1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng

163 2,1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 8 6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 9 B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................... 10 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT .................................................................. 10 1.1. Lí thuyết về ba bình diện của ngôn ngữ học .................................... 10 1.1.1. Bình diện ngữ pháp...................................................................... 11 1.1.2. Bình diện ngữ nghĩa .................................................................... 12 1.1.3. Bình diện ngữ dụng ..................................................................... 14 1.2. Vấn đề thành ngữ trong tiếng Việt ................................................... 20 1.2.1. Khái niệm thành ngữ ................................................................... 20 1.2.2. Nguồn gốc của thành ngữ ........................................................... 22 1.2.2.1. Nguồn gốc từ văn học dân gian ............................................. 22 1.2.2.2. Định danh hóa các cụm từ tự do ............................................ 23 1.2.2.3. Nguồn gốc từ việc vay mượn của nước ngoài........................ 24 1.2.3. Đặc điểm của thành ngữ .............................................................. 25 1.2.3.1. Về cấu tạo ............................................................................... 26 1.2.3.2. Về ngữ nghĩa .......................................................................... 27 1.2.4. Phân biệt thành ngữ với các đơn vị khác ................................... 29 1.2.4.1. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ ............................................ 29 1.2.4.2. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do ................................... 30 1.2.4.3. Phân biệt thành ngữ với từ ghép ............................................ 31 1.2.4.4. Phân biệt thành ngữ với từ láy ............................................... 32 1.2.5. Phân loại thành ngữ .................................................................... 32 1.2.6. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN .................................................. 34 1.2.6.1. m hi u về c c N ......................................................... 34 1.2.6.2. Từ chỉ BPCTN trong thành ngữ ............................................. 36 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 39 Chƣơng 2. THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT CHỨA TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP ......................................... 40 2.1. Nhận xét chung về thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN ........................ 40 2.2. Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN ................ 45 2.2.1. Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ đối chứa từ chỉ BPCTN ..... 47 2.2.1.1. Về số lượng ............................................................................. 47 2.2.1.2. Về cấu tạo ............................................................................... 48 2.2.2. Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ so sánh chứa từ chỉ BPCTN ..... 51 2.2.2.1. Về số lượng ............................................................................. 51 2.2.2.2. Về cấu tạo ............................................................................... 51 2.2.3. Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ thường chứa từ chỉ BPCTN...... 53 2.2.3.1. Về số lượng ............................................................................. 53 2.2.3.2. Về cấu tạo ............................................................................... 53 2.3. Chức năng ngữ pháp của thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN ............. 58 2.3.1. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN làm nòng cốt câu .................... 58 2.3.1.1. Làm chủ ngữ ........................... Error! Bookmark not defined. 2.3.1.2. Làm vị ngữ .............................. Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN làm thành phần phụ của câu ................................................................. Error! Bookmark not defined. 2.3.2.1. Làm định ngữ ......................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2.2. Làm bổ ngữ ............................ Error! Bookmark not defined. 2.3.2.3. Làm trạng ngữ ........................ Error! Bookmark not defined. 2.3.2.4. Làm khởi ngữ ......................... Error! Bookmark not defined. 2.3.3. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN làm thành phần biệt lập của câu ................................................................. Error! Bookmark not defined. 2.3.3.1. Làm phụ chú ngữ .................... Error! Bookmark not defined. 2.3.3.2. Làm câu đặc biệt .................................................................... 68 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................ 75 Chƣơng 3. THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT CHỨA TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG ........ 76 3.1. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN nhìn từ bình diện ngữ nghĩa ....... 76 3.1.1. Ý nghĩa miêu tả ............................................................................ 77 3.1.1.1. Nghĩa của thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN chia theo các phần cơ th ................................................................................................... 77 3.1.1.2. Nghĩa của thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN chia theo chức năng của các bộ phận .................................................................................. 82 3.1.2. Ý nghĩa biểu trưng ....................................................................... 86 3.1.2.1. Một bộ phận cơ th có nhiều ý nghĩa bi u trưng ................... 87 3.1.2.2. Một ý nghĩa bi u trưng được bi u hiện bằng nhiều bộ phận ........................................................................................................... 100 3.2. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN nhìn từ bình diện ngữ dụng ...... 105 3.2.1. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN từ góc nhìn của lập luận ...... 105 3.2.1.1. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN làm luận cứ trong lập luận 105 3.2.1.2. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN làm kết luận trong lập luận .... 108 3.2.1.3. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN tham gia vào lập luận trong ca dao ................................................................................................ 109 3.2.1.4. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN tham gia vào lập luận trong Truyện Kiều ........................................................................................ 112 3.2.2. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN từ góc nhìn của hội thoại ..... 117 3.2.2.1.Yếu tố phi lời trong giao tiếp th hiện qua thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN ............................................................................................... 117 3.2.2.2. Vấn đề lịch sự trong giao tiếp th hiện qua thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN ............................................................................................... 118 3.2.3. Đôi nét về bức tranh văn hóa Việt Nam thể hiện qua nhóm thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN ........................................................... 120 3.2.3.1 Nét văn hóa của đời sống nông nghiệp đặc thù .................... 121 3.2.3.2. Nét văn hóa trong lời ăn tiếng nói ....................................... 124 3.2.3.3 Nét văn hóa trong tính c ch con người Việt Nam ................ 125 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................. 129 C. PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................. 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 145 PHỤ LỤC 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngôn ngữ là một sản phẩm gần gũi và diệu kì nhất mà con người sáng tạo ra trong quá trình lao động. Đó là hệ thống các kí hiệu đặc biệt được con người sử dụng để giao tiếp và nhận thức về thế giới. Có thể nói một cách hình ảnh: ngôn ngữ là chiếc “chìa khóa vạn năng” để con người mở cánh cửa bước vào thế giới tự nhiên, xã hội và hiểu về chính bản thân mình. Chúng ta thử hình dung nếu một ngày ngôn ngữ không còn nữa thì cũng là lúc con người đánh mất đi những giá trị quan trọng mà nhân loại đã vất vả qua bao nhiêu thế hệ mới tạo dựng nên. Chính vì thế mà ngôn ngữ luôn được xem là một thứ tài sản quý báu, được gìn giữ và trao truyền qua các thế hệ. Tiếng Việt là báu vật của dân tộc Việt Nam, trải qua bao sự biến đổi và thăng trầm của lịch sử, tiếng Việt vẫn có một sức sống bền bỉ và mãnh liệt. Đó là một tài sản vô giá mà ông cha đã để lại cho thế hệ hôm nay. Nhờ có ngôn ngữ riêng mà người Việt Nam có thể phản ánh một cách đầy đủ và chân thực mọi mặt của đời sống xã hội cũng những xúc cảm vi tế nhất trong tâm hồn mình. Trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ, thành ngữ là đơn vị đa thành tố tương đương với từ. Chúng được dùng khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hằng ngày, đâu đó chúng ta bắt gặp thành ngữ trong những câu nói như “mặt hoa da phấn”, “khẩu phật tâm xà” hay “tức nổ ruột” để nêu lên một nhận xét, một lời đánh giá về hình thức hoặc phản ánh một trạng thái tâm lí của con người. Trên các tít báo, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những câu như: “Bắt kẻ mặt người dạ thú giết chết vợ và con” hay “Nông dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời khi mất mùa, mất giá”. Khi đi vào các tác phẩm văn chương, thành ngữ được sử dụng như một công cụ để làm tăng tính gợi hình, gợi cảm. Không những thế qua các thành ngữ chứa từ chỉ ngoại hình con người, chúng ta thấy ông cha ta 2 không chỉ đơn thuần dừng lại ở sự miêu tả mà còn gửi gắm vào đó là sự nhận xét, đánh giá cũng như những kinh nghiệm của dân gian. Chúng ta hẳn sẽ không thể quên được ấn tượng từ ngoại hình có ảnh hưởng đến tính cách của những người phụ nữ trong câu ca dao: (1). Những người thắt đáy lưng ong Vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con Những cô béo trục béo tròn Ăn vụng như chớp cấu con cả ngày [1;408]. Thành ngữ còn xuất hiện trong lời bộc bạch tình cảm mộc mạc, chân thành mà hết sức tinh tế của chàng trai đối với cô gái trong câu: (2). Ai đem em tới giữa đồng? Chân bùn tay lấm mà lòng anh say [1;85]. Trong Truyện Kiều, thành ngữ nói chung và thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN nói riêng đã giúp cho Nguyễn Du khắc họa rất thành công các nhân vật từ ngoại hình đến tính cách. Sự xuất hiện sinh động của Từ Hải và Mã Giám Sinh trong các trường hợp sau đây là những ví dụ tiêu biểu: (3). Râu hùm hàm én mày ngài Vai năm tấc rộng thân mười thước cao Đường đường một đấng anh hào ôn quyền hơn sức lược thao gồm tài [56;160]. (4). Cho gươm mời đến húc lang Mặt như chàm đổ m nh dường giẽ run [56;170]. Thành ngữ có vị trí quan trọng trong giao tiếp cũng như trong văn học. Cho nên, nó đã trở thành đối tượng nghiên cứu không chỉ của Ngôn ngữ học mà còn của nhiều ngành khoa học khác như Văn học, Văn hóa học, Dân tộc học, Nhân học “Thành ngữ không chỉ là kho tàng quý giá trong ngôn ngữ dân tộc, không chỉ làm cho tiếng nói hay hơn đẹp hơn mà còn giúp mọi người hi u

Trang 1

Lời cảm ơn!

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc nhất tới PGS TS Nguyễn Thị Lương - người đã gợi mở, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường THPT Bắc Yên, Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập

Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Hà Nội, tháng 9 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Trung Kiên

Trang 3

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Cấu trúc của luận văn 9

B PHẦN NỘI DUNG 10

Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 10

1.1 Lí thuyết về ba bình diện của ngôn ngữ học 10

1.1.1 Bình diện ngữ pháp 11

1.1.2 Bình diện ngữ nghĩa 12

1.1.3 Bình diện ngữ dụng 14

1.2 Vấn đề thành ngữ trong tiếng Việt 20

1.2.1 Khái niệm thành ngữ 20

1.2.2 Nguồn gốc của thành ngữ 22

1.2.2.1 Nguồn gốc từ văn học dân gian 22

1.2.2.2 Định danh hóa các cụm từ tự do 23

1.2.2.3 Nguồn gốc từ việc vay mượn của nước ngoài 24

1.2.3 Đặc điểm của thành ngữ 25

1.2.3.1 Về cấu tạo 26

1.2.3.2 Về ngữ nghĩa 27

1.2.4 Phân biệt thành ngữ với các đơn vị khác 29

1.2.4.1 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ 29

1.2.4.2 Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do 30

1.2.4.3 Phân biệt thành ngữ với từ ghép 31

Trang 4

1.2.4.4 Phân biệt thành ngữ với từ láy 32

1.2.5 Phân loại thành ngữ 32

1.2.6 Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN 34

1.2.6.1 m hi u về c c N 34

1.2.6.2 Từ chỉ BPCTN trong thành ngữ 36

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 39

Chương 2 THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT CHỨA TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP 40

2.1 Nhận xét chung về thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN 40

2.2 Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN 45

2.2.1 Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ đối chứa từ chỉ BPCTN 47

2.2.1.1 Về số lượng 47

2.2.1.2 Về cấu tạo 48

2.2.2 Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ so sánh chứa từ chỉ BPCTN 51

2.2.2.1 Về số lượng 51

2.2.2.2 Về cấu tạo 51

2.2.3 Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ thường chứa từ chỉ BPCTN 53

2.2.3.1 Về số lượng 53

2.2.3.2 Về cấu tạo 53

2.3 Chức năng ngữ pháp của thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN 58

2.3.1 Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN làm nòng cốt câu 58

2.3.1.1 Làm chủ ngữ Error! Bookmark not defined 2.3.1.2 Làm vị ngữ Error! Bookmark not defined.

2.3.2 Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN làm thành phần phụ của câu

Error! Bookmark not defined

2.3.2.1 Làm định ngữ Error! Bookmark not defined 2.3.2.2 Làm bổ ngữ Error! Bookmark not defined.

Trang 5

2.3.2.3 Làm trạng ngữ Error! Bookmark not defined 2.3.2.4 Làm khởi ngữ Error! Bookmark not defined.

2.3.3 Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN làm thành phần biệt lập của câu

Error! Bookmark not defined

2.3.3.1 Làm phụ chú ngữ Error! Bookmark not defined.

2.3.3.2 Làm câu đặc biệt 68

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 75 Chương 3 THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT CHỨA TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG 76 3.1 Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN nhìn từ bình diện ngữ nghĩa 76

3.1.1 Ý nghĩa miêu tả 77

3.1.1.1 Nghĩa của thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN chia theo các phần

cơ th 77 3.1.1.2 Nghĩa của thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN chia theo chức năng của các bộ phận 82

3.1.2 Ý nghĩa biểu trưng 86

3.1.2.1 Một bộ phận cơ th có nhiều ý nghĩa bi u trưng 87 3.1.2.2 Một ý nghĩa bi u trưng được bi u hiện bằng nhiều bộ phận

100

3.2 Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN nhìn từ bình diện ngữ dụng 105

3.2.1 Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN từ góc nhìn của lập luận 105

3.2.1.1 Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN làm luận cứ trong lập luận 105 3.2.1.2 Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN làm kết luận trong lập luận 108 3.2.1.3 Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN tham gia vào lập luận trong

ca dao 109 3.2.1.4 Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN tham gia vào lập luận trong Truyện Kiều 112

Trang 6

3.2.2 Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN từ góc nhìn của hội thoại 117

3.2.2.1.Yếu tố phi lời trong giao tiếp th hiện qua thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN 117

3.2.2.2 Vấn đề lịch sự trong giao tiếp th hiện qua thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN 118

3.2.3 Đôi nét về bức tranh văn hóa Việt Nam thể hiện qua nhóm thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN 120

3.2.3.1 Nét văn hóa của đời sống nông nghiệp đặc thù 121

3.2.3.2 Nét văn hóa trong lời ăn tiếng nói 124

3.2.3.3 Nét văn hóa trong tính c ch con người Việt Nam 125

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 129

C PHẦN KẾT LUẬN 130

TÀI LIỆU THAM KHẢO 145 PHỤ LỤC

Trang 7

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Ngôn ngữ là một sản phẩm gần gũi và diệu kì nhất mà con người sáng tạo ra trong quá trình lao động Đó là hệ thống các kí hiệu đặc biệt được con người sử dụng để giao tiếp và nhận thức về thế giới Có thể nói một cách hình ảnh: ngôn ngữ là chiếc “chìa khóa vạn năng” để con người mở cánh cửa bước vào thế giới tự nhiên, xã hội và hiểu về chính bản thân mình Chúng ta thử hình dung nếu một ngày ngôn ngữ không còn nữa thì cũng là lúc con người đánh mất đi những giá trị quan trọng mà nhân loại đã vất vả qua bao nhiêu thế

hệ mới tạo dựng nên Chính vì thế mà ngôn ngữ luôn được xem là một thứ tài sản quý báu, được gìn giữ và trao truyền qua các thế hệ Tiếng Việt là báu vật của dân tộc Việt Nam, trải qua bao sự biến đổi và thăng trầm của lịch sử, tiếng Việt vẫn có một sức sống bền bỉ và mãnh liệt Đó là một tài sản vô giá

mà ông cha đã để lại cho thế hệ hôm nay Nhờ có ngôn ngữ riêng mà người Việt Nam có thể phản ánh một cách đầy đủ và chân thực mọi mặt của đời sống xã hội cũng những xúc cảm vi tế nhất trong tâm hồn mình

Trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ, thành ngữ là đơn vị đa thành tố tương đương với từ Chúng được dùng khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng Hằng ngày, đâu đó chúng

ta bắt gặp thành ngữ trong những câu nói như “mặt hoa da phấn”, “khẩu

phật tâm xà” hay “tức nổ ruột” để nêu lên một nhận xét, một lời đánh giá về

hình thức hoặc phản ánh một trạng thái tâm lí của con người Trên các tít báo,

chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những câu như: “Bắt kẻ mặt người dạ thú giết

chết vợ và con” hay “Nông dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời khi mất

mùa, mất giá” Khi đi vào các tác phẩm văn chương, thành ngữ được sử dụng

như một công cụ để làm tăng tính gợi hình, gợi cảm Không những thế qua các thành ngữ chứa từ chỉ ngoại hình con người, chúng ta thấy ông cha ta

Trang 8

không chỉ đơn thuần dừng lại ở sự miêu tả mà còn gửi gắm vào đó là sự nhận xét, đánh giá cũng như những kinh nghiệm của dân gian Chúng ta hẳn sẽ không thể quên được ấn tượng từ ngoại hình có ảnh hưởng đến tính cách của những người phụ nữ trong câu ca dao:

(1) Những người thắt đáy lưng ong

Vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con

Những cô béo trục béo tròn

Ăn vụng như chớp cấu con cả ngày [1;408]

Thành ngữ còn xuất hiện trong lời bộc bạch tình cảm mộc mạc, chân thành

mà hết sức tinh tế của chàng trai đối với cô gái trong câu:

(2) Ai đem em tới giữa đồng?

Chân bùn tay lấm mà lòng anh say [1;85]

Trong Truyện Kiều, thành ngữ nói chung và thành ngữ chứa từ chỉ

BPCTN nói riêng đã giúp cho Nguyễn Du khắc họa rất thành công các nhân vật

từ ngoại hình đến tính cách Sự xuất hiện sinh động của Từ Hải và Mã Giám Sinh trong các trường hợp sau đây là những ví dụ tiêu biểu:

(3) Râu hùm hàm én mày ngài

Vai năm tấc rộng thân mười thước cao Đường đường một đấng anh hào

ôn quyền hơn sức lược thao gồm tài [56;160]

(4) Cho gươm mời đến húc lang Mặt như chàm đổ m nh dường giẽ run [56;170]

Thành ngữ có vị trí quan trọng trong giao tiếp cũng như trong văn học Cho nên, nó đã trở thành đối tượng nghiên cứu không chỉ của Ngôn ngữ học

mà còn của nhiều ngành khoa học khác như Văn học, Văn hóa học, Dân tộc

học, Nhân học “Thành ngữ không chỉ là kho tàng quý giá trong ngôn ngữ dân

tộc, không chỉ làm cho tiếng nói hay hơn đẹp hơn mà còn giúp mọi người hi u

Trang 9

được tư duy, nhận thức, lối nói ví von trăm h nh nhiều vẻ của nhân dân.”

[16;7] Ở địa hạt của Ngôn ngữ học, thành ngữ đã được quan tâm tìm hiểu trên các bình diện cấu trúc hình thức, cấu trúc ngữ nghĩa, ý nghĩa biểu trưng cũng như sự vận dụng thành ngữ trong thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết, … Những nghiên cứu đó đã thu được nhiều kết quả quan trọng và làm rõ được vai trò của thành ngữ trong đời sống sinh hoạt cũng như trong các sáng tác văn chương

Nhóm thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người (BPCTN) đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, đó là những công trình nghiên cứu trên các bình diện độc lập Chúng tôi nhận thấy vẫn còn một

“khoảng trống” khi nghiên cứu về thành ngữ nói chung và nhóm thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN nói riêng dựa trên một cái nhìn tổng thể, đa chiều của lí thuyết ba bình diện ngôn ngữ: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng Đặc biệt là việc đi sâu vào lí giải những “phần chìm” văn hóa ẩn tàng dưới “phần nổi” của bề mặt ngôn từ Đó cũng chính là lí do thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài

“Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng” Tác giả của đề tài

mong muốn được đóng góp một số ý kiến nhỏ để góp phần khỏa lấp những

“khoảng trống” trong việc nghiên cứu về thành ngữ như đã trình bày ở trên

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt

Khi tìm hiểu về ngôn ngữ tiếng Việt, các nhà nghiên cứu cũng đã đặt vấn

đề tìm hiểu về thành ngữ Tuy nhiên, trong một thời gian dài, thành ngữ thường được đánh đồng với tục ngữ mà không có một ranh giới để phân biệt chúng

Đầu thế kỉ XX, Phạm Quỳnh có bản báo cáo mang tên “Về tục ngữ và

ca dao” đăng trên Tạp chí Nam Phong (1921) Cùng thời gian đó, Barbier -

nhà ngôn ngữ học người Pháp đã công bố bài viết “Những ngữ so sánh trong

Trang 10

tiếng An Nam” Ít năm sau, tác giả Nguyễn Văn Ngọc cho ra đời cuốn sách

“ ục ngữ và phong dao” Tuy nhiên, những công trình kể trên dù có bước

đầu đề cập đến vấn đề thành ngữ nhưng có thể nói nghiên cứu về thành ngữ ở thời điểm đó vẫn chưa được quan tâm Nó còn là một “khoảng đất trống” trên lãnh địa của Ngôn ngữ học

Đến giữa thế kỉ XX, tác giả Dương Quảng Hàm trong sách “Việt Nam

văn học sử yếu” (1943) đã tách khái niệm thành ngữ ra khỏi tục ngữ Cuốn

sách của học giả Dương Quảng Hàm được xem là “dấu mốc” quan trọng trong nghiên cứu thành ngữ Từ đây, thành ngữ bắt đầu được xem xét như một đối tượng riêng rẽ, độc lập trên các bình diện cấu tạo, ý nghĩa và cú pháp

Cuối thế kỉ XX, đặc biệt là những thập niên tám mươi, chín mươi đã đánh dấu sự “nở rộ” của các công trình nghiên cứu về thành ngữ với cách tiếp cận đa dạng từ nhiều góc nhìn của ngữ âm học, từ vựng học và cú pháp học,

… Các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Văn Tu (1962; 1981; 1986); Nguyễn Kim Thản (1963); Nguyễn Văn Mệnh (1972; 1986); Cù Đình Tú (1973; 1982); Nguyễn Thiện Giáp (1975; 1985; 1996); Hồ Lê (1976); Hoàng Văn Hành (1976); Trương Đông San (1976); [48; 4]

Nhiều khuynh hướng nghiên cứu thành ngữ đã xuất hiện Những tác giả

có thiên hướng nghiên cứu thành ngữ ở phương diện nguồn gốc, sự phát triển gắn với các bình diện văn hóa là: Bùi Khắc Việt (1988), Hoàng Văn Hành (1980); Phan Xuân Thành (1980; 1993); Đỗ Hữu Châu (1981), Nguyễn Đức Dân (1986); Nguyễn Như Ý (1992); Nguyễn Văn Khang (1994); …

Các tác giả như Trương Đông San (1976), Hoàng Văn Hành (1976) thì

đi sâu vào nghiên cứu một tiểu loại nhỏ của thành ngữ tiếng Việt là thành ngữ

so sánh; tác giả Nguyễn Văn Hằng với công trình “ hành ngữ bốn yếu tố

trong tiếng Việt hiện đại” đã góp một tiếng nói quan trọng vào việc nghiên

Trang 11

cứu thành ngữ đối, … Nghiên cứu về cấu trúc ngữ nghĩa và giá trị biểu trưng

có các tác giả như Phan Xuân Thành, Trịnh Cẩm Lan, …

Những năm gần đây, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về thành ngữ có một số lượng không nhỏ Đó là những nghiên cứa đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung và

có chiều sâu về văn hóa Tuy vậy, một điểm chung dễ nhận thấy là nghiên cứu thành ngữ trong sự phối hợp của các bình diện ngôn ngữ, nhất là bình diện ngữ dụng học vẫn chưa được thực sự quan tâm

2.2 Lịch sử nghiên cứu thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN

Nhận thức là một nhu cầu thiết yếu và thường trực của con người Từ xa xưa, con người nhận thức về thế giới xung quanh đồng thời cũng nhận thức về

chính bản thân mình Quan niệm “Dĩ nhân vi trung” (lấy con người là trung tâm của vũ trụ) là một quan niệm khá phổ biến của các dân tộc trên thế giới Vì

thế mà các BPCTN đã sớm được tri nhận một cách tỉ mỉ và sâu sắc Điều này

đã hắt bóng vào trong ngôn ngữ nói chung và được biểu hiện trong một bộ phận của ngôn ngữ nói riêng là thành ngữ

Khi nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt, từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình tập trung nghiên cứu về từ chỉ BPCTN trong thành ngữ ở phương diện từ vựng và ngữ nghĩa Có thể kể đến hai hướng nghiên cứu cơ bản sau đây:

Hướng nghiên cứu thứ nhất: nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt có từ chỉ BPCTN trong sự so sánh đối chiếu với một ngôn ngữ khác Có thể kể đến các

công trình như “So s nh phương thức th hiện ý nghĩa của các thành ngữ Anh

- Việt sử dụng các yếu tố chỉ cơ th người (giới hạn ở khuôn mặt)” của tác giả

Tôn Vân Trang Luận văn này đã rút ra được những kết luận về phương thức thể hiện ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ qua khuôn mặt con người cũng như những điểm giống nhau và khác nhau của người Anh và người Việt trong việc đánh giá con người thông qua khuôn mặt Tác giả Bùi Thị Hòa được biết đến

Trang 12

với công trình “Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của các từ chỉ bộ phận cơ th

người trong thành ngữ tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh)” Hướng nghiên

cứu của luận văn là gắn ngôn ngữ với văn hóa để thấy được những đặc điểm

về tư duy cũng như cách tri nhận của người Việt và người Anh qua các từ chỉ

BPCTN Ngoài ra có thể kể đến công trình “Khảo sát ngữ nghĩa của nhóm

thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ th trong tiếng Nhật (so sánh với tiếng Việt)”

của tác giả Ngô Minh Thúy

Hướng nghiên cứu thứ hai: nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa

của thành ngữ có từ chỉ BPCTN Một số công trình tiêu biểu như “Ý nghĩa bi u

trưng của từ chỉ bộ phận cơ th người trong thành ngữ tiếng Việt” của Mã Thị

Hiển Với công trình này, tác giả đã đi sâu tìm hiểu về số lượng, sự phân bố, các cách kết hợp của từ chỉ bộ phận cơ thể người và phân tích chúng ở nghĩa

biểu trưng Lâm Thị Thu Hương với công trình “Một vài đặc đi m về thành ngữ

có từ chỉ bộ phận cơ th trong tiếng Việt” lại đi vào miêu tả những đặc điểm của

thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN Tô Thị Lý thì tập trung nghiên cứu về ý nghĩa biểu trưng của một tiểu loại thành ngữ có chứa từ chỉ BPCTN là thành ngữ ẩn dụ

qua công trình “Nghĩa bi u trưng của bộ phận cơ th người trong thành ngữ ẩn

dụ tiếng Việt” Gần đây nhất có công trình “ hành ngữ chỉ ngoại hình con người xét trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng” của Trần

Thị Quế Trong công trình này, tác giả cũng tập trung vào việc phân loại một tiểu nhóm của thành ngữ chỉ BPCTN là thành ngữ chỉ ngoại hình con người để bước đầu đi đến những kết luận về mối quan hệ của ngôn ngữ và văn hóa Việt

Kế thừa thành tựu trong những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi mong muốn dưới góc nhìn về lí thuyết ba bình diện của ngôn ngữ là ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng sẽ có một cái nhìn khái quát, tổng hợp hơn về nhóm thành ngữ có chứa từ chỉ BPCTN Đồng thời phân loại và miêu

tả nhóm thành ngữ này thành các tiểu loại như thành ngữ chứa từ chỉ bộ phận

Trang 13

bên ngoài cơ thể, thành ngữ chứa từ chỉ bộ phận bên trong cơ thể Chỉ ra được mối liên hệ giữa phần bên trong và phần bên ngoài của cơ thể Qua đó lí giải những đặc trưng trong cách tư duy, trong bề sâu văn hóa được biểu hiện thông qua các thành ngữ được khảo sát

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Thành ngữ tiếng Việt có số lượng lớn lên đến mấy nghìn đơn vị Không những thế nó còn đa dạng về đề tài và chủ đề Đứng trước kho tàng thành ngữ rộng lớn, chúng tôi xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là nhóm thành ngữ có chứa từ chỉ BPCTN Cơ sở lí thuyết để phục vụ cho việc nghiên cứu là lí thuyết về ba bình diện của ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng) và lí thuyết về thành ngữ tiếng Việt

Tư liệu chính phục vụ cho việc nghiên cứu là các thành ngữ chứa từ chỉ

BPCTN được thống kê trong cuốn Thành ngữ tiếng Việt, Nguyễn Lực, Lương

Văn Đang, Nxb, Khoa học xã hội, 2009

Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo từ các cuốn sách khác như:

Từ đi n thành ngữ học sinh, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan

Xuân Thành, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009

Từ đi n thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ

Quang Hào, Nxb Văn hóa - Thông tin, 1995

Từ đi n thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nguyễn Lân, Nxb Thời đại, 2010

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi xác định mục đích của luận văn là chỉ được ra các đặc điểm của nhóm thành ngữ tiếng Việt có chứa từ chỉ BPCTN trên các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng Từ đó có những nhận xét và kiến giải về mối quan hệ của nhóm thành ngữ này với những đặc trưng trong tư duy và văn hóa của người Việt Nam

Trang 14

Để đạt được mục đích đó, luận văn sẽ tập trung giải quyết những nhiệm

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp thống kê và phân loại

Dựa trên cơ sở của tư liệu đã chọn, chúng tôi tiến hành thống kê số lượng cụ thể các thành ngữ có từ chỉ BPCTN Sau đó tiến hành phân loại để xếp chúng vào những tiểu loại nhất định

5.2 Phương pháp so sánh đối chiếu

Trong các tiểu loại đã được phân nhóm, chúng tôi tiến hành so sánh đối chiếu chúng với nhau để có những nhận xét

5.3 Phương pháp miêu tả

Chúng tôi tiến hành miêu tả các trường hợp điển hình về vị trí, cách kết hợp, chức năng ngữ pháp của các thành ngữ trong phạm vi nghiên cứu của luận văn

5.4 Phương pháp phân tích dựa vào thành ngữ

Dựa vào kết quả thống kê, so sánh, đối chiếu, chúng tôi đi vào phân tích các đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và ngữ dụng Từ đó làm cơ sở để rút ra những kết luận cho nhóm thành ngữ có chứa từ chỉ BPCTN

Trang 15

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, phần

phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí thuyết

Chương 2 Thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên bình diện ngữ pháp

Chương 3 Thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng

Trang 16

B PHẦN NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày sơ lược những vấn đề lí thuyết cơ bản có liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của luận văn, lấy đó làm kim chỉ nam cho việc tìm hiểu thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN ở những chương sau Để thực hiện nhiệm vụ đó, chúng tôi lần lượt trình bày hai vấn đề lí thuyết:

* Một là: lí thuyết về ba bình diện của ngôn ngữ học

* Hai là: lí thuyết về thành ngữ và nhóm từ chỉ BPCTN

Nội dung cụ thể như sau:

1.1 Lí thuyết về ba bình diện của ngôn ngữ học

Khi cho rằng ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, F de Saussure

đã chỉ ra cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong ngôn ngữ Cùng với thời gian, hướng nghiên cứu tổng hợp ngôn ngữ trên ba bình diện là ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng đã ra đời Đây là sự bổ sung kịp thời và đầy đủ cho những học thuyết trước đó để mang đến cho ngôn ngữ học một hướng nghiên cứu toàn diện hơn

Hai người có công đầu trong việc tìm hiểu để đưa ra thuật ngữ tín hiệu học là hai nhà khoa học người Mĩ Ch S Peirce (1839 - 1914) và Ch U Morris

Họ cho rằng, quá trình tín hiệu hóa có chung một cấu trúc gồm ba phần:

* Phương tiện tín hiệu (cái biểu đạt) là những sự vật hoặc hiện tượng có

tư cách tín hiệu

* Cái được biểu đạt là cái được tín hiệu chỉ ra hoặc biểu thị

* Người tạo lập hoặc người sử dụng là người dùng tín hiệu

Tín hiệu học đã phân biệt ba loại quan hệ là kết học (quan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu), nghĩa học (quan hệ của tín hiệu với cái được biểu đạt) và dụng học (quan hệ của tín hiệu với người dùng) Ba loại quan hệ của tín hiệu

Trang 17

như đã kể trên cũng tương ứng với ba bình diện ngữ pháp học, ngữ nghĩa học

và ngữ dụng học trong nghiên cứu ngôn ngữ học

1.1.1 Bình diện ngữ pháp

Trong tín hiệu học có bình diện kết học (syntax) Bình diện này có thể

xem là tương đương với bình diện ngữ pháp của ngôn ngữ học Đỗ Hữu Châu

cho rằng: Kết học là “lĩnh vực của các quy tắc hình thức kết hợp tín hiệu

thành một thông điệp Nói vắn tắt kết học là lĩnh vực nghiên cứu mối quan hệ

giữa tín hiệu với tín hiệu trong thông điệp.” [3;3]

Tên gọi ngữ pháp được dịch từ thuật ngữ “grammar” (tiếng Anh) và

“gramaire” (tiếng Pháp), nó có 2 nghĩa là: (1) ngữ pháp là một bộ phận của cấu trúc ngôn ngữ, đơn vị của nó khác với đơn vị của từ vựng và ngữ âm; (2) ngữ pháp là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu sự hoạt động hành chức theo những quy tắc nhất định để biến các đơn vị ngôn ngữ thành các đơn vị giao tiếp

Việc nghiên cứu bình diện ngữ pháp của một ngôn ngữ lại bao gồm nhiều phân ngành khác nhau Ngữ pháp tiếng Việt được chia thành từ pháp học và cú pháp học

* Từ pháp học: đối tượng nghiên cứu là các từ, với mục đích xác định

các quy tắc cấu tạo từ, quy tắc biến đổi từ, đặc điểm ngữ pháp của các từ loại

* Cú pháp học: nghiên cứu quy tắc cấu tạo cụm từ và câu (kết hợp các

Trang 18

Ngữ pháp của ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác như với ngữ âm, từ vựng, cú pháp, Bình diện ngữ pháp có quan hệ mật thiết với bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng Trong luận văn này, chúng tôi đã vận dụng kiến thức lí thuyết về bình diện ngữ pháp để nghiên cứu các dạng cấu tạo của thành ngữ và chức năng ngữ pháp mà các thành ngữ chứa từ chỉ

BPCTN có thể đảm nhiệm được trong câu

1.1.2 Bình diện ngữ nghĩa

Tín hiệu học có thuật ngữ nghĩa học (semamntics) Đây là phương diện

của những quan hệ giữa tín hiệu và hiện thực được nói tới trong thông điệp Nói cách khác, nghĩa học nghiên cứu ý nghĩa với tư cách là cái ở giữa các biểu thức ngôn ngữ và cái mà biểu thức này miêu tả Ví dụ khi tham gia giao thông, các tín hiệu biển báo giúp cho người lái xe biết được đoạn đường cấm đi ngược chiều, cấm rẽ trái, cấm quay đầu xe, các tín hiệu đèn giao thông đỏ, vàng, xanh báo hiệu cho người lái xe biết cần phải dừng lại hay được đi tiếp

Bình diện ngữ nghĩa của ngôn ngữ là một khái niệm rộng Sau đây là một số quan niệm:

Morris (đại diện cho quan niệm của những người theo chủ nghĩa hành

vi) cho rằng nghĩa của từ là “khả năng hành động có sẵn, là sự sẵn sàng hành

động theo một phương thức nhất định do các từ gây nên.” [7;121]

Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Ý nghĩa của từ bi u thị những sự vật và hiện

tượng trong đời sống thực tế và đời sống tâm lí của con người Người ta có

th hi u biết về một đối tượng nào đấy không có trước mặt khi nhắc tới tên gọi của nó Như vậy là có mối liên hệ giữa từ và c c đối tượng phức tạp của đời sống.” [2;34]

Đỗ Việt Hùng quan niệm:“Nghĩa của từ là một thực th tinh thần có

quan hệ ổn định với hình thức từ.” [5;195]

Trang 19

Chúng tôi đề cập đến một số khái niệm của ngữ nghĩa học như nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái, nghĩa biểu trưng để có cơ sở lí thuyết thuận lợi cho quá trình nghiên cứu

Nghĩa miêu tả (nghĩa sự vật): là phần nghĩa phản ánh sự việc, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, tính chất, … ngoài thực tế khách quan được đưa vào ngôn ngữ Sự vật tồn tại trong thế giới ở những dạng khác nhau, trong đó dạng cơ bản là vật chất Trong khi đó ý nghĩa miêu tả của từ thuộc phạm trù tinh thần của ngôn ngữ Sự chia cắt thế giới thành các “mẩu - sự vật” ứng với nghĩa của từ ở các dân tộc khác nhau là khác nhau

Ví dụ: Cái máy giặt này rất tiện lợi

Nhờ vào ý nghĩa miêu tả của cụm từ cái máy giặt, khi đi vào sử dụng, trong cụm từ cái máy giặt này, từ máy giặt cùng với các từ khác quy chiếu

vào một cái máy giặt cụ thể trong thế giới bên ngoài Nghĩa sự vật cụ thể của

từ trong hoạt động cụ thể là nghĩa chiếu vật

Nghĩa tình thái: là phần nghĩa thể hiện mục đích, thái độ, quan hệ, đánh giá của người nói đối với người nghe hoặc hiện thực được phản ánh

Ví dụ:

(5) hú S u đã hi sinh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu

Thân 1968 [53]

Cùng là nói về việc mất khả năng sống hoặc không còn biểu hiện của

sự sống, chúng ta có các từ như băng hà, từ trần, viên tịch, hi sinh, chết, bỏ

mạng, ngỏm, Những từ này gợi ra các sắc thái ý nghĩa khác nhau có thể là

trân trọng, có thể là khinh thường và đôi khi là mang sắc thái trung tính Ở ví

dụ trên, từ hi sinh được dùng với sắc thái trang trọng

Nghĩa biểu trưng: là toàn bộ những ý nghĩa, khái niệm được khái quát

từ hình ảnh, sự vật, sự việc cụ thể được miêu tả được nhắc tới [48;30]

Trang 20

Ví dụ: thành ngữ “mồm năm miệng mười” không phải để miêu tả một

đối tượng với bộ phận cụ thể mà câu thành ngữ đề cập đến một đặc điểm

“lắm lời, nói tranh, nói át cả người kh c” Đặc điểm được nói đến này là ý

nghĩa biểu trưng của thành ngữ trên [16; 411]

Kiến thức lí thuyết về bình diện ngữ nghĩa được chúng tôi áp dụng để tìm hiểu về ý nghĩa miêu tả và ý nghĩa biểu trưng của các thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN

1.1.3 Bình diện ngữ dụng

Dụng học là một trong ba lĩnh vực của tín hiệu học Dụng học (Pragmatics)

là nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với người dùng, giữa tín hiệu với việc sử dụng tín hiệu trong các tình huống cụ thể

Trong ngôn ngữ học, bình diện ngữ dụng nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong mối quan hệ với ngữ cảnh xã hội Đặc biệt là ý nghĩa của phát ngôn được xuất hiện trong các tình huống cụ thể Ngữ dụng học lại được chia thành các cấp độ như ngữ dụng của từ và ngữ dụng của câu:

Bình diện ngữ dụng của từ (hoặc cụm từ): nghiên cứu nghĩa của từ trong quá trình sử dụng Tức là để hiểu nghĩa của từ, nhất thiết chúng ta phải đặt từ (cụm từ) vào trong câu hoặc trong một ngữ cảnh cụ thể Ví dụ: nghĩa

của từ nước chỉ được hiểu một cách chính xác nếu ta đặt vào trong các câu cụ

thể sau đây:

(i) Cốc nước đặt trên mặt bàn

(ii) Nước tôi có danh tướng Trần Hưng Đạo

(iii) Bây giờ anh nghĩ em chỉ còn nước ra đầu thú

Nước trong câu (i) là một danh từ chỉ một dạng chất lỏng không màu, không mùi, không vị mà con người có thể uống được Nước trong câu (ii) chỉ một quốc gia có một chế độ chính trị riêng Trong câu (iii), nước là từ chỉ

cách thức của hành động, hoạt động để tác động đến tình hình, thoát khỏi thế bí

Trang 21

Từ việc phân tích các ví dụ trên, chúng ta thấy rằng tìm hiểu bình diện ngữ dụng của từ không thể tách rời việc nghiên cứu bình diện ngữ dụng của câu chứa nó

Bình diện ngữ dụng của câu: nghiên cứu mối quan hệ giữa câu với người sử dụng, giữa câu với việc sử dụng câu trong tình huống giao tiếp cụ thể nhằm phát hiện ra ý nghĩa của câu - phát ngôn trong tình huống cụ thể đó

Có quan điểm cho rằng: ngữ dụng là sự thống hợp của các lĩnh vực ngữ âm -

âm vị học, cú pháp học, ngữ nghĩa học vì thế cho nên phạm vi nghiên cứu của ngữ dụng học là rất rộng lớn Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung vào một số vấn

đề cơ bản của ngữ dụng học có liên quan đến nhóm thành ngữ có từ chỉ BPCTN như: lí thuyết lập luận; lí thuyết hội thoại (tín hiệu phi lời trong giao tiếp); vấn đề lịch sự, ý nghĩa hàm ẩn

* Lập luận (argrumentation) là thuật ngữ dùng trong tu từ học và logic

học Hai nhà ngôn ngữ học người Pháp là O Ducrot và J C Anscombre đã đưa khái niệm lập luận vào nghiên cứu trong dụng học của ngôn ngữ học

Trong giao tiếp thông thường, ít khi chúng ta miêu tả chỉ thuần túy là

để miêu tả mà bao giờ cũng nhằm hướng người nghe tới một điều gì đó nằm ngoài sự vật, hiện tượng, sự kiện được miêu tả Nội dung mà người nói hướng người nghe tới rất đa dạng Đó có thể là một thái độ, một tình cảm, một sự đánh giá, một nhận định hay một hành động nào đó cần phải thực hiện Nói cách khác cái mà thông tin miêu tả hướng tới là một kết luận nào đó rút ra từ thông tin miêu tả đó

Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới [3; 155].

Mô hình của một lập luận đầy đủ là: p – r (trong đó p là lí lẽ, r là kết luận p,r có thể được diễn đạt bằng các diễn ngôn U1, U2 …) Ví dụ:

Trang 22

(6) Quanh năm họ làm ăn vất vả (r), chân lấm tay bùn (p), đổi bát mồ

hôi lấy b t cơm (q) [16;135]

Cơ sở của một lập luận là lẽ thường (topos) Lẽ thường là những chân lí

thông thường có tính kinh nghiệm, không có tính tất yếu, bắt buộc như các tiền đề logic Lẽ thường được chia thành lẽ thường phổ quát mang tính chung cho toàn thế giới và lẽ thường riêng cho một quốc gia thậm chí riêng cho một

địa phương Ở ví dụ trên, kết luận (r) quanh năm họ làm ăn vất vả dựa trên cơ

sở của các luận cứ (p) là thành ngữ chân lấm tay bùn và (q) đổi bát mồ hôi lấy

b t cơm Kết luận và các luận cứ dựa trên lẽ thường về đời sống của người

nông dân trước cách mạng tháng Tám, họ phải chịu cùng một lúc nhiều tầng

áp bức bóc lột cho nên cho dù người nông dân có cần cù làm lụng song cuộc sống của họ vẫn chịu cảnh cực khổ, bần hàn

* Lí thuyết hội thoại (linguistique interactionnelle): Hội thoại khi xuất

hiện được nghiên cứu trong Xã hội học, Dân tộc học Đến năm 1970, hội thoại chính thức được các nhà ngôn ngữ học Mĩ đưa vào nghiên cứu như một phân ngành độc lập của Ngôn ngữ học Đến nay, hầu như ngôn ngữ học của tất cả các quốc gia đều bàn đến vấn đề hội thoại

Để đạt được hiệu quả trong hội thoại, các nhân vật tham gia hội thoại phải phối hợp với nhau để tạo thành sự liên hòa phối C.K Orecchioni đã ví

von: “Có th xem mỗi nhân vật tương t c là những nhạc công trong một bản

giao hưởng vô hình mà phần nhạc họ chơi không được biên soạn từ trước, mỗi người tự soạn ra trong diễn tiến của cuộc hòa nhạc, một cuộc hòa nhạc không có nhạc trưởng.” [3; 220] Trong hội thoại, lời nói là yếu tố có ý nghĩa

đặc biệt quan trọng, nó giúp truyền tải thông tin một cách tối ưu Tuy nhiên, hiệu quả của một cuộc hội thoại nhiều khi còn phụ thuộc cả vào những yếu tố kèm lời và phi lời

Trang 23

Yếu tố kèm lời (paraverbal) là các yếu tố không có đoạn tính như âm vị

và âm tiết nhưng đi kèm với các yếu tố đoạn tính Các yếu tố kèm lời có thể ngữ điệu, trọng âm, cường độ, độ dài, đỉnh giọng,

Yếu tố phi lời (non verbal) là những yếu tố như cử chỉ, khoảng không gian, tiếp xúc cơ thể, tư thế cơ thể, vẻ mặt, ánh mắt, được dùng trong đối thoại mặt đối mặt (face to face) Các yếu tố cơ thể - vận động được tiếp nhận bằng thị giác Diện mạo, ngoại hình, trang phục cung cấp những thông tin về giới tính, tuổi tác, dân tộc, trong một chừng mực nhất định nó là sự biểu hiện

của tính cách (trông mặt mà bắt hình dong) của người đối thoại Sự thay đổi

của nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi giao tiếp cũng bộc lộ những đặc điểm tâm lí của các nhân vật tham gia giao tiếp và hiển nhiên là có tác động đến nội dung

giao tiếp Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “những tín hiệu phi lời tuy là thứ

yếu nhưng rất quan trọng, thiếu chúng, cuộc trò chuyện sẽ tẻ nhạt, thậm chí phải chấm dứt.” [3;222]

* Lí thuyết lịch sự (politesse): Nguyên tắc cộng tác trong hội thoại của

Grice đã giải quyết được vấn đề “tìm kiếm hiệu quả tối ưu của sự trao đổi thông tin” Tuy nhiên chính bản thân ông cũng cảm thấy không thỏa mãn với

điều đó Grice có phát biểu trong “Logic và hội thoại” rằng: chắc chắn còn

những quy tắc khác (thẩm mĩ, xã hội, đạo đức) kiểu như quy tắc “hãy lịch sự”

mà người tham gia hội thoại đều tuân thủ và chúng có thể làm xuất hiện những hàm ngôn phi quy ước Vậy là, trong hội thoại, ngoài quan hệ trao đổi thông tin còn có quan hệ liên cá nhân Các quy tắc lịch sự sẽ đề cập đến phương diện liên cá nhân của hội thoại

R Lakoff cho rằng lịch sự là tôn trọng nhau Nó là một biện pháp dùng

để làm giảm bớt trở ngại trong tương tác giao tiếp giữa các cá nhân Do vậy, cần phải thực hiện các quy tắc: quy tắc lịch sự quy thức (formal politeness);

Trang 24

quy tắc lịch sự phi quy thức (informal Politeness); quy tắc về phép lịch sự bạn

bè hay thân tình

Leech quan niệm lịch sự là sự bù đắp những hao tổn, thiệt thòi do hành động nói năng của người nói gây ra cho người đối thoại Lí thuyết lịch sự của Leech dựa trên khái niệm lợi (benefit) và thiệt (cost) gây ra cho người nói và

người nghe và nội dung đó nằm ở quy tắc: Tối thi u hoá những lời nói bất

lịch sự và tăng tối đa những lời nói lịch sự

Lấy cơ sở là khái niệm thể diện (face), Brow và Levinson đã xây dựng nên lí thuyết lịch sự Các tác giả cho rằng: lịch sự thông qua thể diện là hình ảnh về ta trước cộng đồng mà mỗi thành viên muốn mình có được Brown và

Levinson cũng phân biệt hai phương diện của thể diện là th diện dương tính (positive face) và th diện âm tính (nagative face) hay còn có tên gọi khác là

th diện tích cực và th diện tiêu cực

Trở lên là những vấn đề về mặt tích cực của phép lịch sự Cũng giống như mọi phạm trù ngôn ngữ khác, lịch sự còn bao gồm cả không lịch sự, M

Green viết: “Những người tham gia hội thoại có th chọn cách xử sự lịch sự,

tránh cục cằn, thô lỗ Ngoài ra, họ còn có th lựa chọn cách xử sự tùy thích không đếm xỉa đến tình cảm và nguyện vọng của người khác Họ còn có th dựa vào những hi u biết của mình về các quy tắc lịch sự đ tỏ ra cục cằn, thô

lỗ một cách cố ý.” [3;256]

* Nghĩa hàm ẩn là nghĩa thường được xác định trong sự đối lập với

nghĩa tường minh Nghĩa tường minh là nghĩa mà người nghe có thể hiểu được một cách trực tiếp dựa trên câu chữ, tức là dựa trên những từ ngữ được dùng trong câu và quan hệ cú pháp của chúng, còn nghĩa hàm ẩn là nghĩa

mang tính gián tiếp, cần phải suy luận mới hiểu được

Trong giao tiếp, với nhiều trường hợp, nghĩa hàm ẩn mới là nội dung quan trọng mà người nói muốn gửi gắm đến người nghe Nói cách khác, nếu

Trang 25

chúng ta chưa hiểu được nghĩa hàm ẩn của câu nói là chưa thực sự hiểu câu nói Nhờ nghĩa hàm ẩn trong giao tiếp mà người ta có thể chuyển tải được nhiều thông tin hơn so với những gì được truyền đạt một cách trực tiếp theo

là một nhận xét với mong muốn đi một chỗ khác để tìm cảm giác thoải mái hơn Còn trong trường hợp là một chàng trai tới chơi ở phòng một cô gái

trong kí túc xá thì câu nói “Ở đây ngột ngạt quá!” lại là lời gợi ý đầy tế nhị

và kín đáo của chàng trai hay cô gái nên đi đâu đó ra bên ngoài để có một chỗ tâm sự riêng tư hơn

Từ những vấn đề đã trình bày trên, có thể thấy rằng, ngữ dụng học ra đời đã mở ra những chân trời mới cho nghiên cứu ngôn ngữ Chân trời càng

xa, càng rộng thì càng chứng tỏ được tính chất kì diệu và vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong đời sống của chúng ta Quả thật, với sự ra đời của ngữ

dụng học, ngôn ngữ học đã “bước ra khỏi cái tháp ngà của cấu trúc luận nội

tại do F De Saussure khởi xướng” [3;12] để đi vào mọi ngõ ngách của đời

sống con người

Chúng tôi đã vận dụng những vấn đề lí thuyết của ngữ dụng học để tìm hiểu về yếu tố phi lời trong giao tiếp và biểu hiện của lịch sự trong giao tiếp được biểu hiện thông qua các thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN Bên cạnh đó, chúng tôi cũng quan tâm tìm hiểu về vai trò của các thành ngữ này trong việc tham gia vào lập luận

Trang 26

1.2 Vấn đề thành ngữ trong tiếng Việt

1.2.1 Khái niệm thành ngữ

Thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu Cũng vì thế mà có nhiều quan niệm khác nhau về thành ngữ Các quan niệm về thành ngữ được cụ thể dần cùng với lịch sử nghiên cứu vấn đề thành ngữ trong tiếng Việt Ban đầu, chưa có một quan niệm cụ thể cho thành ngữ vì còn có sự đồng nhất giữa thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ khác như tục ngữ, quán ngữ, … Từ những năm bốn mươi của thế kỉ XX trở lại đây, khái niệm thành ngữ mới mang tính chất độc lập để phân biệt với các đơn vị ngôn ngữ khác Sau đây là một số quan niệm về thành ngữ của các nhà nghiên cứu:

Dương Quảng Hàm: “Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ,

hoặc khuyên răn và chỉ bảo điều gì; nghĩa là thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn

đ ta tiện dùng mà diễn đạt một ý nghĩa g hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè.” [8;107]

Nguyễn Văn Mệnh: “Thành ngữ nhằm giới thiệu một hình ảnh, một

hiện tượng, một trạng thái, một tính cách, một th i độ.” [37;13] Tác giả còn

nói rõ thêm “Mỗi thành ngữ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn

chỉnh” Năm 1986, trong bài viết “Một vài suy nghĩ góp thêm phần x c định khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt” đăng trên “Tạp chí Ngôn ngữ” số 3, tác

giả chỉ rõ: “Thành ngữ là loại đơn vị có sẵn, chúng là những ngữ có kết cấu

chặt chẽ và ổn định, mang một ý nghĩa nhất định, có chức năng định danh và được tái hiện trong giao tế.” [37;13]

Nguyễn Văn Tu: “Thành ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đó đã

mất tính độc lập đến một tr nh độ cao về nghĩa, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành

tố (từ) tạo ra Những thành ngữ này cũng có tính h nh tượng hoặc cũng có th

Trang 27

không có Nghĩa của chúng đã kh c nghĩa của những từ nhưng cũng có th cắt nghĩa bằng từ nguyên học.” [22;185]

Hoàng Văn Hành: “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững

về hình thức - cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy, về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ.” [10;27]

Hồ Lê: “Thành ngữ là một tổ hợp từ cố định về cấu trúc, có nghĩa

bóng, được sử dụng đ miêu tả những hình ảnh, những hiện tượng, tính cách hay quan hệ.” [15;97]

Nguyễn Đức Dân: “Thành ngữ là đơn vị ổn định về hình thức, phản

ánh lối nói, lối suy nghĩ đặc thù của mỗi dân tộc Thành ngữ phản ánh các khái niệm và các hiện tượng.” [24;11]

Mai Ngọc Chừ: “Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc

ý nghĩa Nghĩa của chúng có tính h nh tượng và gợi cảm.” [5;157]

Nguyễn Nhƣ Ý: “Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tính nguyên

khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh th định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt ở trong câu.” [23;271]

Có thể nói, mỗi nhà nghiên cứu đều có một cách kiến giải riêng về thành ngữ tiếng Việt Các khái niệm được đưa ra có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có cả những điểm khác biệt Đây cũng là một khó khăn để đi đến việc tìm ra một khái niệm thống nhất cho thành ngữ tiếng Việt Tiếp thu các quan niệm của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi đưa ra một khái niệm

chung về thành ngữ tiếng Việt như sau: Thành ngữ tiếng Việt là những ngữ cố

định có cấu trúc tương đối ổn định, bền vững, có ngữ nghĩa trọn vẹn và mang tính bi u trưng

Trang 28

1.2.2 Nguồn gốc của thành ngữ

Thành ngữ cũng giống như các đơn vị ngôn ngữ khác, chúng có quá trình hình thành và phát triển cùng với lịch sử phát triển ngôn ngữ của mỗi

dân tộc Vấn đề đi tìm nguồn gốc của thành ngữ là một vấn đề khá nan giải và

phức tạp Vì nguồn gốc của thành ngữ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau Xét một cách tổng quát, thành ngữ được hình thành từ các nguồn cơ bản sau đây:

1.2.2.1 Nguồn gốc từ văn học dân gian

Văn học dân gian và ngôn ngữ của một dân tộc có mối quan hệ hữu cơ với nhau Ngôn ngữ là chất liệu quan trọng nhất của văn học dân gian và văn học dân gian cũng làm phong phú thêm vốn từ vựng và giúp cho từ ngữ được chau chuốt, gọt rũa ngày càng tinh xảo hơn

Văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại như thần thoại, truyền thuyết,

sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, ca dao, tục ngữ, vè, … Ở thể loại nào, chúng ta cũng đều thấy có sự đóng góp cho việc

hình thành nên các thành ngữ Chẳng hạn, với trường hợp của thành ngữ “nợ như chúa Chổm”, thành ngữ này có nguồn gốc từ một câu chuyện dân gian

kể về Lê Ninh (tên gọi khác là chúa Chổm) Thời nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê,

Lê Ninh là hoàng tử nhưng ông rất nghèo thường phải ăn chịu ở các quán ăn trong thành Tuy nhiên các quán ăn này nếu được ông mở hàng thì rất đắt khách Vì vậy, nhiều quán đã mời ông ăn chịu và ghi nợ Khi Lê Ninh được lên làm vua, (tức vua Lê Trang Tông) các chủ quán đến đòi nợ Vua ra lệnh

mở kho để trả nợ nhưng trả nhiều lần chưa hết vì có kẻ đòi nợ khống Từ đấy

thành ngữ nợ như chúa hổm có ý chỉ những người nợ rất nhiều Ví dụ:

(7) Lúc ấy ông Đaclơ đang mắc nợ như chúa Chổm và kh nh kiệt gia

tài th nhờ hơi một chính kh ch có thế lực, ông ta được bổ sang làm quan cai trị ở Đông Dương [16;501]

Trang 29

1.2.2.2 Định danh hóa c c cụm từ tự do

Cụm từ tự do là cụm từ được tạo ra nhất thời trong lời nói do nhu cầu của thực tế được phản ánh hoặc do nhu cầu chủ quan của người nói Trải qua hàng ngàn năm của quá trình hình thành và phát triển, tiếng Việt đã cho thấy bản thân nó là chất liệu cơ bản để tạo nên các thành ngữ Tức là thành ngữ đã thực hiện chức năng gọi tên các hiện tượng, tính chất, hành động, … của tất

cả các sự vật, hiện tượng mà con người nhận thức được và biểu đạt bằng ngôn

ngữ Trong cuốn sách “ hành ngữ học tiếng Việt”, tác giả Hoàng Văn Hành đã

cho rằng có ba con đường chủ yếu đối với việc định danh hóa cụm từ tự do

Tác giả Nguyễn Đức Tồn thì cho rằng việc định danh hóa cụm từ tự do

chính là việc cố định thành phần cấu trúc Đồng thời “nhược hóa ngữ nghĩa

của các thành tố từ nghĩa đen, nghĩa sự vật - từ vựng đến nghĩa bóng, nghĩa liên đới, khái quát và hiện tượng nảy sinh nghĩa từ vựng mới có tính bi u trưng.” [10;48] Các thành ngữ hình thành theo kiểu này như: hai bàn tay trắng, vạch o cho người xem lưng, thay lòng đổi dạ, tai to mặt lớn, đầu trâu mặt ngựa, …

Tính chất định danh của từ và thành ngữ cũng có sự khác nhau Định danh ở từ thường gắn với khái niệm, với tên gọi mang tính thuật ngữ và thường

là những từ đơn nghĩa và chính xác, còn ở thành ngữ thì định danh thường xa với thuật ngữ và tính đơn nghĩa Do đó mà chức năng định danh của từ đơn giản, rõ ràng, còn chức năng định danh của thành ngữ mang tính hình ảnh,

Trang 30

thường có sắc thái biểu cảm, đánh giá Chẳng hạn, để biểu hiện trạng thái không yên lòng vì cho rằng có cái gì đó trực tiếp gây nguy hiểm hoặc gây hại cho mình mà tự thấy không thể chống lại hoặc tránh khỏi, chúng ta có thể dùng

hai đơn vị là từ: sợ hãi hoặc thành ngữ dựng tóc gáy hoặc sợ xanh mắt

Việc mô phỏng mẫu cấu trúc của thành ngữ có trước giúp tạo ra một số

lượng thành ngữ lớn, làm phong phú thêm kho tàng từ vựng.“ hương thức

này cho phép tạo ra được c c đơn vị thành ngữ tính không cần qua thời gian

sử dụng lâu dài như phương thức hóa từ tổ.” [10;49] Thành ngữ mắt trước mắt sau được hình thành dựa trên cấu trúc của kiểu cấu tạo ABAC Chúng ta

cũng thấy kiểu cấu tạo này trong các thành ngữ: chân trong chân ngoài, nóng

ruột nóng gan, nở mặt nở mày, …

Tạo thành ngữ mới từ việc liên kết các thành ngữ có nguồn gốc khác nhau Dạng này chiếm tỉ lệ thấp nhất trong ba dạng đã trình bày Các tác giả nghiên cứu về thành ngữ đã chỉ ra rằng: thành ngữ tiếng Việt được cấu thành

từ một bộ phận khá lớn các thành ngữ có nguồn gốc tiếng Hán Trong thực tiễn sử dụng, một bộ phận thành ngữ có nguồn gốc Hán đã được Việt hóa để

tạo nên các thành ngữ mới Chúng ta có thể kể ra các trường hợp như: vạn cổ

lưu phương -> vạn cổ lưu danh, tác uy tác phúc -> tác oai tác quái, cung kính bất như tòng mệnh -> cung kính không bằng tuân lệnh,

1.2.2.3 Nguồn gốc từ việc vay mượn của nước ngoài

Một bộ phận không nhỏ thành ngữ tiếng Việt được có nguồn gốc ngoại lai Điều này đã phản ánh quá trình tiếp xúc, tiếp nhận một cách mềm mại và linh hoạt của tiếng Việt nói chung và thành ngữ tiếng Việt nói riêng đối với những ảnh hưởng từ bên ngoài đối với ngôn ngữ của dân tộc

Theo số liệu của Nguyễn Thị Tân trong bài viết “Nhận diện thành ngữ

gốc Hán trong tiếng Việt” thì thành ngữ tiếng Việt có tới 2714 đơn vị thành

ngữ gốc Hán Con số này cho thấy thành ngữ gốc Hán chiếm khoảng gần 30%

Trang 31

tổng số thành ngữ tiếng Việt và chiếm khoảng 98% thành ngữ có gốc ngoại lai [40;16]

Cũng giống như trong từ vựng có từ Hán Việt, thành ngữ gốc Hán khi

du nhập vào Việt Nam đã được Việt hóa bằng các hình thức chủ yếu sau đây:

Một là: sử dụng nguyên dạng Những thành ngữ này chiếm tỉ lệ khá lớn

so với toàn bộ thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt Những thành ngữ này có đặc điểm là mang tính trang trọng nên thường được sử dụng trong văn viết và

mang tính sách vở rõ rệt Ví dụ: xuất khẩu thành chương, chúng khẩu đồng

từ, đồng tâm hiệp lực, xuất đầu lộ diện, …

Hai là: thay đổi cấu trúc Tức là từ một cấu trúc có trước mà cải biến để

có một thành ngữ mới Ví dụ: khẩu phật tâm xà -> khẩu xà tâm phật, nở mặt

nở mày -> nở mày nở mặt, mã đ o công thành -> mã đ o thành công

Ba là: dịch toàn bộ sang tiếng Việt Ở trường hợp này, cấu trúc của

thành ngữ vẫn được giữ nguyên Chẳng hạn: tẩu mã kh n hoa (cưỡi ngựa xem

hoa), bách chiến bách thắng (trăm trận trăm thắng), …

Bốn là: dịch một bộ phận sang tiếng Việt, bộ phận còn lại được giữ

nguyên Do đó mà cấu trúc của thành ngữ cũng không có sự thay đổi Ví dụ:

hữu thủy hữu chung (có thủy có chung),

Năm là: dịch nghĩa chung ra tiếng Việt Ví dụ: thương hải biến vi tang

điền (bãi bể thành ruộng dâu, nói về sự thay đổi của thế sự ) -> nương dâu bãi

b ), xảo ngôn như lưu (nói năng khéo léo trôi chảy như rót vào tai) -> nói như rót vào tai

1.2.3 Đặc điểm của thành ngữ

Thành ngữ với tư cách là đơn vị tương đương với từ, bản thân nó mang những đặc điểm riêng về cấu tạo cũng như về ngữ nghĩa Cụ thể như sau:

Trang 32

1.2.3.1 Về cấu tạo

Tính ổn định về hình thức: sự ổn định về hình thức của thành ngữ

được thể hiện ở sự ổn định về mặt từ vựng Đặc điểm này là một tiêu chí cơ

bản để xác định thành ngữ.“ c yếu tố tạo nên thành ngữ hầu như giữ

nguyên trong sử dụng, mà trong nhiều trường hợp không th thay thế bằng các yếu tố khác.” [10;32] Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này khi xét

thành ngữ lạnh xương sống (khiếp sợ, sợ hãi) Ý nghĩa của thành ngữ này sẽ

không còn nếu chúng ta thay xương sống bằng xương sườn hay xương đùi,…

Do đó, một yêu cầu quan trọng được đặt ra trong quá trình sử dụng thành ngữ

là không được thay đổi vốn từ vốn có trong mỗi thành ngữ, kể cả trường hợp được thay thế bằng những từ đồng nghĩa

Trật tự sắp xếp của các yếu tố: một đơn vị thành ngữ, xét ở mặt hình

thức là một chuỗi các từ được sắp xếp theo trật tự tuyến tính Vì thế bất kì một

sự thay đổi nào về trật tự cũng đều tạo nên một sự thay đổi nhất định, trong nhiều trường hợp là không thể thay đổi được trật tự của các yếu tố Bởi vì làm như vậy sẽ làm cho đơn vị thành ngữ ban đầu trở nên vô nghĩa hoặc không còn bảo toàn được ý nghĩa ban đầu vốn có của nó

Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng thì thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định để phù hợp với từng hoàn cảnh hoặc nhằm tăng sức biểu cảm

Trang 33

Ví dụ:

(+) Bầm gan tím ruột (+) Tím ruột bầm gan (+) Khua môi múa mép (+) Múa mép khua môi

Hoặc: đi guốc trong bụng -> đi dép trong bụng -> lê dép trong bụng

Tính chặt chẽ, ổn định trong cấu trúc là đặc điểm cơ bản nhất của thành ngữ tiếng Việt Tuy nhiên trong thực tiễn sử dụng, nhất là trong các sáng tác văn chương, thành ngữ vẫn có thể biến đổi Điều này đã cho thấy tính mềm dẻo trong hoạt động hành chức của thành ngữ nói riêng và ngôn ngữ nói chung

1.2.3.2 Về ngữ nghĩa

Các công trình nghiên cứu về thành ngữ đã chỉ ra bốn đặc điểm về ngữ nghĩa của thành ngữ là tính thành ngữ, tính biểu cảm, tính biểu trưng và tính

dân tộc

Tính thành ngữ: đây được xem là đặc trưng ngữ nghĩa quan trọng nhất

của thành ngữ Đặc điểm này chi phối các đặc điểm còn lại Biểu hiện của tính thành ngữ là ở chỗ ngữ nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn

thuần ngữ nghĩa của các từ tạo nên nó “Việc tìm hi u ý nghĩa của thành ngữ

trong nhiều trường hợp giống như việc tìm hi u nghĩa của từ, tức là tìm hi u nghĩa của thành ngữ trong tổng th mà không suy ra một cách máy móc từ ý nghĩa của từ tạo nên.” [5;190] Chẳng hạn, nghĩa của thành ngữ mắt nhắm mắt

mở không phải là phép cộng của 2 nét nghĩa mắt một bên nhắm và mắt một bên

mở Thành ngữ này có nghĩa là: vội vã, hấp tấp sau lúc ngủ dậy Ví dụ:

(8) Gà mới g y độ vài lần đã mải mốt choàng dậy mắt nhắm mắt mở cuốc

bộ một mạch năm cây số về Hà Nội [23;440]

Tính biểu trƣng: bản thân thành ngữ là đơn vị định danh bậc hai Vì

thế mà lớp nghĩa chính thành ngữ hướng tới không phải là lớp nghĩa đen mà

Trang 34

là lớp nghĩa bóng - nghĩa biểu trưng Thành ngữ sử dụng những vật thực, việc thực để biểu trưng cho những đặc điểm, tính chất, hoạt động, tình thế, … Lớp nghĩa biểu trưng được suy ra từ lớp nghĩa đen của thành ngữ Có hai hình thức biểu trưng của thành ngữ là hình thái tỉ dụ (so sánh) và hình thái ẩn dụ (so sánh ngầm) Ví dụ:

(9) Bố tôi cháy ruột cháy gan đợi c c anh đ nh đồn [23;126]

Thành ngữ cháy ruột cháy gan trong ví dụ nêu trên có nghĩa bóng chỉ

sự quá bồn chồn lo lắng trong lúc chờ đợi

Tuy nhiên, đây chỉ là hai hình thức phổ biến của thành ngữ vì trong một

số trường hợp thành ngữ vẫn được sử dụng theo nghĩa đen

Tính biểu cảm: là một đặc trưng không thể thiếu của thành ngữ Tác

giả Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “ ên cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ

bao giờ cũng kèm theo c c sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định; hoặc là kính trọng tán thành; hoặc là chê bai, khinh rẻ; hoặc là ái ngại xót thương.”

[25;12] Các thành ngữ ra đời bao giờ cũng hàm chứa trong đó là thái độ, tình cảm của người sử dụng Chẳng hạn:

(10) Khóm chuối nhà tao mọc lấn sang nhà mày một tí, sao mày cũng lòng lang dạ thú, đào mất của tao đ mà ăn [23;423]

Thành ngữ lòng lang dạ thú được dùng với sắc thái khinh rẻ, coi thường

(11) Lưng ong mắt phượng mày ngài

Cổ cao ba ngấn kén ai trong đời [16;388]

Thành ngữ trong câu ca dao trên là lời khen ngợi vẻ đẹp về ngoại hình của người phụ nữ

Tính dân tộc: ngôn ngữ được xem là linh hồn của dân tộc mà thành

ngữ lại là một bộ phận của ngôn ngữ Vì thế, cố nhiên thành ngữ cũng mang tính dân tộc Hơn nữa, thành ngữ còn là sự chọn lựa các từ ngữ trong vốn từ vựng của dân tộc để xây dựng thành một kết cấu bền vững Cho nên, nó chứa đựng trong mình là trí tuệ, văn hóa và những đặc điểm riêng của từng cộng đồng dân tộc Dân tộc Việt Nam vốn là những cư dân nông nghiệp Họ sống

Trang 35

gắn bó với tự nhiên Coi các yếu tố của tự nhiên từ động thực vật đến các đồ vật trong cuộc sống thường ngày như những vật gần gũi, thân thuộc Điều này

đã “hắt bóng” vào thành ngữ Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua các

thành ngữ như: tóc rễ tre, mặt bánh giầy, mắt sắc như dao cau, mũi dọc dừa,

môi chuối mắn,…

(12) “ ởi vì chị vợ ở nhà còn trẻ, mới hai con, cái mắt sắc như dao cau lại

hồng hồng đôi m , bỗng nhiên lại sinh ra vắng chồng, của ngon trờ trờ ngay trước mắt, ai mà nhịn được.” [16;389]

Ở ví dụ (12), thành ngữ mắt sắc như dao cau mang dấu ấn của phong

tục Việt Nam là tục ăn trầu Để có miếng trầu ngon mời khách, người Việt phải chuẩn bị các “nguyên liệu” cơ bản như trầu không, cau, vôi, Các thao tác từ bổ cau đến têm trầu đều rất được coi trọng vì nó thể hiện sự khéo léo cũng như chứa đựng tình cảm của người têm trầu đối với người ăn trầu Dụng

cụ bổ cau là một con dao nhỏ và sắc, động tác bổ cau nhẹ nhàng mà dứt

khoát Trải qua thời gian, nét nghĩa sắc của dao cau đã được “gán” cho ý nghĩa chỉ vẻ sắc sảo trong đôi mắt của người phụ nữ - đôi mắt tỏ ra rất tinh

và nhanh

1.2.4 Phân biệt thành ngữ với các đơn vị khác

1.2.4.1 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Tiêu chí Phương diện Thành ngữ Tục ngữ

Tương đồng Đều là các đơn vị do từ tạo nên, có tính ổn định cao

Khác

biệt

1 Cấu tạo - Cụm từ cố định, có chức

năng tương đương với từ

- Câu hoàn chỉnh, câu cố định

“câu - thông điệp nghệ thuật”

2 Ngữ nghĩa

- Đơn vị định danh bậc hai của ngôn ngữ, miêu tả sự vật, sự việc

- Phán đoán thể hiện kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử

3 Khả năng sử

dụng

- Không thể dùng độc lập một mình, khi hành chức nó phải được đặt trong câu

- Có thể dùng độc lập một mình, diễn đạt được một thông điệp trọn vẹn

Trang 36

1.2.4.2 Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do

Tiêu chí Phương diện Thành ngữ Cụm từ tự do

Tương đồng - Đều là cụm từ, tức là những đơn vị lớn hơn

có sẵn như từ, tồn tại ngay cả khi ngôn ngữ chưa hành chức

- Không tồn tại khi cụm từ chưa đi vào hoạt động

- Được tạo ra nhất thời để phục vụ cho hoạt động giao tiếp, kết thúc hoạt động giao tiếp, cụm từ tự do trở về trạng thái các từ riêng biệt

2 Mức độ cố

định trong cấu

tạo

- Cấu tạo cố định, bền vững

- Không thể chêm xen, thay đổi tùy ý

- Không có cấu tạo ổn định,

- Do cấu trúc và nghĩa của các từ trong cụm từ tự do tạo nên

Trang 37

1.2.4.3 Phân biệt thành ngữ với từ ghép

- Đều là những đơn vị ngôn ngữ tồn tại dưới dạng

có sẵn và có cấu trúc bền chặt Khi phá vỡ cấu trúc đó sẽ dẫn tới sự thay đổi về ý nghĩa

- Trong một số trường hợp, vẫn chấp nhận sự thay đổi để phù hợp với ngữ cảnh sử dụng (từ ghép: cha mẹ -> mẹ cha; vợ chồng -> chồng vợ Thành

ngữ: bươu đầu sứt chán -> sứt tr n bươu đầu, nở

mày nở mặt -> nở mặt nở mày,…)

2 Chức năng

- Đều có chức năng định danh Dùng để gọi tên sự vật, sự việc, tính chất, hành động, quan hệ, … của thế giới

Ví dụ: to gan lớn mật

-> gan góc, liều lĩnh, không sợ hãi điều gì

- Nêu khái niệm chung chung về các sự vật hiện tượng, không kèm theo sắc thái biểu cảm, hình

tượng Ví dụ: nhà cửa,

ruộng vườn, cây cối,…

2 Chức năng định danh

- Định danh xa với tính chất thuật ngữ, mang tính hình ảnh, kèm theo sắc thái biểu cảm phong phú nên mang nhiều tầng nghĩa

- Định danh gắn với khái niệm, tên gọi mang tính thuật ngữ nên mang một tầng nghĩa

3 Ngữ nghĩa

- Ý nghĩa không phải

là tổng nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên

- Mang ý nghĩa rõ ràng

Trang 38

1.2.4.4 Phân biệt thành ngữ với từ láy

Tiêu chí Phương diện Thành ngữ Từ láy

chân cứng đ mềm,

không thể xác định được chính xác đâu là hình vị gốc, hình vị

cơ sở

- Dễ dàng xác định được đâu là hình vị gốc, hình vị

cơ sở Ví dụ: trăng trắng, hình vị gốc là trắng liêu

xiêu, hình vị gốc là xiêu

1.2.5 Phân loại thành ngữ

Việc phân loại thành ngữ là một vấn đề được các nhà nghiên cứu đặt ra

từ lâu Tuy nhiên, do số lượng thành ngữ lớn; lại phong phú, đa dạng về ý nghĩa cho nên để tìm ra một cách phân loại thống nhất là điều không đơn giản Mỗi nhà nghiên cứu dựa trên một điểm nhìn khác nhau về thành ngữ lại

có những cách phân loại khác nhau Sau đây là một số cách phân loại thành ngữ tiêu biểu:

Nguyễn Thiện Giáp dựa vào cơ chế cấu tạo nên thành ngữ, ông đã chia thành ngữ thành hai loại là thành ngữ hòa kết và thành ngữ hợp kết

Thành ngữ hòa kết có cơ chế cấu tạo tương tự cơ chế cấu tạo của ngữ

định danh hòa kết, được hình thành trên cơ sở của một ẩn dụ toàn bộ Chẳng

hạn ta có thành ngữ bỏ ngoài tai có ý nghĩa chung là bi u thị sự không quan

tâm, mặc kệ dư luận Ý nghĩa này được thể hiện thông qua một quá trình

chuyển hóa thành đơn vị hậu nghĩa khác Đơn vị hậu nghĩa này được biểu

Trang 39

hiện trong các đơn vị ngữ âm cụ thể Do đó mà các ý nghĩa của các từ (bỏ,

ngoài, tai) chỉ có tác dụng trực tiếp cấu thành đơn vị hậu ngữ nghĩa chứ

không trực tiếp phản ánh những thuộc tính của khái niệm “không quan tâm, mặc kệ dư luận” (đối tượng đang cần được diễn đạt) Như vậy, ý nghĩa của chúng đã hòa vào nhau để biểu thị một khái niệm mới và do đó mà chúng ta cũng không thể tách thành ngữ ra thành các phần riêng lẻ khi tìm hiểu ý nghĩa

của chúng Một số ví dụ về thành ngữ hợp kết như: ăn thịt người không tanh,

bở hơi tai, chết rũ xương,…

Thành ngữ hợp kết có cơ chế cấu tạo tương tự với cơ chế cấu tạo của

ngữ định danh hợp kết, được hình thành do sự kết hợp của một số thành tố biểu thị thuộc tính chung của đối tượng với các thành tố khác biểu thị thuộc

tính riêng của đối tượng hoặc nó có thể “được hình thành nhờ sự kết hợp của

hai thành tố nghĩa bi u thị những mặt riêng của một đối tượng chung hơn cần diễn đạt.” [7;78] Ví dụ: chân lấm tay bùn, vụng miệng biếng chân, trăm tai nghìn mắt,…

Nguyễn Công Đức khi căn cứ vào cấu trúc hình thái ngữ nghĩa đã chia thành ngữ tiếng Việt thành ba loại là thành ngữ đối, thành ngữ so sánh và thành ngữ thường Quan điểm này được Hoàng Văn Hành ủng hộ, ông cho

rằng “Nếu tạm gác lại tính logic, tính hệ thống chặt chẽ trong việc phân loại

thành ngữ, mà chú ý nhiều đến tính chất tiện lợi cho việc miêu tả, chúng ta có

th chia toàn bộ vốn thành ngữ tiếng Việt ra ba loại lớn là: Thành ngữ đối, thành ngữ so sánh và thành ngữ thường.” [46;38]

Ở những góc nhìn khác, tác giả Hoàng Văn Hành cũng đề xuất hai hướng phân loại nữa Căn cứ vào cấu trúc của thành ngữ chia thành hai loại lớn là thành ngữ đối xứng và thành ngữ phi đối xứng Căn cứ vào phương thức tạo nghĩa có thể chia thành hai loại là thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn

dụ hóa

Trang 40

Tiếp thu quan điểm của các nhà nghiên cứu nêu trên, chúng tôi cho rằng khi phân loại thành ngữ cần quan tâm đến cùng lúc cả hai tiêu chí là cấu trúc và ngữ nghĩa Đó cũng là lí do chúng tôi tán đồng cách phân loại của Nguyễn Công Đức và Hoàng Văn Hành Theo đó, thành ngữ tiếng Việt được chia làm ba loại lớn là thành ngữ so sánh, thành ngữ đối, thành ngữ thường Sau đây là bảng phân loại:

Thành ngữ

Thành ngữ so sánh Thành ngữ đối Thành ngữ thường

1.2.6 Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN

1.2.6.1 m hi u về c c BPCTN

Hai nền văn hóa lớn trên thế giới là phương Đông và phương Tây từ cổ chí kim luôn quan tâm tới vấn đề con người Con người được xem là tâm điểm của mọi triết lí nhân sinh và nhận thức luận về vũ trụ Ở Đông phương,

có học thuyết “dĩ nhân vi trung” nghĩa là coi con người là trung tâm của vũ trụ Ở Tây phương, tại miếu thờ thần Đenphơ Apollo có khắc câu nói nổi tiếng của một nhà hiền triết “Hãy nhận thức bản thân m nh” Con người nhận

thức về thế giới và chính họ cũng luôn tự nhận thức về bản thân Một trong những nội dung mà con người rất quan tâm là các bộ phận trên cơ thể Chắc cũng không phải ngẫu nhiên mà ngay từ buổi bình minh của xã hội loài người, những bộ trang phục đầu tiên do con người tạo ra từ lá cây, vỏ cây, da thú lại được dùng để che những bộ phận “nhạy cảm” trên cơ thể Hẳn là ngay từ thời điểm đó, họ đã ý thức đó là những bộ phận quan trọng, dễ bị tổn thương Tiến

xa hơn một bước nữa, khi con người biết tạo ra những đồ trang sức từ xương thú, vỏ ốc, họ đã dùng để đeo vào cổ, tai, tay, chân của phụ nữ hay các thủ lĩnh, tù trưởng trong thị tộc, bộ lạc của mình

Ngày đăng: 09/06/2014, 16:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3  Bảng thống kê thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ BPCTN - Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng
Bảng 2.3 Bảng thống kê thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ BPCTN (Trang 49)
Bảng 2.2  Bảng thống kê vị trí xuất hiện các từ chỉ BPCTN trong thành ngữ - Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng
Bảng 2.2 Bảng thống kê vị trí xuất hiện các từ chỉ BPCTN trong thành ngữ (Trang 49)
Bảng 2.5  Thành ngữ so sánh có chứa từ chỉ BPCTN chia theo dạng thức {t} nhƣ B - Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng
Bảng 2.5 Thành ngữ so sánh có chứa từ chỉ BPCTN chia theo dạng thức {t} nhƣ B (Trang 59)
Bảng 3.1  Bảng thống kê số lƣợng thành ngữ có chứa từ chỉ BPCTN - Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng
Bảng 3.1 Bảng thống kê số lƣợng thành ngữ có chứa từ chỉ BPCTN (Trang 88)
Bảng 1.2. Thành ngữ chứa từ đầu trong tiếng Việt - Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng
Bảng 1.2. Thành ngữ chứa từ đầu trong tiếng Việt (Trang 145)
Bảng 1.4. Thành ngữ chứa từ miệng (mồm, khẩu) trong tiếng Việt - Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng
Bảng 1.4. Thành ngữ chứa từ miệng (mồm, khẩu) trong tiếng Việt (Trang 147)
Bảng 1.5. Thành ngữ chứa từ tay trong tiếng Việt - Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng
Bảng 1.5. Thành ngữ chứa từ tay trong tiếng Việt (Trang 148)
Bảng 1.7. Thành ngữ chứa từ lòng trong tiếng Việt - Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng
Bảng 1.7. Thành ngữ chứa từ lòng trong tiếng Việt (Trang 150)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w