Quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu những yếu kém trong công tác quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 27 - 29)

Tôn trọng nguyên tắc thận trọng khi lập kế hoạch KD hoặc dự án đầu tư:

QTRRDN cần phải được coi như là một bộ phận không thể tách rời với chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả không thể phát

được, nhưng việc duy trì QTRRDN giúp doanh nghiệp thích ứng và phản ứng nhanh hơn với các phương án ra quyết định.

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm xác định định hướng chiến lược và cơ cấu cho chức năng QTRRDN nhằm đạt hiệu quả hoạt động cao nhất. Các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp có trách nhiệm trước hết trong việc quản trị rủi ro hàng ngày, gắn kết việc nhận thức và tuyên truyền về quản trị rủi ro trong bộ phận. Một cách độc lập, kiểm toán nội bộ là chức năng đảm bảo rằng, công tác QTRRDN được thực thi có hiệu quả và đưa ra ý kiến về mức độ hiệu quả của hệ thống QTRRDN

Những biện pháp trên là nhằm triển khai công tác phòng ngừa rủi ro ở các doanh nghiệp nhưng trước hết, các nhà quản lý DNVVN cần phải có ý thức xem trọng công tác quản trị này. Doanh nghiệp phải nâng cao năng lực của mình, phải đào tạo, tự đào tạo mình. Ngoài việc trông chờ vào những biện pháp của cơ quan quản lý có trách nhiệm, bản thân doanh nghiệp cũng cần phải tự nâng cao năng lực dự đoán, ứng phó, dự phòng và cần thiết phải thay đổi ngay cả phương thức kinh doanh của mình, thay đổi mặt hàng, bạn hàng, thị trường, đa dạng hóa sản phẩm…, chống lại “sức ì” ngay trong bản thân mình để đứng vững và không hụt hẫng trước mọi biến động. Cần phải nỗ lực để ngăn chặn rủi ro thậm chí là các rủi ro cố hữu. Trong DNVVN thường tồn tại những “vị trí đáng tin cậy” và thường không được kiểm soát vì thế cần thiết để đầu tư cho hoạt động quản trị rủi ro này. Cần phải xây dựng chính sách QTRRDN trong doanh nghiệp, có cá nhân/đơn vị chịu trách nhiệm về QTRRDN và duy trì hệ thống QTRRDN. Gắn kết QTRRDN với những quy trình hay chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Công tác QTRRDN phải luôn được xem trọng cho dù doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển “nóng”. Bảo đảm phân quyền trách nhiệm phù hợp trong các hoạt động, quy trình…

3.2. Kiến nghị

Để tăng cường quản trị công ty trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, cần phải giải quyết nhiều vấn đề trên cả bình diện quản lý vĩ mô của Nhà nước và trong phạm vi của từng doanh nghiệp.

3.2.1.Về phía các cơ quan quản lý nhà nước:

Chúng ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý về QTCT theo thông lệ quốc tế, vấn đề quan trọng hiện nay là phải làm cho các chủ thể kinh tế trong nước thấu hiểu, đồng thuận và tuân thủ. Để làm được điều này điều quan trọng đầu tiên cần phải làm là phải tuyên truyền và giáo dục để xây dựng và nâng cao nhận thức về QTCT và ý nghĩa của QTCT đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Cần có sự thống nhất về khái niệm và nội dung của khoa học quản trị, xây dựng hệ thống các khái niệm, thuật ngữ cơ bản thông dụng nhất trong QTCT phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Bản chất và nội dung cơ bản của quản trị sẽ được thể hiện thông qua chính những khái niệm, thuật ngữ về khung QTCT. Qua đó bản chất của quản trị sẽ được thể hiện một cách thống nhất, có thể hiểu được và đến với chủ sở hữu, những cán bộ, công chức nhà nước và người quản lý doanh nghiệp. Do vậy, việc nghiên cứu, biên soạn các cẩm nang hay sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo khác về quản trị rõ ràng phải là một nhiệm vụ ưu tiên. Tích cực và chủ động tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về QTCT. Cần nghiên cứu và đưa các nội dung của QTCT vào giảng dạy tại các Trường đại học và các tổ chức đào tạo thay cho việc chỉ dạy về quản trị kinh doanh trong các trường hiện nay.

Một phần của tài liệu những yếu kém trong công tác quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 27 - 29)