giành cho các nước mạnh, có tiềm năng kinh tế, quân sự, và có khả năng xầm chiếm thuộc địa và đàn áp, lợi dụng và bóc lột những nước nghèo Các nước thuộc địa đương nhiên là thị trường tiêu thụ hàng hóa cho các nước phát triển Còn tại các nước phát triên, rào cản thương mại và bảo hộ mậu dịch được sử dụng đương nhiên

và công khai nhàm mục đích mang lại nhiều lợi ích nhất cho doanh nghiệp ờ quốc gia mình

2.2 Giai đoạn từ năm 1948 đến năm 1994:

Sau chiến tranh thế giới lần hai, M ỹ giàu lên nhanh chóng, các nước tư bản khác thiệt hại nặng nề, suy thoái trầm trọng hơn bao giờ hết Do vậy, các nước này bất đầu liên kết với nhau để cùng khôi phục kinh tế Lý do chủ yếu là trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra nhanh như vũ bão, một nước không thể đủ khả năng về vốn, kỹ thuật và chuyên gia để tự minh xây dụng các ngành nghề thỏa mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng có hiệu quả Tiêu biểu cho sự liên kết

n à y là sự ra đ ờ i Hiệ p định chung về thuế quan và thương mại G A T T được ký kết bởi 23 nước có hiệu lực vào ngày Ì tháng Ì năm 1948 Mục đích cùa G A T T là giám các hàng rào thuế quan và phi thuế quan Tuy chỉ được hình thành như một biện pháp ngắn hạn trong lúc chờ đợi thành lập một tổ chức quốc tế chuyên trách nhưng

G A T T đã tữn tại trong 47 năm Mặc dù chỉ là một hiệp định tạo cơ sở cho thương lượng thương mại và không có tính chất cưỡng chế, G A T T đã hoạt động như một

cơ chế quàn lý thương mại quốc tế trong gần một nửa thế kỷ qua

Trang 26

Những thỏa thuận thương mại trong các vòng đàm phán của G A T T ràng buộc các nước ký kết phải tiến hành giảm thuế xuất, nhập khẩu cũng như giảm bớt các hàng rào thương mại phi thuế khác đối với hàng hóa xuất, nhập khâu Điêu này tác động rất tích cực đến việc mở rộng thị trường và tăng trường kinh tế của các nước tư bàn

G A T T thực hiện nhiệm vừ làm chiếc cầu nối thương mại giữa các quốc gia dựa trên 4 trừ cột lớn là: đối xử tối huệ quốc (điều ì của GATT), ràng buộc thuế quan (điều l i của GATT), đối xử quốc gia (điều HI của G A T T ) và quàn lý các rào cản phi quan thuế (điều X và điều X I của GATT) T ừ khi G A T T ra đời đã diễn ra 8 vòng đàm phán thương mại Thời kỳ đầu, các vòng đàm phán xoay quanh vân đê cắt giảm thuế áp dừng đối với hàng hóa nhập khẩu Tuy nhiên, đến thập niên 80, phạm v i đàm phán đã được mờ rộng, bao trùm cả nhũng vấn đề liên quan tới hàng rào bào hộ phi thuế quan cản trở thương mại hàng hoa, rồi cà những lĩnh vực mới như thương mại dịch vừ và sờ hữu trí tuệ N h ờ vậy, vào khoảng giữa thập niên 90, tại các nước công nghiệp phát triển, thuế đánh vào hàng công nghiệp đã được giám xuống dưới mức 4%

Trừ cột thứ nhất của G A T T là đối xử tối huệ quốc ( M F N ) được quy định trong điều ì của GATT Nguyên tắc này sớm ra đời cách đây khá lâu, phiên bàn đầu tiên xuất hiện từ năm 1417 Đãi ngộ tối huệ quốc là việc một bên ký kết dành cho bên ký kết kia những đãi ngộ và miễn trừ về các lĩnh vực thương mại, thuế quan, vận tài và địa vị pháp lý công dân đã dành cho bất kỳ bên thứ ba nào khác cho dù thành viên thứ 3 này có tham gia G A T T hay không Kết quả là ảnh hường của

G A T T còn vượt ra ngoài phạm vi các nước thành viên sang các nước có ký kết các hiệp định song phương với các nước thành viên cùa GATT Điều khoản này được coi là "một phần quan trọng cùa ưu đãi trao đôi có đi có lại chung đối với bất kỳ hiệp định thương mại bình thường nào" Trước thế kỷ 17 và 18, trước khi điều khoản tối huệ quốc ra đời, các quốc gia hầu hết giành cho nhau những cam kết đặc biệt liên quan đến những thỏa thuận nhượng bộ và độc quyền thương mại dựa trên nguyên tắc có đi có lại giữa các quôc gia đó Lúc đó, khi đàm phán về vấn dề bảo

hộ thương gia ở nước ngoài, chế độ tối huệ quốc đã trở thành công cừ hiệu quà đề

Trang 27

Sa

dẫn chiếu tới các thoa thuận ưu đãi trong các hiệp định khác Ngoài ra, việc các chính sách đ ố i lập xuất hiện ngày càng nhiều gây ra nhũng hành độns trà đũa lẫn nhau gây bất lợi cho thương mại quốc tế Sự xuất hiện cùa điều khoản M F N đã loại

bỏ một cách tương đ ố i sự phần biệt dối xử thương mại giữa các quốc gia, thiết lập

sự binh đăng vê điêu kiện thương mại giữa tất cá các nước

Trặ cột thứ hai là ràng buộc thuế quan được quy định trong điều l i của

G A T T Việc cát giám hoặc loại trừ các hàng rào thuế quan là công cặ cổ điền nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại Sau mỗi vòng đàm phán, thuế suất mà các nước thỏa thuận với nhau được ghi vào bàn danh mặc ưu đãi, hay còn gọi là danh mặc thuê quan M ỗ i nước có một bản danh mặc riêng Thuế suất ghi trong bàn danh mặc này được gọi là thuế suất ràng buộc, tức là sau này nước đó sẽ không được phép tăng thuế suất cao hơn mức đã ghi trong danh mặc Các bên ký kết hoàn toàn không

bị bắt buộc giảm thuế quan mà những nhượng bộ thuế quan thường được đưa ra trong các vòng đàm phán và theo nguyên tắc có đi có lại đề đ ồ i lấy những nhượng

bộ của các bên ký kết khác Tuy không có bất cứ điều nào trong G A T T yêu cầu các bên ký kết phải có bước đi theo hướng giảm thuế quan, mặc đích rõ ràng cùa các bên ký kết là nham giảm thuế quan thông qua nhượng bộ thuế quan qua các vòng đàm phán để đạt được một mặc đích là xóa bỏ dần hàng rào thuế quan hay chí ít là giảm tới mức t ố i thiểu nào đó có thề được để thương mại quốc tế được tự do thông thoáng hơn

Trặ cột thứ ba là đ ố i xử quốc gia (NT) được quy định trong điều HI cùa

G A T T Bên cạnh nguyên tắc đ ố i x ử tố i huệ quốc, nguyên tắc đ ố i x ử quốc gia cũng

là một nguyê n tác quan trọng bảo đàm thương mại khôn g phân biệt đ ố i xử Nguyê n tắc đ ố i xử quốc gia được hiểu là sự đ ố i xử binh đẳng giữa các hàng hóa trong nước với các hàng hóa tương tự cùa nước thành viên khác Nguyên tắc này điều chinh những quy định pháp luật trong nước nói chung và những khoản thuế cặ thể trong nước nhằm tránh phân biệt trong cách đánh thuế hàng nhập khẩu và hàng nội địa Trặ cột thứ tư là việc quản lý các rào cản phi quan thuế được quy định trong điều X và điều X I của G A T T T ừ sau khi các vòng đàm phán của G A T T lần lượt giảm dần các hàng rào thuế quan, được coi là đại diện cho "chủ nghĩa bảo hộ cũ"

Trang 28

thì "chủ nghĩa bào hộ mới" bắt đầu xuất hiện cùng với các hàng rào phi quan thuê Những biện pháp này xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ các loại hạn ngạch cho tới các tiêu chuẩn vệ sinh, kiểm dịch và các tiêu chuân kỹ thuật, các biện pháp bào vệ ngưằi tiêu dùng Hầu hết các hành v i này đi kèm với các chính sách

hỗ trợ của chính phù nhằm giúp đỡ các lĩnh vực công nghiệp và để thúc đây xuât khẩu G A T T quy định phân biệt rõ ràng giữa thuế quan và cấc hình thức khác cùa hạn chế thương mại Thuế quan và các loại thuế liên quan khác được coi là hình thức duy nhất của rào cản thương mại m à không bị coi là trái với hệ thống GATT Tất cả các hình thức khác, về nguyên tắc đều phải bị xóa bò do chúng được coi là khó cân bằng trong tình huống thương lượng và do đó khó giâm theo thằi gian qua các vòng đàm phán Đ ê chắc chắn, còn có một số ngoại lệ nhò liên quan đèn các biện pháp hạn chế phi thuế quan, và bên cạnh đó có nhũng căn cứ nhất định để một bên có thê tiếp tục áp dụng những loại hàng rào nhất định một cách tạm thằi Cán cân thanh toán là căn cứ cho những hạn chế về lượng là một ví dụ điển hình

Từ khi G A T T được ký kết, các rào cản thương mại đã được quy định rõ ràng, hệ thống hóa và được chủ trương cắt giảm dần qua các vòng đàm phán Nhìn chung, những thỏa thuận thương mại trong các vòng đàm phán đó ràng buộc các nước ký kết phải tiến hành giảm thuế xuất, nhập khẩu cũng như giảm bớt các hàng rào thương mại phi thuế khác đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu Mức độ giảm thuế khác nhau tùy theo từng nước cũng như từng loại hàng hóa

2.3 Giai đoạn từ năm 1995 đến nay

Cho đến 15-12-1993, các nước tham gia G A T T đã tiến hành 8 vòng đàm phán, ký kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới Vòng đám phán thứ tám, vòng đàm phán Uruguay, với văn kiện cuối cùng được ký kết vào ngày 15/4/1994 tại Marrakesh đã thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT Các nguyên tắc và các hiệp định cùa G A T T được WTO kế thừa, quản lý, và mằ rộng Các hiệp định của WTO đã mở rộng ra các lĩnh vực như nông nghiệp, dệt may, dịch vụ, đầu tư, sằ hữu trí tuệ là nhũng vấn đề G A T T 1947 chưa đề cập tới Không giống như G A T T chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có

Trang 29

Sự thành lập của WTO khẳng định xu hướng mạnh mẽ của tự do hóa thương mại WTO ra đời nhằm tăng cường hầ thống hóa các loại rào cán thương mại một cách chi tiết nhằm giảm bớt các rào càn này một cách thận trọng đế nền kinh tê toàn cầu được phát triển bền vững

Thuế quan vẫn được tiếp tục coi là biần pháp bảo hộ thương mại phù hợp với nguyên tắc cùa WTO do tính rõ ràng của nó Các hàng rào phi thuế quan khác hầu như bị cấm WTO định nghĩa "hàng rào phi thuế quan là những biần pháp phi thuế quan mang tính cản trờ đối với thương mại m à không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng" Theo WTO, những biần pháp này sẽ mang lại những bất lợi không nhỏ cho thương mại quốc tế, từ đó dẫn đến giảm phúc lợi toàn cầu nên cần phải ngăn chặn và loại bò

Các loại rào cản bị loại bò là các biần pháp quản lý định lượng như cấm nhập khẩu hay quản lý nhập khẩu bàng hạn ngạch, cấp phép không tự động, các thỏa thuận hạn chế xuất khẩu; các biần pháp tương đương thuế quan như thu phụ phí hải quan, thuế và chi phí bổ sung, định giá hải quan theo quy định; các biần pháp tài chính như các yêu cầu thanh toán trước, xác định tỳ giá hối đoái chính thức hạn chế, yêu cầu giao lại chuyển đổi ngoại tầ, các yêu cầu liên quan đến các điều kiần chi trà đối với nhập khẩu; các biần pháp liên quan đến doanh nghiầp như các hạn chế đối với công ty cụ thể, hạn ngạch đối với công ty cụ thể, phê chuẩn chọn lọc nhà nhập

khẩu

Trang 30

em

Tuy nhiên, vẫn có một số biện pháp phi thuê quan được sử dụng nhăm các

mục đích chính đáng như là các biện pháp kỹ thuật, các quy định kỹ thuật như yêu

cầu về ghi ký mã hiệu, nhãn mác sản phẩm, đóng gói, k i ể m dịch, thừ nghiệm, kiêm

tra hay các yêu cầu do đặc trưng cùa sản phẩm phải có K i ể m tra trưủc khi xếp hàng

lên tàu cũng là biện pháp được cho phép nhằm quản lý chất lượng, số lượng và giá

cả của hàng hóa trưủc khi di chuyển hàng từ nưủc xuất khẩu Các biện pháp chông

bán phá giá và chống trợ cấp cũng được cho phép sử dụng nhằm bảo vệ hàng hóa

trong nưủc khỏi cạnh tranh bất bình đẳng cùa hàng nưủc ngoài Các trợ cáp nông

nghiệp dạng hộp xanh cũng được W T O cho phép

Ngoài ra, còn một số rào cán chưa có quy định cụ thề như: yêu cầu gửi một

khoản phần trăm giá trị cùa tiền gửi nhập khẩu trưủc khi nhập khâu, thanh toán

trưủc toàn bộ hoặc một phần thuế hải quan, các thù tục phức tạp liên quan đến việc

quản lý nhập khẩu như cung cấp thông tin về sản phẩm chi tiết hơn hay yêu cầu sử

dụng các địa điểm nhập cảnh cụ thể, năng lực yếu kém của hải quan và tham nhũng

cũng là những rào cản trong thươn g mại quốc tế

3 Rào cản thương mại và chính sách thuong mại

Chính sách thương mại quốc tế bao gồm chính sách xuất khẩu và chính sách

nhập khẩu Chính sách thương mại liên quan đến việc m ở cửa nền kinh tế nhằm

mục đích đưa quốc gia hội nhập nền kinh tế toàn cầu an toàn và hiệu quả

Chính sách thương mại của một quốc gia luôn nhàm mục đích là đem lại

phúc lợi lủn nhất cho quốc gia đó Do vậy, cho dù thương mại quốc tế đ e m lại sự

phát triển toàn cầu, tăng phúc lợi kinh tế thế giủi nhiều như thế nào đi chăng nữa,

nhưng nếu nó ảnh hường tiêu cực đến bất kỳ quốc gia nào, thì quốc gia đó vẫn sẵn

sàng áp dụng các rào cản thương mại để bảo vệ lợi ích cho quốc gia mình Đó là

còn chưa nói đến việc các quốc gia giàu có còn chèn ép các quốc gia nhỏ hơn để lợi

thế thươn g mại nghiêng về phía mình T ừ xa xưa, ở nưủc Anh , việc tưủc đo ạ t ruộng

đất của nông dân, bảo hộ công nghiệp, độc quyền ngoại thương, xâm chiếm thuộc

địa diễn ra từ rất sủm Cách mạng công nghiệp Anh diễn ra cũng nhờ Anh dựa trên

nguồn vốn có được do ưu thế ngoại thương, trao đ ổ i không ngang giá vủi các nưủc

Trang 31

29

thuộc địa, buôn bán len dạ với giá độc quyền T ừ năm 1780 đến năm 1800, giá trị xuất khẩu cùa Anh tăng lên 2,7 lần, đạt 55,831 triệu bàng Anh; giá trị nhập khẩu tăng 3 lần, đạt 55,4 triệu bàng A n h 3

3.1 Các rào cản thương mại thường được sử dụng trong chính

sách nhập khấu

• Thuế quan

Chính sách thuế quan có thể được áp dụng nhằm 2 mục đích: tài chính hoặc bảo hộ Thuê quan cùa Ì nước đánh vào hàng hoa nào và mờc độ cao hay thấp được biêu hiện ở biêu thuế quan Có 2 loại biểu thuế đơn (chỉ có Ì mờc thuế cho từng loại hàng nhập khâu từ tất cả các nước) và biểu thuế kép (có từ 2 mờc thuế trờ lên cho mỗi loại hàng hoa) Đe xây dụng được biểu thuế điều quan trọng là phải phân loại hàng hoa một cách họp lý - đây cũng là điểm bất đồng giữa các quốc gia khác nhau

V i vậy, các nước đã họp tại Bruc-xen và đưa ra Ì các phân loại hàng hoa thống nhất trong biểu thuế (gồm 21 mục và 99 nhóm)

• Các biện pháp hạn ché nhập khâu phi thuế quan chính

- Hạn ngạch (quotas): Quotas là giới hạn về số lượng (hoặc giá trị) cùa Ì loại hàn g hoa nhất định được nhập khẩu trong Ì thời gian nhất định (thường là Ì năm) Quotas được áp dụng nhằm mục đích bảo hộ thị trường trong nước hoặc điều chỉnh cung cầu

- Các yêu cầu về kỹ thuật, k i ể m dịch và vệ sinh dịch tễ, nhãn mác, chất lượng hàng hóa, các đạo luật về bào vệ người tiêu dùng được sử dụng rất phổ biến

- Quản lý ngoại hối: Nhà nước quản lý ngoại hối nhằm hạn chế việc sử dụng ngoại hối, cân bằng cán cân thanh toán, ổn định tỳ giá hối đoái, bảo vệ dự trữ ngoại hối và ngăn chặn nguồn vốn đầu tư chuyển ra nước ngoài

3

GS TS Nguyễn Tri Dĩnh, PGS TS Phạm Thị Quý, Trường đại học Kinh tế quốc dàn (2006), Giáo trình

Trang 32

- Nhà nước đảm báo tín dụng xuất khẩu: Nhà nước đàm bào sẽ gánh vác m ọ i rủi ro xảy ra đ ố i với khoán tín dụng mà nhà xuất khẩu nước mình dành cho nhà nhập khấu nước ngoài Bảo đàm tín dụng xuất khẩu khiến cho nhà xuất khẩu yêu tâm và m ờ rộng xuất khẩu và góp phện tăng giá hàng hoa

- Trợ cấp xuất khẩu: Đó là những ưu đãi về mặt tài chính mà Nhà nước dành cho nhà xuất khẩu khi họ xuất được hàng hoa ra thị trường nước ngoài Mục đích cùa biện pháp này là nhàm tăng thu nhập của nhà xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hoa ra nước ngoài

- Bán phá giá hàng hoa (Dumping): Bán phá giá hàng hoa là xuất khẩu hàng hoa theo giá cả thấp hơn giá cả sản xuất hoặc theo giá rẻ mạt nhằm mục đích đánh bại đ ố i thù cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoa

và cuối cùng đạt được lợi nhuận tối đa Điều kiện bán phá giá Ì loại hàng hoa nào

đó là phải lũng đoạn được mặt hàng đó ở thị trường trong nước để tránh nguồn hàng nhập khẩu trờ lại Nguồn bù vào nhũng tổn thất do bán giá rẻ gồm: Ì) L ợ i nhuận thu được do bán giá cao ờ thị trường trong nước; 2) Trợ cấp xuất khẩu của Nhà nước; 3) Lợi nhuận thu được sau khi đã chiếm lĩnh thị trường ngoài nước Đặc điểm cùa bán giá gia hiện nay là phện lớn do chính phủ tiến hành và tổn thất do Ngân sách của chính phú gánh chịu

- Bán phái giá hối đoái (Exchange Dumping): Bán phá giá hối đoái thề hiện

ờ việc xuất khẩu hàng hoa với giá thấp hơn giá cùa đ ố i thủ cạnh tranh do sử dụng lợi nhuận phụ thêm thu được từ sự mất giá của đồng tiền (sự đánh sụt giá đồng tiền cùa nước đ ó so vớ i đồng tiền của nước khác) Khá c vớ i bán phá giá hàn g hoa trong

Trang 33

phá giá hối đoái, giá bán không thấp hơn giá cà sàn xuất Giá bán ra thị trường nước ngoài có thế cao hơn giá của thị trường nội địa và bán phá giá hối đoái xảy ra với tất

cả hàng hoa Ì cách tự động

Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu khác:

- Miễn giảm thuế và hoàn lại thuế: Nhà nước quy định miễn giám thuế quan đối với việc nhập khẩu những nguyên liệu sàn xuất và hoàn lại thuế cho những hàng

đã được xuất khẩu Trên cơ sờ miễn giảm đó m à có thề giảm giá thành và tăng năng suất cạnh tranh của hàng xuất khẩu

- Chính sách chiết khấu: Đây là nghiệp vỳ cho vay cùa ngân hàng dưới hỉnh thức mua kỳ phiếu hay hối phiếu chưa đến hạn Thực tế chính là nghiệp vỳ của ngân hàng cho người mua vay thông qua người bán Nêu lãi chiết khấu hạ thì giá hàng cũng hạ, khả năng cạnh tranh của hàng hoa tăng lên và mở rộng được xuất khẩu Đe đẩy mạnh được xuất khẩu, chính phủ thông qua ngân hàng hạ mức lãi chiết khấu để mờ rộng xuất khẩu

li MỘT VÀI NÉT VÈ DOANH NGHIỆP XUẤT KHẤU VIỆT NAM

1 Giói thiệu chung về các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Trước năm 1989, hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu do một số đơn vị chuyên doanh ngoại thương của nhà nước thực hiện, nhưng đến nay, tất cả các loại hình doanh nghiệp đều tham gia xuất nhập khẩu N ă m 1985, có 40 đơn vị trực tiếp tham gia xuất nhập khẩu, năm 1990 là 270 và đến nay có hơn 20000 đơn vị tham gia hoạt động này, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng.4 Với sức phát triển mạnh mẽ, tý trọng xuất khẩu cùa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài liên tỳc tăng qua các giai đoạn, giai đoạn 1991-1995 chiếm 1 7 , 1 % (trong đó từ năm 1994 xuất khẩu có thêm các mặt hàng khác với dầu thô, và bắt đầu

4 Đ ỗ Trọng Khanh (2008), Năng lực cạnh tranh cùa các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa cùa Việt Nam,

Trang 34

xuất hiện thêm phần đầu tư nước ngoài ở nhập khẩu), giai đoạn 1996-2000 chiếm 31,5%, giai đoạn 2001-2005 chiếm 42,8%.5

Theo Tổng cục Thống kê, k i m ngạch hàng hoa xuất khẩu năm 2008 đạt 62,9

tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, chiếm 49,7% tổng k i m ngạch xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, chiếm 50,3%.6

Trên thị trưủng quốc tế, năng lực cạnh tranh cùa doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá là không cao do nhiều nguyên nhân khác nhau Đa phần vì Việt Nam mới mở cửa cho xuất nhập khẩu trong nhũng năm gần đây, nên doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang chi như mới làm quen với thị trưủng quốc tế và các luật chơi chung toàn cầu, chưa đủ già dặn để bước những bước đi vũng chãi Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ thông tin về thị trưủng, ra quyết định theo kinh nghiệm và theo cảm tính là chù yếu Các doanh nghiệp phân lớn có quy m ô nhỏ và vừa (xét về tổng thể thi 9 0 % các doanh nghiệp Việt Nam có quy m ô nhỏ) Hơn nữa,

có quá nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị trưủng đã dẫn đến tình trạng năng lực cạnh tranh cùa các doanh nghiệp giám sút

T i ề m lực về tài chính (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân) hầu như rất hạn chế, vốn đầu tư ban đầu ít, vốn lưu động lại càng ít Thiếu vốn dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không có điều kiện để lựa chọn các mặt hàng có chất lượng cao trong kinh doanh, đầu tư vào đổi mới các thiết bị, công nghệ kinh doanh Nhận thức về tầm quan trọng cùa kênh phân phối của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế Phần lớn các doanh nghiệp không xây dựng được mạng lưới phân phối trực tiếp ủ nước ngoài Thêm vào đó, việc tạo lập thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp còn bị xem nhẹ, chưa thực sự coi thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp xây dựng được hệ thống quàn lý chất lượng còn ít Khả năng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp chưa chặt chẽ phần nào làm giảm bớt sức mạnh của cả cộng đồng doanh nghiệp Chi phí kinh doanh còn cao, năng lực và bộ máy quản lý điều hành chưa tốt, cơ cấu tồ chức và cơ chế quản lý của hệ thống doanh nghiệp

5 Nguồn: Tổng cục Thống kẽ Báo cáo ngày 1/1/2006

Trang 35

Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, công nghệ kinh doanh và khả năng tiếp cận đổi mới công nghệ kinh doanh còn lạc hậu,

M ộ t đặc điểm quan trọng nữa cùa doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là hâu hết các doanh nghiệp chù yếu phải nhập khẩu nguyên vật liệu cho sân xuât Ngay cả các sản phẩm xuất khẩu và các sản phẩm có số tăng trường cao trong nhiêu năm qua như: hàng dệt may, da giày, chế biến thốc phẩm và đồ uống, hàng điện tử, sản phẩm nhốa cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu, bán thành phàm nhập khâu Nhiều nhóm sàn phàm có tý trọng chi phí cho nguyên vật liệu chiêm trên 6 0 % giá thành sản phẩm như: giấy in, giấy viết, phôi thép và thép cán, lốp xe các loại Việc nhập khẩu với số lượng lớn nguyên vật liệu cũng sẽ gây tác động trốc tiếp tới tính chù động của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc lập kế hoạch kinh doanh

và tới giá thành do phụ thuộc vào biến động giá cả nguyên liệu nhập khẩu, biến động tỷ giá hối đoái Ngoài ra, việc phải nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước cũng sẽ làm phát sinh thêm nhiều khoản chi phí khác như, chi phí vận chuyển, chi phí các thù tục hài quan, chi phí cảng, chi phí bảo hiểm

2 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lốc của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Dốa vào số liệu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong năm 2008 ta có thể thấy các mặt hàng chiếm tỳ trọng lớn nhất trong tồng k i m ngạch hàng hoa xuất khẩu đạt 62,9 tý USD năm 2008 là dầu thô 10,5 tỷ USD; hàng dệt may 9,1 tý USD; giày, dép 4,7 tỷ USD; thúy sản 4,6 tỷ USD; gạo 2,9 tỷ USD; sản phẩm gỗ 2,8 tỷ USD; điện

tử, máy tính 2,7 tỷ USD; cà phê 2 tỷ USD, tăng 2 mặt hàng so với năm 2007 là gạo

và cà phê7

Trang 36

Nguồn: Tổng cục Thống kê Báo cáo ngày 1/1/2009

Có thể thấy được rằng các mặt hàng chù lực của Việt Nam đều là các mặt

hàng nguyên, nhiên liệu thô, hàng gia công, hàng nông sản Những mặt hàng này tập trung vào nhũng ngành có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu cùa Việt Nam như nhân công dồi dào, giá lao động thấp, có lượng nguyên liệu, nhiên liệu phong phú, nông nghiệp khá phát triển (so với các nước đang phát triển) Tuy nhiên các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam có đặc điểm là: yếu tờ tư bản vờn trong cấu thành sản phẩm thấp, hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm không cao, chủ yếu dựa vào yếu tờ lao động (gạo, thúy sản) hoặc điều kiện tự nhiên, chất lượng sản phẩm chưa thực sự có un thế rõ rệt trên thị trường thế giới, năng suất lao động thấp Tính độc đáo của sản phẩm không cao, trừ sờ ít sản phẩm mang đậm bản sắc tự nhiên và văn hóa đặc thù như hàng thủ công mỹ nghệ các sản phẩm khác còn lại hầu như luôn đi sau các nước khác về kiểu dáng, tính năng, thậm chí nhiều sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp lạc hậu so với thế giới nhiều thế hệ, giá trị gia tăng sản phẩm trong tổng giá trị của sàn phàm nói chung còn thấp hem nhiều so với mức trung bình của thế giới

Trang 37

Biểu đồ 2: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Gạo

Sảm phẩm gỗ Điện tử m á y tính

Cà phê

Nguồn: Tổng cục Thống kê Báo cáo ngày 1/1/2009

Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, các mặt hàng như dệt may, giày dép, thủy sản được ưu tiên phát triển trong những năm tới, đặc biệt là mặt hàng dệt may Riêng mặt hàng dầu thô, Nhà nước đang đặt ra kế hoạch giảm bớt tỳ trọng mặt hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Bỹ Thương mại đã xây dựng Đe án xuất khẩu 2006 - 2010, theo đó, trong giai đoạn tói, cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến chế tạo, sàn phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô Tỷ trọng của các nhóm hàng nông - lâm - thúy sản và nhiên liệu - khoáng sản sẽ có xu hướng giảm dần và nhóm hàng công nghiệp và thủ công

Trang 38

Kim ngạch hàng hoa xuất khẩu sang thị trường A S E A N tuy có giảm trong các tháng cuối năm, nhưng cà năm vẫn đạt 10,2 tỳ USD, tăng 3 1 % so với năm 2007 với các mặt hàng chính là: dầu thô, gạo, thủy sán, máy tính, sàn phẩm điện tử và linh kiện.9

Thị trường EU đạt 10 tỷ USD, tăng 1 5 % so với năm trước gởm các mặt hàng truyền thống như: hàng dệt may, giày dép, nông sản, thủy sàn Thị trường Nhật Bàn đạt khoảng 8,8 tỳ USD, tăng 4 5 % so với năm 2007, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng: dầu thô, giày dép, thủy sàn, máy tính và linh kiện, dây và cáp điện.10

So với các năm trước, thị trường xuất khẩu được mở rộng cả số lượng và quy

mô Các thị trường xuất khẩu có mức tăng nhanh hơn mức tăng xuất khẩu bình quân cùa cả nước năm 2007 là Nam Phi, Thụy Sĩ, Ireland, Trung Quốc, Áo, Canada, B ở Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, Philippines, Thái-lan, Iraq, New Zealand, Cam-pu-chia, Anh, Tây Ban Nha, Bì, Singapore, Phần Lan Trong đó có những thị trường xuất khẩu liên tục tăng trường ờ mức cao ngay

từ đầu năm như Nam Phi, Thụy Sĩ, Ireland, Trung Quốc

CHƯƠNG li: THỰC TRẠNG VÈ CÁC RÀO CẢN THƯƠNG MẠI CỦA

HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẤU

ì KHÁI QUÁT VÈ HOA KỲ

/ Một vài nét khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ

Nen kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nền công nghiệp hùng mạnh, nông nghiệp hiện đại và là trung tâm thương mại, tài chính của thế giới, với GDP năm 2008 là 14,82 nghìn tỳ USD, trong khi GDP thế giới là 69,49 nghìn

tỳ USD N h ư vậy GDP Hoa Kỳ chiếm 2 1 % GDP thế giới GDP binh quân đầu người cùa Hoa Kỳ trong cùng năm là 47000 USD Phần lớn GDP của Hoa Kỳ được đóng góp bởi các ngành dịch vụ (79,2%), công nghiệp chỉ đóng góp 19,6% và nông

Trang 39

EM

nghiệp chì chiếm 1,2% Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Hoa Kỳ còn tiếp tục tăng

trong những năm tới

Biểu đồ 3: GDP Hoa Kỳ trong

tổng GDP thế giới

(năm 2008)

• Hoa Kỳ Các nước khác

Biểu đề 4: C ơ cấu kinh

té Hoa Kỳ (năm 2008)

• Nông nghiệp Công nghiệp

Nguồn: hítps://www cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/tis html

http://www bea.gov/national/Index him

Nước M ỹ được coi là có một nền kinh tế hỗn hợp, bời vì cả doanh nghiệp sở

hữu tư nhân và chính phù đều đóng những vai trò quan trọng Các doanh nghiệp tư

nhân tốo ra phần lớn hàng hóa và dịch vụ, và gần hai phần ba tổng sản lượng kinh tế

của quốc gia là dành cho tiêu dùng cá nhân (một phần ba còn lối được mua bời

chính phù và doanh nghiệp) Trên thực tế, vai trò của người tiêu dùng lớn đến mức

quốc gia này thỉnh thoảng được m ô tả là có một "nền kinh tế tiêu dùng" Những

công ty Hoa Kỳ được thoải mái trong các quyết định của mình hơn các công ty của

Nhật Bản và châu  u rất nhiều trong việc mờ rộng quy m ô vốn, sa thải công nhân

và phát triển sản phẩm mới Trong khi người tiêu dùng và người sản xuất đưa ra

phần lớn các quyết định hình thành nên nền kinh tế thỉ các hoốt động của chính phủ

có tác động mốnh đến nền kinh tế M ỹ ít nhất trên bốn lĩnh vực Điều quan trọng

nhất là chính phủ liên bang định hướng nhịp điệu chung của hoốt động kinh tế, cố

gắng duy tri tăng trường liên tục, giữ mức việc làm cao và ổn định giá cả Chính

phủ liên bang M ỹ cũng điều tiết các doanh nghiệp tư nhân bằng rất nhiều cách

Hoốt động điều tiết nhằm mục đích kiểm soát giá cả trực tiếp hoặc gián tiếp Bên

cốnh đó, mỗi cấp chính quyền còn cung cấp rất nhiều dịch vụ trực tiếp Ví dụ, chính

Trang 40

EM

quyền liên bang chịu trách nhiệm về quốc phòng, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu

để phát triển các sản phẩm mới, tiến hành hoạt động thám hiểm không gian vũ trụ,

và thực hiện nhiều chương trinh được đưa ra nhàm giúp công nhân phát triển trình

độ tay nghề và tìm việc làm Chính phủ cũng cung cấp nhiều loại hình trợ giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân Chính phủ đưa ra các khoản vay vói lãi suất thấp và trợ giúp kọ thuật cho những doanh nghiệp nhò, và cho sinh viên vay tiền để học đại học và cao đẳng Chính phù cũng tích cực thúc đẩy xuất khẩu và tìm cách ngàn cản các nước khác duy trì hàng rào thuế quan để hạn chế nhập khẩu Chính phủ trợ giúp các cá nhân không đủ khả năng tự chăm lo cho chính mình An sinh xã hội, chương trình được cấp tài chính từ khoản đóng thuế cùa chủ doanh nghiệp và người lao động, đóng góp phần lớn nhất trong thu nhập hưu trí của người Mọ

Sự phối hợp ăn ý giữa chính phủ và thành phần kinh tế tư nhân là nhân tố quan ữọng cho sự tăng trường đều đặn của Hoa Kỳ Sự tăng trường này phần lớn nhờ những khoản thu trong chi phí tiêu dùng, đầu tu cố định kinh doanh, đầu tư nhà đất và chi phí của chính phủ

Biểu đồ 5: Tốc độ tăng trưởng GDP Hoa Kỳ

(năm 2000 đen năm 2008) 4.0%

2001 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Nắm

Nguồn: http://www bea.gov/national/Index him

Tăng trưởng GDP cao nhất vào năm 2000 (3,7%) và năm 2004 (3,6%) Từ năm

2004 đến năm 2008, tăng trường bát đầu chậm lại do nhiều nguyên nhân khác nhau

Ngày đăng: 25/02/2014, 16:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

6. Theo dõi chặt chẽ và nắm bắt kịp thời tinh hình thị trường Hoa Kỳ 88 7- Phát triển đội ngũ  tư vấn luật pháp hiệu quá cho doanh nghiệp 89  - các rào cản thương mại của hoa kỳ và giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu của việt nam
6. Theo dõi chặt chẽ và nắm bắt kịp thời tinh hình thị trường Hoa Kỳ 88 7- Phát triển đội ngũ tư vấn luật pháp hiệu quá cho doanh nghiệp 89 (Trang 5)
DANH MỤC CÁC BẢNG - các rào cản thương mại của hoa kỳ và giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu của việt nam
DANH MỤC CÁC BẢNG (Trang 6)
Sản phàm bảng - các rào cản thương mại của hoa kỳ và giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu của việt nam
n phàm bảng (Trang 61)
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu một số nhóm hàng củaViệt Nam vào thị trường Hoa  K y (tháng Ì  n ă m 2009 - tháng Ì và tháng 12  n ă m 2008)  - các rào cản thương mại của hoa kỳ và giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu của việt nam
Bảng 2 Kim ngạch xuất khẩu một số nhóm hàng củaViệt Nam vào thị trường Hoa K y (tháng Ì n ă m 2009 - tháng Ì và tháng 12 n ă m 2008) (Trang 69)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w