Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN từ góc nhìn của hội thoại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng (Trang 123 - 126)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT

3.2.2. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN từ góc nhìn của hội thoại

Trong đối thoại, ngồi những yếu tố thuộc về ngơn ngữ (ngôn ngữ được hiểu là các đơn vị từ vựng và các đơn vị cú pháp), chúng ta còn sử dụng cả các yếu tố kèm lời và các yếu tố phi lời.

3.2.2.1.Yếu tố phi lời trong giao tiếp th hiện qua thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN

Yếu tố phi lời (non verbal) là những yếu tố không phải là những yếu tố kèm lời (paraverbal) được dùng trong đối thoại mặt đối mặt. Thuộc về yếu tố phi lời là: cử chỉ, khoảng không gian, tiếp xúc cơ thể, tư thế cơ thể và định hướng cơ thể. Vẻ mặt, ánh mắt cũng được tính là những tín hiệu phi lời. Những tín hiệu âm thanh như tiếng gõ, tiếng kéo bàn, xơ ghế, ht sáo, tiếng cịi, ... đơi khi là trang phục, cách bài trí thoại trường. Tức những tín hiệu âm thanh khơng nằm trong hệ thống ngữ âm - âm vị học của một ngôn ngữ [3; 220].

Trong giao tiếp, chúng ta thường cảm nhận những yếu tố phi lời bằng thị giác. Những yếu tố tĩnh được biểu hiện qua khuôn mặt sẽ cung cấp những thông tin về giới tính, tuổi tác, dân tộc, thành phần xã hội và qua đó có thể khái qt thành tính cách của người đối thoại. Những thông tin này bước đầu tạo ra thiện cảm hấp dẫn người khác hoặc gây ra phản ứng chối bỏ cuộc hội thoại. những tín hiệu phi lời tuy là thứ yếu nhưng lại rất quan trọng, thiếu chúng cuộc trị chuyện sẽ tẻ nhạt, thậm chí phải chấm dứt.

Không phải tất cả các thành ngữ có chứa từ chỉ BPCT người đều thể hiện yếu tố phi lời trong giao tiếp. Điều này bị chi phối bởi chính những bộ phận xuất hiện trong các thành ngữ đó. Chỉ có những bộ phận trên cơ thể biểu hiện thái độ trong giao tiếp. Đặc biệt là thái độ được biểu hiện ra bên ngoài mà người đối thoại có thể dễ dàng nhận biết được bằng thị giác mới được xếp vào các tín hiệu phi lời. Chẳng hạn các bộ phận như mặt, đầu, tay, chân, ...

Trong những bộ phận nêu trên lại được chia thành hai loại là bộ phận tĩnh và bộ phận động. Trong giao tiếp, nếu các nhân vật giao tiếp có những

118

biểu hiện thơng qua khuôn mặt như mặt ủ mày chau, mặt nặng như ch , mặt nặng như đ đeo, mặt như đưa đ m, ... thì đó được xem như những tín hiệu

phi lời để giúp cho chúng ta nhận ra thái độ của người đối thoại đang buồn bã, bực dọc, tức giận hay u sầu, ... khi nhận biết được điều này, chúng ta sẽ có những “chiến lược” phù hợp trong giao tiếp. Ví dụ:

(100). Nàng càng mặt ủ mày chau

Càng nghe mụ nói càng đau như dần [56;157].

Nhiều khi nhân vật giao tiếp có thái độ sợ hãi, biểu thị một tâm lí yếu đuối thơng qua vẻ mặt, cử chỉ hành động lúng túng hoặc không biết phản ứng như thế nào trong các thành ngữ sau: mặt ngây như c n tàn, mặt ngây như ngỗng ỉa, mặt như chàm đổ, mặt xanh như đít nh i, ...

(101). Giữa cái phịng họp s ng trưng, đang ngùn ngụt ý kiến về chiến tranh và

hòa b nh th đã thấy giải vào một thằng tù binh Mĩ mặt như chàm đổ [16;395].

Cũng khơng ít những trường hợp, nhân vật tham gia giao tiếp sử dụng các yếu tố phi lời thông qua điệu bộ, cử chỉ trong giao tiếp. Đặc biệt, những trường hợp mà nhân vật giao tiếp muốn khoa trương thanh thế, thể hiện một sự hăng say, vui thú hoặc bực tức quá độ. Chẳng hạn như thành ngữ khoa chân múa tay trong ví dụ sau:

(102). Vịng ngồi có hơn vài chục “tham mưu con” “cò mồi” khoa chân múa tay cãi đến sùi bọt mép, tháo mồ hôi hột ra [53].

3.2.2.2. Vấn đề lịch sự trong giao tiếp th hiện qua thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN

Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xun, phổ biến của ngơn ngữ, nó cũng là h nh thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.” [3;201].

Khi tìm hiểu về hội thoại, các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra các quy tắc hội thoại. Các quy tắc đó gồm có quy tắc điều hành luân phiên lượt lời; quy tắc

119

điều hành nội dung của hội thoại; quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân - phép lịch sự. Ở đây, chúng tơi tập trung vào tìm hiểu phép lịch sự trong giao tiếp.

Có nhiều lí thuyết về lịch sự, như lí thuyết về lịch sự của R. Lakoff; G. N. Leech; của P. Brown và S. Levinson. Lịch sự gồm rất nhiều phương diện, nhân tố, phương thức, phương tiện. Có thể nói, phép lịch sự là hệ thống những phương thức mà người nói đưa vào hoạt động nhằm điều hòa và gia tăng giá trị của đối tác của mình [3;280].

Lịch sự là hiện tượng có tính phổ quát đối với mọi xã hội trong mọi lĩnh vực tương tác. Tuy nhiên, khơng có một cơng thức chung về lịch sự cho tất cả các dân tộc trên thế giới. Lịch sự là vấn đề của văn hóa, mang tính đặc thù của từng nền văn hóa. Xã hội nào cũng phải có lịch sự. Vấn đề là cái gì được coi là lịch sự, lịch sự được biểu hiện như thế nào và lịch sự đến mức độ nào thì lại bị quy định bởi từng nền văn hóa khác nhau. Có ý kiến cho rằng, nếu khơng có lịch sự thì dường như cuộc sống này không thể chịu đựng nổi. Đối với người Việt Nam, việc ý tứ nhã nhặn trong lời ăn tiếng nói, thái độ khiêm nhường, tơn trọng thể diện người giao tiếp với mình rất được xem trọng, nó cũng đồng thời là những biểu hiện của lịch sự. Các các tục ngữ, thành ngữ như một điều nhịn là chín điều lành hay lời nói gói vàng là sự ý thức sâu sắc của dân tộc ta về vai trò của giao tiếp, nhất là giao tiếp lịch sự, giao tiếp có văn hóa nói chung. Có lẽ vì luôn quan tâm đến vấn đề này mà trong tiếng Việt có nhiều thành ngữ nói về thái độ “mất lịch sự” trong giao tiếp. Phê phán những tật xấu bằng thành ngữ cũng là một cách để ông cha ta răn dạy và giáo dục con cháu nhằm hướng đến những chuẩn mực trong giao tiếp văn hóa.

Trong giao tiếp, yếu tố chân thành được xem như một yêu cầu quan trọng được đặt ra đối với các nhân vật tham gia giao tiếp. Câu tục ngữ “Nói

120

chân thành trong lúc nói năng. Vì thế mà những biểu hiện của sự thiếu chân thành hay không chân thành đều bị phê phán như các thành ngữ: miệng nam

mô, bụng bồ dao găm; bụng gian miệng thẳng; miệng mật lòng dao; miệng thơn thớt, dạ ớt ngâm; mặt tam mặt tứ; bằng mặt chẳng bằng lòng, ...

Cùng với yếu tố chân thành, lịch sự trong giao tiếp còn thể hiện qua thái độ và ngơn ngữ trong lúc nói năng. Đó là thái độ nhã nhặn cùng với lời nói thể hiện sự tơn trọng người đang giao tiếp với mình. Những cách nói năng như: mắng như t t nước vào mặt; nói như đấm vào tai; nói như móc họng; nói như đổ mẻ vào mặt, ... đều bị phê phán mạnh mẽ. Ví dụ:

(103). Mình ngồi nhà cứ tưởng vợ con sung sướng lắm; có biết đâu vợ hơi

bước chân ra đến chợ, người ta đã xúm vào nói như đổ mẻ vào mặt [16;490].

Lịch sự trong giao tiếp còn thể hiện bằng thái độ niềm nở, thân mật, ân cần. Vì vậy, mà những thái độ lạnh lung kiểu như ngậm miệng ăn tiền, mặt nặng như ch , mặt nặng mày nhẹ, mặt nặng như đ đeo, ... đều bị coi là không

lịch sự. Chẳng hạn:

(104). Ấy thế mà mỗi khi về muộn, ơng ấy mặt nặng mày nhẹ, nói bóng nói

gió tơi đi với người nọ người kia [23;443].

Bên cạnh đó, những thái độ chai lì, trơ trẽn trong thành ngữ mặt trơ trán bóng, mặt chai mày đ , mặt trơ như khẳng võng, ... cũng bị coi là khiếm

nhã và bất lịch sự. Ngược lại, những thái độ niềm nở, thân tình, hiểu biết trong khi giao tiếp lại rất được coi trọng và được đánh giá cao như thơm tay

hay miệng, tay bắt mặt mừng, mau mồm mau miệng, xuất khẩu thành thi, ...

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)