Khái niệm thành ngữ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng (Trang 26 - 28)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.2. Vấn đề thành ngữ trong tiếng Việt

1.2.1. Khái niệm thành ngữ

Thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Cũng vì thế mà có nhiều quan niệm khác nhau về thành ngữ. Các quan niệm về thành ngữ được cụ thể dần cùng với lịch sử nghiên cứu vấn đề thành ngữ trong tiếng Việt. Ban đầu, chưa có một quan niệm cụ thể cho thành ngữ vì cịn có sự đồng nhất giữa thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ khác như tục ngữ, quán ngữ, … Từ những năm bốn mươi của thế kỉ XX trở lại đây, khái niệm thành ngữ mới mang tính chất độc lập để phân biệt với các đơn vị ngôn ngữ khác. Sau đây là một số quan niệm về thành ngữ của các nhà nghiên cứu:

Dƣơng Quảng Hàm: “Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ,

hoặc khuyên răn và chỉ bảo điều gì; nghĩa là thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn đ ta tiện dùng mà diễn đạt một ý nghĩa g hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè.” [8;107].

Nguyễn Văn Mệnh: “Thành ngữ nhằm giới thiệu một hình ảnh, một

hiện tượng, một trạng thái, một tính cách, một th i độ.” [37;13]. Tác giả cịn

nói rõ thêm “Mỗi thành ngữ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn

chỉnh”. Năm 1986, trong bài viết “Một vài suy nghĩ góp thêm phần x c định khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt” đăng trên “Tạp chí Ngơn ngữ” số 3, tác

giả chỉ rõ: “Thành ngữ là loại đơn vị có sẵn, chúng là những ngữ có kết cấu

chặt chẽ và ổn định, mang một ý nghĩa nhất định, có chức năng định danh và được tái hiện trong giao tế.” [37;13].

Nguyễn Văn Tu: “Thành ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đó đã

mất tính độc lập đến một tr nh độ cao về nghĩa, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hồn chỉnh. Nghĩa của chúng khơng phải do nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra. Những thành ngữ này cũng có tính h nh tượng hoặc cũng có th

21

khơng có. Nghĩa của chúng đã kh c nghĩa của những từ nhưng cũng có th cắt nghĩa bằng từ nguyên học.” [22;185].

Hoàng Văn Hành: “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững

về hình thức - cấu trúc, hồn chỉnh, bóng bẩy, về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ.” [10;27].

Hồ Lê: “Thành ngữ là một tổ hợp từ cố định về cấu trúc, có nghĩa bóng, được sử dụng đ miêu tả những hình ảnh, những hiện tượng, tính cách hay quan hệ.” [15;97].

Nguyễn Đức Dân: “Thành ngữ là đơn vị ổn định về hình thức, phản ánh lối nói, lối suy nghĩ đặc thù của mỗi dân tộc. Thành ngữ phản ánh các khái niệm và các hiện tượng.” [24;11].

Mai Ngọc Chừ: “Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc

ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính h nh tượng và gợi cảm.” [5;157].

Nguyễn Nhƣ Ý: “Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tính ngun

khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh th định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là khơng có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt ở trong câu.” [23;271].

Có thể nói, mỗi nhà nghiên cứu đều có một cách kiến giải riêng về thành ngữ tiếng Việt. Các khái niệm được đưa ra có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có cả những điểm khác biệt. Đây cũng là một khó khăn để đi đến việc tìm ra một khái niệm thống nhất cho thành ngữ tiếng Việt. Tiếp thu các quan niệm của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi đưa ra một khái niệm chung về thành ngữ tiếng Việt như sau: Thành ngữ tiếng Việt là những ngữ cố

định có cấu trúc tương đối ổn định, bền vững, có ngữ nghĩa trọn vẹn và mang tính bi u trưng.

22

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)